Xem mẫu

  1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 03(136)/2022 Gutiérre LF., Rosada LM., Jiménez Á, 2011. Chemical Hamaker B.R., Valles C., Gilman R., Hardmeier R.M., composition of Sacha Inchi (Plukenetia volubilis L.) Clark D., Garcia H.H., Gonzales A.E., Kohlstad I., seeds and characteristics of their lipid fraction. Grasas Castro M., Valdivia R., Rodriguez T., Lescano M., y aceites, 62(1): 76-83. 1992. Anino–acid and fatty–acid pro les of the Incha peanut (Plukenetia volubilis). Cereal Chemistry, 69: 461-463. E ects of planting density and fertilizer doses on the growth, development and yield of sacha inchi (Plukenetia volubilis) in the southeast area of Vietnam Ngo Minh Dung, Truong Vinh Hai, Pham Huu Nhuong, Ngo i Lam Giang, Truong anh Hung, Tran i Quy, Nguyen Quang ach Abstract Sacha inchi (Plukenetia volubilis L.) is a new plant in Viet Nam that has been planted in basic trials in some provinces such as Ha Noi, ai Binh, Son La, Hoa Binh, Quang Tri, Dak Lak, Dak Nong,… In order to increase the yield of this crop, the e ects of di erent planting densities and fertilizer doses on the growth, development and yield of sacha inchi were conducted in Cu Chi district (Ho Chi Minh City) and Cam My district (Dong Nai province). e results showed that the low planting density of 3.333 plant ha-1 and the dose of fertilizing 2 kg manure/hole + 70 (N + P2O5 + K2O) gave the highest seed yield in Cu Chi and Cam My, reaching 173.53; 176.67 g/plant. However, the high planting density of 5.555 plant ha-1 with the same dose of fertilizer: Fertilizing 2 kg manure/hole + 70 (N + P 2O5 + K2O) gave the highest seed yield of rst harvest and highest seed yield of the rst year: In Cu Chi, the seed yield of the rst harvest reached 521.67 kg ha-1, yield of the rst year was 1.41 tons ha-1; In Cam My, the seed yield of the rst harvest was 533.33 kg ha-1, the seed yield of the rst year was 1.68 tons ha-1. Keywords: Sacha inchi (Plukenetia volubilis), planting density, fertilizer dose Ngày nhận bài: 28/3/2021 Người phản biện: PGS.TS. Ninh ị Phíp Ngày phản biện: 07/4/2022 Ngày duyệt đăng: 28/4/2022 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN N-P-K ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ XOÀI CÁT HÒA LỘC VỤ NGHỊCH TẠI HUYỆN CÁI BÈ, TIỀN GIANG Nguyễn Văn Sơn1*, Châu Đức ọ1, Peter Johnson2 TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân N-P-K đến năng suất và chất lượng quả xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.) vụ nghịch được thực hiện ở xã Hòa Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. í nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 nghiệm thức, bao gồm T1 (25% N-P-K): 350 g N - 325 g P2O5 - 400 g K2O; T2 (75% N-P-K): 1.050 g N - 975 g P2O5 - 1.200 g K2O; T3 (50% N-P-K): 700 g N - 650 g P2O5 - 800 g K2O; T4 (100% N-P-K): 1.400 g N - 1.300 g P2O5 - 1.600 g K2O) và 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu chiều dài quả, năng suất quả (tính trên 1 cây), tỷ lệ thịt quả, độ dày thịt quả, độ brix và màu sắc thịt quả có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, trong đó nghiệm thức T4 (lượng bón cao nhất) vượt trội hơn về năng suất và chiều dài quả. Các chỉ tiêu tổng số quả, khối lượng quả, đường kính quả, chiều rộng quả, màu sắc vỏ quả gần như tương đương nhau. Từ khóa: Xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica), liều lượng N-P-K, vụ nghịch, năng suất Viện Cây ăn quả miền Nam, Trư ng Đ i học Gri th, Úc * Tác giả liên hệ: E-mail: ngvansonsofri@gmail.com 41
  2. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 03(136)/2022 I. ĐẶT VẤN ĐỀ N 3%, P2O5 3%, canxi 2,86%, silic 1,5%, Mn 200 ppm, Cây xoài (Mangifera indica L.) là loại cây ăn quả B 180 ppm, Fe 10.000 ppm và 1 × 106 Trichoderma). nhiệt đới có nguồn gốc từ Ấn Độ đến Myanmar và 2.2. Phương pháp thí nghiệm được trồng hơn 4000 năm, tại một số nước châu Á xoài còn được mệnh danh là “vua của các loại 2.2.1. Bố trí thí nghiệm trái cây” (Richard, 2009; Nguyễn Văn Kế, 2014). í nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn Tổng diện tích trồng xoài Việt Nam năm 2019 là toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức 5 lần lặp lại mỗi 81.000 ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam, lần lặp lại 1 cây. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm T1 (25% N-P-K): 350 g N - 325 g P2O5 - 400 g K2O; 57,65% (46.700 ha) với sản lượng hàng năm khoảng T2 (75% N-P-K): 1.050 g N - 975 g P2O5 - 1.200 g 527.800 tấn (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2020). Tiền K2O; T3 (50% N-P-K): 700 g N - 650 g P2O5 - Giang có diện tích trồng cây ăn trái là 81.785 ha, 800 g K2O; T4 (100% N-P-K) đối chứng: 1.400 g riêng xoài cát Hòa Lộc trên 1.579 ha, lớn nhất trong N - 1.300 g P2O5 - 1.600 g K2O. vùng đồng bằng sông Cửu Long, tập trung chủ yếu 2.2.2. ời điểm bón phân tại khu vực ven sông Tiền thuộc huyện Cái Bè và Nam Cai Lậy, sản lượng hàng năm ước tính 35.926 - Phân hữu cơ 5 kg/cây chia làm 03 lần bón: Lần tấn, năng suất 23 tấn/ha. I: Sau khi thu hoạch bón 50% liều lượng; lần II: Khi Mặc dù có ưu thế về chất lượng quả thơm ngon, cây sắp trổ bông bón 25% liều lượng và lần III: 6 màu sắc hấp dẫn, việc sản xuất xoài cát Hòa Lộc tuần sau đậu quả bón 25% còn lại. trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nhất - Phân vô cơ N-P-K chia làm 04 lần bón: Lần I: là chưa gắn kết trong sản xuất, thu mua, chế biến Sau khi thu hoạch bón 60% N + 50% P2O5 + 40% bảo quản, tiêu thụ; việc bón phân cho cây xoài K2O; lần II: Khi các lá đã già, bón chuẩn bị làm bông của nông dân hiện nay đa phần chủ yếu dựa vào 50% P2O5 + 30% K2O; lần III: 3 tuần sau đậu quả kinh nghiệm và chưa có tuân thủ nghiêm ngặt 20% N + 15% K2O (quả có đường kính 1 - 2 cm) theo khuyến cáo của các đơn vị nghiên cứu Viện/ và lần IV: 8 - 10 tuần sau đậu quả, bón 20% N + Trường. Kết quả điều tra hiện trạng kỹ thuật canh 15% K2O. tác xoài tại tỉnh Tiền Giang cho thấy, nông dân - Phân vô cơ canxi (300 g Ca) chia làm 02 lần trồng xoài đang bón thừa phân so với nhu cầu của bón: Lần I: Sau khi thu hoạch bón 60% liều lượng cây dẫn đến tăng chi phí đầu tư, dễ bị sâu bệnh và lần II: Khi các lá đã già, bón chuẩn bị làm bông hại tấn công, ảnh hưởng chất lượng và thời gian 40% còn lại. bảo quản quả (Cameron McConchie et al., 2020). Đây cũng chính là lý do nghiên cứu “Ảnh hưởng 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy của liều lượng phân N-P-K đến năng suất và chất chỉ tiêu lượng quả xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.) - Khối lượng quả (g/quả), tỷ lệ thịt quả (%), vụ nghịch” được thực hiện với mục đích tìm ra liều đường kính quả (cm), chiều dài quả (cm), chiều lượng phân N-P-K bón tối ưu nhất cho cây xoài cát rộng quả (cm), tổng số quả/cây (quả), năng suất Hòa Lộc trên ý nghĩa về năng suất, chất lượng quả thực tế (kg/cây), hàm lượng TSS (độ Brix %), màu và bảo vệ môi trường. sắc vỏ quả và thịt quả được thể hiện bằng chỉ số II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU L, a*, b*. 2.2.4. Phân tích xử lý số liệu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình - Giống: xoài cát Hòa Lộc, cây 15 - 20 năm tuổi. SPSS ver. 22, so sánh trung bình bằng phép thử Khoảng cách trồng: 8 m × 8 m. Duncan ở mức ý nghĩa 5%. - Các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho phân tích chất lượng quả. 2.3. ời gian và địa điểm nghiên cứu - Phân bón sử dụng: Urê Cà Mau, lân Ninh Bình, í nghiệm được tiến hành từ tháng 3/2021 đến kali clorua Cà Mau, canxi clorua và phân hữu cơ vi tháng 11/2021 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh sinh có hàm lượng (hữu cơ 30%, acid humic 5%, Tiền Giang. 42
  3. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 03(136)/2022 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (526,70 g) và thấp nhất ở nghiệm thức T1 (501,65 g). Kết quả này giống với ghi nhận của Nguyễn ành 3.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân N-P-K đến Hiếu và Võ ế Truyền (2005), Trần Nguyễn Liên các yếu tố cấu thành năng suất xoài Minh và Nguyễn Minh Châu (2005), Shakeel Kết quả bảng 1 cho thấy tổng số quả/cây giữa Ahmed và cộng tác viên (2001) nhưng khác với ghi các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống nhận của Azam và cộng tác viên (2020). kê, dao động từ 68,00 - 86,00 quả/cây, cao nhất ở Tuy nhiên, năng suất trên cây giữa nghiệm thức nghiệm thức T4 (86,00 quả) và thấp nhất ở nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, dao động thức T1 (68,00 quả). Kết quả này cũng phù hợp từ 33,60 - 45,40 kg/cây, cao nhất là nghiệm thức với nghiên cứu của Trần Nguyễn Liên Minh và T4 (45,40 kg) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với Nguyễn Minh Châu (2005); Azam và cộng tác viên nghiệm thức T1 (33,60 kg) và khác biệt không có ý (2020) cho rằng số quả trên cây không chịu ảnh nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại là T2 hưởng của liều lượng phân bón. Chỉ tiêu về khối (40,00 kg) và T3 (36,60 kg), trùng hợp với kết quả lượng quả cũng có xu hướng tương tự, nghĩa là sự nghiên cứu của Shakeel Ahmed và cộng tác viên chênh nhau giữa các nghiệm thức khác biệt không (2001), Kundu và cộng tác viên (2011), Azam và cộng tác viên (2020), Trần Nguyễn Liên Minh và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, dao động từ 501,65 Nguyễn Minh Châu (2005), Phan Huỳnh Anh và - 532,10 g. Khối lượng quả cao nhất được ghi nhận ở Trần Văn Hâu (2014). nghiệm thức T4 (532,10 g), kế đến là nghiệm thức T2 Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng phân N-P-K đến tổng số quả, khối lượng quả và năng suất Tổng số quả/cây Khối lượng quả Năng suất TT Nghiệm thức (quả) (g) (kg/cây) 1 T1: 350 g N - 325 g P2O5 - 400 g K2O 68,00 501,65 33,60b 2 T2: 1050 g N - 975 g P2O5 - 1200 g K2O 76,40 526,70 40,00ab 3 T3: 700 g N - 650 g P2O5 - 800 g K2O 71,20 518,55 36,60ab 4 T4: 1400 g N - 1300 g P2O5 - 1600 g K2O 86,00 532,10 45,40a Mức ý nghĩa ns ns * CV (%) 19,33 5,30 16,47 LSD0,05 25,93 49,00 11,39 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự đi kèm biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% qua phép thử Duncan; (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Liên quan đến kích thước quả, kết quả nghiên và thấp nhất ở nghiệm thức T1 (77,89 mm). cứu (Bảng 2) cho thấy sự khác nhau giữa các Trong khi đó, chiều dài quả giữa các nghiệm nghiệm thức là không rõ rệt, dao động từ 85,87 thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, dao - 87,60 mm, trong đó nghiệm thức T4 có đường động từ 147,96 - 151,94 mm (Bảng 2). Cao nhất kính quả lớn nhất (87,60 mm), kế đến là nghiệm được ghi nhận ở nghiệm thức T4 (151,94 mm) và thức T2 (87,41 mm) và thấp nhất ở nghiệm thức thấp nhất ở nghiệm thức T1 (147,96 mm). Shakeel T1 (85,70 mm). Ahmed và cộng tác viên (2001) cũng ghi nhận Tương tự, chiều rộng quả giữa các nghiệm thức chiều dài quả có ảnh hưởng bởi liều lượng phân cũng gần tương đương nhau, dao động từ 77,89 - NPK trên giống xoài Anwar Ratoul 12 năm tuổi 79,31 mm, và giá trị cao cũng thuộc vào nghiệm thức và Azam và cộng tác viên (2020) trên giống xoài T4 (79,31 mm), kế đến là nghiệm thức T2 (79,02 mm) Dusehri 12 năm tuổi. 43
  4. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 03(136)/2022 Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng phân N-P-K đến đường kính quả, chiều dài quả và chiều rộng quả xoài Đường kính quả Chiều dài quả Chiều rộng quả TT Nghiệm thức (mm) (mm) (mm) 1 T1: 350 g N - 325 g P2O5 - 400 g K2O 85,87 147,96b 77,89 2 T2: 1050 g N - 975 g P2O5 - 1200 g K2O 87,41 151,07 ab 79,02 3 T3: 700 g N - 650 g P2O5 - 800 g K2O 86,36 150,22ab 78,86 4 T4: 1400 g N - 1300 g P2O5 - 1600 g K2O 87,60 151,94 a 79,31 Mức ý nghĩa ns * ns CV (%) 1,83 1,60 2,34 LSD0,05 2,84 4,27 3,28 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự đi kèm biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% qua phép thử Duncan; (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân N-P-K đến Chỉ tiêu độ dày thịt quả cũng có diễn biến gần các yếu tố liên quan đến chất lượng quả xoài tương tự, biến động trong khoảng từ 29,23 - 30,03 mm, Qua số liệu thể hiện ở bảng 3, chúng tôi nhận trong đó nghiệm thức có độ dày thịt quả cao nhất là thấy, tỷ lệ thịt quả có sự khác biệt đáng kể giữa các T4 (30,03 mm) và cũng chỉ khác biệt có ý nghĩa so nghiệm thức thí nghiệm trong đó giá trị cao nhất ghi với nghiệm thức T1 (29,23 mm), không có ý nghĩa được ở nghiệm thức T4 (81,30%) nhưng chỉ khác thống kê ở mức 5% so với hai nghiệm thức còn lại biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với nghiệm thức T1 T2 (29,75 mm) và T3 (29,53 mm), trùng hợp với (78,92%) nhưng khác biệt không có nghĩa thống kê kết quả nghiên cứu của Trần Nguyễn Liên Minh so với hai nghiệm thức còn lại là T2 (80,33%) và T3 và Nguyễn Minh Châu (2005); Đào ị Bé Bảy và (80,85%). Kết quả này cũng phù hợp với các công bố Phạm Ngọc Liễu (2003) trên cùng giống xoài cát của Đào ị Bé Bảy và Phạm Ngọc Liễu (2003); Trần Hòa Lộc. Nguyễn Liên Minh và Nguyễn Minh Châu (2005). Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân N-P-K đến tỷ lệ thịt quả, độ dày thịt quả và độ Brix TT Nghiệm thức Tỷ lệ thịt quả (%) Độ dày thịt quả (mm) Brix (%) 1 T1: 350 g N - 325 g P2O5 - 400 g K2O 78,92 b 29,23 b 21,29a 2 T2: 1050 g N - 975 g P2O5 - 1200 g K2O 80,33ab 29,75ab 20,31b 3 T3: 700 g N - 650 g P2O5 - 800 g K2O 80,85ab 29,53ab 20,86a 4 T4: 1400 g N - 1300 g P2O5 - 1600 g K2O 81,30a 30,03a 19,77c Mức ý nghĩa * * * CV (%) 1,90 1,42 1,92 LSD0,05 2,72 0,75 0,70 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự đi kèm biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% qua phép thử Duncan; (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; Kết quả bảng 3, cũng cho thấy độ Brix giữa các T3 (20,86%). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức cứu của Kundu và cộng tác viên (2011), ghi nhận 5%, dao động từ 19,77 - 21,29%, cao nhất ở nghiệm của Đào ị Bé Bảy và Phạm Ngọc Liễu (2003). thức T1 (21,29%) khác biệt có ý nghĩa thống kê so Liên quan đến tiêu chí màu sắc quả, kết quả với hai nghiệm thức T2 (20,31% và T4 (19,77%), bảng 4 cho thấy, chỉ số L, a* và b* giữa các nghiệm và khác biệt không có nghĩa so với nghiệm thức thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống 44
  5. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 03(136)/2022 kê ở mức 5%, chứng tỏ màu sắc của vỏ quả xoài quả nghiên cứu của Trần Nguyễn Liên Minh và giữa các nghiệm thức là đồng nhất và không bị ảnh Nguyễn Minh Châu (2005). hưởng bởi liều lượng phân bón, tương tự với kết Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng phân N-P-K đến màu sắc vỏ quả TT Nghiệm thức L a* b* 1 T1: 350 g N - 325 g P2O5 - 400 g K2O 61,24 17,84 36,72 2 T2: 1050 g N - 975 g P2O5 - 1200 g K2O 60,54 18,12 37,16 3 T3: 700 g N - 650 g P2O5 - 800 g K2O 60,32 18,22 36,51 4 T4: 1400 g N - 1300 g P2O5 - 1600 g K2O 5875 18,26 36,30 Mức ý nghĩa ns ns ns CV (%) 3,35 4,09 2,31 LSD0,05 3,59 1,32 1,51 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự đi kèm biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% qua phép thử Duncan; (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Chỉ số L thể hiện độ sáng tối của quả, L càng cao nghiệm. Chỉ số L cao nhất được ghi nhận ở nghiệm quả càng sáng, độ bóng cao. Kết quả bảng 5 cho thấy, thức T1 (66,24) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% về độ thức T4 (64,00) nhưng khác biệt không có ý nghĩa so sáng tối của thịt quả xoài giữa các nghiệm thức thí với nghiệm thức T2 (64,55) và T3 (66,00). Bảng 5. Ảnh hưởng của liều lượng phân N-P-K đến màu sắc thịt quả TT Nghiệm thức L a* b* 1 T1: 350 g N - 325 g P2O5 - 400 g K2O 66,24 a 7,19 58,57a 2 T2: 1050 g N - 975 g P2O5 - 1200 g K2O 64,55ab 7,46 56,47ab 3 T3: 700 g N - 650 g P2O5 - 800 g K2O 66,00ab 7,11 55,29c 4 T4: 1400 g N - 1300 g P2O5 - 1600 g K2O 64,00b 7,88 53,35c Mức ý nghĩa * ns ns CV (%) 2,21 18,75 3,88 LSD0,05 2,57 2,47 3,86 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự đi kèm biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% qua phép thử Duncan; (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả bảng 5 cho thấy, chỉ số a* giữa các thức T1 có giá trị cao nhất (58,57), khác biệt có nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý ý nghĩa so với hai nghiệm thức T3 (55,29) và T4 nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy màu (53,35) nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với sắc của thịt quả xoài giữa các nghiệm thức là đồng nghiệm thức T2 (56,47). nhất và không bị ảnh hưởng bởi liều lượng phân IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ bón. Kết quả này giống với nghiên cứu của Trần Nguyễn Liên Minh và Nguyễn Minh Châu (2005). 4.1. Kết luận Chỉ số b* thể hiện mức chuyển màu từ màu Liều lượng N-P-K có ảnh hưởng đến các yếu tố xanh dương đến màu vàng. cũng có cùng xu hướng cấu thành năng suất giống xoài Cát Hòa Lộc trong như chỉ số L, nghĩa là có sự khác nhau tương đối rõ, một chừng mực nhất định, sự chênh nhau chỉ xảy giữa các nghiệm thức thí nghiệm, trong đó nghiệm ra với chỉ tiêu năng suất ở lượng bón cao nhất 45
  6. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 03(136)/2022 (nghiệm thức T4: 1.400 g N - 1.300 g P2O5 - 1.600 g các tỉnh phía Nam” tại Long An ngày 15 tháng 03 năm K2O) so với lượng bón thấp nhất (nghiệm thức T1: 2019: 200 trang. 350 g N - 325 g P 2O5 - 400 g K2O). Nguyễn ành Hiếu và Võ ế Truyền, 2005. Kết quả Lượng bón N-P-K có tác động đến hàm lượng bước đầu xác định liều lượng giới hạn tối đa của từng tổng số chất rắn hòa tan (TSS) của quả xoài theo nguyên tố N, P, K trên năng suất và phẩm chất xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.). Trong Kết quả nghiên xu hướng gần như nghịch nhau nhưng không làm cứu khoa học công nghệ Rau Hoa Quả 2003-2004, thay đổi đến các tiêu chí liên quan đến khối lượng, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. NXB Nông kích cỡ và màu sắc quả, thể hiện qua các thông số nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2005: 153-159. L, a* và b* khi sử dụng máy đo màu. Nguyễn Văn Kế, 2014. Cây ăn quả nhiệt đới: Giống, kỹ 4.2. Đề nghị thuật trồng và chăm sóc một số cây đặc sản. NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 304 trang. Cần phải tiếp tục thực hiện thí nghiệm thêm 1 - 2 vụ nữa để có đầy đủ cơ sở dữ liệu đưa ra kết Trần Nguyễn Liên Minh và Nguyễn Minh Châu, 2005. luận chính xác hơn và khuyến cáo nông dân áp Ảnh hưởng của các liều lượng phân vô cơ kết hợp hữu cơ đến năng suất và phẩm chất quả xoài cát Hòa dụng. Nghiệm thức T2 (75% N-P-K): 1.050 g N - Lộc, 2005. Trong Kết quả nghiên cứu khoa học công 975 g P2O5 - 1.200 g K2O và T3 (50% N-P-K): 700 g nghệ Rau Hoa Quả 2003-2004, Viện Nghiên cứu Cây N - 650 g P2O5 - 800 g K2O cho thấy có triển vọng ăn quả miền Nam. NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí áp dụng được. Minh. 169-182. LỜI CẢM ƠN Azam M., R. Qadri, A. Aslam, M. I. Khan, A.S. Khan, R. Anwar, M. A. Ghani, S. Ejaz, Z. Hussain, M. A. Iqbal Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Trường and J. Chen, 2020. E ects of di erent combinations Đại học Gri th và ACIAR Úc đã tài trợ kinh phí of N, P and K at di erent time interval on vegetative, để thực hiện nghiên cứu này thông qua dự án mã reproductive, yield and quality traits of mango số AGB/2012/061. (Mangifera indica L.) cv. Dusehri. Brazilian Journal of Biology, 82: e235612. http://doi.org/10.1590/1519- TÀI LIỆU THAM KHẢO 6984.235612 Phan Huỳnh Anh và Trần Văn Hâu, 2014. Hiệu quả Cameron McConchie, Tran i My Hanh and Nguyen của liều lượng phân bón N, P, K, lên năng suất và Van Son, 2020. Reporting of Current owering and phẩm chất xoài cát Hòa Lộc ở ba độ tuổi khác nhau on-farm practices. ACIAR Project AGB/2012/061 và chuẩn đoán tình trạng dinh dưỡng bằng hệ thống Improving smallholder farmer incomes through chuẩn đoán và khuyến nghị tích hợp (DRIS) tại xã strategic market development in mango supply Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí chains in southern Vietnam. Available from: https:// Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn, 2 (7): 75-82. apmangonet.org/wp-content/uploads/2020/05/ AGB2012061-A1.3-Production-Flowering-study.pdf. Đào ị Bé Bảy và Phạm Ngọc Liễu, 2003. Kết quả đánh giá tập đoàn giống xoài sưu tập. Trong Kết quả nghiên Kundu S., P. Datta, J. Mishra, K. Rashmi and B. Ghosh, cứu khoa học công nghệ Rau Hoa Quả 2001-2002, 2011. In uence of biofertilizer and inorganic fertilizer Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. NXB Nông in pruned mango orchard cv. Amrapali. Journal of nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2003: 116-135. Crop and Weed, 7 (2): 100-103. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2020. Tài Richard E. Litz, 2009. e Mango, 2nd Edition: Botany, liệu Hội nghị “Triển khai giải pháp phòng chống hạn, Production and Uses. CAB International 2009. mặn và công tác quản lý cấp mã số vùng trồng cây ăn Shakeel Ahmed, Muhammad Saleem Jilani, Abdul quả Đồng bằng sông Cửu Long 2020 - 2021” tại Tiền Gha oor, Kashif Waseem and Saifur Rehman, Giang ngày 17 tháng 9 năm 2020: 68 trang. 2001. E ect of di erent levels of N.P.K. fertilizers on Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2019. Tài liệu the yield and quality of Mango (Mangifera indica L.). Hội nghị “ úc đẩy phát triển bền vững Cây ăn quả Online Journal of Biological Science, 1 (4): 256-258. 46
  7. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 03(136)/2022 E ect of N-P-K doses on the yield and fruit quality of o -season mango cultivar “Cat Hoa Loc” grown in Cai Be district, Tien Giang province Nguyen Van Son, Chau Duc o, Peter Johnson Abstract Study on the e ect of N-P-K fertilizer doses on the yield and quality of Hoa Loc mango (Mangifera indica L.) was carried out in o season mango production in Hoa Hung commune, Cai Be district, Tien Giang province. e experiment was arranged in a completely randomized block design with 4 treatments, including T1 (25% N-P-K): 350 g N - 325 g P2O5 - 400 g K2O, T2 (75% N-P-K): 1,050 g N - 975 g P2O5 - 1,200 g K2O, T3 (50% N-P-K): 700 g N - 650 g P2O5 - 800 g K2O, T4 (100% N-P-K): 1,400 g N - 1,300 g P2O5 - 1,600 g K2O) and 5 replications. e total number of fruits, fruit weight, fruit diameter, fruit width, and color of fruit peel were almost similar. Keywords: Mango variety Cat Hoa Loc (Mangifera indica), N-P-K fertilizer dose, o -season, yield Ngày nhận bài: 25/02/2022 Người phản biện: GS.TS. Vũ Mạnh Hải Ngày phản biện: 23/3/2022 Ngày duyệt đăng: 28/4/2022 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG MÈ ĐEN ADB1 TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG Nguyễn ị anh Xuân1, Lê Hữu Phước1, Võ ị Xuân Tuyền1, Phạm Văn Quang1* TÓM TẮT Biến đổi khí hậu được dự báo xảy ra các hiện tượng như nhiệt độ tăng lên, mực nước biển dâng cao và thay đổi lớn đến chế độ mưa; những điều này đã và đang ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Nghiên cứu được thực hiện dựa theo các kịch bản nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu. Cây mè (Sesamum indicum L.) được bố trí trồng trong bốn nhà màng (nilon) có vách ngăn, với giả thuyết dưới tác động của hiệu ứng nhà kính thiết lập được sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các nhà với bên ngoài. Nhiệt độ được theo dõi và ghi nhận tự động bằng TinyTag Plus 2 data loggers trong suốt quá trình thí nghiệm. Kết quả cho thấy nhiệt độ trung bình có tăng dần giữa các nhà từ 30,6 đến 33,5oC và cao hơn điều kiện bên ngoài (29,6oC). Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được lớn hơn 35oC diễn ra từ ngày gieo trồng đến thu hoạch ở trong các nhà. Chiều cao và đường kính thân cây mè tăng khi nhiệt độ tăng. Sinh khối thân, lá tươi tăng khi nhiệt độ tăng từ 29 - 31oC, khi nhiêt độ tiếp tục tăng sinh khối giảm. Năng suất cao ở 29oC và giảm dần khi nhiệt độ tăng. Canh tác cây mè trong điều kiện biến đổi khí hậu (nhiệt độ tăng) có thể gặp nhiều rủi ro về năng suất. Từ khóa: Giống mè đen ADB1, nhiệt độ tăng, sinh trưởng, năng suất, nhà màng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng Cây mè (Sesamum indicum L.) thích hợp trồng nông nghiệp lớn của Việt Nam, được đánh giá chịu ở vùng nóng, ấm với nhiệt độ thích hợp từ 25 đến ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu (IPCC, 2021). 37°C. Nhiệt độ thấp hay quá cao (trên 40°C) cũng eo báo cáo của IPCC (2021), trong 50 năm tới, ảnh hưởng đến sự trổ hoa và thụ phấn, thụ tinh và mức CO2 sẽ tăng đến 450 ppm, nhiệt độ tăng 0,8 - tạo quả (Terefe et al., 2012). 1,0°C và mưa rất biến động. Sự thay đổi nhiệt độ Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên Thiên nhiên, Trư ng Đ i học An Giang, Đ i học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ : Email: pvquang@agu.edu.vn 47
nguon tai.lieu . vn