Xem mẫu

  1. ẢNH HƢỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN SINH VIÊN Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Ái Ly Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Trong thời gian qua, việc Chính phủ công bố chỉ số lạm phát nhiều khả năng ở mức hai con số là một trong vấn đề được nhiều tầng lớp trong xã hội quan tâm. Sinh viên là những người chịu sự biến đổi nhanh chóng của bão giá, đặc biệt là những sinh viên ngoại tỉnh về học tập và sinh sống trên địa bàn thành phố bởi họ không còn được bố mẹ lo chu tất cho từ bữa ăn, giấc ngủ như trước nữa mà họ còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách. Họ phải học cách sống, cách chi tiêu sao cho hợp lý với số tiền ít ỏi mà gia đình chu cấp khi mà bão giá ngày càng leo thang. Từ khóa: Lạm phát, sinh viên. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 1.1 Lạm phát Lạm phát (infation) nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá thời điểm trước (vật giá leo thang). Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là gia tăng chung của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt. Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Lạm phát còn là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia so với giá trị tiền tệ của các quốc gia khác. 1.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính. Cân đối thu chi là điều không thể tránh khỏi khi xảy ra lạm phát. Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Khi tổng cầu tăng mà tổng cung không tăng hoặc tăng nhưng không bằng tổng cầu, thì trên thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, dẫn đến giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng. Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát. Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà 276
  2. lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát. Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát. Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. 1.3 Phân loại Lạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chúng được phân thành ba cấp: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các bạn sinh viên bao gồm tất cả sinh viên năm nhất đến năm thứ tư của các trường CĐ, ĐH 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên đề tài được thực hiện bằng phương pháp thu nhập số liệu, phân tích tổng hợp, đưa ra kết quả từ những dữ liệu dẫn chứng. Dựa trên ý kiến cũng như hiểu biết của mỗi thành viên, nhóm đã cố gắng đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh, thể hiện được những nội dung chủ yếu của đề tài và có khả năng phân loại đối tượng khảo sát sao cho phù hợp. Sắp xếp thông tin đã khảo sát được thành các phần, các điểm luận cho phù hợp. Từ đó bằng phương pháp tổng hợp, so sánh để phân tích đánh giá đưa ra kết quả. 3. KHẢO SÁT THỰC TẾ 3.1 Quá trình khảo sát Giai đoạn 1: Xác định lý do, mục đích, nội dung cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Giai đoạn 2: Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi xây dựng xong bảng câu hỏi dự kiến, nhóm đã tiến hành khảo sát thử trên một số bạn sinh viên ( 20 người) nhằm đưa ra những điểm chưa hợp lí của bảng câu hỏi và có điều chỉnh sao cho phù hợp. Giai đoạn 3: Điều tra thống kê với bảng câu hỏi khảo sát được điều tra bằng cách lấy mẫu thuận tiện, nhóm đã tiếp cận những đối tượng của đề tài, nhờ sự giúp đỡ của họ qua Google Forms. Nhóm đã khảo sát được 250 người. Giai đoạn 4: Sau khi khảo sát bảng câu hỏi xong, nhóm tiến hành tập hợp, sắp xếp lại toàn bộ số liệu thu thập được. Giai đoạn 5: Phân tích kết quả. Từ đó dự đoán xu hướng. 277
  3. 3.2 Phân tích chung Bài viết trình bài kết quả khảo sát việc tự đánh giá của 250 sinh viên ở VN. Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ nam-nữ sinh viên các năm khảo sát Năm Năm nhất Năm hai Năm ba Năm tƣ Nam/nữ Nam 5.2 % 21.6 % 10.8 % 6.8 % Nữ 7.2 % 32 % 12.8 % 3.6 % Các đối tượng nghiên cứu khảo sát không tập trung ở bất kỳ một trường ĐH, CĐ nào mà phân bố ở hầu hết các trường với tỷ lệ nam-nữ tương ứng là 55,6 % - 44,4% . Số lượng sinh viên năm hai, năm ba, năm tư là 87,6%. Thời gian phỏng vấn từ ngày 11/11/2018 đến 20/11/2018. 7% 4% 11% Giàu Khá giả Trung bình Khó khăn 78% Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hoàn cảnh gia đình khảo sát Có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình trung bình (78%). Với những gia đình có điều kiện, thì sinh viên ít phải lo đến vấn đề lạm phát. Còn với những gia đình trung bình hay gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thì gánh nặng lạm phát đè nặng lên vai sinh viên và gia đình của họ. học bổng, nguồn thu khác đi làm thêm 3% 28% gia đình 69% Biểu đồ 3.2: Nguồn thu chủ yếu của các bạn khảo sát Theo số liệu khảo sát, nguồn thu nhập chính và chủ yếu của các bạn sinh viên là từ chu cấp của gia đình chiếm 69%. Một bộ phận không nhỏ chọn phương án đi làm thêm 28%, tuy nhiên đây chỉ là một cách để hỗ trợ chi tiêu bên cạnh số tiền của gia đình chu cấp cho. Nguồn thu nhập từ học bổng hay nguồn khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ (3%). 278
  4. Sinh viên vừa đi học vừa đi làm chiếm 59%, còn tỷ lệ không đi làm thêm là 41%. Các bạn được học và cùng lúc đó là có thể duy trì được công việc và có tiền để tiêu. Nhưng, đó có thể là con dao hai lưỡi, có nhiều bạn vì không đủ thời gian nghỉ ngơi nên sau khi thực hiện công việc làm thêm thì các bạn vào lớp học với trạng thái rất mệt mỏi, nhức đầu, thường hay ngủ ngục trên bàn, không tập trung được cho việc học. Vì vậy các bạn đi làm thêm phải biết cân bằng giữa việc học và đi làm thêm cho phù hợp. “Hầu như chi phí học tập của mình đều do gia đình trợ cấp, bởi lương từ việc đi làm thêm chỉ đủ cho chi phí sinh hoạt và những thứ thiết yếu khác. Mà công việc thường xuyên phải về trễ, mệt cả người chỉ muốn đi ngủ thôi, chả còn tâm trí nào mà học hành nữa.” (Bạn Kim Ngân sinh viên năm hai trường CĐ Kinh tế Đối Ngoại) “Đối với dân báo chí tương lai thì ngoài việc học ra, đa số đều chọn giải pháp làm cộng tác viên cho các bài báo, tạp chí hoặc làm biên tập cho một số website. Bởi các công việc như vậy giúp ích rất nhiều cho nghề nghiệp sau này. Hơn nữa hàng tháng cũng có thêm một thu nhập không nhỏ trang trải cho cuộc sống sinh viên.” (Bạn Nguyệt Quế sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền) “Mình là sinh viên ở tỉnh, không có nhà người quen ở thành phố này nên phải ở trọ, Mình tự nấu ăn nên chọn nơi gần chợ để mình vừa đi học về vừa đi chợ về nấu ăn cho tiện.” ( Bạn Hồng Thắm, sinh viên năm hai, trường Hutech) “ Mình ở trọ, vừa đi học vừa đi làm và diện tích phòng nhỏ nên hầu như mình ăn bên ngoài. Ở trọ thì giờ giấc thích hợp cho việc đi làm” ( Bạn Quỳnh Hương, sinh viên năm tư, trường UEH) Theo kết quả nghiên cứu, đa số các bạn sinh viên hiện nay có chỗ ở ổn định, phần lớn ở trọ (56%). Bên cạnh đó ở nhà người quen (10%), một số có nhà người quen các bạn cũng không muốn đến ở nhờ vì việc ở nhờ thường hạn chế sự tự do trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ở ktx thì các bạn phải đi ăn ở ngoài còn các bạn ở trọ thì có thể tự mua về nấu và giờ giấc của những bạn ở trọ thì tự do thoải mái hơn rất nhiều có thể đi làm thêm, giờ giấc linh hoạt phù hợp với nhiều công việc. Chi phí khá cao cho chỗ ở và ăn uống, càng khó hơn trong việc tìm kiếm chỗ ở sạch sẽ và giá thành hợp lý. Trước lạm phát: Bạn Thanh sinh viên năm cuối trường UFM có thu nhập trong một tháng khoảng 10 triệu. Thuê 1 phòng trọ giá 2 triệu, một bữa ăn tốn 20 ngàn, các cuộc hẹn bạn bè bên ngoài tháng khoảng 5 lần 1 đến 2 triệu. Tiền dành cho các hoạt động giải trí, mua sắm khoảng 1 triệu. Tiền xăng giao động 300 đến 450 ngàn tháng. Các khoản chi phí khác.. trong tháng có thể tiết kiệm được 3 triệu. Sau lạm phát: Bạn Thanh vẫn có thu nhập 10 triệu một tháng. Nhưng tiền thuê trọ 3 triệu một tháng, một bữa ăn lên 25 đến 30 ngàn, các cuộc hẹn giảm 3 lần mà phí tăng lên 2,3 triệu. Tiền dành cho các hoạt động giải trí, mua sắm đến 2 triệu. Tiền xăng tăng 350-500 ngàn tháng. Các chi phí khác.. tháng có thể tiết kiệm đc 1-1.5 triệu có khi không tiết kiệm được đồng nào. 3.3 Những nhân tố ảnh hƣởng của lạm phát đến sinh viên 3.3.1 Lạm phát ảnh hưởng đến dụng cụ, tài liệu học tập Bạn Phương Vi sinh viên năm ba trường Hutech học thiết kế nên tiền in bài tập mỗi đợt thi rất tốn kém. Năm đầu, giá in 1 tờ giấy bình thường chỉ 250 đồng, in màu thì 2000 đồng, in bìa cứng 5000 đồng. Đến bây giờ in giấy bình thường đã 500 đồng/tờ, in màu thì 3000 đồng/tờ, in bìa cứng 7000 đồng/tờ, in caterlog mất 15.000 đồng/trang. Mỗi lần nộp bài thi cũng mất mấy trăm nghìn 1 bài. Mỗi mùa thi riêng tiền in đã tốn gần 1 triệu. 279
  5. 3.3.2 Lạm phát ảnh hưởng đến tiền thuê chỗ ở Bạn La Văn Nam sinh viên năm ba trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM. Thuê trọ ở quận Thủ Đức cách trường khoảng 6.7 km, đi xe máy tầm 15 phút. Thuê trọ từ năm nhất đến nay, có gác lửng cũng khá hẹp. Từ năm nhất đến nay tiền phòng tăng từ 1 triệu 6 lên 1 triệu 7 cho 3 người ở, thêm 1 người thì tăng 3 lên 1 triệu 9. Tiền điện 2.500 đồng/kWh, nước 3.700 đồng/m và giờ tăng lên 3.000 đồng/kWh, 4.200 3 đồng/m . Mỗi tháng được ba mẹ chu cấp cho 3 triệu, bạn phải tiết kiệm và hạn chế mua sắm thì mới không gặp phải cảnh hết tiền. Bạn Nguyễn Hoàng Thảo Uyên sinh viên năm hai trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, ở ký túc xá của trường mỗi tháng đóng 200 ngàn tiền phòng, 50 ngàn tiền nước, Tết và hè có ở lại thì vẫn đóng tiền bình thường. Ở ký túc xá có mặt lợi là tiền phòng rẻ, không phải lo chuyện tăng giá điện, nước nhưng ở môi trường tập thể, cũng không được thoải mái như trọ ngoài. Ba mẹ chu cấp một tháng khoảng 2 triệu dù hàng tháng đỡ được khoản chỗ ở, nhưng cũng chật vật vì mức chi tiêu ngày càng tăng. 3.3.3 Lạm phát ảnh hưởng đến giá tiêu dùng Bạn Nam ở trên: mỗi lần đi chợ khoảng 60 ngàn tiền đồ ăn cho 3 người cho một bữa ăn, giá thành thực phẩm tăng giảm liên tục.nhiều lúc gía thực phẩm tăng cao thì phải tiêu đến 70-80 ngàn cho một bữa cơm. Bình ga năm nhất bạn đổi 220 ngàn 1 bình, giờ tăng lên 250 ngàn 1 bình, sử dụng trong khoảng 3 tháng là hết. Bạn còn mua mì tôm dự trữ những ngày cuối tháng không đủ tiền đi chợ. Bạn Uyên ở ký túc xá bất tiện là không được nấu ăn, phải ăn bên ngoài. Nhiều nơi 20 ngàn 1 phần có nơi lên đến 30 ngàn 1 phần cho 1 bữa, tốn khá nhiều tiền vào vấn đề ăn uống mà lại còn lo vấn đề vệ sinh. Bạn cũng phải mua dự trữ mì tôm. 3.3.4 Lạm phát ảnh hưởng đến giá xăng Đối với bạn Nam thuê trọ xa trường 6,7 km mà di chuyển bằng xe máy thì đổ 30 ngàn tiền xăng thì chỉ đi được 2 ngày đối với đợt giá xăng E5 RON 92 tăng 675 đồng/lít lên mức 20.906 đồng/lít. Như vậy bạn chi khoảng 450 ngàn/tháng tiền xăng để đi học, chưa kể những ngày bạn phải di chuyển nhiều thì tiền xăng phải chi cao hơn. Với số tiền 3 triệu mà ba mẹ nam chu cấp trừ các khoản tiền thuê trọ, tiêu dùng, xăng xe và các khoản khác thì phải chi tiêu tiết kiệm hợp lý thì mởi đủ sinh hoạt đến hết tháng. Bạn Uyên di chuyện bằng phượng tiện xe bus 2 ngàn/lượt dành cho sinh viên nên chi phí đi lại cũng được hạn chế. Nhưng ký túc xá ở xa trường, trường có nhiều cơ sở nên bạn phải đi 2 chuyến mới đến được trường. Những ngày học ở 2 cơ sở khác nhau bạn phải di chuyển nhiều hơn. Phí đi lại một tháng của bạn cũng mất khoảng 360 ngàn. Mặc dù ở ký túc xá giá rẻ hơn thuê trọ bên ngoài nhưng Uyên cũng phải đi làm thêm để kiếm thêm nguồn thu nhập để chi tiêu những khoản khác. 4. KẾT LUẬN Chúng ta thường nghĩ rằng giải quyết lạm phát là việc của Chính Phủ nhưng lại không ngừng kêu ca về việc giá cả gia tăng hàng ngày và ai cũng dễ dàng nhận ra những ảnh hưởng không nhỏ của lạm phát tới đời sống của mình. Mỗi người trong chúng ta ai cũng cố gắng tìm cách để kiềm chế lạm phát như hạn chế chi tiêu hay nhiều hơn thế. Và hơn ai hết, mỗi sinh viên lại có một cách “chống chọi” khác nhau, không ai giống ai nhưng vẫn không mang lại kết quả hay thậm chí còn để lại ảnh hưởng không nhỏ tới công việc học tập. Lạm phát không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của sinh viên mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong nước đặc biệt là những người dân lao động công nhân nghèo cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Các biện pháp khắc phục được nêu ở trên chỉ hạn chế tối đa mức gia tăng của lạm phát, còn nếu muốn giải quyết triệt để thực trạng lạm phát thì điều đó còn tùy thuộc vào khả năng của các nhà lãnh đạo, chính phủ nhà nước trong việc kiểm soát sự ổn định, cân bằng trong nền kinh tế đất nước. 280
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại học Công Nghệ TP.HCM (2017). Tài Chính Tiền Tệ [2] Phan Đình Nguyên (2013). Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ. NXB Tài Chính. [3] Website Bộ tài chính: www.mof.gov.vn [4] Website báo Giáo Dục Việt Nam: www.giaoduc.net.vn [5] Website của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn 281
nguon tai.lieu . vn