Xem mẫu

  1. INHIBITION OF CALCIUM OXALATE CRYSTALLISATION CAUSING KIDNEY STONES IN VITRO BY AN EXTRACT OF Raphanus sativus L. LEAVES Nguyen Pham Tuan1, Bang Hong Lam2, and Nguyen Pham Tu1 1 An Giang Biotechnology center, Chau Thanh district, An Giang province 2 An Giang University, Viet Nam Nation University, Ho Chi Minh City *Corresponding author: ngphamtuan1983@gmail.com Tel. +84.988202055. Abstarct Study of using Raphanus sativus L. leaves extract in ethanol 80% to inhibit the formation of Calcium oxalate, including three main phases: nucleation, growth, and aggregation is conducted. Method used to evaluate inhibition of nucleation; growth and aggregation of calcium oxalate crystals respectively measured spectroscopy UV- Vis at λmax = 620nm; λmax = 214 nm, t = 600s; λmax = 620nm at t = 30, 60, 90, 180 and 360 min. Raphanus sativus L. leaves extract has the ability to inhibit nucleation, growth and aggregation of Calcium oxalate crystallisation with an IC50 value of 3.26 mg/mL; 1.09 mg/mL; 1.13 mg/mL respectively. Keywords: calcium oxalate, kidney, inhibitor, Raphanus sativus, IC50. 228
  2. ẢNH HƢỞNG CỦA DỊCH TRÍCH LÁ CÂY CẢI CỦ (Raphanus sativus L.) LÊN SỰ ỨC CHẾ HÌNH THÀNH TINH THỂ CALCIUM OXALATE GÂY BỆNH SỎI THẬN TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Nguyễn Phạm Tuấn1, Bằng Hồng Lam2 và Nguyễn Phạm Tú1 1 Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 2 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: ngphamtuan1983@gmail.com Số điện thoại: 0988.202055 Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng cao chiết lá cây cải củ trong dung dịch ethanol 80% để đánh giá khả năng ức chế tinh thể Calcium oxalate ở 03 giai đoạn chính là hình thành, phát triển và ngưng tụ. Phương pháp được sử dụng để đánh giá sự ức chế quá trình hình thành; phát triển và ngưng tụ tinh thể calcium oxalate tương ứng là đo quang phổ UV- Vis tại λmax = 620nm; λmax = 214 nm, t = 600s; λmax = 620nm tại các thời điểm t = 30, 60, 90, 180 và 360 min. Cao chiết lá cây cải củ có khả năng ức chế sự hình thành hạt nhân; sự phát triển và sự ngưng tụ của tinh thể calcium oxalate với giá trị IC50 lần lượt là 3,26 mg/mL; 1,09mg/mL; 1,13 mg/mL. Từ khóa: Calcium oxalate, cây cải củ, sỏi thận, ức chế, IC50. 229
  3. 1. Giới thiệu Trên Thế giới có khoảng 12% dân số đang gặp các vấn đề về sỏi thận (Thomas và Han, 2005). Sỏi thận là các tinh thể dạng rắn, cứng được hình thành ở thận, sỏi thận có 4 dạng: sỏi Calcium oxalate (CaOx) và sỏi Calcium phosphate hoặc là hỗn hợp sỏi thận của cả hai loại tinh thể (chiếm 85%), sỏi struvite, sỏi uric acid và hiếm nhất là sỏi cysteine. Trong đó tinh thể calcium oxalate là thành phần chính của hơn 60% các trường hợp sỏi thận ở người và tinh thể tồn tại ở hai dạng chính là Calcium oxalate monohydrate (COM) và Calcium oxalate dihydrate (COD). Trong cơ thể người, sỏi thận có 2 dạng kích thước: nhỏ và lớn. Sỏi có kích thước nhỏ, cơ thể người có thể thải ra ngoài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Ngược lại, sỏi có kích thước lớn có thể làm tắt nghẽn đường tiết niệu gây đau cho bệnh nhân (Atodariya et al., 2013). Hiện nay, trên thị trường có một số tân dược có khả năng điều trị sỏi thận và tân dược có nguồn gốc tự nhiên giúp tăng cường chức năng của thận và giúp thận bài tiết sỏi thận nhưng không có khả năng điều trị sỏi thận dưới dạng sỏi Calcium oxalate. Ngoài ra, các biện pháp y khoa có hiệu quả trong việc điều trị sỏi Calcium oxalate nhưng có nguy cơ tái phát là 50% và gây nhiều tác dụng phụ như tổn thương mạch máu ở thận và các cơ quan xung quanh, tăng nguy cơ cao huyết áp,… (McAteer et al., 2008;). Trong các loại thảo dược, lá của cây cải củ (Raphanus sativus L.) cũng có khả năng điều trị bệnh về tiết niệu và sỏi thận (Syed et al., 2017). Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả về việc đánh giá khả năng ức chế sụ hình thành, phát triển và ngưng tụ tinh thể calcium oxalate trên cao chiết ethanol 80% từ lá cây cải củ thu hái tại An Giang. 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Nguyên vật liệu Nguyên liệu được lấy từ vùng trồng cây cải củ của các hộ nông dân ở xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Hóa chất và thiết bị gồm máy đo quang phổ (Human, Hàn Quốc), máy đông khô chân không (Christ, Đức), cân phân tích (Ohaus, Mỹ), máy đo pH (Hanna, Nhật Bản), Sodium oxalate, Sodium citrate, Tris HCl (Merck, Mỹ),… hóa chất và thiết bị cần thiết khác. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp tạo cao chiết từ lá cây cải củ Lá của cây cải củ được rửa sạch, loại bỏ những lá bị sâu bệnh hại và đông khô bằng máy đông khô chân khô trong 96 giờ và nghiền thành bột mịn. 200 g mẫu lá khô ngâm với ethanol 80% với tỷ lệ dung môi và nguyên liệu là 1: 10 (w/v), ở nhiệt độ phòng, trong 72 giờ và để trong tối để tránh quá trình oxy hóa. Sau đó, dịch trích được thu bằng cách lọc qua giấy lọc, thu dịch lọc và dịch lọc được ly tâm 5.000 vòng/phút để thu dịch lọc và bỏ phần cặn. Dịch lọc được tiến hành cô quay chân không dịch lọc ở 500C để đuổi dung môi. Phần dịch lọc sau khi cô quay chân không đuội sung môi được đông khô bằng máy đông khô chân không để thu cao chiết thô và bảo quản ở -200C và thực hiện các thí nghiệm. 2.2.2. Định tính các hợp chất có hoạt tính sinh học của cao chiết lá cây cải củ Các hợp chất có hoạt tính sinh học tồn tại trong cao chiết ethanol lá cây cải củ được định tính bằng phương pháp sử dụng các thuốc thử đặc trưng theo nghiên cứu của Yadav et al. (2014) (Bảng 1). 230
  4. Bảng 1. Định tính hợp chất trong cao chiết ethanol của lá cây cải củ. Hợp chất Thực nghiệm Hiện tƣợng Alkaloid (Mayer) 1mL dịch trích + vài giọt TT Mayer Kết tủa màu nâu Flavonoid 1mL dịch trích + 2mL Pb(OAc)4 10% Xuất hiện màu vàng 3mL dịch trích+ 6mL H2O→ đun Xuất hiện bọt Saponin (Foam) nóng Steroid 1mL dịch trích + 2mL CHCl3 + 2mL Xuất hiện vòng đỏ nâu (Salkowski) H2SO4đậm đặc giữa 2 lớp Tannin và phenol 0,5mL dịch trích + 10mL H2O + 2-3 Kết tủa xanh dương đen ( Braymer) giọt FeCl3 0,1% 2mL dịch trích + 2mL (CH3CO)2O + Xuất hiện màu đỏ đậm Terpenoid 2-3 giọt H2SO4 đậm đặc 2.2.3. Khảo sát khả năng ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể Calcium oxalate của cao chiết lá cây cải củ Phương pháp thử nghiệm khả năng ức chế sự hình thành tinh thể Calcium oxalate của cao chiết lá cây cải củ được thực hiện theo phương pháp của Phatak et al. (2015). Tất cả các phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ 370C trên trong máy khuấy từ gia nhiệt. Chuẩn bị dung dịch calcium chloride 4 mM và natri oxalate ở nồng độ 50 mM trong dung dịch đệm gồm Tris 0,05 M và Natri chloride 0,15 mM ở điều kiện pH = 6,5. Quá trình phân tích sự ức chế được sự hình thành tinh thể CaOx thực hiện bằng cách, 950 µL calcium chloride được trộn với 100 µL cao chiết lá cây cải củ ở các nồng độ khác nhau và mẫu đối chứng là mẫu không có cao chiết (nước cất). Quá trình tạo hạt nhân sỏi calcium oxalate được bắt đầu khi hỗn hợp phản ứng với 950 µL natri oxalate. Lắc đều hỗn hợp trong 2-3 phút. Sự tạo thành tinh thể calcium oxalate. % Ức chế = (C-S)/C x 100. Trong đó: C: mật đọ quang mẫu đối chứng; S: mật đọ quang mẫu có cao chiết. Thực hiện tương tự đối với chất chuẩn là dung dịch natri citrate trong nước Chất chuẩn được sử dụng để so sánh hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể calcium oxalate với cao chiết lá cây cải củ là chất Natri citrate được pha trong nước cất và được thực hiện ở mức nồng độ tương tự như cao chiết. Đánh giá hiệu quả ức chế dựa vào IC50. IC50 là một giá trị dùng để đánh giá khả năng ức chế mạnh hoặc yếu của mẫu khảo sát. IC50 là nồng độ (mg/mL) của mẫu, mà tại đó nó có thể ức chế 50% gốc tự do, tế bào hoặc enzyme. Để xác định giá trị IC50, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính của mẫu ở nhiều nồng độ khác nhau. Với những mẫu có hoạt tính biến thiên tuyến tính với nồng độ, vẽ một đường thẳng y = ax + b qua tất cả các điểm (với y là % ức chế và x là nồng độ); Với những mẫu có hoạt tính không biến thiên tuyến tính với nồng độ, một cách gần đúng, chọn 231
  5. hai nồng độ ức chế trên và dưới 50% và cũng tiến hành vẽ đường thẳng y = ax + b  sẽ thu được phương trình y = ax + b với hệ số a, b đã biết. Từ phương trình y = ax + b đã biết, thay y = 50% vào phương trình sẽ thu được giá trị x, đó chính là nồng độ ức chế 50% gốc tự do (IC50). 2.2.4. Khảo sát khả năng ức chế sự phát triển của tinh thể Calcium oxalate của cao chiết lá cây cải củ Phương pháp thử nghiệm khả năng ức chế sự phát triển của tinh thể Calcium oxalate của cao chiết lá cây cải củ được thực hiện theo phương pháp của Chaudhary et al. (2010). Phản ứng được thực hiện bằng cách thêm lần lượt 1 mL calcium chloride 4 mM và 1 mL natri oxalate 4 mM vào 1,5 mL dung dịch buffer chứa natri chloride (90 mM) và Tris HCl (10 mM) ở điều kiện pH = 7,2. Sau đó, thêm vào hỗn hợp 30 µL tinh thể Calcium oxalate monohydrate (1,5 mg/mL) chuẩn bị trong buffer natri acetate 50 mM (pH = 5,7). Phản ứng giữa Calcium chloride và natri oxalate với tinh thể hạt nhân dẫn tới sự phân bố CaOx trên bề mặt tinh thể. Mẫu đối chứng: phản ứng giữa calcium chloride và natri oxalate diễn ra trong 10 phút. Thêm 0,5 mL nước cất và đo độ hấp thu ở bước sóng λ = 214 nm để xác định độ giảm của gốc oxalate tự do ban đầu. Đo giá trị OD mỗi phút 1 lần và vẽ đồ thị tính hệ số góc. Mẫu thử: phản ứng giữa calcium chloride và natri oxalate diễn ra trong 10 phút, lần lượt thêm 0,5 mL cao chiết lá cây cải củ ở các nồng độ khác nhau được thêm vào đo ở bước sóng λ = 214 nm. Đo giá trị OD mỗi phút 1 lần và vẽ đồ thị tính hệ số góc. % Ức chế = (C-S)/C x 100. Trong đó: C: hệ số góc chất ức chế; S: hệ số góc chất đối chứng. 2.2.5. Khảo sát hiệu quả ức chế ngƣng tụ tinh thể Calcium oxalate của cao chiết lá cây cải củ Chuẩn bị hỗn hợp tinh thể Calcium oxalate monohydrate theo phương pháp của Saha et al. (2013). Trộn đều hỗn hợp gồm Calcium chloride và Natri oxalate cùng ở nồng độ 50 mM. Sau đó, hỗn hợp được ủ trong bể điều nhiệt ở nhiệt độ 600C trong 1 giờ nhằm tinh thể cân bằng và ổn định (không phát triển hay hòa tan trong dung môi) (Hess et al., 1989) và làm mát ở 370C qua đêm. Hỗn hợp được ly tâm với tốc độ 5.000 vòng/phút và trong 10 phút, thu phần cặn, bỏ phần dịch, thu được tinh thể Calcium oxalate monohydrate và bảo quản tinh thể ở điều kiện nhiệt độ 40C. Thử khả năng ức chế ngưng tụ tinh thể COM của cao chiết lá cây cải củ theo phương pháp Saha et al. (2013). Tinh thể Calcium oxalate monohydrate được hòa tan trong buffer gồm Tris 0,05 M và calcium chloride 0,15 M được chuẩn bị ở pH = 6,5, nhiệt độ 370C và nồng độ cuối cùng là 1 mg/mL. Thêm 500 µL nước cất. Đo độ hấp thu của giá trị OD đối chứng không có dịch trích ở λ = 620 nm vào khoảng thời gian 30, 60, 90, 180 và 360 phút. Phản ứng ức chế ngưng tụ tinh thể Calcium oxalate monohydrate của cao chiết lá cây cải củ được thực hiện các nồng độ khác nhau. Tinh thể được hòa tan trong dung dịch đệm gồm Tris 0,05 M và natri chloride 0,15 M được chuẩn bị ở pH = 6,5, nhiệt độ 370C và nồng độ cuối cùng là 1 mg/mL. Thêm 0,5 mL cao chiết ở các nồng độ và đo độ hấp thu ở bước sóng λ = 620 nm vào khoảng thời gian 30, 60, 90, 180 và 360 phút. 232
  6. % Ức chế ngưng tụ = (1-Si/Sc) x 100. Trong đó: Si: hệ số góc chất ức chế; Sc: hệ số góc chất đối chứng. 2.3. Phƣơng pháp thống kê Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và thống kê bằng phần mềm Statgraphics plus 16.0. Kiểm tra sự khác biệt giữa các trung bình theo phép thử Duncan. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả tạo cao chiết từ lá cây cải củ Từ 3.000 gram lá cây cải củ tươi thu được 400 gram (khô), độ ẩm của lá cây cải củ là 86,67% và hiệu suất chiết cao đạt 3,58% (Bảng 2). Hiệu suất trích cao của lá cây cải củ cao hơn so với nghiên cứu của Syed et al. (2017) đạt 1,34% (w/w), nguyên nhân có thể là do sử dụng phương pháp trích ly là ngâm dầm nhưng dung môi sử dụng là nước nên hiệu suất thu hồi thấp hơn phương pháp trích ly sử dụng dung môi là ethanol 80%. Ngoài ra, nếu sử dụng cồn tuyệt đối sẽ giảm hiệu suất chiết cao do ethanol khó thấm vào mẫu. Vì vậy, sử dụng ethanol 80% làm dung môi sẽ tạo một môi trường tối ưu cho việc ly trích, tăng sự tiếp xúc mẫu và dung môi, tăng hiệu suất trích ly và bảo quản mẫu khỏi các vi sinh vật (Bandar et al., 2013). Bảng 2. Độ ẩm, hiệu suất chiết và định tính hợp chất có hoạt tính sinh học của cao chiết lá cây cải củ. Chỉ tiêu theo dõi Kết quả Khối lượng mẫu tươi (g) 3.000 Độ ẩm (%) 87,66 Khối lượng mẫu khô (g) 400 Khối lượng cao khô (g) 15,39 Hiệu suất chiết (%) 3,58 3.2. Định tính các hợp chất có hoạt tính sinh học của cao chiết lá cây cải củ Cao chiết lá cây cải củ có sự hiện diện của các hợp chất alkaloid, terpenoid, saponin, flavonoid, tanin và phenol (Bảng 3) và tương đồng kết quả Agarwal và Varma (2014) khi định tính cao chiết lá cây cải củ. Theo Saranya et al. (2014), các hợp chất saponin, flavonoid và terpenoids có khả năng ức chế sự hình thành và làm tan tinh thể Calcium oxalate. Saponin có các đặc tính chống kết tinh bằng cách ngăn cản quá trình của mucoprotein, các chất thúc đẩy quá trình kết tinh (Joshi et al., 2005). Flavonoid ức chế sự kết tinh canxi oxalate ở nước tiểu của người cũng như trong các mô hình động vật và lắng đọng tinh thể. 3.3. Khả năng ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể CaOx của cao chiết lá cây cải củ Các hợp chất muối citrate là các chất ức chế quá trình hình thành sỏi Calcium oxalate và Calcium phosphate. Chúng tạo thành các phức chất với ion Calcium nên làm giảm nồng độ tinh thể Calcium oxalate, tăng hiệu quả ức chế ngưng tụ và kết tinh của sỏi bằng cách tăng hoạt tính của các urine macromolecule. Natri citrate hay Kali citrate giúp tăng độ hòa tan của acid uric, do đó ngăn ngừa sự kết tủa muối Calcium 233
  7. oxalate (Gupta et al., 2011). Vì vậy, chúng tôi sử dụng Natri Citrate là chất chuẩn cho thí nghiệm ức chế quá trình hình thành sỏi Calcium oxalate, gồm ba giai đoạn: hạt nhân, phát triển và ngưng tụ. Ở nồng độ Natri citrate 10 mg/mL, hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể Calcium oxalate đạt 88,10±0,14%; kế đến là ở nồng độ natri citrate 8 mg/mL, hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể Calcium oxalate đạt 80,62±0,48% và thấp nhất ở mẫu đối chứng, hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể Calcium oxalate đạt 0% (Bảng 3). Tiến hành xây dựng đường biểu diễn hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể Calcium oxalate của natri citrate và suy ra giá trị IC50 của Natri citrate là 1,16 mg/mL. Ở nồng độ cao chiết lá cây cải củ 10 mg/mL, hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân của tinh thể Calcium oxalate đạt 73,25±0,13%; kế đến ở nồng độ cao chiết lá cây cải củ 8 mg/mL, hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân của tinh thể Calcium oxalate đạt 68,74±0,54% và thấp nhất ở mẫu đối chứng, hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân của tinh thể Calcium oxalate đạt 0% (Bảng 4). Tiến hành xây dựng đường thể hiện khả năng ức chế hình thành hạt nhân Calcium oxalate và giá trị IC50 của cao chiết là 3,26 mg/mL. Bảng 3: Kết quả ức chế hình thành hạt nhân, phát triển và ngƣng tụ tinh thể Calcium oxalate của Natri citrate. Phần trăm ức chế Phần trăm ức chế Phần trăm ức chế Nồng độ hạt nhân (%) của phát triển (%) của ngưng tụ (%) của (mg/mL) natri citrate natri citrate natri citrate 0 0l 0l 0l 0,25 30,42k± 0,39 29,29k± 0,56 20,60k± 0,65 0,50 39,48h± 0,51 39,84h± 0,51 35,13h± 0,14 0,75 45,42g± 0,42 44,55g± 0,55 40,11g± 0,22 1 49,55f± 0,57 54,10f± 0,43 44,77f± 0,71 2 53,47e± 0,47 59,70e± 0,56 49,99e± 0,80 4 65,16d± 0,50 65,15d± 0,22 53,32d± 0,23 6 75,29c± 0,46 69,98c± 0,12 57,18c± 0,47 8 80,62b± 0,48 75,29b± 0,15 60,47b± 0,36 10 88,10a± 0,14 79,97a± 0,21 63,61a± 0,13 Phương Y = 4,5554x + 44,713 Y = 28,52x + 24,777 Y = 2,3065x + 43,82 trình, giá R2=0,9829 R2=0,963 R2=0,9452 trị R2 IC50 1,16 0,89 2,68 (mg/mL) Trong cùng 1 cột các giá trị theo sau bởi cùng một kí tự không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%. 234
  8. Hiệu quả ức chế sự hình thành sỏi thận Calcium oxalate của cao chiết và Natri citrate được đánh giá qua giá trị IC50. Kết quả, giá trị IC50 của cao chiết (3,26 mg/mL) cao hơn IC50 của Natri citrate (1,16 mg/mL). Nguyên nhân là do Natri citrate là một loại hợp chất hóa học kết hợp mạnh với ion Ca2+ tạo thành muối tan giảm mật độ của tinh thể nhanh chóng hơn so với cao chiết (Gupta et al., 2011). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Syed et al. (2017) cho rằng, cao chiết nước lá cây cải củ có khả năng ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể CaOx ở nồng độ 0,5 mg/mL và 1 mg/mL, hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể CaOx đạt 26,66% và 40%. 100 y = 4.5554x + 44.713 80 y = 3.5807x + 38.336 73.25 Phần trăm ức chế hạt nhân (%) Phần trăm ức chế hạt nhân (%) R² = 0.9829 88.10 (b) R² = 0.9563 (a) 75.29 80 80.62 57.59 60 68.74 60 42.59 49.55 65.16 49.83 53.16 40 45.42 53.47 36.88 40 20 20 0 0 0 2 4 6 8 10 0 2 4 6 8 10 Nồng độ Natri citrate (mg/mL) Nồng độ cao chiết (mg/mL) Hình 1. Hiệu quả ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể CaOx của Natri citrate (a) và cao chiết lá cây cải củ (b). Khi tiến hành so sánh với các nghiên cứu khác cho thấy, Pareta et al. (2011), cao chiết A. indica Linn đạt 67,36% tại mức nồng độ 20%. Nirmaladevi et al. (2012), dịch trích hoa H. rosa-sinensis Linn ức chế hình thành hạt nhân tinh thể Calcium oxalate đạt khoảng 30% tại nồng độ 1,4 mg/mL. Agarwal et al. (2015) khả năng ức chế hình thành hạt nhân tinh thể Calcium oxalate cao nhất đạt 60,06±0,19% của cao chiết A. aspera L. tại 1 mg/mL đạt 49,93±0,07% của cao chiết B. pinnatum Lam. ở nồng độ 1 mg/mL. Trần Đức Tài (2016), giá trị IC50 của cao chiết lá và thân cây Bùm sụm cho hiệu quả ức chế hình thành hạt nhân tinh thể Calcium oxalate với IC50 = 1,76 mg/mL. 3.4. Khả năng ức chế sự phát triển của tinh thể CaOx của cao chiết lá cây cải củ Hiệu quả ức chế sự phát triển của tinh thể Calcium oxalate đạt cao nhất là 79,97±0,21% ở nồng độ Natri citrate 10 mg/mL; kế đến, ở nồng độ natri citrate 8 mg/mL, hiệu quả ức chế sự phát triển của tinh thể Calcium oxalate đạt 75,29±0,15% và thấp nhất, hiệu quả ức chế sự phát triển tinh thể Calcium oxalate đạt 0% ở mẫu đối chứng. Tiến hành xây dựng đường biểu diễn hiệu quả ức chế sự phát triển tinh thể Calcium oxalate của natri citrate và suy ra giá giá trị IC50 của Natri citrate là 0,89 mg/mL (Bảng 3). Tương tự, hiệu quả ức chế sự phát triển của tinh thể Calcium oxalate đạt cao nhất là 71,62±0,21% ở nồng độ cao chiết 8 mg/mL; kế đến, ở nồng độ cao chiết 6 mg/mL, hiệu quả ức chế sự phát triển của tinh thể Calcium oxalate đạt 64,52±0,12% và thấp nhất, hiệu quả ức chế sự phát triển tinh thể Calcium oxalate đạt 0% ở mẫu đối chứng (Bảng 4). Tiến hành xây dựng đường biểu diễn hiệu quả ức chế sự phát triển tinh thể Calcium oxalate của cao chiết lá cây cải củ và suy ra giá trị IC50 của cao chiết là 1,09 mg/mL. 235
  9. Chất chuẩn Natri citrate có IC50 = 0,89 mg/mL cao hơn IC50 của cao chiết là IC50 = 1,09 mg/mL nên cao chiết có khả năng ức chế mạnh quá trình phát triển của tinh thể Calcium oxalate do có khả năng hình thành các hợp chất tan với ion calcium và ion oxalate làm giảm khả năng hình thành sỏi (Gupta et al., 2011). Cao chiết lá cây cải củ có khả năng ức chế sự phát triển của sỏi Calcium oxalate bằng cách bao phủ bên ngoài các hạt tinh thể nên ngăn cản khả năng kết hợp của chúng, ngoài ra các hợp chất thiên nhiên còn tương tác và ngăn cản sự kết hợp của ion Calcium và ion Oxalate, ngăn ngừa sự phát triển của sỏi (De Cógáin et al., 2015). Khi tăng hiệu quả ức chế (10 mg/mL), hiệu quả ức chế giảm là do cao chiết gia tăng sự hình thành của các tinh thể Calcium oxalate dihydrate lên và giảm sự hình thành của Calcium oxalate, những tinh thể Calcium oxalate dihydrate không có ái lực lớn nên có thể dễ dàng có thể loại thải ra ngoài, giảm nguy cơ sỏi thận nên cao chiết của lá cây cải củ có khả năng ức chế phát triển. Bảng 4. Kết quả ức chế sự hạt nhân, phát triển và ngƣng tụ tinh thể Calcium oxalate của cao chiết lá cây cải củ. Nồng độ Phần trăm ức chế Phần trăm ức chế Phần trăm ức chế hạt nhân (%) của phát triển (%) của ngưng tụ (%) của (mg/mL) cao chiết cao chiết cao chiết 0 0l 0l 0k 0,25 19,54k± 0,55 17,58k± 0,09 19,20h± 0,40 0,50 31,38h± 0,70 33,33h± 0,11 35,42g± 1,30 0,75 36,88g± 0,53 40,49g± 0,08 40,23f± 0,24 1 42,59f± 0,86 49,59e± 0,25 49,62d± 0,44 2 49,83e± 0,11 54,32d± 0,26 55,32c± 0,23 4 53,16d± 0,36 59,17c± 0,11 63,48b± 0,28 6 57,59c± 0,50 64,52b± 0,12 72,19a± 0,09 8 68,74b± 0,54 71,62a± 0,21 44,44e± 0,31 10 73,25a± 0,13 46,89f± 0,73 39,02f± 0,33 Y = 5,6967x + Phương trình, Y = 3,5807x + 38,336 Y = 4,7333x + 43,927 giá trị R2 R2=0,9563 44,857 R2=1 R2=1 IC50 (mg/mL) 3,26 1,09 1,13 Trong cùng 1 cột các giá trị theo sau bởi cùng một kí tự không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%. 236
  10. 60 y = 28.52x + 24.777 60 y = 4.7333x + 44.857 54.32 Phần trăm ức chế phát triển (%) Phần trăm ức chế phát triển(%) R² = 0.963 R² = 1 (a) 44.55 54.10 (b) 40 49.59 39.84 30 20 0 0 0 0.5 1 0 1 2 Nồng độ Natri citrate (mg/mL) Nồng độ cao chiết (mg/mL) Hình 2. Hiệu quả ức chế sự phát triển tinh thể CaOx của Natri citrate (a) và cao chiết lá cây cải củ (b). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Syed et al. (2017) cho rằng, cao chiết nước lá cây cải củ có khả năng ức chế sự phát triển tinh thể CaOx ở nồng độ 0,5 mg/mL và 1 mg/mL, hiệu quả ức chế sự sự phát triển tinh thể CaOx đạt 31,42% và 45,71%. Khi so sánh với các nghiên cứu khác cho thấy, Nirmaladevi et al. (2012), cao chiết nước của H. rosa-sinensis Linn. đạt hiệu quả ức chế sự phát triển tinh thể Calcium oxalate dưới 35% ở mức nồng độ 1,4 mg/mL và Kalpana et al. (2013), cao chiết ethanol thân cây B. cultivar Monthan đạt hiệu quả 70% ức chế sự phát triển hạt nhân tinh thể Calcium oxalate ở nồng độ 1,6 mg/mL. 3.5. Hiệu quả ức chế ngƣng tụ tinh thể CaOx của cao chiết lá cây cải củ Ngưng tụ là một bước quan trọng trong quá trình hình thành sỏi, ở giai đoạn này các tinh thể nhỏ sẽ kết tụ lại bằng một lực liên kết hóa học học hay tĩnh điện, làm kích thước sỏi lớn dần và không thể đào thải ra ngoài cơ thể, dẫn đến hình thành sỏi thận. Cao chiết lá cây cải củ có khả năng ức chế mạnh giai đoạn này là do các hợp chất thiên nhiên trong cao chiết bao phủ bên ngoài các tinh thể khiến chúng không thể kết tụ lại với nhau, thêm vào đó cây cải củ có chứa các hợp chất saponin, terpenoid là những chất có khả năng ức chế sự hình thành sỏi bằng cách tương tác ức chế với các mucoprotein, nguyên nhân chính gây sự quá bão hòa của các tinh thể Calcium oxalate, khiến chúng ngưng tụ tạo nên sỏi, nên hiệu quả ức chế của cao chiết sẽ tăng lên khi được nghiên cứu ở động vật. Hiệu quả ức chế sự ngưng tụ tinh thể Calcium oxalate có sự khác biệt giữa các nồng độ natri citrate khảo sát (Bảng 3). Mẫu đối chứng, hiệu quả ức chế ngưng tụ tinh thể Calcium oxalate đạt 0%; trong khi đó, hiệu quả ức chế ngưng tụ của tinh thể Calcium oxalate đạt cao nhất 63,61±0,13% ở nồng độ Natri citrate 10 mg/mL. Tiến hành xây dựng đường biểu diễn hiệu quả ức chế ngưng tụ tinh thể Calcium oxalate của natri citrate và suy ra giá trị IC50 của Natri citrate là 2,68 mg/mL. 237
  11. 80 y = 2,3065x + 43,82 90 Phần trăm ức chế ngƣng tụ (%) Phần trăm ức chế ngƣng tụ (%) (a) R² = 0,9452 (b)y = 5.6967x + 43.927 R² = 1 60 53.32 49.99 55.32 60 57.18 40 44.77 49.62 30 20 0 0 0 1 2 3 4 5 6 0 1 2 Nồng độ Natri citrate (mg/mL) Nồng độ cao chiết (mg/mL) Hình 3. Hiệu quả ức chế sự ngƣng tụ tinh thể CaOx của Natri citrate (a) và cao chiết lá cây cải củ (b). Tương tự, hiệu quả ức chế sự ngưng tụ tinh thể Calcium oxalate có sự khác biệt giữa các nồng độ cao chiết khảo sát (Bảng 4). Mẫu đối chứng, hiệu quả ức chế ngưng tụ tinh thể Calcium oxalate đạt 0%; trong khi đó, hiệu quả ức chế ngưng tụ của tinh thể Calcium oxalate đạt cao nhất 72,19±0,09%% ở nồng độ cao chiết lá cây cải củ 6 mg/mL. Tiến hành xây dựng đường biểu diễn hiệu quả ức ngưng tụ tinh thể Calcium oxalate của cao chiết lá cây cải củ và suy ra giá trị IC50 của cao chiết là 1,13 mg/mL. Natri citrate có IC50 = 2,68 mg/mL cao hơn IC50 của cao chiết là IC50 = 1,13 mg/mL. Cao chiết lá cây cải củ có khả năng ức chế mạnh giai đoạn ngưng tụ là do các hợp chất thiên nhiên trong cao chiết bao phủ bên ngoài các tinh thể khiến chúng không thể kết tụ lại với nhau và cây cảo củ có chứa các hợp chất saponin, terpenoid là những chất có khả năng ức chế sự hình thành sỏi bằng cách tương tác ức chế với các mucoprotein, nguyên nhân chính gây sự quá bão hòa của các tinh thể Calcium oxalate, khiến chúng ngưng tụ tạo nên sỏi, nên hiệu quả ức chế của cao chiết sẽ tăng lên khi được nghiên cứu ở động vật. Tuy nhiên khi tăng mức nồng độ của cao chiết (8-10 mg/mL), hiệu quả ức chế giảm là do cao chiết giảm sự hình thành của các tinh thể Calcium oxalate dihydrate lên nhiều lần, gia tăng sự hình thành của Calcium oxalate monohydate, nhưng những tinh thể Calcium oxalate dihydrate không có ái lực lớn nên có thể dễ dàng có thể loại thải ra ngoài, không những thế giảm sự quá bảo hòa của tinh thể Calcium oxalate trong cơ thể, giảm nguy cơ sỏi thận nên cao chiết lá cây cải củ có khả năng ức chế ngưng tụ (Atmani et al., 2000). Khi so sánh với các nghiên cứu khác cho thấy, Vyawahare et al. (2014), cao chiết lá cây M. Charantia L. đạt hiệu quả ức chế ngưng tụ sỏi Calcium oxalate hơn 30% ở nồng độ 0,5 mg/mL. Nghiên cứu của Agarwal et al. (2015) cây P. niruri L. hiệu quả ức chế ngưng tụ sỏi Calcium oxalate đạt mức 58,62%±0,02% ở nồng độ 1 mg/mL. 4. Kết luận và kiến nghị Cao chiết ethanol của lá cây cải củ có khả năng ức chế sự hình thành, phát triển, ngưng tụ và làm tan tinh thể Calcium oxalate gây bệnh sỏi thận trong điều kiện in vitro với giá trị IC50 lần lượt là 3,26 mg/mL; 1,09 mg/mL và 1,13 mg/mL. Tiếp tục nghiên cứu đánh giá hiệu quả của cao chiết trong điều kiện in vivo và phân lập các hoạt chất có khả năng ức chế quá trình hình thành, phát triển cũng như ngưng tụ tinh thể 238
  12. Calcium oxalate từ cao chiết lá cây cải củ nhằm nâng cao giá trị sử dụng của loài này trong thực tiễn. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang đã tạo điều kiện và hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo Agarwal, K., and Varma, R. (2014). Investigating Antiuroliathiatic Potential of Phyllanthus niruri L. A Member of the Family Euphorbiaceae. American Journal of Phytomedicine and Clinical Therapeutics, 2 (7): 823-831. Agarwal, K., and Varma, R. (2015). In-vitro Calcium oxalate crystallization inhibition by Achyranthes aspera L. and Bryophyllum pinnatum Lam. British Journal of Pharmaceutical Research, 5 (2): 146-152. Atmani, F., and Khan, S.R. (2000). Effects of an extract from Herniaria hirsuta on calcium oxalate crystallization in vitro. Bju International, 85 (6): 621-625. Atodariya, U., Barad, R., Upadhyay, S., and Upadhyay, U. (2013). Anti-Urolithiatic Activity of Dolichos Biflorus Seeds. Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, 2(2): 209-213. Bandar, H., Hijazi, A., Rammal, H., Hach, A., Saad, Z. and Badran, B. (2013). Techniques for the extraction of bioactive compounds from Lebanese Urtica Dioica. American J. of Phytomedicine and C. Therapeutics, 6: 507-513. Chaudhary, A., Singla, S.K. and Tandon, C. (2010). In vitro evaluation of Terminalia arjuna on calcium phosphate and calcium oxalate crystallization. Indian journal of pharmaceutical sciences, 72 (3): 340-345. De Cógáin, M.R., Linnes, M.P., Lee, H.J., Krambeck, A.E., Mendonça Uchôa J.C., Kim, S.H. and Lieske, J.C. (2015). Aqueous extract of Costus arabicus inhibits calcium oxalate crystal growth and adhesion to renal epithelial cells. Urolithiasis, 43 (2): 119-124. Gupta, M., Bhayana, S. and Sikka, S.K. (2011). Role of urinary inhibitors and promoters in calcium oxalate crystallisation. International J. of Research in Pharmacy and Chemistry, 1: 793-798. Hess, B., Nakagawa, Y. and Coe, F.L. (1989). Inhibition of calcium oxalate monohydrate crystal aggregation by urine proteins. Am. J. Physiol., 257: 99-106. Joshi, V.S, Parekh, B.B., Joshi, M.J., and Vaidya, A.B. (2005). Herbal extract of Tribulus terrestris and Bergenia ligulata inhibit of calcium oxalate monohydrate crystals in vitro. J. Cyst. Growth, 275: 1403-1408. Kalpana, S., Nirmaladevi, R., Rai, T.S. and Karthika, P. (2013). Inhibition of Calcium oxalate crystallization in vitro by extract of Banana cultivar monthan. International J. of P. and Pharmaceutical Sciences, 5 (4): 649-653. McAteer, J.A., and Evan, A.P. (2008). The acute and long-term adverse effects of shock wave lithotripsy. In Seminars in nephrology, 28 (2): 200-213. 239
  13. Nirmaladevi, R., Kalpana, S., Kavitha, D. and Padma, P.R. (2012). Evaluation of antilithiatic potential of Hibiscus rosa-sinensis Linn, in vitro. Journal of Pharmacy Research, 5 (8): 4353-4356. Pareta, S.K., Patra, K.C. and Harwansh, R. (2011). In-vitro Calcium oxalate crystallization inhibition by Achyranthes indica linn. Hydroalcoholic extract: An approach to antilithiasis. Int. J. Pharm. Bio. Sci, 2: 432-437. Phatak, R.S., and Hendre, A.S. (2015). In-vitro antiurolithiatic activity of Kalanchoe pinnata extract. International Journal of Pharmacognosy and Phytochemical Research, 7: 275-279. Saha, S., and Ramtej, J.V. (2013). Inhibition of calcium oxalate crystallisation in vitro by an extract of Bergenia ciliata. Arab J. of Urology, 11: 187-192. Saranya, R., and Geetha, N. (2014). Inhibition of calcium oxalate (caox) crystallization in vitro by the extract of beet root (Beta Vulgais L.). International J. of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 6 (2): 361-365. Syed, S.A., Mular, S.M., Khan, N.D., Khan Z.H. and Sohail, S. (2017). In vitro study of aqueous leaf extract of Raphanus sativus var. for inhibittion of calcium oxalate crystallization. Bioscience discovery, 8 (2): 153-157. Thomas, B., and Han, J. (2005). An overview on Urolithialis. Urothilialis Surgery (Oxford), 23: 129-133. Vyawahare, J.N., Shelke, P.A., Aragade, P.D. and Baheti, D.G. (2014). Inhibition of calcium oxalate crystallization in vitro by extract of Momordica charantia Linn. International Journal Of Pharmaceutical And Chemical Sciences, 3 (2): 448-452. Yadav, M., Chatterji, S., Gupta, S.K. and Watal, G. (2014). Preliminary phytochemical screening of six medicinal plants used in traditional medicine. International J.of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 6 (5): 539-542. 240
nguon tai.lieu . vn