Xem mẫu

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt: Sau gần 30 năm thực hiện chính sách “đổi mới”, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về số lượng, với hơn 400 trường đại học và cao đẳng hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ giảng viên hiện nay của các trường vẫn chưa tương xứng với sự phát triển đó. Số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ của các trường vẫn còn rất ít, tỷ lệ sinh viên/giảng viên vẫn còn quá cao. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả cũng như chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các trường. Nghiên cứu này sẽ vận dụng kỹ thuật phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis, gọi tắt là DEA) để đo lường hiệu quả của 60 trường đại học đào tạo Tiến sĩ và Thạc sĩ của Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ ảnh hưởng của biến liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên đến kết quả hiệu quả của các trường. Từ khóa: phân tích màng bao dữ liệu, DEA, hiệu quả, đại học, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, nhờ có sự nỗ lực, cố gắng của ngành giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung, đội ngũ giảng viên đại học1 nước ta đã có những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với giai đoạn từ 1999-20132, số lượng giảng viên tại các trường đại học đã tăng lên đáng kể, được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: 60.000 50.000 Giảng viên cơ hữu 40.000 Trường công lập 30.000 Trường tư thục 20.000 10.000 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo Biểu đồ 1: Biến động số lượng giảng viên cơ hữu tại các trường đại học của Việt Nam trong giai đoạn 1999-2013 1 Giảng viên đại học là những nhà giáo làm nhiệm vụ giáo dục tại các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến đội ngũ giảng viên tại các trường đại học của Việt Nam. 2 Xem số liệu thống kê hiện đang được công bố trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://pbc.moet.gov.vn/?page=9.6. 263
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Qua biểu đồ này chúng ta nhận thấy đội ngũ giảng viên cơ hữu của các trường đại học công lập tăng liên tục qua các năm: từ 19.772 giảng viên năm học 1999-2000 lên đến 49.932 giảng viên đối với năm học 2012-2013, tương ứng tăng đến 152,54%%. Trong khi đó, đội ngũ giảng viên cơ hữu tại các trường tư thục trong giai đoạn từ 1999-2010 lại có biến động không ổn định và chỉ bắt đầu tăng nhanh trong những năm gần đây. Liên quan đến chất lượng của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu xem xét tỷ lệ giữa đội ngũ giảng viên có trình độ Tiến sĩ và đội ngũ giảng viên chưa có trình độ Tiến sĩ tại các trường đại học. Thông tin này được thể hiện cụ thể qua biểu đồ 2. 70.000 60.000 Giảng viên cơ hữu 50.000 40.000 Không phải Tiến sĩ 30.000 20.000 Tiến sĩ 10.000 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo Biểu đồ 2: Biến động chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu tại các trường đại học của Việt Nam trong giai đoạn 1999-2013 Biểu đồ này cho chúng ta thấy đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ vẫn đang chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong tổng số giảng viên cơ hữu của các trường. Ví dụ như đối với năm học 2012-2013, số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ chỉ chiếm 14,38% tổng số giảng viên cơ hữu của các trường đại học ở Việt Nam. Và mặc dù số lượng giảng viên của các trường tăng nhanh trong thời gian qua nhưng số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ của các trường lại tăng rất chậm. Từ thực trạng đó mà vào năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 911 với kỳ vọng đến năm 2020 sẽ đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 Tiến sĩ để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam. Như vậy, nghiên cứu này sẽ thông qua việc vận dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis, gọi tắt là DEA) để đo lường hiệu quả của các trường đại học của Việt Nam. Trong đó, biến đầu vào liên quan đến đội ngũ giảng viên sẽ được tách chi tiết theo 2 nhóm (giảng viên có trình độ Tiến sĩ và giảng viên chưa có trình độ Tiến sĩ) để xem xét ảnh hưởng của chất lượng đội ngũ giảng viên đến hiệu quả của các trường đại học của Việt Nam. 264
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2. MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT VÀ MẪU NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Trong những thập niên gần đây, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu được xem là một phương pháp hữu ích trong đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất, đặc biệt là đối với các tổ chức phi lợi nhuận. Ưu thế nổi trội của nó, đó là: đây là một kỹ thuật phi tham số. Điều đó có nghĩa là để đo lường hiệu quả theo phương pháp này chúng ta không cần phải xác định trước dạng hàm. Đường biên sản xuất theo phương pháp này sẽ được xác định dựa trên dữ liệu quan sát. Ngoài ra, nó còn có thể dễ dàng áp dụng đối với những tổ chức sử dụng nhiều đầu vào để tạo ra nhiều đầu ra như các cơ sở giáo dục đại học. Và đặc biệt hơn nữa, thông tin về giá cả của các đầu vào và đầu ra, những thông tin vốn không dễ dàng xác định đối với những tổ chức phi lợi nhuận, là không bắt buộc đối với phương pháp này. Vận dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu, bài toán hiệu quả được tác giả sử dụng trong bài viết này được viết như sau: max k n s.t. k yrk   y j 1 j rj 0 r = 1, ..., s n xik   x j 1 j ij  0 i = 1, ..., m n  j 1 j 1 j  0 j = 1, ..., n Trong đó: - n: Số lượng đơn vị ra quyết định (Decision Making Unit, viết tắt là DMU) được xem xét; - m: Số lượng các yếu tố đầu vào; - s: Số lượng các yếu tố đầu ra; - yrk: Lượng đầu ra thứ r được tạo ra bởi đơn vị k; - xik : Lượng đầu vào thứ i được sử dụng bởi đơn vị k; -  j : Trọng số đo lường khả năng trở thành “đơn vị chuẩn” (benchmark) của DMUj đối với DMU được đo lường hiệu quả (k). Giá trị k thu được của bài toán quy hoạch tuyến tính này luôn  1, và giá trị k  1 chính là lượng các đầu ra mà DMUk có thể tăng lên mà không thay đổi lượng các 1 yếu tố đầu vào. Như vậy, giá trị  1 được định nghĩa là chỉ số hiệu quả kỹ thuật k 265
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 tương quan của DMUk so với các đơn vị ra quyết định khác trong cơ sở dữ liệu (xem Coelli, 1996). Đây là công thức xác định hiệu quả dựa trên lập luận theo định hướng đầu ra, nghĩa là việc tối đa hóa hiệu quả của các đơn vị ra quyết định được xác định trên cơ sở tối đa hóa đầu ra thu được với các yếu tố đầu vào cố định. Tác giả lựa chọn mô hình định hướng đầu ra cho bài viết này vì cho rằng: đối với các trường đại học, việc điều tiết các yếu tố đầu vào như đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất thường khó khăn hơn vì nó liên quan đến việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Đối với tập hợp biến sử dụng thì trên cơ sở tổng hợp các biến sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, kết hợp với xem xét nguồn dữ liệu ba công khai của các trường do Vụ Kế hoạch và Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, tác giả đã lựa chọn tập biến sử dụng đối với bài viết này bao gồm các biến đầu vào và đầu ra như sau: Bảng 1: Danh mục các biến sử dụng Biến Định nghĩa Đầu vào STAFF Số lượng giảng viên cơ hữu DOCSTAFF Số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ Tiến sĩ NONDOCSTAFF Số lượng giảng viên cơ hữu chưa có trình độ Tiến sĩ Diện tích sàn xây dựng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên SPACE cứu (m2) Đầu ra ENROL Số lượng sinh viên đại học chính quy tuyển mới GRADENROL Số lượng học viên sau đại học tuyển mới STU Tổng quy mô sinh viên đại học chính quy GRADSTU Tổng quy mô học viên sau đại học TOTINCOME Tổng thu nhập (tỷ đồng) Trong đó: - Số lượng giảng viên cơ hữu: là biến đầu vào đại diện cho nhóm nguồn lực con người. Đây là biến được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu trước đây. Để có thể xem xét ảnh hưởng của chất lượng đội ngũ giảng viên đến hiệu quả của các trường đại học ở Việt Nam, trong nghiên cứu này, biến này sẽ được tách thành 2 biến chi tiết: số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ và số lượng giảng viên cơ hữu chưa có trình độ Tiến sĩ; - Diện tích sàn xây dựng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu: là biến đầu vào đại diện cho nhóm cơ sở vật chất. Biến này đã được sử dụng trong nghiên cứu của Johnes và Yu (2008), của Do và Chen (2014); - Liên quan đến biến đầu ra đại diện cho hoạt động giảng dạy, trong nghiên cứu này tác giả xem xét đồng thời cả 2 biến: số lượng sinh viên tuyển mới và tổng quy mô sinh viên của các trường để có căn cứ so sánh và kết luận chính xác hơn về hiệu quả 266
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 tương quan của chúng. Các biến này đều được chi tiết theo 2 nhóm: sinh viên đại học chính quy và học viên sau đại học. Mặc dù vẫn có một số nghiên cứu sử dụng biến số lượng sinh viên tốt nghiệp làm đầu ra cho hoạt động giảng dạy nhưng tác giả thống nhất quan điểm với phần đông các tác giả khác là sử dụng biến số lượng sinh viên đối với danh mục này. Như chúng ta biết, số lượng sinh viên tốt nghiệp là kết quả của nhiều năm học nên không thể dùng nó để so sánh với nguồn lực đầu vào (giảng viên, cơ sở vật chất) của năm sinh viên tốt nghiệp. Hơn nữa, số lượng sinh viên tốt nghiệp phụ thuộc nhiều vào số lượng sinh viên đầu vào và chính sách đào tạo của mỗi trường hơn là các yếu tố đầu vào liên quan đến số lượng giảng viên và cơ sở vật chất của các trường. - Đối với đầu ra của hoạt động nghiên cứu, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có dữ liệu thống kê về số lượng công trình nghiên cứu, bài báo công bố của từng trường. Còn từ nguồn dữ liệu ba công khai sẵn có thì chỉ có một chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến hoạt động này là: thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thực tế nguồn thu này hiện nay của các trường đại học ở Việt Nam còn rất hạn chế: gần 2/3 số trường đại học hiện nay chưa có nguồn thu từ hoạt động này. Vì vậy, để đảm bảo tính so sánh được của mô hình, tác giả quyết định sử dụng biến tổng thu nhập để thay thế cho biến này. Biến tổng thu nhập cũng từng được sử dụng như một biến đầu ra trong các nghiên cứu của Castano và Cabanda (2007a, b) cũng như Cuenca (2011). Bảng 2 dưới đây sẽ chi tiết các tập hợp biến được sử dụng trong nghiên cứu này: Bảng 2: Các tập hợp biến được sử dụng trong nghiên cứu Các mô hình đề xuất Biến M1 M2 M3 M4 Đầu vào STAFF x x DOCSTAFF x x NONDOCSTAFF x x SPACE x x x x Đầu ra ENROL x x GRADENROL x x STU x x GRADSTU x x TOTINCOME x x x x Số lượng biến 5 5 6 6 Từ kinh nghiệm của các nghiên cứu trước đây, để xem xét ảnh hưởng của các biến khác nhau đến kết quả hiệu quả của các đơn vị ra quyết định, kỹ thuật phân tích độ nhạy (sensitivity analysis) là một kỹ thuật được áp dụng khá phổ biến (xem Cooper và đồng sự (2011) để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này). Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ vận dụng kỹ thuật này để xem xét ảnh hưởng của các biến liên quan đến đội ngũ giảng 267
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 viên đến hiệu quả của các trường đại học ở Việt Nam, thông qua việc so sánh kết quả của nhiều mô hình (tập hợp biến) khác nhau. 2.2. Mẫu nghiên cứu Để đảm bảo sử dụng được các mô hình M3 và M4 (bảng 2) cho việc xem xét ảnh hưởng của chất lượng đội ngũ giảng viên đến hiệu quả của các trường đại học ở Việt Nam, nghiên cứu chỉ xem xét đối với nhóm các trường đại học có đào tạo sau đai học. Sự lựa chọn này xuất phát từ thực tế là hiện nay vẫn còn rất nhiều trường trong nhóm trường chỉ đào tạo đến trình độ đại học chưa có giảng viên có trình độ Tiến sĩ. Trong khi đó, phương pháp DEA sẽ không cho được giá trị so sánh khi các biến sử dụng có giá trị bằng 0 (xem Coelli, 1996). Như vậy, từ nguồn dữ liệu ba công khai thu thập được đối với năm học 2012-2013, tác giả tập hợp được 30 trường đào tạo đến Tiến sĩ và 30 trường đào tạo đến Thạc sĩ có đầy đủ dữ liệu cho các biến nghiên cứu3. Kết quả hiệu quả của các trường này sẽ được phân tích và làm rõ ở phần tiếp theo. 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hiệu quả của các trường đào tạo Tiến sĩ Thông qua việc sử dụng phần mềm DEAP 2.1, kết quả hiệu quả của 30 trường đào tạo Tiến sĩ ở Việt Nam đối với cả 4 mô hình (từ M1 đến M4) được tổng hợp qua bảng 3 dưới đây. Bảng 3: Hiệu quả của 30 trường đào tạo tiến sĩ của Việt Nam Tần suất Giá trị Giá trị Giá trị DMU M1 M2 M3 M4 hiệu quả nhỏ nhất lớn nhất trung bình 1 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 2 0,824 0,866 0,880 0,883 0 0,824 0,883 0,863 3 0,952 0,952 0,986 0,987 0 0,952 0,987 0,969 4 0,557 0,482 0,708 0,662 0 0,482 0,708 0,602 5 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 6 0,486 0,575 0,550 0,600 0 0,486 0,600 0,553 7 0,694 0,745 0,695 0,745 0 0,694 0,745 0,720 8 1,000 0,988 1,000 1,000 3 0,988 1,000 0,997 9 0,643 0,736 0,676 0,747 0 0,643 0,747 0,701 10 0,961 1,000 1,000 1,000 3 0,961 1,000 0,990 11 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 12 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 13 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 14 0,598 0,620 0,806 0,817 0 0,598 0,817 0,710 15 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 3 Danh sách các trường này sẽ được cung cấp khi liên hệ trực tiếp với tác giả. 268
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 16 0,961 0,869 1,000 0,922 1 0,869 1,000 0,938 17 0,676 0,550 0,947 0,779 0 0,550 0,947 0,738 18 0,479 0,649 0,593 0,761 0 0,479 0,761 0,621 19 0,637 0,637 1,000 1,000 2 0,637 1,000 0,819 20 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 21 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 22 0,767 0,765 0,959 0,809 0 0,765 0,959 0,825 23 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 24 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 25 1,000 0,978 1,000 1,000 3 0,978 1,000 0,995 26 1,000 0,995 1,000 0,997 2 0,995 1,000 0,998 27 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 28 1,000 0,893 1,000 1,000 3 0,893 1,000 0,973 29 0,473 0,473 0,876 0,876 0 0,473 0,876 0,675 30 0,944 0,860 0,964 0,866 0 0,860 0,964 0,909 Số DMU 15 12 18 16 hiệu quả Giá trị 0,473 0,473 0,550 0,600 nhỏ nhất Giá trị 1,000 1,000 1,000 1,000 lớn nhất Giá trị trung 0,855 0,854 0,921 0,915 bình Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp. Qua so sánh kết quả của các mô hình, chúng ta nhận thấy rằng kết quả hiệu quả của các trường có sự thay đổi đáng kể khi tập biến sử dụng thay đổi. Từ việc nghiên cứu sự thay đổi hiệu quả của từng trường qua từng mô hình sẽ giúp chúng ta nhận ra được ảnh hưởng của từng biến đến kết quả hiệu quả của chúng. Trước hết, khi so sánh kết quả của hai mô hình M1 và M2, chúng ta nhận thấy rằng số lượng trường đạt hiệu quả tối ưu4 giảm xuống (từ 15 trường đối với M1 xuống còn 12 trường đối với M2). Nghiên cứu chi tiết hơn đối với những đơn vị này, chúng ta nhận thấy: - Có 4 trường đạt hiệu quả tối ưu đối với mô hình M1 đã trở nên không hiệu quả đối với mô hình M2. Đó là các DMU 8, 25, 26 và 28. Thực tế các trường này đạt được hiệu quả tối ưu đối với mô hình M1 là do số lượng sinh viên tuyển mới của năm học 2012-2013 tăng so với các năm trước. Tuy nhiên, sự không hiệu quả của chúng đối với 4 Với chỉ số hiệu quả bằng 1.000. 269
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 mô hình M2 chứng tỏ rằng tổng quy mô sinh viên của các trường này trong năm học 2012-2013 vẫn chưa tương xứng với nguồn lực sẵn có. Và tăng số lượng sinh viên tuyển mới là một giải pháp mà các trường này có thể xem xét để cải thiện hiệu quả của mình. - Ngược lại, DMU10 không hiệu quả với mô hình M1 lại đạt hiệu quả tối ưu đối với mô hình M2. Điều này là do số lượng sinh viên tuyển mới của nhà trường trong năm học 2012-2013 ít hơn so với những năm trước. Như vậy, mặc dù đơn vị này được đánh giá hiệu quả trong năm 2012-2013 khi xem xét tổng quy mô sinh viên nhưng với xu hương giảm sut về số lượng sinh viên tuyển sinh, trường này có thể sẽ không đạt được hiệu quả tối ưu trong những năm tới. Kết quả so sánh giữa mô hình M3 và M4 cũng cho thấy khi biến số lượng sinh viên tuyển mới được thay thế bởi biến tổng quy mô sinh viên thì hiệu quả của các trường đại học của Việt Nam sẽ giảm sút. Điều này cũng phù hợp với một thực tế hiện nay là tất cả các trường đại học ở nước ta đều có xu hướng gia tăng chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm. Cuối cùng, để xem xét ảnh hưởng của chất lượng đội ngũ giảng viên đến hiệu quả của các trường đại học Tiến sĩ ở Việt Nam, chúng ta lần lượt so sánh kết quả của các mô hình M3 với M1 và M4 với M2. Kết quả so sánh cho thấy khi biến STAFF được tách thành 2 biến DOCSTAFF và NONDOCSTAFF, hiệu quả của các trường được cải thiện đáng kể. Cụ thể: khi so sánh kết quả của mô hình M3 với M1, chúng ta thấy có thêm 3 DMU đạt hiệu quả tối ưu (các DMU 10, 16 và 19). Sau khi kiểm tra trọng số5 của hai biến DOCSTAFF và NONDOCSTAFF của các trường này ở mô hình M3, chúng ta nhận thấy rằng chỉ có biến DOCSTAFF có đóng góp vào kết quả hiệu quả tổng quan của chúng. Đó là lí do mà khi chúng ta gộp 2 biến DOCSTAFF và NONDOCSTAFF thành 1 biến STAFF thì lợi thế so sánh của chúng sẽ bị giảm sút. Kết quả so sánh giữa mô hình M4 và M2 cũng cho kết luận tương tự. Như vậy, thông qua việc tách biến số lượng giảng viên cơ hữu thành 2 biến (số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ Tiến sĩ và số lượng giảng viên cơ hữu chưa có trình độ Tiến sĩ) cho chúng ta thấy biến số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ có đóng góp quan trọng vào kết quả hiệu quả của các trường đào tạo Tiến sĩ của Việt Nam. Vì vậy, để cài thiện hiệu quả của các trường này, cần tập trung nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên của các trường. 3.2. Hiệu quả của các trường đào tạo Thạc sĩ Kết quả hiệu quả của 30 trường đào tạo Thạc sĩ trong mẫu nghiên cứu đối với 4 mô hình (từ M1 đến M4) được tổng hợp ở bảng 4. 5 Trọng số này sẽ cho biết đóng góp của mỗi biến vào kết quả hiệu quả của từng đơn vị ra quyết định. Kỹ thuật phân tích màng bao dữ liệu cho phép mỗi DMU được lựa chọn một bộ trong số riêng cho các biên để đạt được mức hiệu quả so sánh cao nhất. 270
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Bảng 4: Hiệu quả của 30 trường đào tạo Thạc sĩ của Việt Nam Giá trị Giá trị Tần suất Giá trị DMU M1 M2 M3 M4 nhỏ trung hiệu quả lớn nhất nhất bình 1 1,000 0,855 1,000 1,000 3 0,855 1,000 0,964 2 0,493 0,519 0,661 0,648 0 0,493 0,661 0,580 3 0,539 0,578 0,551 0,600 0 0,539 0,600 0,567 4 0,365 0,346 0,426 0,420 0 0,346 0,426 0,389 5 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 6 0,958 0,709 1,000 1,000 2 0,709 1,000 0,917 7 0,944 1,000 1,000 1,000 3 0,944 1,000 0,986 8 0,455 0,439 0,702 0,681 0 0,439 0,702 0,569 9 0,293 0,332 1,000 1,000 2 0,293 1,000 0,656 10 0,427 0,488 1,000 1,000 2 0,427 1,000 0,729 11 0,841 1,000 1,000 1,000 3 0,841 1,000 0,960 12 0,478 0,476 0,620 0,618 0 0,476 0,620 0,548 13 0,426 0,394 0,511 0,506 0 0,394 0,511 0,459 14 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 15 0,562 0,543 0,577 0,570 0 0,543 0,577 0,563 16 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 17 0,644 0,582 0,797 0,829 0 0,582 0,829 0,713 18 0,650 0,618 0,670 0,681 0 0,618 0,681 0,655 19 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 20 0,747 0,792 0,747 0,818 0 0,747 0,818 0,776 21 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 22 1,000 1,000 1,000 1,000 4 1,000 1,000 1,000 23 0,304 0,307 0,631 0,607 0 0,304 0,631 0,462 24 0,599 0,433 0,599 0,460 0 0,433 0,599 0,523 25 0,351 0,351 0,499 0,499 0 0,351 0,499 0,425 26 0,612 0,728 0,635 0,812 0 0,612 0,812 0,697 27 1,000 0,878 1,000 0,913 2 0,878 1,000 0,948 28 0,562 0,562 0,587 0,587 0 0,562 0,587 0,575 29 0,488 0,488 1,000 1,000 2 0,488 1,000 0,744 30 0,684 0,617 0,684 0,655 0 0,617 0,684 0,660 Số DMU 8 8 14 13 hiệu quả Giá trị nhỏ nhất 0,293 0,307 0,426 0,420 Giá trị 1,000 1,000 1,000 1,000 lớn nhất Giá trị 0,681 0,668 0,797 0,797 trung bình Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp. 271
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Qua so sánh kết quả của các mô hình, chúng ta nhận thấy không có nhiều sự thay đổi về hiệu quả của các trường đào tạo Thạc sĩ khi biến số lượng sinh viên tuyển mới được thay thế bằng biến tổng quy mô sinh viên. Điều này chứng tỏ so với các trường đào tạo Tiến sĩ, số lượng sinh viên tuyển mới của nhóm trường này trong năm 2012- 2013 không có nhiều biến động so với các năm trước. Tuy nhiên, khi tách biến số lượng giảng viên cơ hữu thành 2 biến thì số lượng trường đạt hiệu quả tối ưu của nhóm này tăng lên đáng kể. Cụ thể: có thêm 6 trường đạt hiệu quả tối ưu đối với mô hình M3 (so với M1) và 5 trường đối với mô hình M4 (so với M2). Điều đó chứng tỏ chất lượng đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng lớn đến kết quả hiệu quả của các trường thuộc nhóm này. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã giúp chúng ta có được một cái nhìn tổng quan về hiệu quả của hai nhóm trường đại học quan trọng của Việt Nam: nhóm trường đào tạo Tiến sĩ và nhóm trường đào tạo Thạc sĩ. Mặc dù đây là nhóm các trường có quy mô lớn của Việt Nam nhưng mức hiệu quả trung bình của chúng còn khá hạn chế (chỉ đạt từ 0,668 đến 0,921). Trong đó hiệu quả trung bình của các trường đào tạo Thạc sĩ luôn ở mức dưới 0,8. Như vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống giáo dục đại học của nước ta so với khu vực và quốc tế, cần phải tập trung cải thiện hiệu quả của hai nhóm trường này. Đặc biệt, cần tập trung xây dựng một số trường đại học đẳng cấp quốc tế trong nhóm các trường đào tạo Tiến sĩ. Để làm được điều đó, trước hết cần phải quan tâm cải thiện chất lượng đội ngũ giảng viên của các trường. Một thực tế chúng ta có thể nhân thấy đối với các trường đại học của nước ta hiện nay là đội ngũ giảng viên có trình độ Tiến sĩ còn rất hạn chế. Trong khi đó, đây là lực lượng có đóng góp quan trong vào kết quả hiệu quả của các trường (kết quả của bài viết này đã chứng minh cho điều này). Vì vậy, cần có các chính sách hỗ trợ như Đề án 911 để tạo điều kiện cho các giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có cơ hội được học tập, nâng cao trình độ cả ở trong nước và nước ngoài. Đồng thời, các trường đại học cũng cần phải có các chính sách đãi ngộ tương xứng để níu giữ cũng như thu hút ngày càng nhiều giảng viên có trình độ Tiến sĩ về làm việc cho nhà trường, và phải tạo điều kiện để họ có thể phát huy được năng lực chuyên môn của mình, đặc biệt là năng lực nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Castano, M. C. N., Cabanda, E. C. (2007a), Performance evaluation of the efficiency of Philippine Private Higher Educational Institutions: Application of frontier approaches. International Transactions in Operational Research, 14, 431-444. [2] Castano, M. C. N., Cabanda, E. C. (2007b), Sources of Efficiency and Productivity Growth in the Philippine State Universities and Colleges: A Non-Parametric Approach. International Business & Economics Research Journal, 6 (6), 79-90. [3] Coelli, T. J. (1996), A Guide to DEAP version 2.1: A data envelopment analysis (Computer) Program, Centre for Efficiency and Productivity Analysis (CEPA), CEPA Working Paper No. 8/96. [4] Cooper, W. W., Li, S., Seiford, L. M., & Zhu, J. (2011), Sensitivity Analysis in DEA, in: Cooper, W. W., Seiford, L. M., & Zhu, J. (Eds.), (2011), Handbook on Data 272
  11. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Envelopment Analysis. International Series in Operations Research & Management Science, 164, Springer, 2nd edition, chapter 3. [5] Cuenca, J. S. (2011), Efficiency of State Universities and Colleges in the Philippines: A Data Envelopment Analysis, Philippine Institute for Development Studies, Discussion paper series n° 2011-14. [6] Do, Q. H., Chen, J. F. (2014), Integrating managerial preferences into the assessment by the fuzzy AHP/DEA approach: A case application in the assessment of university performance. DEPOCEN Working Paper Series n° 2014/03. [7] Johnes, J., Yu, L. (2008), Measuring the research performance of Chinese higher education institutions using data envelopment analysis, China Economic Review, 19, 679-696. [8] Quyết định 911/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 17/06/2010, Quyết định phê duyệt Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020. [9] Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://pbc.moet.gov.vn/?page=9.6. Title: THE IMPACT OF TEACHING STAFF’S QUALITY ON THE EFFICIENCY OF UNIVERSITIES IN VIETNAM Abstract: After nearly 30 years of implementing the renovation policy, the Vietnamese higher education system has developed quickly in quantity, with more than 400 universities and colleges. However, the quality of teaching staff has not been correspondent with such development. The number of lecturers who holds doctoral degree at universities is still modest, their student-faculty ratio is still high. This fact has great effect on the efficiency as well as the teaching and research quality in universities. This paper applies Data Envelopment Analysis (DEA) to measure the efficiency of 60 doctorate-granting and master's-granting universities in Vietnam, especially it clearifies the impact of variables related to the quality of their teaching staff to their efficiency results. Keywords: Data Envelopment Analysis, DEA, efficiency, universities, Vietnam TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Địa chỉ liên lạc: Phòng 9, Nhà D, 35 Lê Hồng Phong, TP Huế Số điện thoại: 0916838632, Email: ntthuyenkt@gmail.com 273
nguon tai.lieu . vn