Xem mẫu

  1. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Bùi Thanh Hiền, Thân Thạch Thảo, Đinh Viết Giang, Nguyễn Anh Đức Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) dầu khí niêm yết tại Việt Nam, sử dụng 145 mẫu quan sát trong khoảng thời gian từ năm 2016-2020. Kết quả cho thấy, DN càng vay nợ ngắn hạn thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) càng giảm, biên lợi nhuận gộp (GM) và Tobin’s Q càng tăng. Hệ số nợ dài hạn có tác động tích cực tới Tobin’s Q. Tỷ trọng hàng tồn kho và tỷ trọng tài sản cố định càng cao thì tỷ suất sinh lợi của tài sản càng giảm. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra sự ảnh hưởng của các biến kiểm soát gồm quy mô, tốc độ tăng trưởng doanh thu, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt động và tỷ lệ vốn góp nhà nước đến hiệu quả kinh doanh của các DN. Từ khóa: Cấu trúc vốn, cấu trúc tài chính, hiệu quả kinh doanh, dầu khí, công ty niêm yết. 1. GIỚI THIỆU Ngành công nghiệp dầu khí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với những đóng góp to lớn có thể kể đến trong những năm qua như: chiếm tỷ trọng từ 9-11% tổng thu ngân sách Nhà nước và chiếm từ 16,5-17% tổng thu ngân sách Trung ương; đóng góp cho GDP cả nước trung bình hằng năm từ 10-13% (trích phát biểu của Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn tại buổi tọa đàm do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân, Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức, ngày 10/9/2018, tại Hà Nội).  Tác giả liên hệ: 078 228 0820 Email: hienkiupj@gmail.com 92
  2. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research Không chỉ dừng lại ở những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam, dầu khí còn là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc biệt, gắn liền với bài toán năng lượng cũng như chuỗi giá trị kinh tế trong chiến lược phát triển đất nước và đặc biệt là động lực phát triển kinh tế vùng, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, đóng góp ngân sách Nhà nước,... Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dầu khí nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro gia tăng, hoạt động khai thác dầu khí gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó, vấn đề hàng đầu mà các DN nói chung cũng như các DN dầu khí (DNDK) nói riêng đều phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của DN. Để làm được điều đó, các nhà quản trị của các DN ngày nay càng quan tâm đến bài toán quản trị DN mà trọng tâm là thiết lập cấu trúc tài chính phù hợp cho DN. Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính (CTTC) đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) của các DN dầu khí tại Việt Nam là một nhu cầu bức thiết hiện nay, để giúp các DN này có những chính sách phù hợp và khuyến khích sự phát triển của một ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam. 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định tác động của CTTC và các biến kiểm soát đến HQKD của các DNDK niêm yết tại Việt Nam. 93
  3. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research Biến kiểm soát - - SIZE - - GROW Cấu trúc nguồn vốn - - AGE Theo sổ sách - - ACT1 - - TD - - ROA - - ACT2 - - STD - - ROE - - STATE - - LTD - - ROS - - FOR 2. - - GM CẤU HIỆU Cấu trúc tài sản QUẢ TRÚC Theo thị trường - - TANG TÀI KINH - - INVE - - P/E - - RECE CHÍNH DOANH - - TOBIN’SQ Hình 1: Mô hình nghiên cứu Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Bảng 1: Mô tả các biến Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 94
  4. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research Các biến phản ánh cấu trúc nguồn vốn là TD, STD và LTD. Ba biến này có mối quan hệ ràng buộc với nhau (TD = STD + LTD), vì vậy nếu đồng thời đưa cả ba biến vào phương trình hồi quy sẽ xảy ra khuyết tật trong mô hình. Do đó, đối với mỗi phương trình hồi quy, nhóm tác giả chỉ đưa hoặc biến TD hoặc hai biến STD và LTD. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng hồi quy tuyến tính để kiểm định tác động của CTTC và các biến kiểm soát đến HQKD của các DNDK niêm yết tại Việt Nam. Nhóm tác giả thu thập số liệu tài chính của các DNDK niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 14. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Đối với phương trình có biến phụ thuộc P/E, khi chạy hai mô hình FEM và REM, kết quả cho thấy tất cả biến trong mô hình đều không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Chính vì vậy nhóm tác giả loại các phương trình 5a và 5b với biến phụ thuộc P/E khỏi đối tượng nghiên cứu. Kết quả hồi quy các phương trình còn lại được tổng hợp ở Bảng 2 và 3. Bảng 2: Kết quả hồi quy các phương trình có biến cấu trúc vốn TD Phương trình Phương trình Phương trình Phương trình Phương 1a 2a 3a 4a trình 6a (ROA) (ROE) (ROS) (GM) (Tobin’s Q) TD -0,0404 *** 0,0136 -0,6271*** 0,2250*** 1,4585 *** (0,0082) (0,0133) (0,219) (0,056) (0,148) TANG -0,0389** -0,1248 -0,9543 -0,2744 0,2302* (0,0159) (0,0834) (4,514) (0,352) (0,135) RECE -0,0282 -0,0946 3,3182 -0,1644 -01676 (0,0192) (0,0939 (3,390) (0,323) (0,175) INVE -0,0381*** -0,1371* -0,0820 -0,9507* 0,0293 (0,0138) (0,0770) (3,041) (0,506) (0,168) 95
  5. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research SIZE 0,0087*** 0,0092 1,2501* 0,2479* -0,0187 (0,0020) (0,0089) (0,647) (0,127) (0,014) GROW 0,0017** 0,0073* 0,1230** -0,0114*** -0,0046 (0,0009) (0,0039) (0,046) (0,003) (0,004) AGE 0,0012* -0,0025 -0,0881 -0,0599*** 0,0026 (0,0007) (0,0037) (0,183) (0,006) (0,006) ACT1 -0,0263*** -0,0430 -0,1568** (0,0085) (0,0688) (0,076) ACT2 0,0338*** 0,0912*** -0,0312 (0,0053) (0,0298) (0,044) STATE 0,0223* 0,0046 2,6444 -0,0286 0,0363 (0,0114) (0,0529) (2,234) (0,086) (0,072) FOR -0,0221 0,0140 -1,3175 0,1603 -0,1115 (0,0137) (0,0750) (1,379) (0,101) (0,190) _cons -0,0902 -0,0156 -19,2007 -2,9627 0,1533 (0,0315) (0,1573) (9,151) (1,753) (0,234) N 145 145 145 145 145 t statistics in parentheses * p
  6. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research RECE -0,0192 -0,1046 3,3430 -0,1622 -0,1947 (0,0210) (0,0924) (3,217) (0,333) (0,187) INVE -0,0318** -0,1416* -0,0887 -0,9525* 0,0024 (0,0147) (0,0772) (3,157) (0,505) (0,180) SIZE 0,0085*** 0,0121 1,2601 0,2463* -0,0176 (0,0020) (0,0100) (0,820) (0,134) (0,015) GROW 0,0017** 0,0073* 0,1225** -0,0118*** -0,0052 (0,0008) (0,0039) (0,048) (0,003) (0,005) AGE 0,0010 -0,0026 -0,0903 -0,0590*** 0,0027 (0,00070) (0,0035) (0,198) (0,015) (0,005) ACT1 -0,0290*** -0,0234 -0,1841** (0,0085) (0,0727) (0,074) ACT2 0,0315*** 0,1007*** -0,0329 (0,0056) (0,0292) (0,043) STATE 0,0286** -0,0100 2,6299 -0,0324 -0,0209 (0,0117) (0,0575) (2,398) (0,086) (0,088) FOR -0,0227 -0,0243 -1,3277 0,1357 -0,0572 (0,0145) (0,0645) (1,343) (0,120) (0,1926) _cons -0,0911 -0,0426 -19,3204 -2,9406 0,1534 (0,0316) (0,1693) (10,912) (1,809) (0,246) N 145 145 145 145 145 t statistics in parentheses * p
  7. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research TD, STD có tác động nhưng không có ý nghĩa thống kê. LTD chỉ có tác động tích cực ở mức ý nghĩa 5% tới Tobin’s Q. Trong các biến phản ánh cấu trúc tài sản, biến tỷ trọng tài sản cố định TANG tác động tiêu cực ở mức ý nghĩa 5% tới ROA, biến tỷ trọng hàng tồn kho INVE tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê tới ROA, ROE và GM, biến tỷ trọng các khoản phải thu RECE tác động song không có ý nghĩa thống kê đến các biến phản ánh HQKD. 3.2. Kiểm định mô hình bằng tình huống cụ thể Để kiểm định tính chính xác của kết quả nghiên cứu cũng như khả năng dự báo của các mô hình, nhóm tác giả tiến hành so sánh các giá trị thu được từ mô hình với giá trị thực tế. Cụ thể, nhóm tác giả đã chọn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Mã chứng khoán: PLX), kiểm định hai chỉ tiêu phản ánh HQKD là ROA và Tobin’s Q trong hai năm 2017 và 2019. Để chọn được đối tượng kiểm định như trên, nhóm tác giả đã thực hiện sắp xếp các chỉ tiêu và thấy rằng, trong năm 2017 và 2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có chỉ số vốn hóa thị trường cũng như nợ phải trả cao nhất trong các DNDK niêm yết trên sàn chứng khoán. Lựa chọn như vậy là hợp lý vì Tobin’s Q là biến đại diện cho giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của DN. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cho thấy vốn vay có tác động tiêu cực đến chỉ tiêu ROA của DN, hay DN vay nợ càng nhiều thì HQKD càng thấp, vì vậy chọn PLX có chỉ tiêu nợ phải trả cao nhất trong năm 2017 và 2019 so sánh với các DNDK niêm yết trên sàn chứng khoán là hợp lý. Bảng 4: Kết quả kiểm định mô hình bằng tình huống cụ thể năm 2017 Chỉ tiêu Mô hình chứa biến Chênh Mô hình chứa biến cấu Chênh cấu trúc vốn TD lệch kiểm trúc vốn STD và LTD lệch kiểm định so định so Thực tế Kiểm định Thực tế Kiểm với thực với thực định tế (%) tế (%) ROA 0,0674 0,0718 106,41 0,0674 0,0697 103,41 Tobin’s Q 0,7760 0,7612 98,09 0,7760 0,7856 101,23 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 98
  8. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research Bảng 5: Kết quả kiểm định mô hình bằng tình huống cụ thể năm 2019 Chỉ tiêu Mô hình chứa biến Chênh Mô hình chứa biến cấu Chênh cấu trúc vốn TD lệch trúc vốn STD và LTD lệch kiểm kiểm Thực tế Kiểm định Thực tế Kiểm định định so định so với thực với thực tế (%) tế (%) ROA 0,0793 0,0732 92,32 0,0793 0,0699 88,18 Tobin’s Q 0,7222 0,6929 95,95 0,7222 0,7339 101,62 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Sau khi thực hiện kiểm định, kết quả có thể thấy mô hình hồi quy cho kết quả có độ tương thích tương đối cao với thực tế, dao động từ 1,23% đến 11,82%. Qua đó có thể khẳng định rằng mô hình hồi quy có tính dự báo tốt với các DNDK. Các DNDK có thể sử dụng các mô hình hồi quy của nhóm tác giả để dự báo hiệu quả kinh doanh trong tương lai. 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Biến cấu trúc vốn Kết quả cho thấy, hầu hết các biến cấu trúc vốn có tác động đến các biến phản ánh hiệu qủa kinh doanh của các DNDK. Ngoại trừ chỉ tiêu nợ dài hạn chưa cho thấy nhiều sự ảnh hưởng đến HQKD, chỉ tác động đến duy nhất chỉ tiêu giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của DN. Các chỉ tiêu tổng nợ và nợ ngắn hạn có tác động lớn đến hầu hết các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của DNDK, ngoại trừ chỉ tiêu ROE là chưa có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, chỉ tiêu tổng nợ dài hạn của các DNDK khá cao, chiếm tỷ trọng hơn nửa tổng tài sản của DN, cho thấy tài sản chủ yếu được tài trợ bởi nợ vay và chứng tỏ mức độ độc lập và tự chủ tài chính của DN còn thấp, rủi ro tài chính càng cao. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của chỉ tiêu này đối với các chỉ tiêu phản ảnh sức mạnh tài chính của DN như lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS). 99
  9. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 4.2. Biến cấu trúc tài sản Các chỉ tiêu phản ảnh cấu trúc tài sản của các DNDK hầu hết không có ý nghĩa thống kê với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các DNDK. Chỉ tiêu tỷ trọng các khoản phải thu không có ý nghĩa thống kê với bất kì một biến số thể hiện hiệu quả kinh doanh nào. Qua đó có thể thấy, mặc dù trong các DNDK có tỷ trọng các khoản phải thu tương đối lớn song lại chưa cho thấy sự tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của DN. Hai chỉ tiêu về tỷ trọng tài sản cố định và hàng tồn kho đều gây tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của DN, ngoại trừ đối với chỉ tiêu giá trị thị trường trên giá trị sổ sách là tích cực. Điều này là hợp lý vì trong khi sự gia tăng hàng tồn kho sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, gây ảnh hướng xấu đến hiêu quả sử dụng tài sản của DN cũng như làm giảm mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong DN và khả năng sinh lợi của các hàng tồn kho này. Trong khi tỷ trọng tài sản cố định cao sẽ giúp nâng cao giá của công ty trên thị trường, thì lại gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng tài sản của DN. 4.3. Biến quy mô doanh nghiệp Chỉ tiêu quy mô DN (SIZE) tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến phần lớn các biến phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN. Điều này chứng tỏ quy mô DN có tác động lớn đến thị phần, uy tín của DN, từ đó tác động đến HQKD. Quy mô DN càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. 4.4. Biến tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng được tính bằng tốc độ tăng trưởng liên hoàn của doanh thu thuần. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng (GROW) tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến ROA và ROE. Vì vậy, việc tăng doanh thu không những tác động đến hiệu năng sử dụng tài sản mà còn có tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi của tài sản và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng (GROW) lại tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê tới biên lợi nhuận gộp GM, điều này trái với giả thuyết nghiên cứu. Nhóm tác giả cho rằng trong các DN dầu khí niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2016 -2020, 100
  10. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research giá vốn hàng bán tăng lên nhanh chóng làm tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp, dẫn tới biên lợi nhuận gộp GM giảm. 4.5. Biến thời gian hoạt động của doanh nghiệp Thời gian hoạt động của DN được tính khi công ty bắt đầu niêm yết đến thời điểm nghiên cứu. Chỉ tiêu thời gian hoạt động của DN (AGE) tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến ROA. Điều này chứng tỏ các công ty có thời gian hoạt động lâu thì có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, do đó trách được các rủi ro trong quá trình hoạt động, được ưu đãi trong quá trình vay nợ, dẫn tới tác động tích cực đến HQKD. 4.6. Biến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Các DN dầu khí niêm yết tại Việt Nam hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề, trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã chia thành 3 nhóm ngành: (i) Hoạt động tìm kiếm – thăm dò – khai thác; (ii) Hoạt động vận chuyển – Tàng trữ - Chế biến dầu khí; (iii) Các hoạt động kinh doanh dịch vụ dầu khí. Các DN dầu khí hoạt động tìm kiếm – thăm dò – khai thác có chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản ROA và chỉ tiêu phản ánh kỳ vọng trong tương lai của các nhà đầu tư TOBIN’S Q thấp hơn các công ty trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ dầu khí. Đối với các DN trong ngành vận chuyển – tàng trữ - chế biến dầu khí, chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản ROA và sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu ROE cao hơn các công ty kinh doanh dịch vụ dầu khí. Điều này chứng tỏ đối với mỗi nhóm lĩnh vực sẽ có tỷ trọng các thành phần trong cấu trúc tài chính khác nhau, dẫn đến sự đa dạng trong hiệu quả kinh doanh của từng DN. 4.7. Biến vốn đầu tư nhà nước của doanh nghiệp Chỉ tiêu vốn đầu tư nhà nước của DN (STATE) tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến ROA. Điều này chứng tỏ, DN có tỷ lệ vốn góp Nhà nước cao thường có uy tín, đã hoạt động trong thời gian dài, có thương hiệu, do đó dễ tiếp cận nguồn vốn vay và nhận được nhiều ưu đãi hơn so với các DN có hình thức sở hữu khác, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh. 101
  11. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 4.8. Biến vốn đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp Chỉ tiêu vốn đầu tư nước ngoài của DN (FOR) có tác động song không có ý nghĩa thống kê đến tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Điều này trái với giả thuyết của nhóm tác giả khi cho rằng hoạt động đầu tư của nước ngoài mang đến một nguồn lợi lớn không chỉ về vốn mà còn trên nhiều khía cạnh khác có thể kể đến như: sự chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao năng lực xuất khẩu và mở rộng thị trường,…; góp phần làm tăng HQKD của DN. Giải thích cho kết quả này, nhóm tác giả cho rằng các DN dầu khí niêm yết tại Việt Nam chưa thu hút được lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài chiếm trong vốn chủ sở hữu còn thấp. Bằng chứng cho nhận định trên là có đến 18 trong tổng số 29 DN niêm yết tại Việt Nam được lựa chọn nghiên cứu có chỉ tiêu này dưới 5% trong cả 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020. 5. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ 5.1. Mở rộng quy mô sản xuất Để quy mô sản xuất tăng, DN cần tăng cường huy động vốn từ cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tuy nhiên, nhóm tác giả đã phân tích hệ số nợ TD và hệ số nợ ngắn hạn STD đều tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh, do đó DN cần cân đối vốn huy động từ mỗi nguồn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu để quy mô DN tăng đồng thời vẫn kiểm soát được hệ số nợ, hệ số nợ ngắn hạn. 5.2. Nâng cao tốc độ tăng trưởng doanh thu DN dầu khí cần mở rộng các mối quan hệ, tìm kiếm việc làm, giữ uy tín để củng cố niềm tin cho các chủ đầu tư, từ đó từng bước mở rộng thị trường, tăng doanh thu cho DN. Ngoài ra, trong DN dầu khí niêm yết, nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ phải trả. Nhu cầu vốn lưu động chủ yếu đang được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn thay vì nỗ lực giải phóng tiền mặt từ hoạt động của DN. Do đó, các DN dầu khí niêm yết cần tích cực quản lý và duy trì các yếu tố trong quản lý vốn lưu động để tối ưu hóa hiệu quả và tăng cường tiết kiệm chi phí cho DN. 102
  12. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 5.3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài Ngoài các hình thức huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đang được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam áp dụng có hiệu quả như: Xí nghiệp liên doanh (Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro), huy động vốn thông qua các hợp đồng dầu khí (PSC). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần mở rộng các hình thức huy động vốn từ các Nhà đầu tư nước ngoài như sau: - Huy động vốn thông qua hợp đồng xây dựng, kinh doanh và chuyển giao: Hình thức BOT là một hình thức đầu tư mới ở Việt Nam, song nó có thể thu hút được nguồn vốn lớn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Với đặc điểm này rất phù hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. - Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Để thu hút nguồn vốn này cần có những cơ chế, chính sách phù hợp với Luật Dầu khí. Luật đầu tư cộng với các cơ chế, chính sách ưu đãi riêng của ngành. Các giải pháp cần phải thực thi như: đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, đầu tư, trang bị và nâng cao kiến thức, trình độ, tay nghề cho nguồn lao động, đa dạng hóa các loại hình và lĩnh vực đầu tư, xây dựng danh mục các dự án và chính sách ưu đãi … - Phát hành trái phiếu quốc tế: Phát hành trái phiếu là một hình thức vay nợ, trong đó người phát hành có thể là các tổ chức đa quốc gia, các Chính phú, chính quyền địa phương và các công ty. Người vay phát hành một chứng chỉ, thường có lãi suất xác định, đảm bảo thanh toán vào một thời điểm xác định trong tương lai. Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, huy động vốn bằng hình thức nảy có tính khả thi cao vì các lý do sau: ✓ Giá trị xuất khẩu dầu thô hàng năm của Tập đoàn đạt hàng tỷ USD, đó chính là sự “tự bảo lãnh” cho việc phát hành nợ. ✓ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nền tảng tài chính vững chắc, hoạt động trong lĩnh vực dầu khí đem lại lợi nhuận cao, đó chính là sự đảm bảo bằng “tín chấp” cho việc phát hành nợ. - Huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức thu hút góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh: Để có thể phát huy hiệu quả kênh huy động vốn 103
  13. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research này, PVN phải đánh giá và lựa chọn các dự án có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế cao giúp các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vốn. Việc này đòi hỏi công tác thẩm định, đánh giá đự án đầu tư cần phải được cải thiện, PVN phải đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn các công ty con trong việc thẩm định, đánh giá hiệu quả các dự án nhằm kêu gọi đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Lê Thị Hồng Tâm. (2020). Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Lê Thị Nhu. (2017). Phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với khả năng sinh lợi trong các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Vũ Hồng Biên. (2009). Giải pháp hoàn thiện hoạt tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn dầu khí Việt Nam. Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 66-69. Tài liệu nước ngoài 1. DeAngelo, H, & Masulis, R.W. (1980). Optimal capital structure under corporate and personal taxation. Journal of financial economics, 3-29. 2. Kraus, A., & Litzenberger, R. H. (1973). A State – Preference model of optimal financial leverage. Journal of Finance, 28(4), 911-922. 3. Melnyk, Z., Srinivasan, V., & Sundaram, S. (1984). Toward an Optimum Asset Structure Theory. Presented at the Midwest Finance Association Meeting, April, 1984. 4. Modigliani, F, & Miller, M. (1958). The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment. The American Economic Review, 48(3), 261-280. 104
  14. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 5. Myers, S, & Maijluf, N. (1984). Corporate Financing an Investment Decision when firms have information that Investors do not have. Journal of Financial Economics(13), 187-221. 105
nguon tai.lieu . vn