Xem mẫu

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ẢNH HƯỞNG CỦA Cách mạng công nghiệp 4.0 TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Việt Nam PGS.TS. Trần Đăng Khâm Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Chính phủ cùng các cơ quan, ban, ngành đang nỗ lực nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm phát huy các tác động tích cực, tận dụng thời cơ, đồng thời, hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng 4.0 cho phát triển kinh tế. Bài viết này phân tích các tác động của Cách mạng công nghiệp tới ngành chứng khoán, bao gồm tác động chung tới thị trường, tới doanh nghiệp niêm yết và tác động tới công ty chứng khoán - thành viên chính của thị trường, qua đó, đề xuất một số gợi ý về chính sách với các đối tượng liên quan. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; thị trường chứng khoán; doanh nghiệp niêm yết; công ty chứng khoán 1. Khái quát về Cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo năm 2013 của chính phủ Đức, được đăng tải trên Gartner. Cách mạng công nghiệp 4.0 kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp - Kinh doanh cả về chức năng và quy trình bên trong. Theo Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được phát triển trên nền tảng cuộc cách mạng lần ba, kết hợp các yếu tố công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Theo TS. Vũ Đình Ánh, Cách mạng công nghiệp 4.0, về bản chất, là xu hướng hiện đại trong tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm: các hệ thống không gian mạng thực và ảo (Cyber-physical System); Internet vạn vật và điện toán đám mây; Điện toán nhận thức (Cognitive Computing). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra “nhà máy thông minh” - Smart factory. Qua Internet vạn vật, các hệ thống không gian mạng thực 9
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" và ảo giao tiếp, cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, đồng thời, với sự giúp đỡ của Internet dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng. Từ Cách mạng 4.0, các đột phá công nghệ đã và đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, xe hơi, công nghệ in, công nghệ nano và các lĩnh vực khác. Theo Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng công nghiệp 4.0 là “không có tiền lệ lịch sử”, “đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia”. Chiều rộng và độ sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo và phương pháp phân tích dữ liệu (Artificial Interlligence and Machine Learning); Vạn vật kết nối (Internet of Things); Dữ liệu khổng lồ và điện toán đám mây (Big Data and Cloud computing); Phát triển mạnh mạng xã hội. Herman, Pentek và Otto cho rằng, một hệ thống/tổ chức được coi là 4.0 khi hội đủ 4 điều kiện: (1) Khả năng giao tiếp thể hiện ở hệ thống máy móc thiết bị, các cảm biến và con người phải được kết nối và liên lạc với nhau; (2) Minh bạch thông tin. Hệ thống sẽ tạo ra bản sao của thế giới thực, được định hình bởi các dữ liệu thu thập từ các cảm biến của máy móc; (3) Hỗ trợ kỹ thuật. Các máy móc và hệ thống phải hỗ trợ con người trong việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề, thay thế con người thực hiện các công việc phức tạp hoặc không an toàn; (4) Ra quyết định theo mô hình phân tán. Hệ thống không gian mạng thực và ảo có quyền cho phép tự mình ra quyết định và thực thi nhiệm vụ một cách tự động nhất có thể, ngoại trừ trường hợp bị nhiễu, hoặc mâu thuẫn về mục tiêu. Các trường hợp ngoại lệ này sẽ được ủy thác cho cấp cao hơn xử lý. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Thứ nhất, Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể gây ra sự bất bình đẳng, đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ tác động tới lao động giá rẻ. Cuộc Cách mạng 4.0 sẽ tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải thay đổi.  Thứ hai, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu Chính 10
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính và sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.  2. Tác động của Cách mạng 4.0 đối với Thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Dưới Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế của mỗi quốc gia sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc và về hiệu quả. Theo giả thuyết thị trường có hiệu quả, sự thay đổi này sẽ được phản ánh rõ nét trong thay đổi của thị trường chứng khoán. Mức độ phản ánh sẽ khác nhau tùy theo mức độ phát triển của mỗi thị trường. Hơn nữa, ngành chứng khoán là một ngành khá đặc thù, sự thay đổi của công nghệ sẽ trực tiếp tác động toàn diện tới tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán. Là một thị trường tiệm cận mới nổi (Frontier Market), thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chịu tác động rất lớn từ Cách mạng công nghiệp 4.0: Chiến lược phát triển thị trường có thể phải thay đổi; hệ thống pháp lý liên quan tới phát triển thị trường cần phải điều chỉnh; cơ sở công nghệ và giao dịch, vấn đề kiểm soát phải thay đổi;... Nội dung dưới đây phân tích một số tác động tới cả thị trường nói chung và với một số chủ thể tham gia thị trường nói riêng. 2.1. Tác động chung tới thị trường Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tác động tới thị trường chứng khoán trên các phương diện sau: Thứ nhất, tác động tới vấn đề thông tin. Thị trường chứng khoán hoạt động trên nguyên tắc công khai. Theo nguyên tắc này, tất cả các thông tin liên quan tới quyền lợi nhà đầu tư cần được công bố công khai và minh bạch. Mục đích của nguyên tắc này nhằm đảm bảo mức hiệu quả của thị trường. Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, thị trường chứng khoán sẽ đảm bảo tích tụ, tập trung và phân phối một cách hiệu quả khi giá chứng khoán phản ánh ngay lập tức các thông tin trên thị trường. Mức độ hiệu quả của thị trường phụ thuộc mức độ phản ánh thông tin khác nhau. Tại mức hiệu quả dạng yếu, giá chứng khoán sẽ phản ánh các thông tin về giá chứng khoán trong quá khứ. Với mức hiệu quả dạng trung bình, giá chứng khoán phản ánh các thông tin công khai 11
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" (Public Informations), bao gồm thông tin về giá chứng khoán trong quá khứ, thông tin về tình hình tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp được công bố công khai theo chế độ và các thông tin công khai khác. Ở mức hiệu quả mạnh, giá chứng khoán phản ánh tất cả các thông tin, bao gồm các thông tin công khai và các thông tin cá nhân (Private Informations). Như đã trình bày ở trên, những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo và phương pháp phân tích dữ liệu (Artificial interlligence and machine learning); Vạn vật kết nối (Internet of Things); Dữ liệu khổng lồ và điện toán đám mây (Big Data and cloud computing); Phát triển mạnh mạng xã hội. Theo cách tiếp cận như vậy, hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán sẽ phát triển mạnh theo hướng công khai hóa và đa dạng hóa. Các thông tin đa dạng và đa chiều được số hóa sẽ được cung cấp tới các nhà quản trị, các nhà quản lý và các nhà đầu tư theo nhiều kênh khác nhau, từ các kênh thông tin công khai bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý, các phương tiện vô tuyến truyền hình, Internet cho tới các mạng xã hội. Sự đa dạng về thông tin, bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính, thông tin vật chất và phi vật chất. Liệu mức độ đa dạng hóa thông tin cao độ có thể làm tăng mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán? Cơ sở dữ liệu lớn cùng với sự thay đổi của phương thức phân tích và đầu tư chứng khoán theo hướng tự động hóa sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho các nhà đầu tư trong phân tích và đầu tư chứng khoán, theo đó, giá chứng khoán có thể phản ánh tốt hơn các thông tin, tạo chỉ báo tốt hơn cho các nhà đầu tư. Giá cả chứng khoán được hình thành trên cơ sở này sẽ tạo cơ sở tốt hơn trong phân phối các nguồn lực. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn sẽ có cơ hội huy động được vốn với chi phí vốn thấp hơn, qua đó, lượng vốn khan hiếm sẽ được chuyển tới những người có khả năng sử dụng vốn tốt nhất. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống thông tin sẽ liên quan tới vấn đề bình đẳng và bất bình đẳng về thông tin. Các nhà đầu tư sẽ có cơ hội tốt hơn trong tiếp cận và xử lý thông tin. Tuy nhiên, cơ hội tiếp cận và xử lý thông tin đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ thấp hơn. Thông tin đa dạng, đa chiều đòi hỏi chi phí lớn hơn, bao gồm cả chi phí thu thập và xử lý thông tin. Trong khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ có quy mô đầu tư nhỏ, doanh số giao dịch thấp nên chi phí thông tin trên một đơn vị đầu tư hoặc trên một đơn vị giao dịch sẽ ngày càng cao, từ đó, hiệu quả đầu tư của họ sẽ giảm thấp hơn so với các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư tổ chức. Bên cạnh đó, vấn đề nhiễu thông tin sẽ ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của các nhà đầu tư thiểu số. Do tiến bộ của công nghệ và phát trển mạng xã hội, thông tin nhiễu và người cố tình hay vô ý tạo thông tin nhiễu ngày càng tăng, trong khi khả năng kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng gây nhiễu về thông tin 12
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" của các cơ quan quản lý thị trường khó có thể theo kịp với sự phát triển của hệ thống thông tin, từ đó, hạn chế khả năng bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư thiểu số. Để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cần thực hiện xu hướng tập trung hóa, chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư bằng cách phát triển mạnh các nhà đầu tư tổ chức, nhất là các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, cần phát triển mạnh các tổ chức tư vấn đầu tư nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư thiểu số trên thị trường. Thứ hai, tác động tới vấn đề quản lý thị trường. Thị trường chứng khoán được quản lý từ hai cấp: cấp quản lý nhà nước và cấp quản lý tự quản. Do đối tượng quản lý ngày một tăng và phức tạp, yêu cầu quản lý thị trường cũng cần phải thay đổi theo. Do công nghệ quản lý và quản trị thay đổi, khả năng quản lý và quản trị cũng được tăng cường. Tuy nhiên, đối tượng quản lý của cơ quan quản lý cũng thay đổi theo hướng phức tạp hơn và tinh vi hơn. Do sự tiến bộ của công nghệ và nhu cầu từ phía cả nhà đầu tư và các tổ chức cung ứng dịch vụ, xu hướng liên kết giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ ngày một tăng. Các trung gian tài chính phát triển theo hướng đa năng, các sản phẩm liên kết giữa ba lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm ngày một nhiều, đòi hỏi mô hình quản lý thị trường cũng phải thay đổi tương ứng; khả năng giao dịch xuyên biên giới tăng lên; khả năng liên kết giữa các thị trường khu vực và quốc tế tăng; sức ép từ hội nhập khu vực và quốc tế; khả năng liên kết giữa các nhà đầu tư tăng lên làm gia tăng và tinh vi hóa các giao dịch không công bằng, thao túng giá và giao dịch nội gián; vấn đề nhiễu thông tin cùng tâm lý của các nhà đầu tư làm gia tăng rủi ro thị trường, đặc biệt là nguy cơ hoảng loạn thị trường; ... Các thay đổi trên sẽ tạo áp lực thay đổi trong quản lý thị trường: Xu hướng quản lý hợp nhất sẽ dần thay thế mô hình quản lý theo chức năng; vai trò của các tổ chức tự quản như sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội kinh doanh chứng khoán ngày càng được tăng cường. Các tổ chức tự quản sẽ có mức độ hoạt động độc lập cao hơn, được trao nhiều quyền hơn trong quản lý và giám sát thị trường cũng như thành viên; nội dung quản lý cũng thay đổi, từ giám sát tuân thủ chuyển sang giám sát rủi ro, bao gồm quản lý rủi ro cá thể và rủi ro tổng thể, chuyển từ chế độ cấp phép sang công bố thông tin đầy đủ, ...; phương thức quản lý cũng dần thay đổi, từ kiểm tra tại chỗ chuyển mạnh sang giám sát từ xa; tăng cường khả năng giám sát giao dịch qua công nghệ chuỗi khối (Blockchain); vấn đề tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư cũng ngày được coi trọng. Sự thay đổi của công nghệ cũng làm cho tính ổn định trong các quy định pháp lý giảm sút. Hệ thống pháp luật cũng buộc phải thay đổi nhanh hơn nhằm thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Thứ ba, thay đổi cấu trúc thị trường. Cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến cấu trúc của thị trường chứng khoán. Về cấu trúc hàng hóa, do đặc thù của 13
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" lĩnh vực tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, do vậy, các sản phẩm phái sinh sẽ tăng mạnh cả về lượng và loại hàng hóa. Về cấu trúc giao dịch, công nghệ đã và đang biến đổi cấu trúc giao dịch, từ thị trường có sàn phát triển thành thị trường giao dịch không sàn. Các thị trường sẽ tận dụng xu thế để phát triển: Các sở giao dịch chứng khoán vốn là thị trường tập trung lại đang phát triển theo hướng phi tập trung hóa, quốc tế hóa và khu vực hóa. Trong khi đó, thị trường OTC lại phát triển theo hướng tập trung hóa. Phương thức thanh toán, lưu ký được phát triển trên nền tảng số hóa, do vậy, thời gian cho giao dịch và chi phí giao dịch giảm, khả năng kết nối giao dịch tăng làm cho quy mô giao dịch ngày một tăng và tính thanh khoản thị trường ngày càng cải thiện. Do sự thay đổi công nghệ quản lý, số lượng và cơ cấu quản lý thay đổi, theo hướng tinh gọn hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn. Thứ tư, vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin. An ninh mạng và bảo mật thông tin không chỉ liên quan tới đối tượng quản lý là Ủy ban chứng khoán nhà nước, các Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức tự quản mà còn liên quan tới mỗi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán, các doanh nghiệp niêm yết và mỗi nhà đầu tư. Sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số và ứng dụng điện toán đám mây làm gia tăng khả năng xuất hiện các lỗ hổng bảo mật, uy hiếp an toàn tài chính của mỗi đối tượng tham gia thị trường. Cách thức giao tiếp của con người nói chung và cách thức giao tiếp trên thị trường chứng khoán đã và đang thay đổi theo Cách mạng 4.0, làm gia tăng rủi ro cho các nhà đầu tư, cho các thành viên thị trường. Vấn đề ăn cắp thông tin, ăn cắp tài khoản gia tăng. Hơn nữa, thị trường chứng khoán hoạt động trên nền tảng công nghệ cao. Chi phí cho công nghệ ngày càng tăng do nhanh chóng lạc hậu, trong khi khả năng xâm nhập mạng ngày càng gia tăng do sự phát triển của các tổ chức tin tặc. 2.2. Tác động tới doanh nghiệp niêm yết Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh tới các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp niêm yết. Do tiến bộ công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn thông qua tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng khâu tiêu thụ sản phẩm và chính sách hậu mãi. Các kênh phân phối và phương thức tiêu thụ mới đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. Khả năng liên kết, bán chéo sản phẩm giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng làm gia tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Theo cách đó, dòng tiền mà các cổ đông có thể nhận được tăng lên. Trong khi đó, công cụ và phương thức quản trị mới theo hướng tự động hóa và thông minh hóa xuất hiện ngày càng nhiều, năng lực quản trị điều hành, năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp được 14
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" cải thiện, rủi ro của doanh nghiệp có thể giảm sút. Nói một cách khác, những doanh nghiệp tận dụng lợi thế của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có hiệu quả cao hơn, do vậy, giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế sẽ làm cho giá cổ phiếu sụt giảm. Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp niêm yết sẽ thay đổi theo hướng gia tăng hàm lượng lao động chất xám trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm lao động phổ thông, sử dụng trí tuệ thông minh trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Sự cải thiện doanh thu, chi phí và rủi ro sẽ không giống nhau giữa các doanh nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử, viễn thông,... sẽ có cơ hội nhiều hơn trong tăng trường doanh thu và lợi nhuận, trong khi đó, các ngành, lĩnh vực đang sử dụng nhiều lao động thủ công sẽ có ít cơ hội hơn trong việc nâng cao lợi nhuận. Nhóm doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có lợi thế hơn do sản phẩm từ phía đối tác sẽ thay đổi nhanh chóng hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của các nhà đầu tư cùng phương thức bán hàng và chính sách hậu mãi hấp dẫn, trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp bất lợi hơn khi khả năng thay đổi, hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam thấp hơn cùng chính sách bán hàng chậm đổi mới hơn. Theo xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chào đón các doanh nghiệp niêm yết đến từ khu vực và quốc tế, đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán các nước. Vấn đề này tạo áp lực lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam ở khả năng thu hút vốn, áp lực về quản trị công ty, quản trị điều hành doanh nghiệp. Việc tận dụng công nghệ không khôn khéo có thể làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp, kể cả rủi ro phá sản doanh nghiệp. 2.3. Tác động tới công ty chứng khoán Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ lên hoạt động của các công ty chứng khoán. Trước hết, cơ cấu sản phẩm của công ty chứng khoán sẽ thay đổi mạnh mẽ. Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của ngành tài chính nói chung và công ty chứng khoán nói riêng, dịch vụ tài chính có đặc điểm liên tục thay đổi, dễ bắt chước và không có bản quyền. Sản phẩm của ngành được tích hợp trên nền tảng công nghệ cao. Sự thay đổi của công nghệ làm cho phương thức cạnh tranh trong ngành cũng có nhiều thay đổi. Trong cạnh tranh, các công ty chứng khoán không thể hướng tới dị biệt hóa sản phẩm mà phải hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển kênh phân phối. Công nghệ làm cho khả năng tích hợp dịch vụ và khả năng liên kết dịch vụ tăng lên, hàng loạt dịch vụ mới đã và đang phát triển. Thậm chí, một số trung gian tài chính 15
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" đang hướng tới thiết lập “sản phẩm may đo” cho từng khách hàng. Kênh phân phối điện tử đang dần thay thế cho kênh phân phối truyền thống. Thay vì phát triển hệ thống chi nhánh, văn phòng giao dịch, các công ty chứng khoán đang phát triển mạnh hoạt động giao dịch điện tử qua Internet và điện thoại thông minh. Nhiều công ty chứng khoán cũng tận dụng tối đa mạng xã hội trong việc thu thập và chuyển tải thông tin tới khách hàng. Bên cạnh đó, xu thế tự động hóa trong phân tích và đầu tư chứng khoán ngày càng rõ nét. Thứ hai, thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động. Các trung gian tài chính đang thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động theo hướng theo mô hình đa năng, hoặc tăng cường liên kết giữa các trung gian tài chính để tăng cường cung cấp dịch vụ. Mô hình tổ chức thay đổi làm tăng sự liên kết giữa ba bộ phận của công ty chứng khoán: back office; front office và middle office. Chính sự thay đổi trong mô hình tổ chức đã làm gia tăng sự hỗ trợ của bộ phận back và middle office cho bộ phận bán hàng, đồng thời, bộ phận bán hàng (môi giới và tư vấn) cũng hỗ trợ đáng kể ngược lại cho bộ phận tự doanh, phân tích, kế toán. Ở các công ty chứng khoán là thành viên của ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, sự liên kết trong tạo sản phẩm mới và phân phối sản phẩm ngày càng tốt hơn. Các công ty chứng khoán có thể tận dụng tối đa cơ sở dữ liệu khách hàng và khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng/công ty bảo hiểm mẹ, đồng thời, hỗ trợ ngân hàng/công ty bảo hiểm mẹ trong chia sẻ dữ liệu thông tin khách hàng, bán chéo sản phẩm, v.v... Thứ ba, chất lượng dịch vụ ngày càng tăng. Hoạt động của các công ty chứng khoán dựa trên cơ sở dữ liệu, cơ sở khách hàng, công nghệ giao dịch, khả năng phân tích và đầu tư chứng khoán. Trí tuệ nhân tạo và phương pháp phân tích dữ liệu (Artificial interlligence and machine learning) làm thay đổi phương pháp phân tích chứng khoán và phương thức giao dịch. Nhiều mô hình phân tích thông minh sẽ giúp công ty chứng khoán tự động hóa công tác phân tích và đầu tư chứng khoán. Vạn vật kết nối (Internet of Things) sẽ làm thay đổi phương thức giao dịch, phương thức tư vấn và môi giới. Dữ liệu khổng lồ và điện toán đám mây (Big Data and cloud computing) làm cho chất lượng hoạt động phân tích được cải thiện; ... Thứ tư, phân hóa mạnh mẽ giữa các công ty chứng khoán. Sự tiến bộ công nghệ cũng làm cho chi phí đầu tư của các công ty chứng khoán gia tăng. Đặc điểm của công nghệ là luôn nhanh chóng lạc hậu. Chính vì thế, chi phí cho công nghệ luôn là khoản đầu tư tốn kém và khó lường về hiệu quả. Lựa chọn công nghệ kém không chỉ làm cho hiệu quả đầu tư giảm sút mà còn dẫn tới sự nhanh lạc hậu về công nghệ và phát sinh chi phí đầu tư thay thế, đồng thời, làm cho chất lượng dịch vụ của công ty giảm sút, kém lợi thế cạnh tranh so với các công ty chứng khoán khác. Bên cạnh đó, mặc dù cơ hội phát triển 16
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" sản phẩm và dịch vụ tăng lên, song đi kèm theo đó là sự phức tạp trong quản trị công ty chứng khoán, đặc biệt là quản trị rủi ro, bao hàm cả rủi ro đạo đức. Nhiều công ty chứng khoán sẽ tận dụng được lợi thế của Cách mạng 4.0 khi đầu tư đúng và thay đổi mạnh về quản trị. Ngược lại, một số công ty chứng khoán khác sẽ gặp khó khăn, thậm chí chấp nhận rời cuộc chơi vì những sai lầm của mình. Thứ năm, sự thay đổi về cơ cấu lao động. Tự động hóa phân tích, tư vấn và môi giới sẽ làm giảm số lượng lao động của ngành nói chung và của các công ty chứng khoán nói riêng, đồng thời, đội ngũ lao động có hàm lượng chất xám cao sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên, chi phí đào tạo và tự đào tạo trong các công ty chứng khoán ngày càng gia tăng nhằm thích nghi với tiến bộ công nghệ. Thứ sáu, gia tăng sức ép từ các công ty chứng khoán nước ngoài cả trên thị trường nội địa và quốc tế. Công nghệ là một yếu tố quan trọng làm nên khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán. Tốc độ thay đổi nhanh chóng về công nghệ làm gia tăng áp lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty chứng khoán nước ngoài. 3. Một số khuyến nghị Cách mạng công nghiệp 4.0 là một xu thế khách quan và cũng là tất yếu. Để tận dụng lợi thế và hạn chế các bất cập của Cách mạng 4.0, xin có một số gợi ý sau: Thứ nhất, để môi trường pháp lý theo kịp với sự thay đổi của thị trường nói chung và công nghệ nói riêng, cần thay đổi tư duy trong xây dựng pháp luật. Ở Việt Nam, hệ thống pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật, việc soạn thảo, ban hành và thực thi các văn bản pháp luật đều cần một khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế, các văn bản pháp luật thường rất nhanh bị lạc hậu và sự thay thế cũng tốn kém rất nhiều thời gian. Để hệ thống pháp luật nhanh chóng thay đổi theo kịp với sự thay đổi của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, Việt Nam cần thừa nhận “án lệ”. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán đã lạc hậu, cần sớm xây dựng và ban hành Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai. Luật mới cần bao quát sự thay đổi của thị trường theo sự thay đổi của công nghệ, đồng thời, quy định một số điều khoản để định hướng, thúc đẩy, kích thích và hỗ trợ việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực chứng khoán. Luật mới cũng cần chi tiết hơn vấn đề cung cấp thông tin và sử dụng hệ thống thông tin trong phân tích và đầu tư chứng khoán, vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin. Thứ hai, xác định lại mô hình quản lý thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng ở Việt Nam. Hiện nay, mô hình quản lý, giám sát thị trường và hệ 17
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" thống tài chính ở Việt Nam là mô hình thể chế. Theo hướng phát triển của thị trường và hệ thống tài chính, cần chuyển dần sang mô hình quản lý và giám sát hợp nhất, phát huy vai trò thực sự của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, cần xác định rõ hơn vị trí và địa vị pháp lý của Ủy ban chứng khoán nhà nước, mô hình sở giao dịch chứng khoán, vị trí và vai trò của các tổ chức tự quản trong thị trường chứng khoán. Thứ ba, có chiến lược rõ ràng hơn trong phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được thực thi khoảng 7 năm và đã tạo diện mạo mới cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chiến lược đã không tránh khỏi lạc hậu, thiếu hợp lý. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, cần xác định lại chiến lược phát triển thị trường cho những năm tiếp theo nhằm tận dụng tối đa lợi thế và hạn chế sự bất cập của cuộc cách mạng này. Từ chiến lược mới, cần thiết kế các giải pháp đầu tư và hỗ trợ đầu tư nhằm phát triển khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ, cũng như từ phía các cơ quan quản lý thị trường. Thứ tư, tăng cường hỗ trợ từ phía Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý thị trường đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán và các thành viên khác để hoạch định và thực thi chiến lược phát triển nói chung và chiến lược phát triển công nghệ nói riêng nhằm tận dụng lợi thế và hạn chế bất cập từ Cách mạng công nghiệp 4.0. Các hỗ trợ bao gồm: hỗ trợ về tài chính thông qua đầu tư và miễn giảm thuế, phí; hỗ trợ về tư vấn, đào tạo; cho thuê trang thiết bị với giá rẻ và các hỗ trợ khác. Thứ năm, đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội, song cũng là thách thức không thể thay đổi. Để thích ứng và tận dụng cơ hội, các thành viên thị trường cần xem xét lại chiến lược phát triển, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp nhất và hiệu quả nhất đối với tổ chức của mình, hướng tới “Smart factory” hay doanh nghiệp 4.0. 4. Kết luận Cách mạng 4.0, công nghệ thông tin, kinh tế số tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Chỉ có tận dụng cơ hội mới vượt qua thách thức. Chỉ có chủ động áp dụng nó, xây dựng môi trường kinh doanh đón đầu thì mới vượt qua thách thức. Để vần đề không chỉ trên giấy, cơ quan quản lý thị trường, các thành viên và các nhà nghiên cứu phải bắt tay cùng tư duy, cùng suy nghĩ, thúc đẩy cho quá trình cải cách. 18
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Tài liệu tham khảo 1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?, truy cập tại https://news.zing.vn/cach-mang- cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html; 2. TS. Nguyễn Thị Hiền, “Ngân hàng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tăng cường năng lực của ngành tài chính trong tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính, 5/2018; 3. TS. Nguyễn Thị Hiền, “Ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tăng cường năng lực của ngành tài chính trong tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính, 5/2018; 4. TS. Vũ Đình Ánh, “Tài chính và Cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tăng cường năng lực của ngành tài chính trong tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính, 5/2018; 5. Wolfgang Shroeder (2016), “Germany’s Industry 4.0 Strategy”; 6. Klaus Schwab (2016), “The Fourth Industrial Revolution”. Ngày gửi bài: 17/5/2018 Ngày gửi lại bài: 27/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 19
nguon tai.lieu . vn