Xem mẫu

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM ThS Nguyễn Thị Quý* TÓM TẮT Bài viết sử dụng bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2018 và 2019 về mức sống dân cư của Việt Nam với 126 quan sát nhằm mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến mức độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành ở Việt Nam trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước đó ở trong và ngoài nước. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số bất bình đẳng thu nhập (Gini), mức thu nhập bình quân đầu người và lĩnh vực y tế được tính bằng số giường bệnh trung bình/ triệu dân có ảnh hưởng ngược chiều đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Ngược lại vốn đầu tư và tỷ lệ người dân có việc làm có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu đó, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp đảm bảo kinh tế ở mỗi tỉnh, thành của Việt Nam phát triển theo hướng bền vững: tăng trưởng GRDP đi liền với xóa đói, giảm nghèo. Từ khóa: Bất bình đẳng thu nhập, GRDP, tăng trưởng kinh tế. 1. Đặt vấn đề Bất bình đẳng thu nhập là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm và tranh luận trong thời gian gần đây và trở thành tâm điểm trong các diễn đàn quốc tế nói chung và các quốc gia nói riêng với mục đích tìm những giải pháp hữu hiệu. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến cuộc sống hàng ngày của người dân Thật vậy, nhiều tác giả và nhà bình luận cho rằng bất bình đẳng thu nhập là một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Rohác (2012); Wilkinson và Pickett (2010) đã cung cấp rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng sự bất bình đẳng về thu nhập có tác động lớn đến cuộc sống hàng ngày của mọi người. Bất bình đẳng lớn hơn có thể dẫn đến rối loạn chức năng xã hội nói chung; tỉ lệ phạm tội giết người và tỉ lệ trẻ em ít bị bạo lực hơn trong các xã hội bình đẳng hơn; còn đối với xã hội mà bất bình đẳng trong thu nhập lớn khiến mọi người ít tin tưởng nhau hơn, hoạt động chăm sóc sức khỏe, giáo dục và mức độ hạnh phúc nói chung người dân sẽ kém hơn rất nhiều (Wilkinson và Pickett, 2010). Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * - 59
  2. Vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập không chỉ là vấn đề quan trong đối với những nước có tỉ lệ dân số nghèo cao mà nó cũng rất cần thiết cho cho một nền kinh tế ổn định. Nhiều nhà kinh tế hàng đầu coi bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân chính của các cuộc khủng hoảng tài chính. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã công bố bằng chứng cho thấy bất bình đẳng thu nhập đã dẫn đến các khoản nợ khổng lồ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khủng hoảng. Bên cạnh đó Rajan (2010) lại lập luận rằng bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng là yếu tố chính dẫn đến khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện tại. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà cả hai cuộc khủng hoảng lớn hiện đại – cuộc đầu tiên bắt đầu vào năm 1929, cuộc khủng hoảng thứ hai trong năm 2008 – trùng với mức độ bất bình đẳng trong lịch sử. Van Treeck và Sturn (2012) khảo sát bằng chứng cho thấy bất bình đẳng thu nhập là nguyên nhân của cuộc Đại suy thoái gần đây. Ngoài ra, Greenspan (2007), cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, nói rằng bất bình đẳng ngày càng tăng có hại cho kinh doanh trong khi Thủ tướng Anh, David Cameron (2009), lưu ý rằng các quốc gia bất bình đẳng hơn làm tệ hơn theo mọi chỉ số chất lượng cuộc sống. Mặc dù bất bình đẳng thu nhập là vấn đề riêng của nó, nhưng nó cũng là chìa khóa để giảm nghèo nàn. Vì vậy, bài viết “Ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ địa phương tại Việt Nam” được thực hiện với các mục tiêu: (a) thống kê các nghiên cứu trong nước và trên thế giới và tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh (b) đánh giá mức độ ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đối với sự phát triển xã hội quan trọng, cụ thể là tăng trưởng kinh tế ở cấp độ địa phương tại Việt Nam. (c) Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số các khuyến nghị và hàm ý về chính sách nhằm phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững. 2. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Có rất nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau về ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Về ảnh hưởng tích cực của bất bình đẳng thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế được đề cập trong kết quả nghiên cứu của Aghion và Bolton (1990),bất bình đẳng thu nhập cao hơn sẽ đưa ra mức thuế cao hơn, làm tăng chi tiêu cho các chương trình giáo dục công, dẫn đến đầu tư công cao hơn vào vốn con người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó Delbianco (2014) cho rằng có hai cách tiếp cận để hiểu ảnh hưởng của thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Theo cách tiếp cận kinh điển, tỷ lệ tiết kiệm tăng lên cùng với mức độ giàu có ngày càng tăng. Bất bình đẳng dẫn đến sự gia tăng thu nhập cho phần dân số giàu có hơn, đó là được đặc trưng bởi tỷ lệ tiết kiệm cao hơn. Từ đó cho phép tích lũy nguồn vốn lớn hơn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, sự gia tăng bất bình đẳng dẫn đến 60 -
  3. gánh nặng lớn hơn đối với cơ chế phân phối thu nhập. Điều này, đến lượt nó lại dẫn đến sự biến dạng, ảnh hưởng có tính chất bất lợi đến quá trình tích lũy vốn vật chất và con người. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã nghiên cứu dữ liệu trên 20 quốc gia Nam Mỹ và Caribe trong giai đoạn từ 1980 đến 2010. Theo phát hiện của họ, mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào mức thu nhập ở mỗi quốc gia. Nói cách khác, một sự gia tăng bất bình đẳng ở các nước nghèo có thể dẫn đến bất ổn chính trị, điều này buộc việc sử dụng các cơ chế phân phối lại thu nhập. Tuy nhiên, ở các nước có mức thu nhập cao, những tác động tiêu cực do bất bình đẳng gây ra sẽ không còn nữa (Delbianco, 2014). Bên cạnh đó Forbes (2000), Stroeva và cộng sự (2015) xác định rằng sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập là động lực dẫn đến kinh tế tăng trưởng. Liên hợp quốc đã ghi trong chương trình phát triển trong trường hợp chỉ số Gini nhỏ hơn 0,3, sự gia tăng trong bất bình đẳng thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu giá trị lớn hơn 0,45, sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập dẫn đến âm ảnh hưởng và làm chậm tăng trưởng kinh tế (LHQ, 2013). Mặt khác, về mặt tiêu cực, bất bình đẳng tạo ra bất ổn chính trị – xã hội, có xu hướng giảm hiệu quả và mức đầu tư, và sau đó là tăng trưởng Alesina và Perotti (1996). Các nhà nghiên cứu khác cũng lập luận rằng nếu thu nhập được phân phối không đồng đều, nó sẽ mang lại sự bất ổn cho xã hội, làm giảm khả năng các chính phủ để ứng phó với các cú sốc bên ngoài, dẫn đến tần suất chính phủ thay đổi (Rodrik, 1997). Do đó, khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn thì người nghèo có thể tham gia vào các hoạt động gây rối mà người giàu thường phải trả giá (Benabou, 1996). Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của Persson và Tabellini (1994) cho rằng mức đóng góp vốn khác nhau đối với nền kinh tế của người dân phản ánh sự gia tăng trong bất bình đẳng về thu nhập, thuế cao sẽ không khuyến khích đầu tư và cuối cùng là làm giảm sự phát triển kinh tế. Herzer và Vollmer (2012) kết luận rằng sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập có tác động tiêu cực đến sự phát triển tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hơn nữa, kết quả gia tăng của bất bình đẳng không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và loại chế độ chính trị. Tuy nhiên cũng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra hầu như không có mối quan hệ rõ ràng giữa bất bình đẳng thu nhập với tăng trưởng kinh tế. Kuznets (1955) đã điều tra mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng ở nhiều quốc gia. Ông đã tìm thấy một mô hình chữ U ngược trong đó sự bất bình đẳng đầu tiên tăng và sau đó giảm, khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Động lực được giả định là thay đổi cơ cấu trong bối cảnh nền kinh tế kép, trong đó lao động được chuyển từ mức năng suất thấp hơn (lương thấp) và từ khu vực kinh tế truyền thống – nơi không có khác biệt nhiều trong thu nhập (nông thôn), sang một khu vực năng suất cao hơn (lương cao) và khu vực kinh tế hiện đại mà có sự khác biệt tương đối lớn trong thu nhập (khu vực thành thị).Tuy nhiên Ravallion và Chen (1997) hay Rehme (2007) lại không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ hệ thống nào - 61
  4. giữa tốc độ tăng trưởng và bất bình đẳng. Goudie và Ladd (1999) kết luận rằng hiệu ứng có thể đi theo một trong hai cách, phụ thuộc vào một số yếu tố, và có rất ít bằng chứng thuyết phục cho thấy tăng trưởng làm thay đổi phân phối thu nhập một cách có hệ thống. Shin (2012) chỉ ra rằng về mặt lý thuyết, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, tác động của bất bình đẳng về tăng trưởng kinh tế ở mức âm; tuy nhiên, nó là tích cực trong giai đoạn sau của phát triển. Ogus Binatli (2012) ủng hộ kết quả lý thuyết này bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm.Nghiên cứu đã tách dữ liệu thành hai giai đoạn, 1970 – 1985 và 1985 – 2012, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của bất bình đẳng đối với tăng trưởng kinh tế là tiêu cực trong giai đoạn đầu và tích cực trong sau này. Fawaz và cộng sự (2014) cũng phát hiện ra rằng tác động của bất bình đẳng đối với tăng trưởng kinh tế là tích cực ở các nước đang phát triển có thu nhập cao và tiêu cực ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Như vậy cho đến nay cũng chưa có một kết quả thống nhất về ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế do phương pháp tiếp cận, nghiên cứu, nguồn dữ liệu khác nhau với sự đa dạng về mặt kinh tế ở mỗi vùng, mỗi quốc gia. 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong 2 năm 2018 và 2019 cho 63 tỉnh thành Việt Nam được đề cập trong Niên giám thống kê và bộ dữ liệu điều tra về mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Kế thừa các nghiên cứu trước, bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy tuyến tính dạng Logarith để phân tích ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh thành tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau: lngi = β0 + β1lnGini + β2lnEmp + β3lnEdu + β4lnInc + β5lnMed + β6Inv + u Bảng 1. Giải thích các biến trong mô hình Kỳ vọng Tên biến Giải thích nội dung biến Nguồn số liệu hệ số hồi quy Biến phụ thuộc     Logarit tốc độ tăng trưởng tổng sản lng Tổng cục Thống kê phẩm trên địa bàn (GRDP)/năm (%) 62 -
  5. Kỳ vọng Tên biến Giải thích nội dung biến Nguồn số liệu hệ số hồi quy Biến độc lập       Logarit Hệ số đo lường bất bình đẳng lnGini Tổng cục Thống kê .- trong phân phối Logarit tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lnEmp lên đang làm việc trong nền kinh tế Tổng cục Thống kê .+ so với dân số tại địa phương (%) Logarit tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên lnEdu Tổng cục Thống kê .+/- biết chữ (%) Logarit thu nhập bình quân đầu lnInc người/tháng tại địa phương (ngàn Tổng cục Thống kê .- đồng) Logarit số giường bệnh trên 1 triệu lnMed Tổng cục Thống kê .+/- dân theo địa phương (chiếc) Logarit số vốn đầu tư nước ngoài lnInv được cấp phép phân theo địa phương Tổng cục Thống kê .+ (triệu USD) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 4. Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả và hệ số tương quan Kết quả thống kê mô tả các biến được trình bày ở bảng 2, các biến nghiên cứu biến thiên tương đối đồng đều với độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1, ngoại trừ biến lnInv có độ biến thiên mạnh từ 0,405 đến 10,76 với độ lệch chuẩn 2,32. Bảng 2. Thống kê mô tả các biến Kết quả kiểm tra ma trận hệ số tương quan cho thấy hệ số tương quan của các cặp biến giải thích trong mô hình < 0,8 nên ta có thể kết luận vấn đề đa cộng tuyến trong mô - 63
  6. hình không gây ra các hậu quả nghiêm trọng và kết quả ước lượng của các hệ số hồi quy là đáng tin cậy (Verbeek, 2004). Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả (n = 126) 4.2. Kết quả kiểm định mô hình Kết quả kiểm định và hồi quy của các mô hình được trình bày ở bảng 4. Các kiểm định F và Wald đều có ý nghĩa thống kê, cho thấy tổng thể các biến sử dụng trong mô hình là hợp lý. So sánh ba mô hình ước lượng OLS, REM và FEM, các kiểm định F (Phụ lục 1), kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian Multiplier (Phụ lục 2) cho kết quả bác bỏ H0 và Hausman (Phụ lục 3) cho kết quả chấp nhận H0. Do đó mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM) là phù hợp nhất. Xem xét tiếp các kiểm định khuyết tật mô hình, kiểm định đa cộng tuyến với các hệ số VIF nhỏ hơn 3 (Phụ lục 4), kiểm định Breush -Pagan (Phụ lục 5) về phương sai thay đổi cho thấy mô hình không bị hai khuyết tật này. Tuy nhiên, mô hình bị hiện tương tự tương quan. Với khuyết tật này thì các hệ số hồi quy sẽ không còn tin cậy về mặt ý nghĩa thống kê, nên kết quả của mô hình REM sẽ bị sai lệch khi kết luận. Do đó, mô hình REM hiệu chỉnh được tiến hành theo phương pháp hồi quy bình phương bé nhất tổng quát – GLS. Kết quả hiệu chỉnh cho thấy có sự thay đổi về mặt ý nghĩa thống kê khi kết luận so với mô hình cũ, độ giá trị (độ lớn và chiều hướng tác động) các hệ số hồi quy cũng có sự thay đổi. Cụ thể, so với mô hình cũ chỉ còn biến LnInv là gần như giữ nguyên kết quả, hai biến lnGini và lnMed đều có ý nghĩa thống kê khi sử dụng mô hình hiệu chính 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Để đo lường ảnh hưởng của bất bình đẳng đến thu nhập tác giả sử dụng bốn mô hình được trình bày ở bảng 2. Mô hình 1: mô hình hồi quy Pooled OLS; mô hình 2: FEM; mô hình 3: REM và mô hình 4: mô hình REM hiệu chỉnh. Kết quả hồi quy từ bốn mô hình có 64 -
  7. sự khác nhau rất rõ, tuy nhiên chiều hướng tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc là khá tương đồng nhau. Bảng 4. Kết quả hồi quy Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả Kết quả hồi quy từ bảng 2 cho thấy tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với dân số và vốn đầu tư tại địa phương có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của lao động từ 15 tuổi trở lên, các nhân tố còn lại là hệ số bất bình đẳng Gini, tỷ lệ biết chữ của người dân, thu nhập bình quân hàng tháng, số giường bệnh trung bình trên 1 triệu dân có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ phát triển kinh tế. Dựa trên kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình, tác giả chọn lựa mô hình 4 – mô hình tác động ngẫu nhiên FEM sau khi đã hiệu chỉnh phương sai thay đổi và loại trừ hiện tượng tự tương quan để phân tích ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy từ kết quả của mô hình cho thấy hệ số Gini, thu nhập bình quân/người/tháng, tình - 65
  8. trạng y tế được phản ánh thông qua số giường bệnh trung bình trên 1 triệu dân và vốn đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, nếu hệ số bất bình đẳng tăng thêm 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương đó giảm đi tới 10, 54%. Có thể thấy đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phát triển kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Hệ số bất bình đẳng gia tăng sẽ là gánh nặng cho toàn bộ xã hội và phải tốn kém một khoản chi phí lớn để giải quyết các vấn đề phát sinh do sự bất bình đẳng gây ra như nạn trộm cắp, giết người, ngược đãi trẻ em,… Do đó nó sẽ làm giảm nguồn lực để đầu tư cho sự phát triển kinh tế. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Benabou (1996), Rodrik (1997), Herzer và Vollmer (2012) Đối với giáo dục: có mối quan hệ ngược chiều đối với tăng trưởng kinh tế, nếu tỷ lệ người trên 15 tuổi biết chữ gia tăng 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm đi 0,128%. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của R. Permani (2009), Trần Thọ Đạt (2011). Giáo dục vẫn được coi là yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho các yếu tố khác giúp kinh tế tăng trưởng nhanh hơn và chỉ ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối với thu nhập bình quân trên đầu người tính theo tháng: nếu thu nhập của người dân tăng thêm 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương bị giảm đi 0,178%. Như vậy thu nhập của người dân ảnh hưởng không đáng kể đến mức độ tăng GRDP của các địa phương. Điều này có thể giải thích bởi lý do nguồn thu nhập của người dân địa phương có thể xuất phát từ những giá trị mà họ tạo ra tại những khu vực tỉnh, thành khác hoặc ngược lại. Về lĩnh vực y tế: Thông thường khu vực mà thu nhập bình quân đầu người cao sẽ được hỗ trợ về mặt y tế tốt hơn so với các khu vực còn lại. Khi thu nhập tăng lên, người dân không những hưởng dịch vụ y tế từ khu vực công mà còn được phục vụ với những dịch vụ y tế cao cấp hơn bởi khu vực tư nhân. Hiện nay khu vực tư nhân đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực y tế do đó số giường bệnh trung bình trên 1 triệu dân đang gia tăng mạnh. Do vậy cũng giống như thu nhập, khi số giường bệnh trên 1 triệu dân gia tăng 1% có tác động không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và làm cho tăng trưởng kinh tế sụt giảm 0,0345%. Về vốn đầu tư: Đối với tỉnh, thành có vị trí địa lý thuận lợi, có cơ sở hạ tầng giao thông tốt, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng,… Vốn đầu tư nước ngoài tăng cao sẽ giúp gia tăng tiết kiệm từ đó làm tăng tích lũy vốn cho nền kinh tế, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế như nghiên cứu trước đây của Delbianco (2014), cụ thể nếu vốn đầu tư tăng thêm 1 triệu USD sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thành đó gia tăng thêm 0,0278%. Nhờ có lượng vốn đầu tư 66 -
  9. trực tiếp nước ngoài đã tạo ra khối lượng công ăn việc làm lớn cho nền kinh tế từ đó giúp nâng cao thu nhập của người dân. Như vậy kết quả hồi quy về sự bất bình đẳng trong thu nhập đến tăng trưởng kinh tế với các biến liên quan có dấu kỳ vọng đúng như ban đầu. Sự bất bình đẳng trong thu nhập chịu chi phối bởi nhiều yếu tố như giáo dục, y tế, việc làm từ đó ảnh hưởng rất rõ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở cấp độ địa phương tại Việt Nam 5. Kết luận và gợi ý chính sách Thông qua phân tích bộ dữ liệu từ điều tra được công bố trong Niên giám thống kê và Điều tra mức sống của dân cư trong hai năm 2018 và 2019 của Tổng cục thống kê cho thấy bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh, thành ở Việt Nam với mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra bài viết còn cho thấy ảnh hưởng của các biến trung gian như thu nhập bình quân đầu người/tháng tại địa phương, y tế, giáo dục cũng, vốn đầu tư theo những chiều hướng khác nhau đến tăng trưởng kinh tế theo như kỳ vọng ban đầu. Mặc dù không đạt được kỳ vọng đặt ra của tác giả về biến việc làm đối với tăng trưởng kinh tế nhưng thông qua kết quả hồi quy cho thấy sự gia tăng việc làm cho người dân ở địa phương là động lực mạnh mẽ cho kinh tế tăng trưởng. Thực tế cho thấy kinh tế càng phát triển sẽ phải chấp nhận mức bất bình đẳng càng cao. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng ngưỡng chênh lệch thu nhập hợp lý trong các nhóm dân cư để thực hiện được mục tiêu gia tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo kinh tế phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này một số giải pháp cần thực hiện như sau: Một là, tiếp tục đầu tư cho giáo dục đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động ở các địa phương. Hoạt động này không thể đạt được hiệu quả ngay trước mắt mà sẽ mang đến tác động tích cực trong dài hạn từ đó đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng bền vững hơn. Hai là, thực hiện chính sách thông thoáng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp gia tăng lớn nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên thu hút vốn đầu tư phải có chọn lọc sao cho phù hợp với tình thực tế của địa phương có như vậy mới thực sự tạo động lực để giải quyết công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người dân từ đó giải quyết được các vấn đề xã hội khác, đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Ba là, quan tâm hơn nữa đến hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế cho người dân. Nhà nước cần hỗ trợ thêm nữa cho những tỉnh có tỉ lệ đầu tư tư nhân vào lĩnh vực y tế thấp để rút ngắn hơn nữa sự chênh lệch trong lĩnh vực này, từ đó cũng có tác động giảm được chênh lệch trong thu nhập góp phần đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống đồng thời giúp tăng trưởng kinh tế địa phương bền vững hơn. - 67
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aghion, P., & Bolton, P. (1990). Government domestic debt and the risk of default: a political- economic model of the strategic role of debt.  Public debt management: theory and history, 315. Alesina, A., & Perotti, R. (1996). Income distribution, political instability, and investment. European economic review, 40(6), 1203-1228. Benabou, R. (1996). Inequality and growth. NBER macroeconomics annual, 11, 11-74. Delbianco, F., Dabús, C., & Caraballo, M. Á. (2014). Income inequality and economic growth: New evidence from Latin America. Cuadernos de Economía, 33(63), 381-398. Đạt, T.T. (2011). Giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á và Việt Nam. Trường Đại học kinh tế Quốc dân. Fawaz, F., Rahnama, M., & Valcarcel, V. J. (2014). A refinement of the relationship between economic growth and income inequality. Applied Economics, 46(27), 3351-3361. Forbes, K. J. (2000). A reassessment of the relationship between inequality and growth. American economic review, 90(4), 869-887. Goudie, A., & Ladd, P. (1999). Economic growth, poverty and inequality. Journal of International Development, 11(2), 177. Herzer, D., & Vollmer, S. (2012). Inequality and growth: evidence from panel cointegration. The Journal of Economic Inequality, 10(4), 489-503. Kuznets, S. (1955). Economic growth and income inequality. The American economic review, 45(1), 1-28. Ogus Binatli, A. (2012). Growth and income inequality: a comparative analysis.  Economics Research International, 2012. Persson, T. and Tabellini, G. (1994), Is inequality harmful for growth? The American Economic Review, 84(3), 600-21. Ravallion, M., & Chen, S. (1997). What can new survey data tell us about recent changes in distribution and poverty? The World Bank Economic Review, 11(2), 357-382. Rehme, G. (2007). Education, economic growth and measured income inequality. Economica, 74(295), 493-514. Rodrik, D. (1997). Globalization, social conflict and economic growth. In Conferencia de Raúl Prebisch. Ginebra. Versión revisada (en inglés) disponible en http://www. ksg. harvard. edu/ rodrik/global. pdf (Vol. 24). Rohác, D. (2012). Does Inequality Matter? Briefing Paper, Adam Smith Institute. Tổng cục Thống kê (2018, 2019). Niên giám Thống kê. Tổng cục Thống kê (2019). Điều tra mức sống dân cư. Seguino, S., Sumner, A., van der Hoeven, R., Sen, B., & Ahmed, M. (2013). Humanity divided: Confronting inequality in developing countries. UNDP. Shin, I. (2012). Income inequality and economic growth. Economic Modelling, 29(5), 2049-2057. 68 -
  11. Stroeva, O và các cộng sự (2015). Effectiveness of Management of Innovative Activities in Regional Socio-Economic Systems. European Research Studies Journal, 18(3), 63-67. Van Treeck, T., & Sturn, S. (2012). Income inequality as a cause of the Great Recession?: A survey of current debates. Geneva: ILO, Conditions of Work and Employment Branch. Pickett, K., & Wilkinson, R. (2010).  The spirit level: Why equality is better for everyone. Penguin UK. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Kiểm định F để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM PHỤ LỤC 2: Kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian Multiplier để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và REM - 69
  12. PHỤ LỤC 3: Kiểm định Hausan để lựa chọn mô hình FEM và REM Kết quả kiểm định cho thấy Prop> chi2 =0.6559 > 0.05 → Mô hình hồi quy ngẫu nhiên REM là phù hợp. PHỤ LỤC 4: Đa cộng tuyến 70 -
  13. PHỤ LỤC 5: Kiểm định về phương sai thay đổi PHỤ LỤC 6: Hồi quy mô hình REM hiệu chỉnh - 71
nguon tai.lieu . vn