Xem mẫu

  1. Ảnh báo chí phải là chiếc gương không biến dạng Tôn trọng và kiên nhẫn Cách đây một vài năm, trong làng ảnh rộ lên chuyện tấm ảnh của tác giả C.H ở Đắc Lắc đoạt giải báo chí toàn quốc là ghép. Rồi sau vài lần nói qua nói lại, mọi chuyện cũng "chìm xuồng". Trong giới ảnh phương Tây, câu chuyện về một phóng viên của Báo Los Angeles Times (Mỹ) đã ghép ảnh người dân Irắc từ tấm ảnh này sang tấm ảnh kia (dù là cùng một nhân vật, nhưng ảnh
  2. sau động thái của nhân vật mạnh mẽ hơn) là bài học cho việc vi phạm tính đạo đức. Khi bị phát hiện, anh ta bị đuổi việc và bị huỷ toàn bộ kho ảnh tư liệu anh chụp cho toà báo. Nhà nhiếp ảnh tự do người Mỹ Steve Nordup từng nói: "Bạn chụp một bức ảnh báo chí cũng tương tự như cầm gương ra cho mọi người soi. Cái gương đó không được phép biến dạng, mà phải trong sáng, đúng thực tế. Phải bằng mọi giá giữ lấy lòng tin của độc giả". Vấn đề đặt ra là nhiều khi sự xuất hiện của nhà nhiếp ảnh tại hiện trường đã làm thay đổi thực tế. Khi đó, anh ta phải biết chờ đợi để mọi sự diễn tiến trở lại tự nhiên, tuyệt đối không can thiệp, tạo dựng hiện thực, trong khi một số phóng viên ảnh ở ta rất thoải
  3. mái trong việc dàn dựng. Về điểm này, Richard Vogue - một phóng viên quốc tế làm việc ở VN, có kinh nghiệm 18 năm chụp ảnh khu vực Châu Á cho hay: Căn bệnh chung của nhiều phóng viên nhiếp ảnh Châu Á là hay sắp xếp, can thiệp vào hiện thực. Được và không được Vậy trong ảnh báo chí, được và không được phép làm gì? Tạp chí Times (Mỹ) có lần đã bị độc giả phản đối, khi trang nhất đăng ảnh chân dung một bị can bị tình nghi giết vợ. So với tấm ảnh nhân vật đó đăng ở báo khác, Tạp chí Times đã tăng độ đậm tối đa, tạo ra nhiều mảng tối khiến nhân vật trở nên dữ dội hơn. Như
  4. thế ngay việc hiệu chỉnh độ sáng tối cũng phải có giới hạn trong ảnh báo chí. Một nhà nhiếp ảnh làm cho hãng AP (Pháp) nói: Bạn có thể cắt cúp một chiếc nón ra khỏi tấm ảnh, nhưng nếu dùng photoshop để xóa chiếc nón ra khỏi khuôn hình thì không được. Bản chất của hai việc hoàn toàn khác nhau. Chuyện xử lý hậu cảnh đen sẫm đi để nổi nhân vật chính lên cũng phải có giới hạn, vẫn phải tôn trọng bối cảnh phía sau, sẫm lên thì có thể, nhưng không thể bôi đen hoàn toàn. Trong ảnh báo chí cũng không thể sử dụng kính lọc màu để làm tăng màu này, giảm màu kia.
  5. Trong ảnh báo chí, chỉ có thể cắt cúp, thay đổi độ tương phản, sáng, tối (trong chừng mực nhất định). Phải tôn trọng đối tượng chụp vì những bức ảnh chụp họ không thể quan trọng hơn chính nhân vật./.
nguon tai.lieu . vn