Xem mẫu

  1. 99,99% vẫn chưa chính xác Một trong những đặc điểm quan trọng của báo chí là sự chính xác, và mức độ chính xác được đòi hỏi ở đây lên tới 100%, từ thông tin của bài cho đến tên tuổi, địa chỉ các nguồn tin. Không phải ai trong chúng ta cũng đánh giá đúng sự “nghiêm trọng” này, mà ví dụ rõ nhất là tin về bệnh nhân được ghép thận gần đây, tin trước là Đoàn Thị Trung, tin sau là Đinh Thị Chung - chẳng hề gì. Bác sĩ Pháp tham gia cũng mỗi tin một ông. Đáng xấu hổ!
  2. Để phê phán thì có thể nói kiểu viết tin đó là vô trách nhiệm, để bao biện thì có thể nói rằng chúng ta chưa có thói quen tự kiểm tra mình sau khi viết tin. Chúng ta có thói quen xấu là không tạo ra các thói quen tốt. Tránh mắc sai sót không dễ, bởi vì... có quá nhiều kiểu lỗi. Có thể là lỗi đánh máy, có thể là viết tên riêng sai, đặt nhầm tít, chọn sai ảnh và chú thích ảnh cho đến những tính toán sai lầm có tác hại nghiêm trọng đối với độc giả và chính bản báo. Vậy làm thế nào để tránh mắc phải sai lầm. Dưới đây là một số thủ thuật nhỏ: Người chịu trách nhiệm chính về mức độ chính xác của tin  tức là phóng viên. Chớ nộp bài cho biên tập viên khi chưa chắc chắn 100% về từng con số, từng dữ kiện, tên riêng và địa chỉ.
  3. Quay trở lại nguồn mà bạn sử dụng cho câu chuyện để kiểm  tra lại các dữ kiện, con số, tên riêng, sự chính xác của một câu trích dẫn, ý nghĩa của một thuật ngữ, một cụm từ hoặc bất kỳ điểm nào chưa rõ hoặc chưa hiểu. Hỏi ý kiến các đồng nghiệp lớn tuổi và có kinh nghiệm xem  những gì bạn viết ra có hợp lý không. Theo dõi xem họ đồng ý hay không đồng ý và lắng nghe những điều họ nói. Có thể họ sẽ chỉ ra một vài lỗ hổng hoặc nêu một số câu hỏi khiến bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu thêm thông tin. Tra từ điển để đảm bảo sử dụng đúng từ ngữ, phiên âm chính xác và ngữ pháp chuẩn.
  4. Sau khi tin, bài được biên tập, nên đọc lại vì đây là cơ hội  cuối cùng trước khi đăng tải. Nếu bạn là biên tập viên, hãy để cho các phóng viên trẻ bắt  đầu viết tin với những vấn đề đơn giản và không phức tạp lắm cho tới khi họ hiểu nếu mắc lỗi sẽ gây tác hại đến mức nào. Khi có các con số tài chính, cần phải thận trọng gấp đôi. Đã  từng xảy ra trường hợp một con số sai gây ra những vụ khủng hoảng tài chính lớn và điều này làm phương hại uy tín của cơ quan báo chí đó.
  5. Đảm bảo các con số trong bài là hợp lý và các tỉ lệ so sánh  là đúng. Có thể lương một cán bộ quản lý ngân hàng ở Tokyo cao hơn 40% so với đồng nghiệp ở Dhaka, Bangladesh, nhưng điều này sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không giải thích điều kiện sinh hoạt ở hai thành phố. Cần thận trọng như vậy với các con số “trung bình” Có thể  tưởng tượng một người đàn ông bị chết đuối ở một con sông có độ sâu trung bình là 30cm không?
  6. Vì mắc lỗi là điều khó tránh khỏi, cần có một chính sách  kiểm soát lỗi thật nghiêm ngặt để có thể sửa sai thật nhanh chóng và có hệ thống./.
nguon tai.lieu . vn