Xem mẫu

  1. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI HOÁN DỤ TRI NHẬN TRÊN NGỮ LIỆU BIỂU THỨC NGÔN NGỮ BIỂU THỊ NAM GIỚI TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Vân Anh Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Căn cứ vào các công trình Tinh tuyển văn học Việt Nam của nhiều tác giả thuộc dòng văn học Trung đại Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, chúng tôi đã khảo sát đƣợc 650 biểu thức ngôn ngữ về ngƣời đàn ông, trong đó có 166 biểu thức thuộc cơ chế hoán dụ. Từ cơ sở ngữ liệu này, chúng tôi hƣớng đến phân tích, xác lập các miền nguồn đƣợc chuyển di để chỉ miền đích là nam giới. Theo đó, bài báo khái quát: Tám miền nguồn theo cơ chế hoán dụ: (1) trang sức, trang phục; (2) đồ vật, vật dụng sinh hoạt hàng ngày; (3) không gian, nơi chốn; căn nhà, bộ phận của căn nhà (thay thế người ở bên trong); (4) vật dụng sinh hoạt hàng ngày, bộ phận căn nhà (thay thế cho nơi ở); (5) không gian xung quanh ngôi nhà (thay thế cho nơi ở); (6) tước hiệu, danh hiệu học vị; (7) yếu tố hình hài; (8) hoạt động, trạng thái; điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn là dựa vào sự liên tƣởng tƣơng cận, chính là lấy vật cận thân có yếu tố nổi trội và thu hút sự chú ý; đặc điểm tri nhận hoán dụ của miền nguồn; nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn miền nguồn là kinh nghiệm của con ngƣời trong quá trình chinh phục thiên nhiên và quan niệm văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ khóa biểu thức ngôn ngữ biểu thị ngƣời đàn ông; Văn học Trung đại Việt Nam; Hoán dụ; Hoán dụ tri nhận; Miền nguồn 1. Mở đầu Ngôn ngữ học tri nhận từ khi ra đời đến nay gần bốn mƣơi năm, nhƣng ở Việt Nam, nó vẫn còn là một hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ mới mẻ. Theo Lý Toàn Thắng (2004) ―Ngôn ngữ học tri nhận là trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới khách quan cũng như là cái cách thức mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó‖. Ngôn ngữ học tri nhận phân ra ba xu hƣớng chính, đó là ―kinh nghiệm‖, quan tâm đến mức độ ―nổi trội‖, quan tâm đến mức độ ―thu hút sự chú ý‖. Với ba xu hƣớng chính trên, con ngƣời đã sử dụng ―công cụ tri nhận‖ là cơ chế ẩn dụ và hoán dụ tri nhận để ―chuyển di mô hình tri nhận nguồn sang mô hình tri nhận đích Ở bài báo này, chúng tôi sẽ ứng dụng lý thuyết hoán dụ tri nhận vào nghiên cứu những biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học Trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, tập trung vào phân tích, xác lập các miền nguồn đƣợc chuyển di đến miền đích biểu thị ngƣời đàn ông. Theo đó, bài báo tập trung phân tích tám miền nguồn theo cơ chế hoán dụ. Từ đó rút ra đƣợc điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn theo cơ chế hoán dụ này là dựa vào đặc điểm vật cận thân có yếu tố nổi trội và thu hút sự chú ý; rút ra đƣợc đặc điểm tri nhận hoán dụ của miền nguồn; cuối cùng xác định đƣợc nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn miền nguồn theo cơ chế này là kinh nghiệm của con ngƣời trong quá trình chinh phục thiên nhiên và quan niệm văn hóa truyền thống của dân tộc. 2. Cơ sở lý luận của đề tài và một số vấn đề liên quan 2.1. Quan hệ ngữ nghĩa của từ trong hệ thống từ vựng Khi xét về kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong từ và mối quan hệ về nghĩa các từ trong hệ thống từ vựng ta gặp các hiện tƣợng nhƣ đồng âm, đồng nghĩa và trƣờng nghĩa. 697
  2. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI a. Hiện tƣợng đồng âm: ―Những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống nhau về mặt hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa‖ (Đỗ Hữu Châu, 1981, P.231). Hiện tƣợng đồng âm trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi hầu nhƣ không có. b. Hiện tƣợng đồng nghĩa: Theo Đỗ Hữu Châu (1981, P.198), ―Quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện khi bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ‖. Đồng nghĩa có thể phân thành hai loại: đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa ngữ cảnh. Đề tài chúng tôi liên quan đến đồng nghĩa từ vựng, tức là đồng nghĩa ngay trong nghĩa từ vựng của nó. Xét về mặt hình thức cấu trúc, bao gồm hai loại: đồng nghĩa hình vị và đồng nghĩa giữa các từ vựng. (1) Đồng nghĩa hình vị: cân đai (mũ và đai lƣng đều là phụ kiện của trang phục ngƣời đàn ông làm quan), trâm anh (cây trâm cài tóc và dải mũ đều là đồ trang sức và phụ kiện của trang phục ngƣời đàn ông làm quan), cung kiếm (đều là vật bất ly thân của ngƣời đàn ông xƣa), tang bồng (cây dâu dẻo dai, cỏ bồng rất cứng là hai loại cây thần dùng để làm cung và tên, là vật bất ly thân của ngƣời đàn ông xƣa), tang hồ bồng thỉ (cây cung làm bằng gỗ dâu và mũi tên làm bằng cỏ bồng, là hai vật bất ly thân thân của đấng nam nhi xƣa), v.v… (2) Đồng nghĩa giữa các từ vựng: trâm anh, cân đai, trâm hốt, quan trâm, v.v. đều là những biểu thức biểu thị ngƣời đàn ông làm quan; màn hùm, trướng hổ, màn lang, khổn mạc, v.v. đều là những biểu thức biểu thị nơi làm việc của tƣớng soái ngoài trận mạc; đài xuân, nhà xuân, gia nghiêm, nghiêm đường, v.v. đều là những biểu thức biểu thị ngƣời cha. c. Hiện tƣợng trƣờng nghĩa: Theo Đỗ Hữu Châu (1981, P.173), ―Tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa các tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa‖. Đỗ Hữu Châu nêu ra bốn loại trƣờng nghĩa: trƣờng nghĩa dọc (trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm), trƣờng nghĩa tuyến tính và trƣờng nghĩa liên tƣởng. Các trƣờng nghĩa không chỉ giúp chúng ta hiểu từ, mà còn giúp chúng ta phát hiện ra những quy tắc chi phối sự vận động của từ trong lịch sử và hoạt động thực hiện chức năng. (1) Trƣờng nghĩa biểu vật: Ví dụ đối với trƣờng nghĩa ―Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị tinh thần khí phách của ngƣời đàn ông‖ thì bao gồm các tiểu trƣờng nghĩa sau: (1) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị uy quyền của nhà vua; (2) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị chí trai tung hoành ngang dọc; (3) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị võ bị thanh tao của ngƣời đàn ông; (4) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị khí phách của ngƣời làm tƣớng; (5) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị tinh thần dũng cảm của nghĩa quân; (6) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị dốc sức học tập và quyết tâm thi cử đỗ đạt của học trò. (2) Trƣờng nghĩa biểu niệm: Theo Đỗ Hữu Châu (1981, tr.179), trƣờng biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm, các trƣờng biểu niệm lớn có thể phân chia thành các trƣờng nhỏ. Công trình nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu về trƣờng nghĩa biểu niệm lớn là nam giới. Trong trƣờng lớn này có sáu trƣờng nhỏ. Trong sáu trƣờng nghĩa biểu niệm nhỏ này lại phân ra nhiều trƣờng nghĩa biểu niệm nhỏ hơn. (1) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị cách gọi đối với nam giới; (2) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị tinh thần khí phách của ngƣời đàn ông; (3) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị nơi ở của ngƣời đàn ông; (4) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị nơi làm việc của ngƣời đàn ông; (5) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị nơi học hành, thi cử của học trò; (6) Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị cảnh sống của ngƣời hiền tài. (3) Trƣờng nghĩa tuyến tính: Còn gọi là trƣờng nghĩa ngang. Theo Đỗ Hữu Châu (1981, tr.188), ―Để lập nên một trƣờng nghĩa tuyến tính, chúng ta có một từ làm gốc, rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính chấp nhận đƣợc trong ngôn ngữ‖. Ví dụ, các biểu thức ngôn ngữ nằm trong trƣờng tuyến tính của ―nam giới trong văn học Trung đại‖ sẽ kết hợp với cách gọi đối với nam giới, tinh thần khí phách của ngƣời đàn ông, nơi ở 698
  3. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI của ngƣời đàn ông, nơi làm việc của ngƣời đàn ông, nơi học hành thi cử của học trò, cảnh sống của ngƣời hiền tài. (4) Trƣờng liên tƣởng: Theo Đỗ Hữu Châu (1981, tr.189), ―Từ không chỉ là một thực thể cấu trúc, một sự kiện của hệ thống ngôn ngữ mà còn là một thực thể xã hội và cá nhân sống động. Các ý nghĩa liên hội sẽ đắp ―máu thịt‖ cho cái lõi ―biểu niệm‖, giảm bớt một phần nào đó tính khái quát của ý nghĩa biểu vật của từ và đƣa vào đó một ―tâm hồn‖. Ví dụ từ nhà trong văn học Trung đại khiến ta liên tƣởng đến ngƣời sống bên trong nhƣ nhà xuân (cha), nhà vàng (vua); cung và kiếm khiến ta liên tƣởng đến chí làm trai đi khắp nơi cho thỏa chí tang bồng nhƣ làng cung kiếm, cung kiếm, treo cung, hồ thỉ, tang hồ bồng thỉ. 2.2.Văn học Trung đại Việt nam 2.2.1. Khái lược về văn học Trung đại Việt nam Việc khái lƣợc về văn học Trung đại Việt Nam giúp chúng ta nhìn rõ hơn bức tranh toàn cảnh của văn học Trung đại, từ đó có cái nhìn tổng quan về nam giới trong xã hội phong kiến tập quyền, giúp chúng ta tầm nguyên các biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học Trung đại một cách chính xác, khách quan, phù hợp với lịch sử Việt Nam và tƣ duy, quan niệm của ngƣời Việt lúc bấy giờ. Trần Nho Thìn và Trần Ngọc Vƣơng đều cho rằng, khi nhà nƣớc Việt Nam độc lập, tức là vào đầu thế kỉ X với chiến thắng Bạch Đằng vang dội năm 938 đã đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam. Vậy tại sao đến thế kỉ X văn học Trung đại Việt Nam mới ra đời? Trần Ngọc Vƣơng giải thích rằng: ―Cách xác định thời điểm ra đời của văn học viết như vậy dựa trên hai yếu tố chính: vừa phải có văn học viết, vừa phải có sự tồn tại của quốc gia – dân tộc‖ (2018, tr.39). Văn học thời kì này còn đƣợc gọi là văn học Trung đại, văn học phong kiến, văn học cổ. Theo Trần Nho Thìn, ―Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đƣợc gọi là văn học Trung đại Việt Nam. Khái niệm Trung đại tự nó đã ẩn chứa một nghĩa so sánh với khái niệm Hiện đại, giúp ngƣời đọc nhớ đến đặc trƣng có tính loại hình của văn học Trung đại vốn mang những đặc điểm của văn học phƣơng Đông so với văn học hiện đại vốn là sản phẩm của giao lƣu văn hóa, văn học giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây. Mốc thời gian kết thúc của văn học Trung đại cũng rất là tƣơng đối. Văn học Trung đại kết thúc với kiểu văn học của các nho sĩ ―truyền thống‖, với ý thức của chính ngƣời Việt tiếp nhận quá trình quốc tế hóa. Sự ra đời của chữ quốc ngữ ở hai thập niên cuối thế kỉ XIX với sự nổi bật của tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện (tức Truyện Kiều của Nguyễn Du) do Trƣơng Vĩnh Ký phiên âm từ chữ Nôm ra ra chữ quốc ngữ năm 1875. 2.2.2. Các giai đoạn của văn học Trung đại Theo Trần Nho Thìn, ông nhìn văn học từ quan điểm nhân học văn hóa, xem đối tƣợng của văn học là con ngƣời và ứng với nhiệm vụ thể hiện của con ngƣời này là hệ thống thi pháp phù hợp. Ông phân chia văn học Trung đại làm hai giai đoạn lớn: (1) Giai đoạn đầu từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII; (2) Giai đoạn sau từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỷ XIX. Ở giai đoạn đầu, việc xây dựng một nhà nƣớc phong kiến, đòi hỏi phải có kiểu ngƣời có tri thức, phẩm chất, lý tƣởng cần thiết để tƣơng ứng với sứ mệnh lịch sử. Đây là một thời kì các vị vua sáng nghiệp lập nên triều đại mới, thƣờng gắn liền với bạo lực (võ công), vì vậy chế độ phong kiến lúc này mang tính chuyên quyền, độc đoán, tàn bạo, mang tính gia đình trị. Văn học giai đoạn đầu này về cơ bản có hai đề tài lớn ứng với hai thân phận của tác giả - kẻ sĩ: (i) Tu dƣỡng nhân các lý tƣởng với diễn ngôn là về nhân cách lý tƣởng; (ii) Môi trƣờng thực tiễn của xã hội phong kiến chuyên chế mà nhân cách này phải xa lánh nếu muốn bảo toàn. Nhìn chung, văn học giai đoạn này là sáng tác của các nhân vật chính trị, xuất hiện trong không gian chính trị. Dù là nho gia, thiền sƣ, vua chúa, quan lại quý tộc, kẻ sĩ hay là từ quan về ở ẩn cũng đều là những ngƣời có tham dự vào đời sống chính trị của đất nƣớc theo một 699
  4. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI cách nào đó. Các tác giả đều lấy văn học để biểu đạt lý tƣởng xã hội và lý tƣởng nhân cách. Họ chủ yếu sáng tác theo phƣơng châm ―thi ngôn chí, văn dĩ tải đạo‖, tức là dùng thơ để nói chí của ngƣời quân tử là ―tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ‖ theo hình mẫu Nghiêu Thuấn; dùng văn để chuyển tải đạo lý thánh hiền đến với cộng đồng, giáo hóa nhân quần. Ở giai đoạn sau, sau sự kiện Lê Trung Hƣng, bắt đầu từ thời kì nhà Lê, họ Trịnh tuy đã đem lại ngôi vị cho nhà Lê sau mấy chục năm bị họ Mạc lật đổ, nhƣng Trịnh Tùng lại tìm mọi cách để khẳng định vị trí cho dòng họ Trịnh. Năm 1599, Trịnh Tùng ép vua Lê lập phủ đệ riêng. Trƣớc bối cảnh vua – chúa cùng tồn tại, các nhà nho đứng trƣớc một thực tế hiển nhiên là thuyết chính danh, thuyết trung quân bị chà đạp bởi chính kẻ nắm quyền lực cao nhất. Nên từ kẻ ra đề thi đến kẻ đi thi đều né tránh tu tề trị bình, trung hiếu (là trọng tâm của đạo Nho). Hiện tƣợng mua quan bán chƣớc đã tạo nên những nhà Nho đỗ đạt không đƣợc xã hội trọng vọng, làm hoen ố hình mẫu lý tƣởng có nhân cách cao đẹp nhƣ thánh nhân quân tử. Sự thụt lùi của tƣ tƣởng chính thống này lại mở ra sự tự do của con ngƣời cá nhân, trần thế, trần tục, tự nhiên. Nhìn từ quan điểm Nho giáo chính thống, đây gọi là thời kỳ suy thoái, nhƣng nhìn từ góc độ phát triển văn học thì đây là thời kỳ chi phối của tƣ tƣởng đạo đức chính trị để văn học trở về với những vấn đề thiết thực gần gũi với cuộc sống con ngƣời. 2.2.3. Hình ảnh nam giới trong văn học Trung đại Việt Nam - Giai đoạn thứ nhất: Khắc họa hình ảnh một đấng nam nhi, một thánh nhân quân tử thấm đậm lý tƣởng Nho gia ―tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ‖ và tấm lòng ―trung hiếu‖. Ngƣời nam nhi quân tử dồn sức lực và tinh thần cho sự nghiệp xây dựng xã hội lý tƣởng thái bình thịnh trị sau khi thoát ách nghìn năm đô hộ của giặc Tàu. Hình ảnh đấng nam nhi lý tƣởng trong giai đoạn này đƣợc khắc họa rõ nét, yếu tố bản năng giới tính đƣợc gạt ra ngoài địa hạt thẩm mĩ. - Giai đoạn thứ hai: Khắc họa bậc chí nhân quân tử chán nản, thất vọng về một xã hội phong kiến tập quyền lý tƣởng. Họ quay về với cuộc sống thƣờng ngày, sống với cảm xúc của chính mình. Hình ảnh của ngƣời đàn ông quân tử mờ nhạt, ngƣời phụ nữ trở thành nhân vật chính trong tác phẩm của họ. Chính vì vậy, hình ảnh nam giới trong công trình nghiên cứu này đa số tập trung ở giai đoạn đầu của văn học Trung đại Việt Nam. Ở giai đoạn sau đa số là hình ảnh ngƣời đàn ông ở ẩn và cảnh sống thanh nhàn nơi quê nhà. 2.3.Khái niệm về cơ chế hoán dụ tri nhận Lakoff và Johnson cho rằng một thực thể này đƣợc sử dụng để quy chiếu một thực thể khác, thì gọi là hoán dụ (metonymy) (tr.40). Cũng theo Lakoff và Johnson, ẩn dụ tri nhận không phải là những sự kiện ngẫu nhiên võ đoán, mà nó cũng mang tính hệ thống. Theo Triệu Diễm Phƣơng, những thuyết trình quan trọng về ẩn dụ cũng thích ứng với hoán dụ. Giống nhƣ ẩn dụ, hoán dụ cũng dựa trên kinh nghiệm cơ bản của con ngƣời, thực chất nó là quá trình tri nhận vô thức, tự phát và mang tính ý niệm (conceptual), là thủ pháp quan trọng làm phong phú ngôn ngữ. Nên nếu nói ẩn dụ là sự phóng chiếu giữa các vùng tri nhận giống nhau, thì hoán dụ xảy ra trong những vùng tri nhận khác nhau nhƣng có liên quan và lân cận nhau, là sự thay thế của một sự vật nổi trội cho một sự vật khác. Triệu Diễm Phƣơng đã nhấn mạnh tính nổi trội (salience) của hoán dụ tri nhận. Một vật thể, một sự vật, một khái niệm có rất nhiều thuộc tính, nhƣng tri nhận của con ngƣời lại thƣờng chú ý đến thuộc tính nổi trội nhất, dễ dàng lý giải và có ấn tƣợng sâu sắc nhất. Nhận thức về thuộc tính nổi trội của sự vật bắt nguồn từ nguyên tắc nổi trội của việc nhận biết sự vật trong tâm lý của con ngƣời. Nhƣ vậy, hoán dụ tri nhận - cũng giống nhƣ ẩn dụ tri nhận - đƣợc xem nhƣ là cách nhìn một đối tƣợng này thông qua một đối tƣợng khác. Theo Lakoff và Johnson (tr.40), ―Hoán dụ không chỉ là 700
  5. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI biện pháp quy chiếu mà nó còn có chức năng làm cho con người ta hiểu được‖. Từ đó, ta có thể hiểu rằng hoán dụ là một hoạt động tri nhận của con ngƣời dùng sự hiểu biết của lĩnh vực này để thuyết minh, giải thích cho lĩnh vực khác. Hoặc có thể nói là hoán dụ có thể hiểu nhƣ sự chuyển từ lĩnh vực NGUỒN (source) sang lĩnh vực ĐÍCH (target). Theo Trần Văn Cơ (2009), phạm trù nguồn là tri thức cụ thể hơn mà con ngƣời nhận đƣợc trong quá trình kinh nghiệm trực tiếp trong quan hệ tƣơng tác với hiện thực. Phạm trù đích là tri thức ít rõ ràng hơn, ít cụ thể hơn, ít xác định hơn. Sự nhất quán và hệ thống của hai phạm trù có tác dụng quan trọng trong việc lí giải phạm trù đích. Miền nguồn có tính cụ thể, miền đích thƣờng mang tính trừu tƣợng. Triệu Diễm Phƣơng (2011, tr.163) cũng cho rằng đây là sự phản chiếu từ phạm trù nguồn lên phạm trù đích, chứ hoàn toàn không có chiều ngƣợc lại. Sự phản chiếu này chính là kết quả của việc lý giải và trải nghiệm. Vậy, hoán dụ tri nhận cũng nhƣ vậy – cũng mang tính một hƣớng từ miền nguồn đến miền đích chứ không có chiều ngƣợc lại. 2.4. Các trƣờng hợp chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ: Lakoff và Johnson liệt kê bảy loại hoán dụ có quan hệ tiếp cận nhƣ sau: bộ phận thay thế cho toàn bộ, nhà sản xuất thay thế cho sản phẩm, đồ vật thay thế cho người dùng, người điều khiển thay thế cho vật bị điều khiển, tên đơn vị thay cho người có trách nhiệm, nơi chốn thay thế cho tên đơn vị, nơi chốn thay cho sự kiện. 3. Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học Trung đại Việt Nam 3.1.Các loại hoán dụ trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học Trung đại Việt Nam Qua quá trình nghiên cứu 650 biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới, trong đó có 166 biểu thức thuộc cơ chế hoán dụ tri nhận, sau khi sàng lọc phân tích, chúng tôi tổng hợp đƣợc tám loại hoán dụ tri nhận nhƣ sau: (1) Lấy vật trang sức, trang phục thay thế cho ngƣời dùng; (2) Lấy đồ vật, vật dụng sinh hoạt hàng ngày thay thế cho ngƣời dùng; (3) Lấy không gian, nơi chốn; căn nhà, bộ phận căn nhà thay thế cho ngƣời ở bên trong (vật chứa đựng thay thế cho vật đƣợc chứa đựng); (4) Lấy vật dụng sinh hoạt hàng ngày, bộ phận căn nhà thay thế cho nơi ở; (5) Lấy không gian xung quanh ngôi nhà thể thay thế cho nơi ở; (6) Lấy chức tƣớc, danh hiệu học vị thay thế cho ngƣời thi cử đỗ đạt; (7) Lấy yếu tố hình hài thay thế cho tổng thể (bộ phận thay thế cho tổng thể), (8) Lấy hoạt động, trạng thái thay thế cho con ngƣời (vật đƣợc chứa đựng thay thế cho vật chứa đựng). Qua phân tích, thống kê chúng tôi kết luận rằng bốn loại quan hệ tiếp cận đầu chiếm tỉ lệ cao 80%, bởi vì theo quan niệm nho giáo ―nữ chủ nội nam chủ ngoại‖ nên ngƣời xƣa luôn chú ý đến áo quần, vật dụng và nhà cửa để nói đến địa vị xã hội, chí làm trai của ngƣời đàn ông. Đối với quan hệ tiếp cận thứ năm, trong xã hội nho giáo, ngƣời đàn ông đƣợc trọng vọng bởi có chức tƣớc học vị cao, nhƣng do số lƣợng của chức tƣớc, học vị có hạn nên tỉ lệ xuất hiện của miền nguồn này không có nhiều. Loại (7) là quan hệ tiếp cận chiếm tỉ lệ thấp nhất, không giống nhƣ những biểu thức biểu thị ngƣời phụ nữ, ngƣời xƣa không chú ý nhiều đến vẻ bề ngoài đẹp xấu của đàn ông, nếu có thì chỉ đề cập đến khuôn mặt, râu, tóc và đôi mày để nói lên chí khí của ngƣời đàn ông. Chính vì vậy mà miền nguồn của loại quan hệ tiếp cận này tƣơng đối ít. 3.2.Các loại miền nguồn đƣợc chuyển di để chỉ ngƣời đàn ông trong văn học Trung đại Việt Nam 3.2.1. Trang sức, trang phục 3.2.1.1. Trang sức 701
  6. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Trang sức làm tôn vẻ đẹp của con ngƣời bằng cách đeo, gắn thêm những vật quý, đẹp (Hoàng Phê, 2015). Trang sức của ngƣời đàn ông thời xƣa ở phạm vi nghiên cứu này thƣờng dùng trâm và thẻ đá quý. - Trâm cài tóc trong nền trâm hốt, trâm hốt, trâm anh, quan trâm, v.v. dùng để cố định mũ vào búi tóc. Chỉ những ngƣời làm quan to, gia đình quyền quý mới đội loại mũ có trâm cài. Chính vì vậy ngƣời xƣa dùng trâm để thay thế cho ngƣời dùng đó là ngƣời làm quan, ngƣời quyền quý cao sang. - Hốt trong nền trâm hốt, trâm hốt, v.v. là loại thẻ làm bằng ngọc hoặc ngà có đính gƣơng đeo trƣớc ngực để soi cốt giữ cho nét mặt nghiêm túc, ghi chép những điều tâu vua, lệnh vua truyền, vì vậy đƣợc dùng để hoán dụ cho các bậc làm quan 3.2.1.2.Trang phục Trang phục là quần áo mặc ngoài, nói chung (Hoàng Phê, 2015). Trang phục của ngƣời đàn ông xƣa ở phạm vi nghiên cứu này bao gồm áo, bộ phận của áo (nhƣ cổ áo), quần và những phụ kiện kèm theo nhƣ đai lƣng, mũ, dải mũ, v.v… - Áo hay còn gọi là bào, thường trong áo vàng, hoàng bào, áo tố quần lăng, mũ cao áo rộng, gấm ngày (áo gấm), quan thường; cổ áo đƣợc gọi khâm trong thanh khâm. Áo và bộ phận của áo (cổ áo) là trang phục nổi trội của ngƣời đứng đầu thiên hạ, ngƣời có quyền cao chức trọng, học sĩ đỗ đạt vinh quy bái tổ, sĩ đại phu, sĩ tử. Từ đó, áo và bộ phận của áo đƣợc dùng để hoán dụ cho chủ nhân mặc trang phục đó. - Đai lƣng còn gọi là đai, thân trong cân đai, đai cân, đai Tử Lộ, quan thân; dải thắt lƣng gọi là khố trong phường khố lụa; mũ còn gọi là cân, quan, phủ trong mũ trãi, mũ cao áo rộng, cân đai, đai cân, quan thân, quan thường, quan trâm, gia quan, chương phủ. Dải mũ gọi là anh trong trâm anh. Đây là những phụ kiện của trang phục, phẩm phục quan trọng và nổi trội nhất của quan to, tƣớng giỏi, kẻ sĩ hiền tài, nho sĩ, ngƣời giàu sang quyền quý, vì vậy những phụ kiện trang phục này dùng để thay thế cho ngƣời sử dụng. - Quần trong áo tố quần lăng – là trang phục nổi bật nhất để thay thế cho con nhà quyền quý, quần là áo lƣợt không chịu học hành. 3.2.2. Đồ vật, vật dụng sinh hoạt hàng ngày 3.2.2.1.Đồ vật - Gươm hay còn gọi là kiếm trong cờ sai gươm hộp, cầm kiếm, hơi gươm, làng cung kiếm, gươm đàn nửa gánh, cung kiếm kỵ ngự; cung còn gọi là hồ, đàn (cung bắn đạn tròn thời xƣa) và tên còn gọi là thỉ trong chí cung tên, cung tên, chí cung dâu, cung dâu, cơ cung, treo cung, tên sẻ, hồ thỉ, gươm đàn nửa gánh, v.v. là vật bất ly thân của ngƣời đàn ông thời xƣa, biểu thị quyền uy và chí tung hoành của ngƣời trai tài giỏi. Chính vì vậy gươm, kiếm, cung, tên, hồ, thỉ thay thế cho ngƣời đàn ông giỏi võ nghệ và có chí lớn tung hoành ngang dọc. - Cờ trong cờ sai gươm hộp, cờ thất tinh, v.v. dùng để truyền lệnh của nhà vua, vì vậy cờ dùng là vật bất ly thân của nhà vua hoán dụ cho nhà vua có đầy quyền uy. - Giáo còn gọi là đồng, mác gọi là bác trong đồng bác; binh khí gọi là nhung trong đổng nhung là những loại vũ khí mà tƣớng sĩ và binh lính luôn mang theo bên mình, chính vì vậy ngƣời xƣa đã lấy vũ khí để thay thế cho ngƣời ở ngoài trận mạc. - Gậy còn đƣợc gọi là côn, sợi dây còn đƣợc là gộc trong côn quang, gậy gộc là những vật bất ly thân của bọn côn đồ trộm cƣớp, vì vậy ngƣời xƣa dùng những vật này để hoán dụ cho ngƣời dùng. - Sách đƣợc gọi là thư trong thư đăng, thư sinh hoặc tên sách trong Thi Lễ, Thi Thư là vật bất ly thân của học trò xƣa dùng để hoán dụ ngƣời học. 3.2.2.2.Vật dụng sinh hoạt hàng ngày Vật dụng hàng ngày trong nhà mà ngƣời đàn ông xƣa sử dụng thƣờng là đồ vật liên quan đến nghề truyền thống trong gia đình, đến sự nghiệp thi cử và nơi họ thƣờng ngồi. 702
  7. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI - Cái sọt (rổ) gọi là cơ trong cơ cung, cơ cầu; áo lông, áo da gọi là cầu trong cơ cầu. Ngƣời con trai giỏi thƣờng làm đƣợc sản phẩm truyền thống của gia đình nhƣ đan sọt rổ, may áo da thú, áo lông thú. Vì vậy ngƣời xƣa dùng những đồ vật gia truyền mà chỉ có ngƣời con trai mới làm đƣợc để hoán dụ cho ngƣời con hay nối nghiệp cha ông. - Đèn còn gọi là đăng trong đèn bóng tuyết, đèn Hàn Tử, đèn Mông Chính, thư đăng là đồ dùng học tập không thể thiếu thời xƣa, chính vì vậy đèn thay thế cho ngƣời học trò khổ công dùi mài kinh sử. - Giường còn gọi là sàng trong giường đông, đông sàng. Khi có ngƣời đến kén rể, mọi ngƣời trong nhà đều cố ý làm ra vẻ không đƣợc tự nhiên, duy có một ngƣời là Vƣơng Hy Chi cứ thản nhiên nằm phanh bụng ăn bánh trên giƣờng nhƣ không hay biết chuyện gì cả. Vì nằm trên giƣờng không quan tâm chuyện kén rể nên Vƣơng Hy Chi đƣợc Khích Giám chọn làm rể quý. Vì vậy từ đó cái giƣờng đƣợc dùng để hoán dụ cho chàng rể. 3.2.3. Không gian, nơi chốn; căn nhà, bộ phận của căn nhà 3.2.3.1.Không gian, nơi chốn - Gò cao bên sông gọi là cao trong cửu cao là nơi ẩn dật của những ngƣời hiền tài nên thay thế cho ngƣời hiền tài tuy ở ẩn nhƣng nhiều ngƣời biết đến. - Làng trong làng hạnh, làng Nhan, làng xa mã; vườn trong vườn hạnh là không gian rộng lớn gồm nhiều căn nhà, từ đó ngƣời xƣa lấy không gian rộng lớn này để thay thế cho những con ngƣời sống bên trong, đó là lớp ngƣời học tập, tu chỉnh theo nghiệp nho; là hạng ngƣời giàu có, quyền thế lúc nào cũng lên xe xuống ngựa. - Sân đƣợc gọi là đình trong xuân đình (cha) – nơi ngƣời đàn ông thƣờng sinh hoạt - hoán dụ cho ngƣời đàn ông. - Cung trong đông cung, cung xanh (thái tử) là nơi ở cao quý, ngƣời xƣa lấy toàn bộ nơi ở hoán dụ cho ngƣời đàn ông ở bên trong. 3.2.3.2.Căn nhà, bộ phận của căn nhà - Căn nhà gọi là gia trong nhà vàng, nhà xuân, gia nghiêm, gia thất, thất gia, v.v. là toàn bộ kiến trúc nhà cửa, hoán dụ cho ngƣời đàn ông quan trọng nhất ở bên trong đó là ngƣời làm vua, ngƣời cha, ngƣời chồng. Căn nhà gọi là đài (lầu cao) trong đài xuân là toàn bộ ngôi nhà dùng để hoán dụ cho ngƣời cha. - Bậc thềm gọi là bệ trong bệ hạ, bệ thiều, bệ rồng hoán dụ cho nhà vua, bởi vì vua là bậc chí tôn, bách tính nói về vua thì phải dùng cách nói tránh nhƣng có liên quan đến vua để không bị phạm thƣợng. - Căn phòng lớn, quan trọng trong nhà gọi là đường trong thung đường, xuân đường, nghiêm đường, nhạc đường, tông đường, v.v. vì vậy dùng để thay thế cho ngƣời đàn ông có vai trò quan trọng sống bên trong nhƣ cha hoặc con trai nối dõi kế thừa hƣơng hỏa. 3.2.4. Vật dụng sinh hoạt hàng ngày, bộ phận của căn nhà thay thế cho cảnh sống, nơi ở của người đàn ông 3.2.4.1.Vật dụng hàng ngày - Quả bầu khô dùng để đựng rƣợu hoặc nƣớc trong bầu Cơ Sơn, bầu Lý Bạch, bầu Nhan, bầu Nhan Tử, bầu Nhan Uyên, cơm giỏ nước bầu; cái giỏ đựng cơm trong cơm giỏ nước bầu là vật dụng không thể thiếu của những ngƣời hiền tài muốn sống cảnh ẩn dật bầu bạn với nƣớc và rƣợu, của những học trò tuy sống cảnh nghèo chỉ uống nƣớc cầm hơi nhƣng vẫn vui với việc học tập tu dƣỡng. Chính vì vậy ngƣời xƣa đã dùng quả bầu khô đựng nƣớc hoặc rƣợu, dùng giỏ đựng cơm để hoán dụ cho cảnh sống ẩn dật, thanh nhàn, tu thân học đạo của ngƣời dùng nó. - Cái cày trong cày Y lều Cát là vật dụng không thể thiếu của ngƣời làm nông, nên ngƣời xƣa đã lấy cái cày hoán dụ cuộc sống điền viên nơi thôn dã của ngƣời hiền tài. 703
  8. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI - Bàn học gọi là án trong án tuyết là vật dụng không thể thiếu của sĩ tử, nên ngƣời xƣa đã dùng vật dụng này thay thế cho nơi nấu sử xôi kinh của học trò. - Chiếu và giường trong chiếu tây, giường quán tây dùng để thay thế nơi thầy dạy học, bởi vì hình ảnh lƣu lại sâu đậm nhất trong não con ngƣời là thầy nhà nho ngày xƣa thƣờng ngồi trên chiếu hoặc trên giƣờng tre để dạy học. 3.2.4.2.Bộ phận của căn nhà - Cửa trong cửa thầy giá tuyết, cửa Trình, cửa tuyết dùng để thay thế cho trƣờng học của thầy nhà nho, bởi vì hình ảnh ngƣời học trò quỳ trƣớc cửa đầy giá tuyết chờ yết kiến thầy lƣu lại hình ảnh sâu đậm trong não bộ ngƣời xƣa; cửa còn gọi là môn trong cửa ngọc, cửa công, cửa hầu rốn bể, cửa mận, cửa mận tường đào, cửa tướng nhà khanh, kim môn, hầu môn, v.v…hoán dụ cho cung vua, nhà quan quyền quý cao sang, nhà của các bậc hiền tài; còn có loại cửa gọi là hành môn (cửa cài bằng thanh gỗ nằm ngang của những loại nhà thấp kém sơ sài) trong giấc hành môn hoán dụ cho nơi ở ẩn bình yên của các bậc hiền quan. Cửa sổ đƣợc gọi là song trong một song một thuyền, huỳnh song, song huỳnh, song vân; màn che đƣợc gọi là trướng trong trướng huỳnh. Hình ảnh tạo ấn tƣợng nhất trong não bộ con ngƣời khi nói về nơi dùi mài kinh sử của học trò ngày xƣa là khung cửa sổ và màn che. Chính vì vậy cửa sổ và màn che hoán dụ cho nơi học của sĩ tử. - Màn che đƣợc gọi là màn, trướng, mạc trong màn hùm, màn lang, trướng hổ, khổn mạc là bộ phận nổi trội của doanh trại, nên dùng để thay thế cho nơi đóng doanh của tƣớng soái. - Bức bình phong trong bình vẽ hổ dùng nhƣ bức vách ngăn nơi làm việc của tƣớng soái với xung quanh trong khu doanh trại. Chính vì vậy ngƣời xƣa dùng bức bình phong này hoán dụ cho nơi quân doanh của các tƣớng soái. - Vách nhà gọi là tường trong tường đào ngõ mận, ngõ mận tường đào, vườn đào ngõ mận thƣờng đƣợc chạm trổ rất công phu, tinh xảo. Ngƣời xƣa đánh giá nhà cao sang quyền quý là nhìn vào tƣờng nhà. Chính vì vậy, bộ phận quan trọng này thay thế cho nhà quan quyền quý. - Căn phòng chính, rộng lớn nhất của căn nhà gọi là đường trong cầm đường hoán dụ nơi làm việc của quan. - Bậc thềm gọi là bệ, trì trong bệ ngọc, bệ rồng, đan trì hoán dụ ngai vàng, cung vua. Bởi vì ngai vàng hay cung vua là nơi tôn kính, nên ngƣời bách tính chỉ đƣợc dùng những lối nói tránh, mƣợn sự vật liên quan đến vua nói về vua để tránh lối nói phạm thƣợng. - Cổng lớn đƣợc gọi là khuyết trong kim khuyết – là loại cổng hai tầng, hai bên xây hai đài cao, ở giữa để trống làm lối đi nên gọi là cửa khuyết, là nơi quan trọng ngăn cách cung vua với bên ngoài, nên hoán dụ cho cung vua; cổng ngoài thành gọi là khổn trong khổn mạc, khổn ngoại là nơi ngăn cách phía ngoài thành, hoán dụ cho nơi đóng doanh của tƣớng sĩ. 3.2.5. Không gian xung quanh ngôi nhà - Sân còn gọi là đình trong sân phong, đan đình; nơi cao gọi là đài trong đan đài, hoán dụ cho cung vua. Bởi vì ngai vàng hay cung vua là nơi tôn kính, nên ngƣời dân thƣờng chỉ đƣợc dùng những lối nói tránh, mƣợn sự vật liên quan đến vua nói về vua để tránh phạm thƣợng. - Ngõ và vườn trong tường đào ngõ mận, ngõ mận tường đào, vườn đào ngõ mận, vườn hạnh là bộ phận gây sự chú ý đầu tiên khi đánh giá một nơi ở. Chủ nhân càng làm quan to, giàu sang phú quý thì ngõ và vƣờn càng rộng. Chính vì vậy ngƣời xƣa đã lấy hai bộ phận này để hoán dụ cho nhà quan cao sang quyền quý. 3.2.6. Chức tước, danh hiệu học vị 3.2.6.1. Chức tước 704
  9. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI - Chức công và hầu trong khách công hầu, công hầu, cửa hầu rốn bể, hầu môn, công khanh, quận công, quốc công là hai chức quan đứng đầu trong năm tƣớc phong thời xƣa là công, hầu, bá, tử, nam; khanh trong công khanh là chức quan cửu khanh. Ngƣời xƣa đã lấy chức tƣớc vua phong để chỉ ngƣời làm quan to. - Phò mã là chồng công chúa, vốn là chức quan, nhiệm vụ là điều khiển phó xa, tùy hầu chính xa của nhà vua. Chỉ có những ngƣời tài giỏi mới đƣợc phò xe vua vi hành, nên những ngƣời tài giỏi này đƣợc vua ban cho lấy công chúa. Sau khi lấy công chúa thì chức quan này thay thế cho con rể của nhà vua, chồng của công chúa. 3.2.6.2.Danh hiệu học vị - Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa là danh hiệu đứng thứ nhất, thứ nhì, thứ ba trong kì thi đình do vua tổ chức thay thế cho những ngƣời thi cử đỗ đạt cao. 3.2.7. Yếu tố hình hài 3.2.7.1.Khuôn mặt - Gƣơng mặt gọi là nhan trong long nhan, thiên nhan (nhà vua) là bộ phận quan trọng nhất của con ngƣời. Ngƣời đàn ông khôi ngô tuấn tú hay không là nhìn ở gƣơng mặt, vì lấy gƣơng mặt để thay thế cho toàn bộ con ngƣời. 3.2.7.2.Râu và lông mày - Râu gọi là tu, lông mày gọi là mi trong tu mi dùng để hoán dụ cho ngƣời đàn ông, vì tiêu chuẩn đánh giả vẻ nam tính của ngƣời xƣa là ở râu và lông mày. 3.2.7.3.Kiểu tóc - Giác là kiểu tóc thắt thành 2 bím nhƣ hai sừng trâu trên đầu trong tổng giác. Đây là kiểu tóc đặc trƣng của em bé thời xƣa, chính vì vậy ngƣời xƣa dùng kiểu tóc này để thay thế cho bé trai chƣa trƣởng thành, gọi là tuổi trẻ trâu. 3.2.7.4.Dáng vẻ - Nghiêm trong nghiêm lâu, tiên nghiêm, gia nghiêm, nghiêm đường, nghiêm từ, nghiêm phụ, nghiêm quân là dáng vẻ nghiêm nghị, uy nghi. Ấn tƣợng về ngƣời cha trong lòng con cái xƣa nay là vẻ nghiêm nghị, nghiêm khắc, vì vậy dáng vẻ nghiêm nghị dùng để hoán dụ cho ngƣời cha. 3.2.8. Hoạt động, trạng thái 3.2.8.1.Hoạt động - Bắn trong bắn bình, bắn sẻ, bắn vượn là hoạt động tiêu biểu nhất của đàn ông thời xƣa, nên dùng để hoán dụ cho tài năng khí phách của ngƣời con trai, ngƣời làm tƣớng. - Có rất nhiều hoạt động để nói về ý chí dụng công học tập thành tài, trong đó hoạt động tụ huỳnh, nhặt huỳnh (nhặt đom đóm làm đèn); tạc bích, trổ vách (đục thủng vách để nhờ ánh sáng nhà hàng xóm) là hoạt động nổi trổi nhất của điều kiện sống nghèo khổ thời xƣa. Có rất nhiều kiểu để nhắc nhở mình dùi mài kinh sử, không đƣợc ngủ gật, trong đó dùi đâm vế là hành động làm đau thân xác gây ấn tƣợng mạnh nhất trong não bộ con ngƣời. Chính vì vậy ngƣời xƣa đã lấy các hoạt động này để hoán dụ cho ý chí quyết tâm dùi mài kinh sử của học trò. - Có nhiều hình thức để cƣng chiều bé trai, trong đó cho cho bé trai chơi ngọc trong lộng chương là hoạt động thƣờng thấy nhất của thời xƣa, nên lấy việc chơi ngọc để hoán dụ cho bé trai. 3.2.8.2. Trạng thái - Có rất nhiều kiểu để báo tin sinh đƣợc con trai, trong đó treo cung hình thức nổi trội nhất, ngƣời xƣa mong muốn con trai lớn lên sẽ đeo cung đi bốn phƣơng để thỏa chí tang bồng. Chính vì vậy trạng thái treo cung thay thế cho cho việc sinh con trai. - Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết con trai đã đến tuổi trƣởng thành, nhƣng đối với ngƣời xƣa, đội mũ (gia quan) tức là đã lớn, đã đến tuổi cắp lều chỏng đi thi. Việc đội mũ là 705
  10. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI dấu hiệu nổi trội nhất, lƣu lại hình ảnh sâu đậm nhất trong não bộ con ngƣời thay thế cho sự trƣởng thành của con trai, chính vì vậy mới có tục làm lễ gia quan cho con trai để tuổi trƣởng thành. 4. Điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn theo cơ chế hoán dụ tri nhận Với cơ chế hoán dụ, chúng tôi đã sử dụng hai đặc điểm vật cận thân là dấu hiệu tính cách và thuộc tính nổi trội của sự vật ở miền nguồn để thay thế cho sự vật khác ở miền đích. 4.1.Đặc điểm vật cận thân là dấu hiệu tính cách. Vật cận thân là những đồ vật bất ly thân, chủ nhân luôn mang theo bên mình hoặc luôn sử dụng, chúng biểu thị tính cách, thân phận và môi trƣờng sống của ngƣời sử dụng. Chính vì vậy dùng vật cận thân để thay thế cho ngƣời sử dụng. Ví dụ tiêu chuẩn nhận ra thân phận nhƣ phẩm hàm, chức tƣớc, sự giàu sang phú quý, v.v. của ngƣời đàn ông là dựa vào những phụ kiện trang phục trên ngƣời nhƣ đai lƣng (đai, thân, khố); mũ mão (cân, quan, phủ); dải mũ (anh) trong cân đai, gia quan, mũ trãi, quan thân, trâm anh, v.v…Vì vậy những phụ kiện trang phục này thay thế cho ngƣời đàn ông. Tiêu chuẩn nhận ra tƣớng sĩ, binh lính ngoài trận mạc là dựa vào các loại vũ khí mà họ luôn mang theo bên mình nhƣ gươm (kiếm),giáo (đổng), mác (bác), binh khí nói chung (nhung) trong cầm kiếm, kiếm cầm, gươm đàn nửa gánh, hơi gươm, làng cung kiếm, cờ sai gươm hộp, v.v…Chính vì vậy ngƣời xƣa lấy binh khí để hoán dụ cho ngƣời đàn ông theo con đƣờng binh nghiệp. Hoặc dấu hiệu nhận biết ngƣời con trai có chí lớn giúp đời, có chí tung hoành ngang dọc là trên lƣng đeo cung (hồ, đàn) và tên (thỉ) trong chí cung tên, cung tên, chí cung dâu, cung dâu, làng cung kiếm, hồ thỉ, treo cung, tên sẻ, v.v…Ngay cả lũ côn đồ vô lại cũng đƣợc nhật biết bởi dấu hiệu là trong tay cầm gậy (côn), dây thừng (quang) trong côn quang, gậy gộc, v.v… 4.2.Đặc điểm thuộc tính nổi trội của sự vật Thuộc tính nổi trội của sự vật có nghĩa là một sự vật có nhiều bộ phận, một hiện tƣợng có nhiều hoạt động trạng thái, nhƣng ngƣời ta sử dụng bộ phận quan trọng nhất, hoạt động trạng thái nổi trội nhất để thay thế cho tổng thể. Ví dụ đối với con ngƣời, gƣơng mặt là bộ phận quan trọng nhất để phân biệt ngƣời này với ngƣời khác, nên ngƣời xƣa đã dùng gƣơng mặt gọi là nhan để thay thế cho ngƣời đàn ông, xuất hiện trong biểu thức thiên nhan, long nhan (chỉ nhà vua), v.v. hoặc là râu và tóc gọi là tu và mi là tiêu chuẩn quan trọng khi nói về ngƣời đàn ông trong biểu thức tu mi (đấng đàn ông). Có nhiều hình thức để nói về tuổi trƣởng thành, tuổi thi cử của ngƣời con trai, nhƣng hoạt động nổi trổi nhất là đội mũ trong gia quan, nên ngƣời xƣa đã dùng hoạt động này để thay thế cho tuổi trƣởng thành của ngƣời con trai. Có rất nhiều cách để báo tin gia đình có em bé trai mới chào đời, trong đó trạng thái treo cây cung lên bên trái cửa trong treo cung, thiết hồ là trạng thái nổi trội nhất, thể hiện mong ƣớc của cha mẹ là con trai lớn lên vác cung tên đi khắp bốn phƣơng trời, là làm nên việc lớn. Khi dùng nơi ở để thay thế cho ngƣời đàn ông sống bên trong thì phải là toàn bộ diện tích nơi ở nhƣ cung điện trong đông cung, cung xanh để thay thế cho thái tử; toàn bộ diện tích ngôi nhà nhƣ gia trong gia thất, thất gia chỉ ngƣời chồng, gia trong gia nghiêm chỉ ngƣời cha; phải là nơi cao thoáng nhƣ cao (gò nổi bên sông) trong cửu cao để thay thế cho vị quan thanh liên ở ẩn. Khi dùng bộ phận căn nhà để thay thế cho ngƣời đàn ông sống bên trong, ví dụ nhƣ căn phòng, thì phải là phòng lớn nhất nhƣ đƣờng trong thung đường (cha), nhạc đường (cha vợ), tông đường (con trai nối dõi), v.v… Từ đó có thể thấy ngƣời đàn ông có một vị trí rất quan trong trong gia đình và cả ngoài xã hội. Hoặc khi dùng bộ phận của căn nhà để thay thế cho nơi ngƣời đàn ông sống và làm việc, ta thấy rõ ràng rằng trong căn nhà có nhiều căn phòng, có nhiều bộ phận, nhƣng ngƣời xƣa lại dùng bộ phận tƣờng cao, cửa rộng, cổng lớn, phòng lớn trong biểu thức tường cao cửa rộng, cửa hầu rốn bể, kim khuyết, cầm đường để thay thế. 706
  11. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Chứng tỏ ngƣời đàn ông xƣa phải có chí lớn. Nhƣng nếu ngƣời đàn ông có chí lớn nhƣng lại sống ẩn dật, thì ngƣời xƣa lại dùng cửa thô sơ là hành môn (cửa có thanh gỗ cài ngang) để thay thế cho nơi ở thấp kém sơ sài. 5. Đặc điểm tri nhận hoán dụ trên ngữ liệu các biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học Trung đại Việt Nam 5.1.Khái quát mô hình ánh xạ giữa miền đích và miền nguồn: - Cách gọi đối với nam giới – trang sức, trang phục; cách gọi đối với nam giới – đồ vật, vật dụng sinh hoạt hàng ngày; cách gọi đối với nam giới – không gian, nơi chốn và căn nhà, bộ phận căn nhà; cách gọi đối với nam giới – chức tƣớc, danh hiệu học vị; cách gọi đối với nam giới – yếu tố hình hài; cách gọi đối với nam giới – hoạt động, trạng thái. - Cảnh sống, khí phách ngƣời đàn ông – đồ vật, vật dụng sinh hoạt hàng ngày; cảnh sống, nơi học, nơi làm việc của ngƣời đàn ông – vật dụng sinh hoạt hàng ngày; nơi làm việc, nơi ở của ngƣời đàn ông – bộ phận căn nhà; nơi ở cua ngƣời đàn ông – không gian xung quanh ngôi nhà; khí phách của ngƣời đàn ông – hoạt động trạng thái. 5.2.Một biểu thức có hai miền nguồn cùng phóng chiếu lên một miền đích, đa số rơi vào các biểu thức có quan hệ đẳng lập. - Trong đó biểu thức mang tính danh từ chiếm đại đa số nhƣ: cơ- cầu(biết đan cái sọt và may áo da, lông thú) cùng chuyển di đến miền đíchngƣời con trai giỏi nối nghiệp gia đình;khổn- mạc(cửa ngoài thành và màn dựng lều ngoài chiến trận) đều cùng chuyển di đến nơi đóng quân của tƣớng sĩ; quan - thân (mũ và đai lƣng) cùng chuyển di đến miền nguồn ngƣời làm quan to. - Ngoài ra còn có thành ngữ có kết cấu đẳng lập có hai miền nguồn cùng phóng chiếu một miền đích nhƣ: áo tố - quần lăng cùng chuyển di đến miền đích chỉ những kẻ áo lƣợt quần là ăn chơi lêu lổng; tường đào – ngõ mận, ngõ mận – tường đào, vườn đào – ngõ mận cùng chuyển di đến miền đích chỉ nhà quan quyền quý. 5.3. Mạng lƣới cấu trúc hoán dụ: Giữa phạm trù nguồn và phạm trù đích hình thành một mạng lƣới cấu trúc hoán dụ nhất định, cùng một phạm trù nguồn có thể chuyển di đến nhiều phạm trù đích. Ngƣợc lại, cùng một phạm trù đích có thể do nhiều phạm trù nguồn chuyển di đến. a. Một miền nguồn nhƣng có thể chuyển di đến nhiều miền đích. Ví dụ bệ (bậc thềm) trong bệ Thiều, bệ ngọc vừa chuyển di đến miền đích biểu thị nhà vua, vừa chuyển di đến miền đích biểu thị ngai vàng của nhà vua; đình (sân) trong đan đình, vừa biểu thị vua, vừa biểu thị cung vua. Vườn trong vườn hạnh vừa biểu thị ngƣời theo nghiệp nhà nho, vừa biểu thị nhà quan hiền tài đức độ. Loại chuyển di này chiếm tỉ lệ không nhiều. b. Nhiều miền nguồn nhƣng chỉ chuyển di đến một miền đích. Ví dụ căn nhà (nhà, gia) trong nhà xuân, gia nghiêm; bộ phận căn nhà (đường: phòng chính) trong thung đường, xuân đường, nghiêm đường, nhạc đường; dáng vẻ nghiêm nghị (nghiêm) trong nghiêm xuân, nghiêm đƣờng, gia nghiêm đều chuyển di đến một miền đích là chỉ ngƣời cha. Hoặc các miền nguồn nhƣ cửa sổ (song) trong song huỳnh, một song một thuyền, song vân; màn che (trướng) trong trướng huỳnh; bầu nƣớc và giỏ cơm trong cơm giỏ nước bầucùng chuyển di đến miền đích nơi học tập tu dƣỡng của học trò. Các miền nguồn nhƣ cung (hồ, đàn) và tên (thỉ) trong cung tên, chí cung tên, cung dâu, chí cung dâu, treo cung, cơ cung,tên sẻ, hồ thỉ đều cùng chuyển di đến miền đích là biểu thị ngƣời con trai có chí lớn, tung hoành ngang dọc để giúp ích cho đời. Loại chuyển di này chiếm tỉ lệ tƣơng đối lớn. 5.4.Đặc điểm tri nhận của các tác giả văn học Trung đại: Các tác giả của văn học Trung đại Việt Nam sử dụng những sự vật, đồ dùng quen thuộc, gắn bó mật thiết với ngƣời đàn ông để làm miền nguồn. Những sự vật này mang tính ―kí ức cộng đồng‖, nên nó gần gũi, dễ cảm nhận, dễ hiểu. Ngƣời xƣa đã sử dụng những không gian, 707
  12. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI nơi chốn, căn phòng thay thế cho ngƣời đàn ông phải to phải lớn, phải chiếm vị trí quan trọng để làm miền nguồn, vì ngƣời đàn ông có vị trí quan trọng trong xã hội phong kiến, họ là rƣờng cột của của nhà nƣớc phong kiến. Không giống nhƣ những từ ngữ biểu thị ngƣời phụ nữ, bộ phận cửa thay thế cho ngƣời phụ nữ và nơi ở của ngƣời phụ nữ thƣờng là cửa nách, cửa buồng, hoặc bộ phận quan trọng của cửa là then cài. Nhƣng đối với những từ ngữ biểu thị ngƣời đàn ông, cửa thay thế cho ngƣời đàn ông, nơi ở, công việc của ngƣời đàn ông thì phải là cửa chính, phải là cổng lớn, cổng thành. Nếu có dùng then cửa là loại hành môn – có thanh gỗ gài ngang đơn sơ mộc mạc. Có nghĩa đàn ông phải vùng vẫy ngoài biển khơi, phải ngao du thiên hạ để thỏa chí tang bồng chứ không phải nhƣ ngƣời phụ nữ luôn phải cửa đóng then cài. 6. Nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn miền nguồn của những biểu thức biểu thị ngƣời đàn ông trong văn học Trung đại Việt Nam ―Kinh nghiệm của con người và truyền thống văn hóa là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn miền nguồn‖ (Triệu Diễm Phƣơng, 2011, tr.173). Từ đó, chúng tôi nhận định rằng, nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc lựa chọn miền nguồn của những từ ngữ biểu thị ngƣời đàn ông trong văn học Trung đại Việt Nam là phụ thuộc vào hai yếu tố sau: Cách đối xử với thế giới xung quanh và quan niệm văn hóa truyền thống của dân tộc. Cách đối xử với thế giới xung quanh của người xưa có ảnh hưởng đến việc lựa chọn miền nguồn? Qua các từ ngữ biểu thị ngƣời đàn ông trong văn học Trung đại Việt Nam, chúng ta thấy rằng, quan hệ của con ngƣời với thế giới xung quanh là quan hệ ―dĩ nhân vi trung‖. Con ngƣời là trung tâm của vũ trụ. Tất cả mọi thứ xung quanh đều tập trung thay thế cho ngƣời đàn ông, làm cho tất cả mọi phƣơng diện thuộc về ngƣời đàn ông đƣợc phác thảo rất rõ nét, ngƣời đàn ông trở thành nhân vật chính, là trụ cột của gia đình và là rƣờng cột của xã hội. Chính vì vậy mọi thứ xung quanh có giá trị về vật chất lẫn tinh thần đều có thể trở thành miền nguồn thay thế cho ngƣời đàn ông. Quan niệm văn hóa có ảnh hưởng đến việc lựa chọn miền nguồn? Quan niệm văn hóa tức là quan niệm truyền thống của dân tộc, tâm lý của dân tộc, phƣơng thức và tập quán tƣ duy của dân tộc. Trong xã hội phong kiến tập quyền – xã hội nam quyền – rõ ràng ngƣời đàn ông chiếm vị trí thƣợng tôn, ngƣời đàn ông có tất cả mọi quyền lợi và quyền hành trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Ví dụ con trai đến tuổi trƣởng thành là làm lễ gia quan (đội mũ), tức là con trai đến lúc đƣợc đội mũ vác lều chỏng đi thi để gia nhập vào xã hội. Nên gia quan thay thế cho tuổi trƣởng thành của ngƣời đàn ông. Nơi ở hay nơi làm việc của ngƣời đàn ông chiếm toàn bộ diện tích nhƣ nhà, cung trong nhà vàng (vua), cung xanh, đông cung (thái tử); bao gồm căn phòng to lớn sang trọng nhất nhƣ đường trong gia đường, nghiêm đường, xuân đường, thung đường (cha), là cầm đường (nơi quan làm việc); là nơi có cánh cổng to lớn nguy nga trong kim khuyết (cung vua), kim môn (chốn quan quyền vinh hiển); là khoảng không gian rộng lớn nhƣ sân (đình) trong xuân đình (cha), đan đình (cung vua), v.v… Quan niệm ―nữ chủ nội, nam chủ ngoại‖, ―tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ‖ và chữ ―trung hiếu‖, đàn ông chiếm vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, đã khiến cho họ phải luôn luôn dốc sức rèn luyện văn võ để trở thành ngƣời giỏi giang. Ví dụ, khi mới sinh ra, con trai đƣợc cha mẹ gửi gắm ƣớc mơ của cha mẹ là mong con trai sẽ làm đƣợc việc lớn trong treo cung. Khi đến tuổi trƣởng thành, cha mẹ lại mong con trai học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt trong gia quan; cha mẹ còn mong con trai nối nghiệp gia đình và kế thừa hƣơng hỏa trong cơ cầu, thi lễ, tông đường, v.v… Trong hôn nhân, tiêu chí chọn con rể phải có chí lớn, mà bắn tên, dùng cung là tài nghệ nổi trội nhất của con trai, nên tài bắn cung tên đƣợc lựa chọn làm miền nguồn thay thế cho việc kén rể, nhƣ bắn sẻ, bắn bình, tên lọt bình, v.v… Trong 708
  13. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI thời binh biến, nơi trận mạc hiểm nguy hoặc vũ khí nguy hiểm thƣờng làm miền nguồn thay thế cho ngƣời đàn ông, nhƣ khổn mạc (cổng thành và màn), khổn ngoại (bên ngoài cổng cung thành) thay thế cho nơi đóng doanh của tƣớng soái; nhƣ giáo mác trong đồng bác, binh khí trong đổng nhung thay thế cho tƣớng và binh sĩ ở ngoài trận mạc. Với quan niệm ―trọng nam khinh nữ‖, bé trai ngay từ khi sinh ra đã có một số phận trân quý nhƣ vàng nhƣ ngọc. Sinh con trai thì đƣợc chơi với ngọc trong lộng chương, ngƣợc lại sinh con gái thì bị hắt hủi nhƣ trong lộng ngõa (chơi với ngói). Quan niệm này đã chắp cánh cho con trai có một tƣơi lai rộng mở. Sinh con trai sẽ treo một cây cung bên trái cửa trong đặt cung, treo cung, mong con trai sau này có chí cƣỡi kình, tung hoành ngang dọc. Sinh con gái thì sẽ treo cái khăn bên phải cửa trong đặt khăn, có nghĩa là nhiệm vụ của con gái đƣợc mặc định là sau này suốt cả cuộc đời sẽ làm việc nội trợ, nâng khăn sửa túi cho chồng. 7. Kết luận Những từ ngữ trong văn học Trung đại Việt Nam là một phần quan trọng trong kho tàng từ vựng tiếng Việt, đã thể hiện một cách cụ thể sinh động nội dung cơ bản về văn hóa truyền thống, phƣơng thức tƣ duy độc đáo và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam. Công trình nghiên cứu này ứng dụng lý thuyết hoán dụ tri nhận vào nghiên cứu những biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học Trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX với các nội dung sau: a. Các loại miền nguồn Với cơ chế hoán dụ, có 8 miền nguồn, chủ yếu là các yếu tố nhỏ, gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của ngƣời đàn ông nhƣ: (1) trang sức, trang phục; (2) đồ vật, vật dụng sinh hoạt hàng ngày;(3) không gian, căn nhà; bộ phận của căn nhà (thay thế người ở bên trong); (4) vật dụng sinh hoạt hàng ngày, bộ phận căn nhà (thay thế cho nơi ở); (5) không gian xung quanh ngôi nhà (thay thế cho nơi ở); (6) tước hiệu, danh hiệu học vị; (7) yếu tố hình hài; (8) hoạt động, trạng thái. b. Điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn Sự vật ở miền nguồnđƣợc lựa chọn phải có một trong hai điều kiện sau:(1) vật cận thân là dấu hiệu tính cách, (2) thuộc tính nổi trội của sự vật. c. Đặc điểm tri nhận của miền nguồn chuyển di đến miền đích Gồm có bốn đặc điểm tri nhận nhƣ sau:(1) khái quát mô hình ánh xạ giữa miền đích và miền nguồn, (2) miền nguồn trong cùng một biểu thức, (3) mạng lƣới cấu trúc miền nguồn, (4) đặc điểm sự vật sử dụng ở miền nguồn. c. Nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn miền nguồn Việc lựa chọn miền nguồn của ngƣời xƣa bị chi phối bởi sinh hoạt hàng ngày và quan niệm văn hóa truyền thống của dân tộc. Tài liệu tham khảo Đào Duy Anh (2013). Từ điển Truyện Kiều. Nxb Thanh niên Hà Nội. Đỗ Hữu Châu (1981). Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Thiều Chửu (2005). Hán Việt Tự Điển. Nxb Đà Nẵng. Trần Văn Cơ (2006). Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ). Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. Trần Văn Cơ (2009). Khảo luận ẩn dụ tri nhận. Nxb Lao động - Xã hội Hà Nội. Nguyễn Thạch Giang (2002). Tiếng Việt trong thư tịch cổ Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. Nguyễn Thạch Giang (2003). Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 5. Văn học thế kỉ XVIII, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. 709
  14. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Nguyễn Thiện Giáp – Võ Thị Minh Hà (2016). Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục Việt Nam Hà Nội. Đinh Thái Hƣơng, Chu Huy, Nguyễn Hữu Sơn (2008). Điển tích văn học trong nhà trường. Nxb Giáo dục Hà Nội. Bửu Kế (2005). Tầm nguyên từ điển (Cổ văn học từ ngữ tầm nguyên). Nxb Thanh niên Hà Nội. Lakoff G. và Johnson M. (1980, 2003), Nguyễn Thị Kiều Thu dịch (2017). Chúng ta sống bằng ẩn dụ. Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Vƣơng Lộc (2002). Từ điển từ cổ. Nxb Đà Nẵng Hà Nội. Long Điền & Nguyễn Văn Minh (1999). Từ điển văn liệu. Nxb Hà Nội. Nguyễn Đăng Na (2003). Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 3. Văn học thế kỉ X-XIV, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. Hoàng Phê (2015). Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. Triệu Diễm Phƣơng (2011). Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận. Đào Hà Ninh dịch. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Ngọc San (2010). Từ điển từ Việt cổ. Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội. Trần Đình Sử (1999). Thi pháp văn học Trung Đại. Nxb Giáo dục Hà Nội. Trần Thị Băng Thanh (2004). Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 4. Văn học thế kỉ XV-XVII. Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. Lý Toàn Thắng (2004). Ngôn ngữ học tri nhận – Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt. Nxb Phƣơng Đông Hà Nội. Trần Ngọc Thêm (2006). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Tổng hợp TP HCM. Trần Nho Thìn (2012). Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Nxb Giáo dục Việt Nam. Nguyễn Đức Tồn (2008). Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. Trần Ngọc Vƣơng (chủ biên) (2018). Văn học Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hoàng Hữu Yên (2003). Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 6. Văn học thế kỉ XIX, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. COGNITIVE METONYMY IN VOCABULARIES DENOTING THE MAN IN VIETNAMESE MEDIEVAL LITERATURE Abstract Based on the works of Vietnamese Literature Essence, we have surveyed 650 linguistic expressions about the man in Vietnamese medieval literature, in which, there are 166 expressions under the metonymy mechanism. From there, as a basis for analyzing, establishing source domains are moved to refer to the male target domain, whereby the article analyzes eight source domains according to the metonymy mechanism:(1) jewelry, costumes; (2) everyday objects and items; (3) the space, the place; the house, parts of the house (replacing people inside); (4) everyday items, house parts (replacement for residence); (5) space around the house (replacement of accommodation); (6) title, address; (7) shape factor; (8) activity, status. Conditions for selecting things in the source domain are based on the correlation, which is the features of the object and the dominant factor. Draw conclusions about metonymic characteristics. Factors affecting the selection of the source domain is the way of treating the world around the world and the traditional cultural conception of the nation. Keywords vocabulary denoting the men, vietnamese medieval literature, metonymy, cognitive metonymy, source domain 710
nguon tai.lieu . vn