Xem mẫu

  1. 4 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP  MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò hoạch định tài chính, quyết định các khảo đầu tư và   tài trợ, kiếm soát hoạt động và tình trạng doanh nghiệp thông qua kiểm soát dòng tiền.
  2. 4 Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, chính sách nhà nước,… mà có   nhiều nguyên tắc quản trị  tài chính doanh nghiệp khác nhau. Nhưng sau đây sẽ  là một vài   nguyên tắc quản trị tài chính cơ bản và có hiệu quả nhất: 1. Rủi ro càng cao lợi nhuận càng lớn Mỗi quyết định đầu tư hay tài trợ của doanh nghiệp bên cạnh kỳ vọng vào lợi nhuận lại đều  ẩn chứa nhiều rủi ro. Vậy nên, việc chấp nhận mức độ  rủi ro và kiểm soát rủi ro như  thế  nào để  đảm bảo việc đầu tư  vẫn thu lại được lợi nhuận  ở  mức cao là một trong những  nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng phải soi xét kỹ lưỡng. 2. Giá trị thời gian của tiền tệ Khi doanh nghiệp quyết định phân bổ  một khoản tiền lớn, bên cạnh chi phí cơ  hội dĩ nhiên   phải gánh, doanh nghiệp còn bị  tác động bởi giá trị  tăng hay giảm dần theo thời gian do các   yếu tố về lạm phát,… 
  3. 3. Tác động của thuế Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng công xưởng, có thể sẽ phải đối mặt   với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế dử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương  khác nhau. Ở nhiều trường hợp chính sách thuế ưu đãi của các địa phương chính là đòn bẩy  giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể sẽ tác dộng theo chiều ngược lại. 4. Tận dụng đòn bẩy từ vốn vay và vốn CSH Sẽ có nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để  đầu tư  phát  triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để  tối  ưu hóa lợi nhuận, vốn vay   hay đòn bẩy tài chính sẽ  là một yếu tố  quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả  kinh doanh song   đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả nó cũng là gánh nặng tương ứng cho bản thân doanh   nghiệp.
nguon tai.lieu . vn