Xem mẫu

CÁC DẠNG VIẾT LẠI CÂU CƠ BẢN
Bài viết này tổng hợp gần 30 dạng viết lại câu cơ bản, có khả năng xuất hiện trong đề thi
THPT Quốc gia môn Tiếng Anh. Tuy phần này chỉ chiếm 0.5 điểm toàn bài nhưng cũng không nên
chủ quan, để mất những điểm dù nhỏ nhất. Hơn nữa, đây cũng là cách học ngữ pháp hay, một số câu
trắc nghiệm ở phần A cũng kiểm tra ngữ pháp phần viết lại câu này. Hi vọng phần tổng hợp dưới
đây tuy có thể chưa đầy đủ những có thể giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới.

Các dạng viết lại câu
1 & 2. Chuyển từ chủ động sang bị động và ngược lại
3. Quá khứ đơn + AGO -> Hiện tại hoàn thành + FOR
4 & 5. Chuyển câu có mệnh đề IF sang mệnh đề UNLESS và ngược lại.
6 & 7. Chuyển so sánh HƠN sang so sánh KHÔNG BẰNG và ngược lại
8. Chuyển cấu trúc IT + TAKE + TIME thành SB + SPEND + TIME và ngược lại
9. Các dạng chuyển về Câu ĐIỀU KIỆN – Loại 2 và 3
10. Chuyển TÍNH TỪ V-ing sang TÍNH TỪ V-ed
11. Chuyển V-ing ở đầu câu thành IT ở đầu câu (CHỦ NGỮ GIẢ)
12. Chuyển từ WHOSE sang WHO …. BELONG TO
13. Cấu trúc TOO + ADJ sang NOT + ADJ NGƯỢC NGHĨA + ENOUGH
14. Đổi cấu trúc V + ADV thành ADJ + N-CHỈ NGƯỜI
15. Chuyển dạng BỊ ĐỘNG THƯỜNG sang BỊ ĐỘNG HAVE STH DONE
16. Chuyển so sánh HƠN NHẤT với EVER sang so sánh HƠN với NEVER (ở thì hieenjt ại hoàn
thành)
17. Chuyển dạng UNTIL => IT IS/WAS NOT UNTIL
18. Các dạng chuyển về I WISH và IF ONLY
19. Chuyển từ SO … THAT sang SUCH … THATvà ngược lại
20. Cấu trúc Càng … Càng …
21. Câu gián tiếp
22. Đảo ngữ
23. Dùng cấu trúc TOO (Quá … không thể)

24. Chuyển mệnh đề because sang because of
25. Chuyển từ So sánh nhất về So sánh không hơn
26. Dạng bị động nâng cao
27. Mệnh đề quan hệ .........
Một số cấu trúc lẻ tương đương

Nội dung chi tiết
1. DẠNG 1: Chuyển từ CHỦ ĐỘNG sang BỊ ĐỘNG
- Cấu trúc của câu bị động:
S (Chủ ngữ) + to be + V-Past Participle (động từ cột 3) + by + O (tân ngữ)
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Xác định tân ngữ của câu, đưa tân ngữ đó đặt lên đầu câu, bây giờ là chủ ngữ.
+ Bước 2: Chia thì cho động từ to be theo chủ ngữ mới và thì của câu gốc
+ Bước 3: Đưa động từ về cột 3 (Past Participle), cuối cùng là by + chủ ngữ của câu gốc (giờ
thành tân ngữ) cùng với các chi tiết khác (nếu có).
- Ví dụ:

I took my dog to the zoo.
=> My dog was taken to the zoo by me.

2. DẠNG 2: Chuyển từ BỊ ĐỘNG sang CHỦ ĐỘNG
- Dạng này ít khi gặp nhưng biết cách đảo ngược se giúp ích rất nhiều cho việc viết lại câu dạng 1.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Xác định THÌ của câu bị động
+ Bước 2: Đổi vị trí của Tân ngữ và Chủ ngữ
+ Bước 3: Sử dụng công thức câu chủ động của THÌ đó.
- Ví dụ:
+The glass was broken by the boy (Gương bị làm vỡ bởi cậu bé)

Phân tích: Câu bị động ở thì quá khứ đơn, tân ngữ là the boy, chủ ngữ là the glass, động từ là
break. Như vậy, câu chủ động có chủ ngữ the boy, tân ngữ the glass.
=> The boy broke the glass. (Cậu bé làm vỡ gương)
3. DẠNG 3: CHUYỂN QUÁ KHỨ ĐƠN CÓ AGO SANG HIỆN TẠI HOÀN THÀNH VỚI
FOR
* Loại 1:
S + STARTED/ BEGAN + V-ing + THỜI GIAN + AGO (Ai bắt đầu làm gì cách đây bao lâu) => S
+ HAVE/HAS + V-p2 + FOR + THỜI GIAN (Ai đã làm việc đấy được bao lâu.)
- Ví dụ:
+ He started smoking 10 ten years ago. (Hắn bắt đầu hút thuốc 10 năm trước)
=> He has smoked for 10 years. (Hắn đã hút thuốc được 10 năm)
* Loại 2:
- Ai lần cuối làm gì cách đây bao lâu:
(1) - S + LAST + V-quá khứ đơn + THỜI GIAN + AGO
(2) - THE LAST TIME + S + V-quá khứ đơn + WAS + THỜI GIAN + AGO
=> S + HAVE/ HAS + NOT (HAVEN’T/ HASN’T) + V-p2 + FOR + THỜI GIAN (Ai đã không
làm gì được bao lâu.)
- Ví dụ:
(1) I last saw her three days ago (Tao thấy nó lần cuối 3 ngày trước)
=> I haven’t seen her for three days. (Tao đã không thấy nó được 3 ngày)
(2) - The last time she ate ice-cream was two months ago (Lần cuối cô ấy ăn kem là 2 tháng
trước)
=> She hasn’t eaten ice-cream for two months (Cô ấy đã không ăn kem được 2 tháng)

4. DẠNG 4: IF => UNLESS
- Cấu trúc unless chỉ áp dụng cho câu điều kiện loại một nên mệnh đề IF ở câu gốc phải thuộc câu
điều kiện LOẠI 1.
* Dạng 1: IF S +

DO/ DOES
DON’T/ DOESN’T

+ V-Nguyên thể, S + V-Tương lai đơn

=> UNLESS + S + V-hiện tại đơn (ngược lại câu gốc), S + TƯƠNG LAI ĐƠN
- Ví dụ:
+ If they don’t hurry, they will be late. (Nếu họ không đi gấp, họ sẽ bị trễ)
=> Unless they hurry, they will be late. (Trừ khi họ đi gấp, họ sẽ bị trễ)
* Dạng 2:

(Ít gặp) IF + S + V- Hiện tại đơn, S + V- Tương lai đơn khẳng định/ Phủ định
=> UNLESS + S + V- Hiện tại đơn, S + V- Tương lai đơn phủ định/ khẳng định

- Ví dụ:
+ If he makes mistakes, he won’t succeed (Nếu nó mắc lỗi, nó sẽ không thành công)
=> Unless he makes mistakes, he will succeed. (Trừ khi nó mắc lỗi, nó sẽ thành công)

5. DẠNG 5: UNLESS => IF
- Cách viết lại: Chỉ cần PHỦ ĐỊNH vế của IF.
- Ví dụ:
+ Unless the boy apologises, the girl won’t forgive him. (Trừ khi cậu bé xin lỗi, cô bé sẽ không
tha thứ)
=> If the boy doesn't apologise, the girl won't forgive him. (Nếu cậu bé không xin lỗi, cô bé sẽ
không tha thứ)

6. DẠNG 6: SO SÁNH HƠN => SO SÁNH KHÔNG BẰNG
- Theo nghĩa: A HƠN B => B KHÔNG BĂNG A
- Yêu cầu: nắm được công thức của SO SÁNH HƠN và SO SÁNH NGANG BẰNG của Tính từ và
Trạng từ.
- Cách biến đổi: S1 + SO SÁNH HƠN + S2 => S2 + PHỦ ĐỊNH + SO SÁNH BẰNG + S1
- Ví dụ:
+ She is more beautiful than her friends (Cô ấy đẹp hơn bạn bè cô ấy)
=> Her friends aren’t as beautiful as she. (Bạn bè cô ấy không đẹp bằng cô ấy)
+ He drives faster than I do. (Hắn lái xe nhanh hơn tôi)

=> I don’t drive as fast as he does. (Tôi lái xe không nhanh bằng nó)
7. DẠNG 7: SO SÁNH KHÔNG BẰNG => SO SÁNH HƠN (ít gặp)
- Ngược lại với dạng 6 thôi.
- Ví dụ:
+ I don’t cook as well as my mother does. (Tôi không nấu ăn giỏi bằng mẹ tôi)
=> My mother cooks better than I do. (Mẹ tôi nấu ăn giỏi hơn tôi)

8. DẠNG 8: 2 DẠNG SONG SONG: AI TỐN BAO LÂU ĐỂ LÀM GÌ
- Cách biến đổi:

IT + TAKES/ TOOK + SB + THỜI GIAN + TO + V-nguyên thể =>
SB + SPEND(s)/ SPENT + THỜI GIAN + V-ing

- Ví dụ:
+ It took me three hours to finish my homework.
=> I spent three hours finishing my homeworks
(đều dịch là: “Tôi tốn/ dành ra 3 giờ để làm xong bài tập”)
+ She often spends five days writing reports => It often takes her five days to write reports
(đều dịch là: “Cô ta thường tốn/ dành ra 5 ngày để viết báo cáo)

9. DẠNG 9: CÁC DẠNG CHUYỂN VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2 VÀ 3
- Dạng này có IF ở đầu câu viết lại theo nghĩa câu gốc.
- Yêu cầu: Thuộc công thức câu điều kiện loại 2 và 3 và dịch được câu gốc và câu viết lại.
=> phải xác định được vế nào là vế ĐIỀU KIỆN, vế nào là vế HỆ QUẢ.
* Những việc liên quan đến HIỆN TẠI => chuyển về LOẠI 2 (nếu như câu gốc có CAN thì chuyển
về COULD). Ví dụ:
+ He doesn’t have money, so he won’t buy a car. (Nó không có tiền, nên nó sẽ không mua
xe)

nguon tai.lieu . vn