Xem mẫu

  1. TS. NGUYỄN THỊ THU VÂN - ThS. NGUYÊN thị thu hà (Đ ồ n g Chủ biên) c t o H Ỏ I = {DíỗíP VỂ NGHIỆP y ụ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG NHẢ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Q U Ố C GIA
  2. TS. NGUYỄN THỊ THU VÂN - ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ (Đồng Chủ biên) 150 cfìuHỎI - ĐÁP VÉ NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG ^HÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT HA N Ộ I -2 0 1 3
  3. TẬP THỂ TÁC GIẢ ĐỒNG CHỦ BIÊN TS. Nguyễn Thị Thu Vân ThS. Nguyễn Thị Thu Hà CÁ C TÁC GIẢ KHÁC ThS. Nguyễn Thị La ThS. Phạm Thị Hổng Thắm ThS. Pham Thi Diễm
  4. LỞI NHÀ XUẤT BẢN Văn phòng có vị trí quan trọng trong hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Công tác văn phòng được thực hiện tốt sẽ thúc đẩy sự tiến bộ trên nhiều mặt của cơ quan, tổ chức và ngược lại, nếu thực hiện không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đên quá trình phát triển của cơ quan, tổ chức đó. Văn phòng có chức năng tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin mọi mặt về tình hình hoạt động của cơ quan và tham mưu cho lãnh đạo về các biện pháp giải quyết và xử lý; quản lý, sắp xếp, phân phôi và bổ sung một cách khoa học, hợp lý nhất các điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện, điều kiện làm việc; là trung tâm, đầu mối giao tiếp của cơ quan, tổ chức. Với cách trình bày ngắn gọn, súc tích, khoa học, cuốn sách 150 cảu hỏi - đáp vê nghiêp vu hành chính văn phòng do TS. Nguyễn Thị Thu Vân và ThS. Nguyễn Thị Thu Hà đồng chủ biên giúp cho những cán bộ văn phòng dễ dàng nắm được những nội dung chính của nghiệp vụ hành chính văn phòng cũng như cập nhật những văn bản, quy định mối nhất liên quan đến nghiệp vụ hành chính văn phòng, từ đó hoàn thiện chức năng và nhiệm vụ được giao. 5
  5. Nội dung cuốn sách gồm ba phần: Phần I: Tổng quan về văn phòng Phần II: Các nghiệp vụ văn phòng chủ yếu Phần III: Quản trị văn phòng Xin giới thiệu cuốn sách vói bạn đọc. Tháng 4 năm 2013 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT
  6. Phần I TỔNG QUAN VẾ VÂN PHÒNG Câu hỏi 1: Văn phòng là gì? Trả lời: Trong thực tế, văn phòng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, phản ánh nhận thức của chúng ta về chức năng, nhiệm vụ của văn phòng ở mỗi thòi kỳ lịch sử và trong những hoàn cảnh phát sinh quan hệ nhất định, về cơ bản, hiện nay có ba cách tiếp cận chủ yếu vê văn phòng: - Tiếp cận về mặt cơ cấu tổ chức: Văn phòng là một bộ phận, đơn vị làm việc tổng hợp và trực tiếp của một cơ quan chức năng, phục vụ cho việc điều hành của lãnh đạo. - Tiếp cận vềmặt không gian: Theo cách tiếp cận này, văn phòng có thể được hiểu theo hai nghĩa dưới đây: + Là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, là địa điểm giao tiếp đôi nội, đối ngoại của cơ quan, đơn vị đó. Ví dụ: Văn phòng Bộ Nội vụ tại số 8 Tôn T hất Thuyết - Hà Nội cũng đồng thời là trụ sở làm việc của cơ quan, là nơi diễn ra các hoạt động giao tiếp đốì nội, đôi ngoại của Bộ Nội vụ. 7
  7. + hậ .fí& ịiậ.íạ y.ịệccu thể ,eủa Ầỉgưừi có ch tìh L Ỉ; v a M ^ h e tìỹ Ị ì ỹ t ụ s ĩ , V ă f l ^ H S r ị ế tá-hgc ... - Tiếp cân hoạt động: Vũn p h òn g lù m ột d ạ n g h oạt động của Cơ quan, tổ chức trong đó diễn ra việc thu nhận, bảo quản, lưu trữ các loại văn bản, giấy tờ, nhũng công việc liên quan đến công tác văn thư. Theo Từ điên tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, văn phòng là bộ phận phụ trách công việc giấy tờ, hành chính trong một cơ quan1. Một cách tổng quát nhất, có thể hiểu: Văn phòng là một bộ phận của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin phục vụ cho sự điều hành của lảnh đạo, đồng thời bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động chung của toàn cơ quan, tổ chức đó. Câu hỏi 2: Văn phòng có vị trí như th ế nào trong hoạt động của cơ quan, tổ chức? Trả lời: Văn phòng là một bộ phận, đơn vị của cơ quan, tổ chức. Văn phòng cùng với các đơn vị, bộ phận khác tạo thành một tổ chức hoàn chỉnh. Có cơ quan là có văn phòng (hoặc có đơn vị chuyên trách làm công tác văn phòng). 1. Xem Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Nxb. Đà Nang - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nang, 2000, tr. 1101. 8
  8. V ị t r í cùa v ă f i p l i ồ H g t t - ó H g 86» É |U a f t , lẨ r - ỉiẮ é tlư t»fc in Ấ 1.1 (tua SỔ đồ dưáì đẩy; Vàn phòng là bộ máy giúp việc của lãnh áạo, là “tai”, là “m ắt”, là “bộ lọc”, “bộ nhớ” của thủ trưởng: thể hiện trong việc tống hợp, xử lý, cung cấp thông tin đáng tin cậy phục vụ cho nhu cầu quản lý, diều hành của thủ trưởng. Văn phòng là “bộ mặt” (thay mặt cơ quan thực hiện các hoạt động giao tiếp, đối nội - đối ngoại), là “bộ tham mưu” của cơ quan. Văn phòng bảo đảm điều kiện vật chất (nhà cửa, phương tiện, trang thiết bị...) cho hoạt động của toàn cơ quan. Câu hỏi 3: Văn bản nào hiện nay quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy văn phòng cơ quan hành chính nhà nước? Trả lời: Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy văn phòng cơ quan hành chính nhà nước được quy định tại các văn bản cụ thể sau đầy: - Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03-12-2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và 9
  9. 0*s e\vvi
  10. mặt vể tình hình hoạt dộng của cơ quan và tham mưu cho lãnh, dạo về các biện pháp giải qu yết và xủ lý. Cụ thể: - Tham mưu: là phát hiện vấn đề, phân tích nguyên nhẩn, tham mứu. dể xuất vái hĩnh dạo về cấc chúc, diều hãnh và gíốí quyết các van Uể, Vĩ dụ. tạp ch ư ơ n g t r ì n h , k ế h o a c h h o ạ t d ộ n g ; t o c h ẳ c các cu ọc h ọ p y Kc>^ Viữhrv KồcyvK cxvỶvết. dirvH etuảri lý, d iều hàn h ( t ư vân ^un y $ ( n \ ĩM y á Hn^n nViặm ve tín h pháp \ ý , \ ỳ th u ậ t soạn th á o vãn bản). “ T ô n g liơ p : lù t ô c h ứ c v à thiíc h iên viôc tông Hơp và xtí lý thông tin (thông tin từ hệ thòng văn bản đi - đến, điện thoại, tiếp dân) phục vu cho hoạt dông quản lý. Tham mưu và tổng hợp luôn gán bó chặt chẽ với nhau: tổng hợp là để tham mưu, muôn tham mưu cần phải tổng hợp. 2. Chức năng hậu cần Văn phòng bảo đảm quản lý, sắp xếp, phân phôi và bổ sung một cách khoa học, hợp lý nhát các điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện, diều kiện làm việc cho cơ quan. Cụ thể: - Các điều kiện vật chất, kỹ thuật: mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản; sửa chữa, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc... - Q uản lý tài sản công, ngân sách của cơ quan: chi trả lương, thưởng,... - Các hoạt động khác: y tế, nhà khách, bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hội họp, lễ nghi, khánh tiết của cơ quan. 11
  11. — 3. Chức n ăn g đ a i diện Văn phòng là trung tâm, đầu mô'i giao tiếp của cơ quan. Văn phòng thực hiện chức năng đại diện qua những công việc cụ thể như: - Tuyển chon và bô" trí cán bộ ở những nơi thường xuyên phải giao tiếp với khách; - Hướng dẫn cán bộ văn phòng các nguyên tắc và kỹ năng giao tiếp; - Tiếp khách và giải quyết các yêu cầu của khách trong phạm vi cho phép; - Tham giaitổ chức các buổi gặp mặt giao lưu; - Tổ chức các buổi tiệc chiêu đãi khách. Câu hỏi 5: Văn phòng có những nhiệm vụ chủ yếu nào? Trả lời: Do đặc điểm riêng ở mỗi loại cơ quan nên văn phòng của các cơ quan khác nhau có thể được giao những nhiệm vụ cụ thể khác nhau, v ề cơ bản, văn phòng có những nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng chương trình, kê hoạch công tác của cơ quan (năm, quý, tháng) và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch đó. - Thu thập, xử lý, quản lý và tổ chức sử dụng thông tin để tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị trong cơ quan; đề xuất kiến nghị các biện pháp thực hiện phục vụ sự chỉ đạo và điều hành của thủ trưởng. 12
  12. —— - Thực hiện nhiệm vụ tư vấn văn bản cho thủ trưởng và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, kỹ thuật soạn thảo văn bản của cơ quan ban hành. - Thực hiện công tác văn thư - lưu trữ, quản lý văn bản trong cơ quan và những văn bản từ bên ngoài gửi đến, giúp thủ trưởng theo dõi việc giải quyết văn bản theo đúng quy định của Nhà nước. - Tổ chức giao tiếp đối nội, đốì ngoại, giúp cơ quan, tổ chức trong công tác thư từ tiếp dân, giữ vai trò là chiếc cầu nối cơ quan, tổ chức mình với cơ quan, tổ chức khác cũng như với nhân dân nói chung. - Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng trong cơ quan. - Lập kê hoạch tài chính, dự toán kinh phí hằng năm, hằng quý, dự kiến phân phối hạn mức kinh phí, báo cáo kế toán, cân đôi hằng quý, hằng năm; chi trả tiền lương, tiền thưởng, chi tiêu nghiệp vụ theo chê độ của Nhà nước và quyết định của thủ trưởng. - Mua sắm trang thiết bị; xây dựng cơ bản, sửa chữa, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc của cơ quan; bảo đảm các yêu cầu hậu cần cho hoạt động và công tác của cơ quan. - Tổ chức và thực hiện công tác y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ trật tự an toàn cơ quan, tổ chức phục vụ các cuộc họp, nghi lễ khánh tiết, thực hiện công tác lễ tân tiếp khách một cách khoa học và văn minh. - Thường xuyên kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức văn phòng, từng bưóc hiện đại hoá công tác hành chính - văn phòng; chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ 13
  13. văn phòng cho các văn phòng cấp dưới hoặc đơn vị chuyên môn khi cần thiết. Câu hỏi 6: ở nước ta hiện nay có những loại hình văn phòng nào? Trả lời: ở nước ta hiện nay có bôn loại hình văn phòng sau đây: 1.V ăn p h ò n g cấp ủy đ ả n g các cấp Văn phòng cấp ủy là một đơn vị tổ chức trong hệ thông tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. ở Trung ương có Văn phòng Trung ương Đảng; ở tỉnh, thành phô' trực thuộc Trung ương có văn phòng tỉnh ủy, văn phòng thành ủy; ở cấp huyện có văn phòng huyện ủy, văn phòng quận ủy; ở cấp xã có văn phòng đảng ủy xã, văn phòng đảng ủy phường, văn phòng đảng ủy thị trấn. 2. Văn p h ò n g cơ quan nhà nước Văn phòng cơ quan nhà nước là một bộ phận, đơn vị trong các cơ quan nhà nước (gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp). Văn phòng cơ quan lập pháp gồm: Văn phòng Quốc hội, văn phòng Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã). Văn phòng cơ quan hành pháp gồm: Văn phòng Chính phủ, văn phòng ủ y ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã), văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan chuyên môn thuộc Uy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã). 14
  14. TT---- r~ ----------- ----- . ■■ --- — Văn phòng cơ quan tư pháp gồm: Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, văn phòng tòa án nhân dân các cấp (tỉnh, huyện); văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (tỉnh, huyện). 3. Vănphòng tổ chức chính xã hội và đoàn th ể Tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể là những tổ chức đại diện cho lợi ích của các cộng đồng xã hội khác nhau khi tham gia hệ thông chính trị theo tôn chỉ, mục đích, tính chất của từng tổ chức. Văn phòng của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể là một đơn vị, bộ phận trực thuộc tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh. Ví dụ: Văn phòng ủy ban Mặt trận Tổ quôc Việt Nam, Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Văn phòng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,... 4. Văn phòn g tổ chức doanh nghiêp Theo các văn bản hiện hành, về mặt tổ chức bộ máy, ngoài Ban lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường có các đơn vị: + Văn phòng doanh nghiệp; + Các phòng, ban chức năng của doanh nghiệp. Câu hỏi 7: Văn phòng có cơ câu tổ chức như thế nào? Trả lời: Do những đặc thù riêng về quy mô, tính chất, chức 15
  15. năng, nhiệm vụ nên cơ cấu tổ chức của văn phòng các cơ quan không giống nhau. Tuy nhiên, dù được bố trí, sắp xếp khác nhau, song bất kỳ một văn phòng cơ quan nào cũng thường có những bộ phận cơ bản được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: - Chánh văn phòng: Chánh văn phòng chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan về toàn bộ công tác văn phòng. Chánh văn phòng phụ trách chung công tác văn phòng và có thể trực tiếp phụ trách một hoặc một sô' công tác của văn phòng như: bảo vệ bí mật, tổ chức cán bộ... Chánh văn phòng được thủ trưởng cơ quan giao cho ký thừa lệnh một sô' văn bản của cơ quan như: giấy mời họp, giấy đi đường, bản sao các văn bản... - Phó chánh văn phòng: Phó chánh văn phòng được chánh văn phòng phân 16
  16. công phụ trách một hoặc một số công tác của văn phòng như: công tác thông tin tổng hợp, văn thư, lưu trữ,... - Phòng (hoặc tổ, bộ phận) tổng hợp; giúp chánh văn phòng thực hiện công tác thông tin, tổng hợp; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thường kỳ của cơ quan, của văn phòng, biên tập các văn bản khác khi được giao. - Phòng (hoặc tổ, bộ phận) văn thư - lưu trữ: thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác văn bản và quản lý văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức. - Phòng (hoặc tổ, bộ phận) quản trị: cung cấp kịp thời, đầy đủ các phương tiện, điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ quan; quản lý, sửa chữa và theo dõi sử dụng các phương tiện vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. - Phòng (hoặc tổ, bộ phận) tài vụ - kê toán: Dự toán kinh phí hằng năm, hằng quý, dự kiến phân phôi hạn mức kinh phí, báo cáo kế toán, cân đối hằng quý, hằng năm; chi trả tiền lương, tiền thưởng, chi tiêu nghiệp vụ khác theo quy định. - Phòng (hoặc tổ, bộ phận) bảo vệ: Tổ chức công tác bảo vệ trật tự trị an cho cơ quan, bảo vệ môi trường, cảnh quan của đơn vị; hướng dẫn, chỉ dẫn khách; kiểm tra, đôn đốc các bộ phận chấp hành quy định về bảo đảm an ninh, trật tự trong phạm vi cơ quan. - Ngoài ra, văn phòng còn có các bộ phận khác như: y tế, phục vụ, lái xe, điện nước... 2.150câuhỏi-đáp... 17
  17. TTT- Trên đây là mô hình chung về co' cấu tố chức của văn phòng nói chung. Tùy theo quy mô lớn, nhỏ và tính chất hoạt động mà văn phòng có thể có tên gọi khác nhau. Trong co quan, tổ chức có quy mô lớn thì bộ phận này được gọi là văn phòng, ơ những Cố quan, tổ chức có quy mô nhỏ thì bộ phận này được gọi là phòng hành chính. Tuy nhiên, tên phòng và phạm vi hoạt động có thể được mở rộng kèm theo các chức năng chuyên môn khác như: Phòng Hành chính - Tổng họp, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Hành chính - Tổ chức. Riêng một sô văn phòng với tính chất đặc biệt về nhiệm vụ và quy mô (Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ưong Đảng) được tổ chức thành các vụ chức năng. 18
  18. Phần II CÁC NGHIỆP vụ VĂN PHÓNG CHỦ YẾU Câu hỏi 8: Văn phòng cần thực hiện những khâu nghiệp vụ chủ yếu nào? Trả lời: So với những đơn vị chuyên môn khác trong cơ quan, tô chức, văn phòng là bộ phận có chức năng, nhiệm vụ mang tính tổng hợp cao hơn. Vì vậy, đây cũng là bộ phận có nhiều khâu nghiệp vụ, chuyên môn khác nhau được tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu của khối lượng và chât lượng công việc đặc thù. Đó là: - Nghiệp vụ lập chương trình, kế hoạch công tác; - Nghiệp vụ bảo đảm thông tin; - Nghiệp vụ xây dựng và ban hành văn bản; - Nghiệp vụ văn thư, lưu trữ; - Nghiệp vụ giao tiếp, lễ tân; - Nghiệp vụ tổ chức hội họp; - Nghiệp vụ tổ chức các chuyên đi công tác; - Nghiệp vụ tổ chức, bô trí nơi làm việc. 19
  19. I. LẬP CHƯƠNG TRÌNH, KỂ HOẠCH Câu hỏi 9: Thê nào là chương trình, kê hoạch? Trả lời: Lập chương trình, kế hoạch là một trong bôn chức năng cơ bản của nhà quản lý, là một trong những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của văn phòng. Cho đến nay, đã có rấ t nhiều định nghĩa khác nhau về chương trìn h , kế hoạch. Một cách chung nhâ't (theo nghĩa rộng), chương trình, kế hoạch công tác là hình ảnh tương lai của đơn vị sau một khoảng thời gian hoạt động nhất định. ơ phạm vi hẹp hơn, chương trình, kế hoạch là sự định hình, dự báo mục tiêu, định hưống và phương thức thực hiện các mục tiêu định hưỗng đó của cơ quan, tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể: - Chương trình là sự dự báo có tính phương hướng, chủ trương trong một khoảng thời gian dài, nhiều năm; - Kế hoạch là những hoạt động cụ thể nhằm triển khai những mục tiêu đã định trong khoảng thời gian ngắn. Nhìn chung, kế hoạch có nội dung chi tiết, cụ thể gắn liền vối các điều kiện bảo đảm thực hiện hơn chương trình. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, kế hoạch và chương trình được hiểu đồng nhất. Câu hỏi 10: Lập chương trình, k ế hoạch công tác có ý nghĩa như thê nào đôi với hoạt động của cơ quan, tổ chức? Trả lời: Chương trình, kế hoạch công tác (sau đây gọi chung là 20
  20. kê hoạch) là phương tiện không thể thiếu trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, thể hiện qua một sô' vai trò quan trọng sau đây: - Lập kế hoạch là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của công sở, bảo đảm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức diễn ra hên tục, thốíng nhất, đúng mục đích và yêu cầu đặt ra. - Lập kế hoạch là cơ sở để nhà quản lý chủ động chỉ đạo điều hành công việc trong từng thời gian, quán xuyến mọi mặt hoạt động của cơ quan, đồng thời chủ động ứng phó với những thay đổi trong quá trình điều hành. Thông qua việc lập kế hoạch mà nhà quản lý dự đoán trước được những gì sẽ diễn ra trong tương lai, lường trước được những khó khăn, tránh được những do dự. Lập kế hoạch cho khoảng thời gian càng dài thì độ chính xác càng giảm. - Các kế hoạch giúp hướng các nỗ lực vào việc hoàn thành các mục tiêu. Lập kê hoạch giúp cán bộ, công chức và toàn cơ quan hoạt động có mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, chủ động. Nhờ có các kê hoạch mà nhà quản lý dễ dàng phôi hợp hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong cơ quan, tổ chức vào thực hiện các mục tiêu chung, đồng thời vẫn bảo đảm thứ tự ưu tiên các mục tiêu khác nhau. - Các kế hoạch tạo ra khả năng tiết kiệm các nguồn lực. Lập kế hoạch sẽ bảo đảm các nội dung công việc không bị mâu thuẫn, chồng chéo. Các kế hoạch chú trọng vào tính hiệu quả và sự phù hợp của hoạt động sẽ góp phần vào tô'i thiểu hoá chi phí vể nguồn lực vì nó chú trọng vào hiệu quả của hoạt động và sự phù hợp. Khi lập kế hoạch, 21
nguon tai.lieu . vn