Xem mẫu

  1. 10 SAI LẦM TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KHIẾN  DOANH NGHIỆP “BẠI LIỆT”, BẠN ĐàBIẾT CHƯA? Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thất bại của một doanh nghiệp. Đó có thể  là do sự thiếu quan   tâm của người tiêu dùng, hay một chiến dịch tiếp thị thất bại của các doanh nghiệp,… Mặc   dù vậy, một trong những yếu tố góp phần làm doanh nghiệp của bạn bị  thất bại là vấn đề  quản lý tài chính của doanh nghiệp không rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, những sai lầm tài chính dẫn đến những thất bại thảm hại cho  doanh nghiệp, nhiều nhà quản lý đánh giá thấp chi phí thực sự khi bắt đầu khởi nghiệp do đó   mà họ thường mắc phải những sai lầm. Dưới đây là 10 sai lầm phổ  biến trong quản lý tài chính mà các doanh nghiệp thường gặp  phải. 1. Không có đủ dự trữ tiền mặt Các nhà quản lý cần biết rằng họ  cần có một khoản tiền mặt dự  trữ  để  đầu tư  trong quá   trình thiết lập các hoạt động kinh doanh. Ngay cả  khi hoạt động kinh doanh của bạn mang   lại lợi nhuận một cách nhanh chóng thì việc để riêng một khoản tiền là quan trọng. Nhiều hoạt động kinh doanh sẽ phải mất một vài quý mới có thể có được thu nhập ổn định,   duy trì hoạt động của công ty. Đừng chủ quan và tự đánh lừa mình rằng cứ làm đi, tiền và lợi   nhuận sẽ về. 2. Quá phụ thuộc vào các khoản vay tín dụng Nhiều chủ  doanh nghiệp sử  dụng các khoản vay để  tồn tại trong giai đoạn đầu của kinh   doanh, nhưng bạn có chắc là chỉ  vay trong giai đoạn đầu, thậm chí là không thể  trả  được ở  các giai đoạn trước. Vay tín dụng thường có lãi suất cao, phải trả  phí hàng năm, nếu bạn   không có một kế hoạch vay hợp lý hoặc mục tiêu rõ ràng thì bạn rất dễ  mắc phải “ lãi mẹ  đẻ lãi con” dẫn đến phá sản.
  2. 3. Lẫn lộn giữa tài chính cá nhân và tài chính công ty. Nếu bạn là một nhà quản lý tài chính doanh nghiệp của chính mình, bạn cần có sự phân biệt   rạch ròi giữa hai khoản này. Mặc dù, trong nhiều trường hợp, tài chính cá nhân và tài chính  doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhau rất tốt nhưng trên thực tế đó là 2 khoản riêng biệt. Việc bạn tách bạch được 2 khoản này sẽ giúp bạn chủ động hơn, hỗ trỡ trong việc xác định   lợi nhuận thực tế hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp của mình dễ dàng hơn. 4. Lấy tài chính cá nhân để bù lỗ Trong giai đoạn đầu, vấn đề  tài chính luôn làm bạn lo lắng, nhiều khoản thua lỗ khiến chủ  doanh nghiệp lấy tài chính cá nhân ra để bù lỗ và tiếp tục đầu tư. Việc làm này, trong nhiều  trường hợp bạn phải xử lý tốt, biết cách cân đối giải quyết cho khéo, nếu không bạn sẽ mất   “cả chì lẫn chài”. 5. Không có hệ thống thu chi rõ ràng Không có một hệ  thống thu chi rõ ràng chắn chắn sẽ làm cho vấn đề  quản lý tài chính của  bạn gặp nhiều khó khăn “lãi không biết, lỗ cũng không”. Thực hiện các khoản thu chi rõ ràng   theo quy trình, in các khoản bạn đã thanh toán trên các hóa đơn có dấu của công ty. Hãy giải  quyết kịp thời các khoản phát sinh không mang lại hiệu quả,… Đây là một trong những cách   tốt nhất để minh bạch các khoản thu chi khi bạn quản lý doanh nghiệp. 6. Cường điệu trong những tính toán và lời hứa tài chính Các nhà đầu tư đôi lúc bị lừa phỉnh bởi những con số “đẹp như mơ”, nhưng cuối cùng, công  ty mà họ  góp vốn lại suy sụp đáng kể. Tuy những tính toán tài chính cùng các dự  đoán lợi   nhuận sẽ thu hút các nguồn vốn huy động, nhưng khi tiền bạc thật sự đổ  vào, bạn vẫn cần   có sẵn trong tay một kế hoạch sinh lời thật thuyết phục, có tính thực tế cho một vài năm kinh   doanh tiếp theo.
  3. Bên cạnh đó, nếu bạn quyết định tìm kiếm một khoản vay mới, hãy thẳng thắn nói ra tình  hình tài chính của các hoạt động kinh doanh. Bởi khi bạn bóp méo các khoản nợ để có được   khoản vay mới, thì theo các quy định pháp luật, bạn đã có hành vi gian lận tài chính. Điều này  khiến bạn sẽ  phải chịu trách nhiệm pháp lý về  các khoản nợ, thậm chí ngay cả  khi bạn bị  phá sản. Có thể thấy rằng, khi dính líu đến những đồng tiền vay mượn, các khoản nợ có thể  ám ảnh bạn trong nhiều năm. 7. Bỏ qua những nhu cầu tài chính trước mắt Nói cách khác, nếu kế hoạch của bạn cho thấy bạn cần 50.000 USD để đưa sản phẩm ra thị  trường, thì đừng yêu cầu chỉ có 30.000 USD. Các ngân hàng và nhà đầu tư tiềm năng sẽ băn   khoăn về việc tại sao họ nên đầu tư tiền bạc vào dự án kinh doanh của bạn, liệu nó có thất  bại không, nếu chỉ  đầu tư  30.000 USD mà không phải là 50.000 USD? Đây là bài học đáng   buồn rút ra từ “cuộc khủng hoảng dotcom”. Các công ty đã lâm vào tình trạng lao đao sau khi tiêu hết những khoản tiền đầu tư  ban đầu  mà vẫn chưa kịp làm cho chúng sinh lời, và sau đó họ  buộc phải đầu hàng. Các nhà đầu tư  ngày nay đã trở  nên khôn ngoan hơn và họ sẵn sàng bỏ 50.000 USD cho một kế hoạch kinh   doanh triển vọng thật sự, chứ không chấp nhận cầm 30.000 USD ném qua cửa sổ. Đối với những cầu tài chính trước mắt, khi nhận ra rằng bạn không có đủ tiền để thanh toán   các hóa đơn đến hạn, hãy giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi   phí xuống mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những  nhu cầu cấp thiết của bạn. Lên danh sách những khoản tiền người khác nợ  bạn và đòi về  càng nhiều càng tốt. Từ  số  tiền này, bạn hãy  ưu tiên thanh toán những khoản cần thiết như  thuế  là các chi phí quan   trọng, và bạn có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ  lớn.
  4. 8. Cho rằng các khoản doanh thu và lợi nhuận hiện tại là biểu hiện của tình hình tài  chính vững mạnh Trong mỗi một giao dịch kinh doanh luôn có một khoảng thời gian chậm trễ giữa thời điểm  hoàn tất giao dịch với thời điểm thanh toán đầy đủ  tiền bạc. Đây là một sự  thật trong kinh   doanh, song nó sẽ  không phải là vấn đề  quá lớn nếu bạn chuẩn bị  kỹ  lưỡng. Đáng tiếc là  nhiều công ty đã không dự liệu trước điều này và họ  lập tức vấp phải các vấn đề  tài chính  nghiêm trọng, khi họ vội tiêu ngay những đồng tiền mà họ còn chưa có được. Có lẽ rắc rối lớn nhất là trong rất nhiều giao dịch kinh doanh, việc thanh toán có thể dễ dàng   bị  trì hoãn đến 30 ngày, và đến lúc đó bạn mới có thể  sử  dụng số  tiền trong tài khoản của  mình. Vì thế, chỉ  đôi chút suy tính sáng suốt, cân nhắc thận trọng và lường trước tương lai   cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn của công ty. 9. Xem nhẹ các cơ quan quản lý nhà nước Số  dư tài chính vào cuối mỗi ngày có thể  lớn hơn những gì bạn có được trên thực tế. Thuế  thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và nhiều loại thuế khác có thể hiện tại vẫn nằm   trong tài khoản, nhưng rồi cuối cùng chúng sẽ thuộc về nhà nước. Do đó, bảng tính toán số  dư  tài chính của bạn không nên đưa vào những khoản này. Nếu không, bạn sẽ  có nguy cơ  gặp rủi ro tài chính trong những kế hoạch kinh doanh tương lai, cùng những chi phí mà có thể  bạn không chi trả nổi. Bên cạnh đó, bạn cần hoàn thành việc đóng các khoản thuế theo quy định và đúng hạn. Nếu  mô hình công ty bạn là công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn, các cơ quan thuế có thẩm   quyền sẽ có thể phạt công ty vì lý do chậm nộp thuế. Thậm chí, nếu hoạt động kinh doanh   chuẩn bị đi đến phá sản, bạn vẫn có mặt trong danh sách đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế.
  5. 10. Quản lý và tính toán sai lầm các chi phí quảng cáo Quảng cáo dẫn tới các giao dịch bán hàng – điều này xem ra rất sơ đẳng. Tuy nhiên, trong các  hoạt động quản lý tài chính, nhiều công ty vẫn xem chi phí quảng cáo như  tỷ  lệ  phần trăm   trong tổng doanh số bán hàng tại cùng một thời kỳ. Trên thực tế, để những đồng tiền quảng cáo thật sự hiệu quả, chiến dịch quảng cáo/tiếp thị  phải được bắt đầu một thời gian trước khi các giao dịch bán hàng đầu tiên được tiến hành. Khi những chi phí tiền mặt bổ  sung được tính thêm vào sổ  sách tài chính, thì một ngân quỹ  lành mạnh dành cho hoạt động quảng cáo là điều hết sức quan trọng, trước khi bạn tính đến  bất cứ khoản doanh thu nào. Việc tính toán sai những đầu mục chi phí trong bảng sổ sách kế  toán vào những quãng thời  gian chiến lược sẽ dẫn tới việc dự kiến sai khoản tài chính cần thiết để hoàn thành các mục   tiêu bán hàng, từ đó có thể dẫn tới việc chi tiêu quá khả năng trong những tháng tiếp theo. Tạm kết Trên đây chỉ  là 10 sai lầm phổ  biến về  vấn đề  tài chính của danh nghiệp hay mắc phải.   Ngoài ra, nếu bạn là một nhà quản lý tài chính, chắc chắn bạn sẽ cần tìm hiểu nhiều hơn,   học hỏi những người khác không bao giờ là thừa. Hãy tiếp cận những người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia tài chính, ngoài ra bạn có thể  sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý kế  toán… Quá trình tiếp cận   này sẽ giảm thiểu tỉ lệ thất bại, giúp bạn có những bước đi đúng đắn trong quản lý tài chính   doanh nghiệp.
nguon tai.lieu . vn