Tài liệu miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Download Tài liệu học tập miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer ở khu vực An Giang

Cư dân Khmer tập trung sinh sống khá đông ở các tỉnh miền núi biên giới tỉnh An Giang, trong các phum, sóc, ngoài người Khmer còn có cộng đồng các tộc người Việt, Hoa, Chăm. Trong quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa đã giúp các tộc người xích lại gần nhau, siết chặt tình đoàn kết cộng đồng đa tộc người vùng miền núi biên giới. Với không gian văn hóa mở, người Khmer miền núi biên giới tỉnh An Giang có thể nói được tiếng Hoa, Chăm, Việt, đồng thời vẫn bảo tồn được bản ngữ của mình thông qua nhiều hoạt động, với nhiều hình thức. Bên cạnh đó, các tộc người khác trên địa bàn An Giang vẫn nói được tiếng Khmer trong giao tiếp hàng ngày. Thật khó để phân biệt được thành phần tộc người trong một cuộc trò chuyện của những nhóm người nói cùng một ngôn ngữ thành thạo nếu bản thân họ không cho biết mình thuộc tộc người nào. Một bộ phận giới trẻ Khmer ngày nay bị phai nhạt bản ngữ trên phương diện nói lẫn viết, gây khó khăn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống có liên quan đến yếu tố ngôn ngữ Khmer. Bài viết này không chỉ tìm hiểu về sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer khu vực miền núi biên giới An Giang mà còn góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer.

1/13/2020 8:56:44 AM +00:00

Nét phong phú và đặc thù trong văn hóa Chăm ở An Giang: Nét phong phú và đặc thù trong văn hóa đồng bằng sông Cửu Long

Cộng đồng người Chăm ở An Giang và nền văn hóa truyền thống chịu ảnh hưởng Hồi giáo Islam của họ là nét đặt thù trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết khái quát về cộng đồng và văn hóa Chăm ở An Giang. Nghiên cứu về cộng đồng và văn hóa Chăm ở An Giang nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp của bản sắc dân dân tộc, làm phong phú tính đa màu sắc của văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long và góp phần định hướng phát triển những giá trị mới trên cơ sở dung hợp các giá trị văn hóa của các dân tộc trong vùng.

1/13/2020 8:56:12 AM +00:00

Đời sống văn hóa sông nước và tính cách của người bình dân miền Tây Nam Bộ

Đặc điểm văn hóa gắn liền với môi trường và chủ thể văn hóa. Khi đặt chân đến vùng đất Cửu Long để khai hóa, khẩn hoang mở làng, dựng chợ, người dân tứ xứ đã tiếp cận với không gian độc đáo: Chèo ghe sợ sấu cắn chân/ Xuống sông sợ đỉa lên rừng sợ ma. Một hệ thống sông rạch chằng chịt nên việc đi lại, sinh hoạt, ăn uống,… đều gắn với chặt với nước! Dần dần những nét văn hóa hình thành và tạo thành bản sắc vùng miền. Trong bài tham luận này, chúng tôi sơ bộ tìm hiểu Tính cách của người bình dân miền sông nước Tây Nam Bộ qua các hoạt động trên môi trường này.

1/13/2020 8:53:07 AM +00:00

Chiến lược đa văn hóa, đa tộc người ở đồng bằng sông Cửu Long thời các chúa Nguyễn

Trong hành trình mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn, tùy theo từng thời kì lịch sử, từng vận mệnh của các chúa thì mỗi công cuộc mở đất lại có những dấu ấn riêng. Nếu như trong giai đoạn công cuộc mở đất Nam Trung Bộ diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cho các chúa Nguyễn như: sự suy yếu của vương quốc Chămpa vào đầu thế kỉ XVII; hoặc nhằm tránh sức ép từ phía vua Lê - chúa Trịnh khiến Nguyễn Hoàng phải thực hiện tham vọng mở rộng cương vực về phía Nam đèo Hải Vân, đèo Cả. Đến công cuộc mở đất ở Đông Nam Bộ khi vương quốc Chân Lạp cũng vào thời kì suy yếu cũng là lúc các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tạo dựng được tiếng vang cho mình, cộng thêm “các cuộc di dân tự phát của người dân đã đưa chúa Nguyễn đặt những bước chân đầu tiên đến với vùng đất Nam Bộ ngày nay, tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc mở đất miền Tây Nam Bộ”.

1/13/2020 8:52:55 AM +00:00

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ở Sóc Trăng hiện nay

Sóc Trăng là tỉnh thuộc Tây Nam Bộ có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu gồm dân tộc Kinh, Hoa và Khmer tạo nên các giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc. Trong đó, bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer rất phong phú, bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần, góp phần hình thành một tiểu vùng văn hóa đậm đà bản sắc tại đồng bằng sông Cửu Long.

1/13/2020 8:32:50 AM +00:00

Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam: Quy mô lớn, quan điểm mới

Hiện nay, các nhà sử học đang tiến hành biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam bao gồm 25 tập thông sử và 5 tập biên niên sự kiện. Đây là bộ lịch sử lớn nhất từ trước tới nay. Cùng với quy mô lớn, công trình đang được biên soạn có rất nhiều điểm mới so với các bộ lịch sử đã xuất bản trước đây. Công trình này xứng đáng là một bộ Quốc sử. Bài viết phân tích làm rõ quá trình xây dựng và những điểm mới căn bản của công trình.

1/13/2020 7:33:11 AM +00:00

Những điểm tương đồng và khác biệt trong phong tục tang ma giữa người Việt gốc Hoa và người Việt ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bài viết tiến hành nghiên cứu so sánh một số điểm tương đồng và khác biệt trong phong tục tang lễ giữa người Việt gốc Hoa (người Hoa) và người Việt ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

1/13/2020 7:01:54 AM +00:00

Nguyễn Công Trứ với tư tưởng lập thân kiến quốc

Bài viết của chúng tôi nhằm làm rõ nguyên nhân hình thành tư tưởng, nội dung cụ thể của tư tưởng, sự vận dụng tư tưởng vào hành động của Nguyễn Công Trứ, từ đó đánh giá những đóng góp và mặt còn hạn chế trong tư tưởng “Lập thân kiến quốc” của ông.

1/13/2020 6:58:46 AM +00:00

Hiện thực của tâm thức văn hóa hay là một kết nối của tâm linh tín ngưỡng - câu chuyện thiên sư từ đạo hạnh với nhóm các chùa chiền liên quan ở Hà Nội

Từ Đạo Hạnh là nhân vật độc đáo bậc nhất trong lịch sử văn hóa-tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam. Kết hợp cả việc đọc hiểu một cách hệ thống các tài liệu thành văn và khảo sát điền dã các di tích văn hóa vật thể, bài viết khẳng định Từ Đạo Hạnh chính là hiện thân của tâm thức văn hóa dân tộc và cũng chính là một kết nối của tâm linh tín ngưỡng dân gian.

1/13/2020 6:58:36 AM +00:00

Vài phác thảo về biến đổi văn hóa nông thôn Việt Nam hiện nay

Bài viết này mô tả một vài biến đổi có tính chất cơ bản trên các phương diện diện mạo vật chất, sinh kế, lối sống, các giá trị của lễ hội… nhằm phác thảo một cách căn bản diện mạo văn hóa nông thôn Việt Nam hiện nay.

1/13/2020 6:56:31 AM +00:00

Một số định hướng nâng cao hiệu quả dạy học nội dung lịch sử (lớp 4, 5) trong chương trình giáo dục phổ thông mới cho sinh viên khoa giáo dục tiểu học - trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở khái quát một số nét mới trong chương trình môn Lịch sử sau 2018, chúng tôi đưa ra một số định hướng giúp sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học sau khi ra trường sẽ giảng dạy môn học này tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của nhà trường Tiểu học.

1/13/2020 6:55:50 AM +00:00

Tết và tiền

Tết và tiền là câu chuyện muôn thuở phải bận tâm đối với bất cứ ai, do đó, dường như, viết về đề tài này tưởng như là câu chuyện dễ, nào là chuyện thưởng tết, nào là chuyện lì xì, mừng tuổi, nào là chuyện quốc gia này, đất nước kia phát hành những đồng tiền có đúc hoặc in những con giáp, những danh lam thắng cảnh của quê hương để có những đồng tiền kỷ niệm, mừng năm mới… Tất cả những câu chuyện ấy, không mấy ai trong cuộc đời chẳng đã trải qua.

1/13/2020 6:17:43 AM +00:00

Làm giàu từ tài nguyên di sản văn hóa

Ngay trong những ngày đầu năm 2019, nhìn các vị khách quốc tế đầu tiên xông đất Phố cổ Hội An và Cố đô Huế lội bộ, dầm mình trong mưa để khám phá di sản cũng đủ thấy sức hút của di sản văn hóa mang đến cơ hội làm giàu như thế nào. Còn theo Tổ chức Du lịch thế giới, ước tính 37% du lịch toàn cầu xuất phát từ động lực tìm hiểu văn hóa nơi đến. Khách du lịch di sản văn hóa đi khám phá các nơi nhiều gấp 2 lần khách du lịch khác, ở lại mỗi nơi lâu hơn 2,5 lần và chi tiêu cũng nhiều hơn. Không thể phủ nhận được việc DSVH ngày càng thể hiện vai trò nguồn lực nội sinh cho sự làm giàu và phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

1/13/2020 6:15:27 AM +00:00

Dự án nghệ thuật nhà quốc hội: Kết nối tinh hoa xưa và giá trị nay

Với lịch sử nghìn năm văn hiến, Việt Nam có đa dạng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể với những giá trị độc đáo, đặc sắc. Tuy nhiên, làm thế nào để tôn lên giá trị di sản, để con người hiện đại có thể nhận diện, đối thoại được với di sản là điều mà các không gian trưng bày cổ vật, cũng như trưng bày nghệ thuật đương đại tại Nhà Quốc hội hướng đến, nhằm phát lộ, sáng lại hào quang từ quá khứ, truyền đi những thông điệp của tiền nhân đến với người đương thời.

1/13/2020 6:12:32 AM +00:00

Di sản góp phần thúc đẩy tiến trình hòa giải: Môn đấu vật của hai miền Triều Tiên là di sản văn hóa thế giới

Tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã tiến thêm một bước mới khi ngày 26- 11-2018, UNESCO đã chính thức công nhận môn Đấu vật truyền thống của hai miền Triều Tiên là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

1/13/2020 6:11:42 AM +00:00

Có nên bỏ Tết cổ truyền đón năm mới của người Mông không?

Tháng 11 năm 2002, thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh Lào Cai, tôi dẫn Đội Thông tin lưu động đi nghiên cứu và tuyên truyền ở một số xã người Mông huyện Than Uyên. Nội dung tuyên truyền nhằm vận động đồng bào Mông không ăn tết người Mông, tập trung sản xuất, tiết kiệm thời gian và cùng đón Tết Nguyên đán.

1/13/2020 6:10:15 AM +00:00

Chuyện về “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương

Có từ bao giờ cũng chẳng ai biết nữa. Ngay cả những cụ cao niên nhất làng cũng chỉ nhớ từ khi các cụ còn nhỏ, cái cây này đã sừng sững đứng ở đó rồi. Ở làng Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang có một cây Dã hương cổ thụ, một loại cây thuộc họ Long não, lá xanh quanh năm, thân mộc toả mùi hương thơm ngát. Đây là một loài cây được các nhà khoa học liệt vào hạng rất hiếm đã tuyệt sinh sau trận đại hồng thuỷ thế giới. Điều đặc biệt của cây Dã hương này là nó được nhắc đến từ khi cái tên Bắc Giang được nêu trong cuốn “Việt Lược Sử” cổ nhất của nước Việt, đó cũng là thời kỳ nước ta còn mang tên Đại Việt. Trong thần tích của thôn sở tại còn ghi rõ dưới thời Vua Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786) khi đi ngang qua vùng này, thấy cây Dã hương to đẹp đã sắc phong cho cây là Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương nghĩa là cây Dã hương to đẹp nhất nước. Cây hiện được các cụ trong thôn lập bài vị thờ tại đình làng. Nếu tính theo niên đại thì đến nay cây cổ thụ này đã cả ngàn năm tuổi.

1/13/2020 6:09:13 AM +00:00

Cư dân vương quốc Phù Nam từ góc nhìn khảo cổ học và thư tịch cổ Trung Hoa

Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, nhân chủng học cũng như thư tịch cổ về cư dân của nền văn hóa Óc Eo đã chỉ ra rằng, cổ xưa đã có nhiều nhóm tộc người khác nhau cùng sinh sống trong vương quốc Phù Nam ở vùng Tây Nam Bộ.

1/12/2020 10:54:33 PM +00:00

Thiết kế dự án học tập khi dạy học dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến thuộc chương trình lịch sử lớp 5 ở tiểu học

Bài viết này đưa ra một ví dụ cụ thể trong việc thiết kế, tổ chức dạy học dự án dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trong chương trình Lịch sử lớp 5.

1/12/2020 10:53:43 PM +00:00

Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử bài nội khóa trên lớp

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên cần phải biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Tổ chức hoạt động trải nghiệm chính là cơ hội để học sinh được khám phá, tìm tòi, bộc lộ khả năng huy động kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề gắn với cuộc sống.

1/12/2020 10:45:54 PM +00:00

The patriotism of seasoned journalist Ngo Tat To in his pre-1945 newspaper articles

Ngo Tat To is a great cultural figure and journalist of Vietnam. He published extensively in various newspapers such as Annam Magazine, Than Chung, Women Today, The East, Universality, The Citizen, Hai Phong Weekly, The Future, Vietnamese Women, The Third Novel, Seasonality, Eastern France and Hanoi Newspaper under several pseudonyms such as Thuc Dieu, Loc Ha, Loc Dinh, Thon Dan, Pho Chi, Tue Nhin, Thuyet Hai, Xuan Trao, Dam Hien and Hi Cu.

1/12/2020 10:44:19 PM +00:00

Tinh thần yêu nước của nhà báo lão thành Ngô Tất Tố trong những tác phẩm báo chí trước 1945

Nghiên cứu về Ngô Tất Tố, có thể thấy tinh thần yêu nước luôn thấm đẫm trong các tác phẩm báo chí trước năm 1945 của ông. Có thể nói Ngô Tất Tố chính là một trong những người tiên phong cho dòng báo chí công khai yêu nước tiến bộ ở Việt Nam.

1/12/2020 10:43:59 PM +00:00

Chính sách giao lưu văn hóa của triều Nguyễn với Trung Quốc (giai đoạn 1802-1884)

Bài viết tập trung làm sáng tỏ sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa triều đình nhà Nguyễn với Trung Hoa giai đoạn 1802 - 1884 trên hai phương diện: chính sách giao lưu văn hóa với triều đình nhà Thanh và chính sách với Hoa kiều.

1/12/2020 10:42:19 PM +00:00

Tranh gương cung đình Huế trong dòng chảy lịch sử và văn hóa Việt

Xứ Huế - cái nôi của nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật độc đáo, trữ tình và thơ mộng. Trong đó có nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật đã được Việt Nam cũng như Thế giới công nhận là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của cả nước, của nhân loại. Dưới thời triều đình Nhà Nguyễn, một loại hình hội họa mới, được các Vua triều Nguyễn du nhập vào xứ Huế - loại hình nghệ thuật rất độc đáo và đặc biệt, bởi hội họa được vẽ trên kính, trên gương, đó không phải hội họa trên các chất liệu thông thường mà chúng ta vẫn thấy như trên giấy, trên lụa, trên gốm....

1/12/2020 10:40:46 PM +00:00

Military advisor mission 959 and its international duties in Laos in 1959-1975 period

During the anti-US resistance war, at the request of the Lao Party and the State, the Party and the State of Vietnam and the Vietnam People’s Army, together with the volunteer soldiers, sent Military Advisor Mission 959 to Laos to undertake international duti

1/12/2020 10:39:22 PM +00:00

Trí thức việt nam với việc bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa dân tộc giai đoạn 1884-1945

Được đào tạo trong nhà trường kiểu mới: Nhà trường thực dân, các trí thức Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Pháp. Họ đã sử dụng chính công cụ mà người Pháp cung cấp: Phương pháp làm việc, kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội, tư duy phản biện và phê phán, đặc biệt là chữ Quốc ngữ và chữ Pháp bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa dân tộc.

1/12/2020 10:28:41 PM +00:00

Đô la hóa tiền âm phủ - Một biểu hiện của toàn cầu hóa văn hóa địa phương

Bài viết này tìm hiểu về sự đô la hóa tiền âm phủ ở Việt Nam. Việc phân tích sự đô la hóa tiền âm phủ được đặt trong bối cảnh của toàn cầu hóa. Thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân và quá trình đô la hóa tiền âm phủ tôi lập luận rằng, việc đỏ la hóa tiền âm phủ như là một biểu hiện tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Sức mạnh của nền kinh tế và đằng đô la M ỹ hiện nay khiến cho việc sử dụng đồng đô la âm phủ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Mặt khác, tôi phân tích mối quan hệ qua lại giữa toàn cầu hóa.

1/12/2020 6:55:50 PM +00:00

Biến đổi không gian làng Dục Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội

Lịch sử Việt Nam, từ trên dưới 2000 năm, làng được biết đến là một sản phẩm tiêu biểu của cư dân nông nghiệp lúa nước, hình thành cũng với sự định cư và quần tụ của người Việt, với hình thức ban đầu là chiềng, chạ (Nguyễn Thừa Hỷ, 2012, tr.180). Các tri thức thời phong kiến đã từng có những tìm hiểu nhất định về làng. Nhưng, sự tìm hiểu chỉ trở nên thực sự có hệ thống; gắt gao hơn khi nảy sinh va chạm Đông - Tây mà cùng với nó là công cuộc xâm lược của phương Tây vào Việt Nam.

1/12/2020 6:55:08 PM +00:00

Role of Indian women in conservation of biodiversity

This practice highlight the importance of F. religiosa as this tree not only releases plenty of Oxygen but also supports a number of birds and other insects by way of providing food and shelter. Besides it, this tree has a thick canopy and provides shade and a place of rest under it to numbers of other wildlife creatures. When an Indian woman prepares a meal for her family she, first of all, cooks one or two chapattis (bread) for stray dogs and cows showing her love to biodiversity. Indian woman does offer grains to birds and flour to ants daily. In India, a woman cares their elders and offer clothes and other gifts to their in-laws and another needy person on the occasion of festivals like Deepawali, Holi, Makarskranti, etc. In India, a woman takes the utmost step of sacrificing her life for the conservation of biodiversity. In the year 1730 AD 363 Bishnois of Khejarli village lost their lives at the hands of soldiers of the princely state of Jodhpur (Rajasthan) as the Bishnois protested cutting of Prosopis cineraria tree by the soldiers (Who came to Khejarli to collect wood as ordered by the king of Jodhpur). Bishnois protested and start clinging to trees to save them and the soldiers started killing the Bishnois and the first one to sacrifice her life was a woman named Amrita Devi.

1/12/2020 5:08:53 PM +00:00

Triết lý nhân sinh trong lễ hội Sen Đôn-ta của người Khmer Nam bộ

Bài viết chỉ ra những giá trị triết lý nhân sinh nổi bật của người Khmer trong lễ này, đó là: Tinh thần hiếu đạo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, qua đó tác giả cho rằng, cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị này nhằm làm cho đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer ngày càng phong phú và lành mạnh hơn ở hiện tại và tương lai.

1/12/2020 11:04:26 AM +00:00