Tài liệu miễn phí Chính trị học

Download Tài liệu học tập miễn phí Chính trị học

Tư tưởng của Phan Bội Châu về chính trị

Tư tưởng của Phan Bội Châu về chính trị là sự tiếp nhận và cải biến các giá trị chính trị tiến bộ của nhân loại để vận dụng vào thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ (xã hội thực dân nửa phong kiến). Mặc dù những tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu chưa có điều kiện được thực thi và kiểm chứng bằng thực tiễn chính trị Việt Nam một cách đầy đủ, nhưng ông đã đưa ra nhiều luận điểm hết sức tiến bộ, sáng tạo mà chúng ta có thể kế thừa, vận dụng có chọn lọc vào thực tiễn xây dựng đất nước và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Chiến lược tham gia các hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc

Bài viết nêu lên Hàn Quốc là một trường hợp thành công trên thế giới với các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết có chất lượng cao và tác động tích cực tới nền kinh tế cũng như vị thế quốc gia. Đằng sau những thành công của Hàn Quốc là một chiến lược bài bản, được chuẩn bị kĩ lưỡng trong cả một quá trình.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội Việt Nam

Bài viết nêu lên những quy định về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, cần được nhanh chóng sửa đổi, bổ sung. Để hoàn thiện quy đinḥ về vấn đề này thì cần phải xác đinh phạm vi đối tương, thời gian lấy phiếu tin nhiệm, tiêu chí đánh giá tín nhiêm, trinh tự lấy phiếu tín nhiêṃ .

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đối ngoại đa phương

Quan điểm về đối ngoại đa phương đã có trong các chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi thành lập nước đến nay. Về cơ bản, quan điểm này được thể hiện qua 3 giai đoạn chính: i) Xây dựng chính sách ngoại giao đa phương, tiền đề của đối ngoại đa phương, phục vụ công cuộc đổi mới (1986-1991); ii) Đối ngoại đa phương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ công cuộc phát triển đất nước (1991-2005); iii) Đối ngoại đa phương bảo vệ, thực hiện lợi ích quốc gia - dân tộc, phục vụ hội nhập quốc tế toàn diện (2006-nay).

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Địa vị pháp lý của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Nội dung bài viết cho thấy địa vị pháp lý của Hội CCBVN vẫn chưa được làm rõ, nhất là địa vị pháp lý của Hội trong quản lý nhà nước. Mặt khác, trong thực tế, việc tham gia của Hội Cựu chiến binh vào quản lý nhà nước vẫn còn nhiều lúng túng cả từ phía Hội và từ phía các cơ quan nhà nước liên quan.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Tác động của Trung Quốc đến quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVI-XIX

Nội dung bài viết là mức độ tiếp nhận văn hóa Trung Quốc (với tư cách là trung tâm) của Việt Nam và Nhật Bản không đồng nhất, song những nhân tố văn hóa Trung Quốc mang tính phổ quát khu vực (như tiếng Hán, chữ Hán, tư tưởng Nho giáo…) đã thực sự làm nên mẫu số văn hóa chung giữa hai quốc gia Việt - Nhật thời bấy giờ, tạo nên chất keo bền chặt gắn kết mối quan hệ giữa hai nước và có tác động lớn đến cả quan hệ ngoại giao Việt - Nhật hiện nay và trong tương lai.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Hoạt động phi nông nghiệp của các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Trung

Vùng biên giới Việt - Trung có vị trí chiến lược địa chính trị quan trọng của đất nước. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 đến nay, quan hệ song phương Việt - Trung chuyển sang thời kỳ mới, tích cực hơn trước, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế biên mậu phát triển, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và cải thiện mức sống của người dân các dân tộcthiểu số (DTTS), đặc biệt là các dân tộc Mông, Dao, Tày và Nùng ở vùng biên giới Việt - Trung.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới 100 năm qua

Trong thời gian gần 60 năm (1930-1988), Liên Xô trước đây luôn luôn nhận định sai lầm rằng, trong nước đã có CNXH thực thụ. Chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, cho đến năm 1990, chúng ta nhận thức Việt Nam ở TKQĐ nửa trực tiếp. Từ năm 1991 đến nay, TKQĐ ở nước ta đã được Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam xác định rõ là gián tiếp. Quan điểm này cần được tiếp tục khẳng định, phát triển, ngày càng cụ thể hóa và làm rõ để soi sáng, thúc đẩy công cuộc đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Sự chuyển đổi chế độ sở hữu ở Liên Xô trong thế kỷ XX

Trong lịch sử thế giới, chế độ công hữu chỉ tồn tại và phù hợp ở ít nước trong thời gian ngắn, còn chế độ tư hữu tồn tại và phù hợp ở nhiều nước trong thời gian dài. Tuy nhiên, hai lần chuyển đổi chế độ sở hữu ở Liên Xô trong thế kỷ XX chứng minh rằng, không có nước nào mãi mãi duy trì chế độ tư hữu, cũng không có nước nào mãi mãi duy trì chế độ công hữu.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Cơ chế xử lý tham nhũng chính sách

Nội dung bài viết là nêu lên tham nhũng chính sách (TNCS) tạo ra môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, thiếu bình đẳng, gây lãng phí tiền của, cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước; đồng thời làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước, làm mất lòng tin của nhân dân. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng và bổ sung vào hệ thống pháp luật cơ chế xử lý TNCS, nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần tích cực vào việc phòng chống tham nhũng.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Đông Nam Á trong điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc

Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược phát triển toàn cầu của Trung Quốc. Với đặc điểm địa lý án ngữ trên đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được Trung Quốc coi là con đường thông ra biển ngắn nhất để hỗ trợ thực hiện chiến lược “Đại khai phá miền Tây” và chiến lược “Một trục hai cánh”.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Giá trị nhân quyền ở Việt Nam trong lịch sử và hiện tại

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, giá trị nhân quyền được thể hiện trong chính sách nhân đạo của nhà nước. Hiện nay, ở Việt Nam, quyền con người phù hợp với tiêu chuẩn và các nguyên tắc quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc và tiêu chuẩn trong các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết trong Đảng

Sự thống nhất trong đảng cầm quyền, sự đoàn kết trong nội bộ các quốc gia, cần phải được củng cố và phát triển để không rơi vào khủng hoảng và tránh những hậu quả khó lường. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển, vấn đề đoàn kết trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh càng có tầm quan trọng đặc biệt, vì đó là điều kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Đảng, là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta cũng biến đổi rất mạnh mẽ theo hướng chuyển từ cơ cấu “hai giai cấp, một tầng lớp” sang cơ cấu hai giai cấp và nhiều tầng lớp khác nhau. Các giai cấp và các tầng lớp cũng biến đổi mạnh mẽ. Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội định hướng, phát huy những xu hướng tích cực, đồng thời hạn chế những xu hướng không mong muốn do sự biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp. Bài viết này đề cập đến sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Chính sách an toàn điện hạt nhân trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam

Mục tiêu của bài viết là nêu lên chính sách an toàn điện hạt nhân trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam gồm chính sách phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ về ĐHN và chính sách ứng phó, hồi phục trong trường hợp xảy ra sự cố và tai nạn ĐHN. Chính sách an toàn ĐHN trên thế giới đã góp phần giảm thiểu tần suất xảy ra sự cố ĐHN và những thiệt hại liên quan đến ĐHN.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Mô hình lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội

Trong mô hình lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, chủ nghĩa xã hội là xã hội tốt đẹp, nằm ở nấc thang phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản, có nền sản xuất công nghiệp, dựa trên chế độ công hữu, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, không có kinh tế thị trường, không có bóc lột, không có giai cấp, không có nhà nước, không có cưỡng bức, có tự do, có bất bình đẳng về thu nhập, có bất công ở một mức độ nhất định.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Nhận thức về các quan hệ lớn trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng

Bài viết phân tích, làm sáng tỏ nội dung, sự cần thiết phải quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn đã được Đại hội lần thứ XII của Đảng đưa ra, đó là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Thể chế chính trị và hệ thống chính trị

Bài viết phân tích các khái niệm hệ thống chính trị, thể chế chính trị, đồng thời chỉ ra việc đổi mới hệ thống chính trị cũng như thể chế chính trị là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi quốc gia hiện đại trong quá trình phát triển.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Vai trò của truyền thông đại chúng trong quy trình hiến pháp

Truyền thông đại chúng (TTĐC) có vai trò quan trọng trong quy trình hiến pháp: tích cực thông tin, phản ánh ý kiến của các tầng lớp nhân dân về quy trình hiến pháp; là cầu nối để người dân tham gia xây dựng dự thảo hiến pháp; tiếp nhận ý kiến của nhân dân; giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân về quy trình hiến pháp.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Tính tự trị của làng xã Việt Nam qua hương ước

Trong những buổi đầu hình thành, khi sự can thiệp của nhà nước phong kiến còn hạn chế, tính tự quản và tự trị của làng xã luôn được đề cao. Cùng với sự phát triển của làng xã Việt Nam và sự can thiệp ngày càng ráo riết của nhà nước phong kiến đối với làng xã, từ lệ làng bất thành văn đến thành văn, hương ước ra đời.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam hiện nay

Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng trong cải cách hành chính nói chung và cải cách thể chế hành chính nhà nước nói riêng. Ở Việt Nam hiện nay, cải cách thủ tục hành chính mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn còn hạn chế, như: số lượng thủ tục nhiều, chất lượng thủ tục thấp, nhiều phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính, hiệu quả cải cách thủ tục thời gian chưa tốt.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ hóa

Dân chủ hóa là quá trình làm cho xã hội từ chỗ chưa có dân chủ thành có dân chủ, từ có ít dân chủ thành có nhiều dân chủ hơn. Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, quá trình dân chủ hóa đã đạt được nhiều thành tựu mới. Đại hội XII của Đảng tiếp tục có những bổ sung mới trong nhận thức về dân chủ hóa với những nội dung sâu sắc hơn. Nhận thức mới của Đảng về dân chủ hóa thể hiện trên cả 3 phương diện là dân chủ hóa trong lĩnh vực chính trị, dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, dân chủ hóa trong lĩnh vực xã hội.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

An ninh kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Trong giai đoạn hội nhập vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những bất ổn kinh tế vĩ mô, bất ổn đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và hạn chế những lợi ích thu được từ hội nhập. Do bất ổn vĩ mô dưới tác động của việc quản trị thiếu hiệu quả dòng vốn nước ngoài, mất cân đối ngoại thương theo hướng nhập siêu kéo dài và tập trung nhập siêu từ thị trường Trung Quốc, bội chi ngân sách dựa trên vay nợ nước ngoài và trong nước cho nên công tác đảm bảo an ninh kinh tế trở nên khó khăn hơn.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Sức mạnh quốc gia và sử dụng sức mạnh đó của Trung Quốc

Sức mạnh quốc gia là tổng hợp sức mạnh về quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của một quốc gia. Trung Quốc trong 15 năm qua đã sử dụng khá hiệu quả sức mạnh quốc gia, bao gồm cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Việt Nam nước láng giềng với Trung Quốc rất cần có những đối sách phù hợp với chiến lược sử dụng sức mạnh quốc gia của Trung Quốc.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp về lý luận, quan trọng và nhạy cảm về thực tiễn. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng và chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng thời Lý

Quốc gia Đại Việt dưới thời Lý có mối bang giao với các nước láng giềng, như Trung Quốc, Chiêm Thành, Chân Lạp. Đường lối đối ngoại của quốc gia Đại Việt thời Lý là hòa hiếu, coi trọng hòa bình, đồng thời kiên quyết chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Mục đích của chính sách đối ngoại của nhà nước phong kiến Đại Việt dưới thời Lý là xây dựng và duy trì tình hữu nghị giữa các quốc gia láng giềng kiến tạo và duy trì môi trường hòa bình, xây dựng và bảo vệ đất nước.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Giá trị của tri thức truyền thống các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên là một vùng có nhiều đồng bào dân tộc; ở đó có các tri thức truyền thống đa dạng, đặc sắc. Tri thức truyền thống có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Bảo hộ và phát huy các giá trị của tri thức truyền thống là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của Tây Nguyên.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa với Hiệp định Paris

Hiệp định Paris về Việt Nam (1973) là một sự kiện ngoại giao quan trọng và có tính chất quyết định đến diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Tiến trình và kết quả của Hiệp định Paris phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao, vị thế và vai trò của các bên tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, sự suy yếu của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong giai đoạn 1973-1975.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Chính sách thu phục Bắc Thành của Gia Long

Trong quá trình trị vì một quốc gia thống nhất từ Bắc vào Nam, vua Gia Long đã có nhiều chính sách thu phục nhân tâm, phát triển kinh tế, ổn định xã hội đối với Bắc Thành. Những chính sách đó thể hiện sự nhạy bén và tư duy thực tiễn của vua Gia Long, đồng thời cũng là cơ sở để nhìn nhận lại một cách khách quan hơn về vương triều Nguyễn một thời nhiều định kiến.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc: tác động đến thế giới, khu vực và Việt Nam

Nội dung bài viết là nêu lên kỳ vọng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, tham vọng vẽ lại bản đồ kinh tế, chính trị thế giới. Nhằm thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược theo một số nội dung quan trọng. Điều này đã, đang và sẽ có những tác động đến thế giới, khu vực và Việt Nam.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00