Xem mẫu

  1. Y khoa 3-6 tháng tuổi
  2. So với 3 tháng đầu tiên, sức khỏe của thai phụ trong giai đoạn thứ hai được cải thiện rõ rệt, đây là thời gian thoải mái nhất của thai kỳ. Tuy vậy, những thận trọng trong việc giữ gìn sức khỏe vẫn cần được lưu tâm. Những lo lắng bị sảy thai đã qua đi, nhưng không phải vì vậy mà b ạn lơ là giữ gìn sức khỏe. Hãy trang bị cho mình một số kiến thức về các bệnh lý có thể xảy ra. Xác đ ịnh "Mang thai nguy cơ cao" Chúng ta vẫn thường nghe nói phụ nữ mang thai nguy cơ cao cần đặc biệt thận trọng trong suốt quá trình mang thai. Vậy “Mang thai nguy cơ cao” là gì? "Trong thời gian mang thai, tồn tại một số yếu tố hoặc là những bệnh gây bất lợi với cơ thể mẹ và thai nhi. Tạo thành mối đe dọa đối với sức khỏe, tính mạng của sản phụ, thai nhi, và trẻ sơ sinh. Sự mang thai này gọi là mang thai nguy cơ cao." (trích dẫn từ sách Phương pháp chăm sóc sức khỏe người mẹ qua từng tháng mang thai- NXB phụ nữ).
  3. N ếu chẳng may bạn thuộc diện mang thai nguy cơ cao, các bác sĩ có thể áp dụng những biện pháp kiểm tra định kỳ, đồng thời, bạn cũng phải tăng cường tự giám sát. Mang thai khi bị tiểu đường Nhờ có Isilin, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mắc tiểu đường vẫn có khả năng mang thai. Nhưng bệnh này vẫn có thể có những diễn biến không kiểm soát được trong suốt thai kỳ và cả khi sinh nở. Người mắc bệnh tiểu đường thường mang thai to hơn khoảng 15%-25% thai của người không mắc bệnh (em bé khi sinh ra có thể đạt tới 5kg). Thai nhi có tỉ lệ dị dạng khá cao, tỷ lệ sống khi sinh ra lại thấp hơn so với những đứa trẻ bình thường. N ếu chẳng may bạn mắc phải bệnh tiểu đường, bạn cũng không nên quá bi quan, lo lắng về những điều bất hạnh có thể xảy đến với sự mang thai của mình. Trong thời gian mang thai, sự phối hợp chặt chẽ của bà mẹ, bác sĩ sản, bác sĩ nội trong điều trị, có thể giảm bớt tỉ lệ dị dạng ở thai nhi và tỉ lệ trẻ bị chết khi ra đời. Hơn nữa, do quá trình trao đổi chất ở thai phụ luôn không ổn định khiến bệnh trở nên khó khống chế. Vì vậy, phụ nữ có thai bị tiểu đường cần được theo dõi sức khỏe một cách sát sao, để điều chỉnh lượng Isulin cho thích hợp. Trước ngày dự sinh 3 tuần, thai phụ mắc tiểu đường nên vào viện để được các bác sĩ theo dõi. Có thể xuất hiện vàng da
  4. Theo số liệu thống kê, khoảng 2/3 chị em xuất hiện hiện tượng gan to ra khi mang thai, một số ít xuất hiện vàng Da do gan bị tổn thương Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương ở gan như: Do nghén nặng: Gây cản trở đến quá trình trao dổi chất trong cơ thể. Glucoza vì thế không được sản xuất đủ, làm cho gan bị tổn thương. Các tế bào gan biến tính sẽ gây ra vàng Da ở cấp độ nhẹ, thường sẽ giảm và hết đi cùng với triệu chứng nghén. Sản giật: các tế bào máu co giật nên một số tế bào gan b ị hoại tử gây vàng da. Gan bị nhiễm mỡ cấp tính: có thể do sự rối loạn trao đổi chất mỡ gây ra. Vàng Da do gan nhiễm mỡ cấp thường xuất hiện từ tuần thai thứ 22. Nếu cơ địa của sản phụ tốt, vàng Da loại này sẽ biến mất sau khi sinh con, khi cơ thể không còn bị những rối loạn do mang thai gây ra. Cần đề phòng bệnh viêm gan: Thông thường, gan của bạn phải chịu những ảnh hưởng nhất định do quá trình mang thai đem lại. Trường hợp nhẹ, gan có xu hướng bị tử cung đội lên phía trên bên phải, gây khó chịu cho thai phụ. Trường hợp nặng, gan có thể bị viêm, xơ. Có nhiều kiểu viêm gan: viêm gan virus A, B, C. Viêm gan virus A là bệnh thường gặp trong thời kỳ mang thai. Viêm gan có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi bị dị tật. Viêm gan A còn có thể lây từ mẹ sang con qua nước ối, sữa, tiếp xúc trực tiếp giữa mẹ và con sau khi sinh. Viêm gan B là bệnh mãn tính, khó lây nhiễm hơn, cũng có thể lây từ mẹ sang con. Viêm gan C rất hiếm gặp.
  5. Trong thời gian mang thai, bạn cần phải chú ý đề phòng viêm gan bằng cách: Đ ể tránh nhiễm virus viêm gan A, bạn hãy cố gắng không ăn uống  ngoài đường, không dùng chung bát đũa với người khác. Tăng cường protein, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.  N ếu đến giữa thai kỳ mà vẫn còn nghén, hoặc bị vàng Da thì nên tới  bệnh viện để kiểm tra chức năng gan. N ếu đã b ị viêm gan thì phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe sát sao.  N ếu mẹ nhiễm virus viêm gan B thì đứa con sinh ra phải được điều trị  ngay càng sớm càng tốt. Cuối cùng, chúng tôi xin nhắc lại khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa: “phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc và hóa mỹ phẩm”, nếu dùng thì phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
nguon tai.lieu . vn