Xem mẫu

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 225-227

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THI ĐẤU
CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐÁ CẦU TRẺ
Đặng Ngọc Quang - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày nhận bài: 24/04/2018; ngày sửa chữa: 22/05/2018; ngày duyệt đăng: 28/05/2018.
Abstract: The paper has been applied methods of documentary reference, pedagogical
observation, interview and statistical mathematics to set up criteria for evaluation of the level of
competition ability of young shuttlecock kicking athletes with aim to predict the achievements in
tournaments. This is especially important in the selection and forecast of the results of the players
as well as in improvement achievements in the tournaments.
Keywords: Evaluation, criteria, young shuttlecock kicking ethlete.
1. Mở đầu
Trình độ thi đấu của vận động viên (VĐV) là trình độ
tổng hợp về khả năng tối đa của VĐV trong một hoạt
động (môn) thể thao cụ thể, được ghi nhận qua thi đấu ở
môn thể thao đó. Trình độ thi đấu phản ánh trực tiếp
thành tích thể thao cũng như hiệu quả của quy trình huấn
luyện, đào tạo VĐV. Hơn nữa, trình độ thi đấu của VĐV
ở một thời điểm nhất định cho phép dự báo chính xác
thành tích thi đấu trong một giải thể thao cụ thể và trình
độ thể thao trong giai đoạn tiếp theo. Điều này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc tuyển chọn và dự báo
thành tích VĐV. Vì vậy, vấn đề “Đánh giá khả năng thi
đấu của VĐV” đã được nhiều nhà chuyên môn đặc biệt
quan tâm. Song, trình độ thi đấu của VĐV là hiện tượng
đa nhân tố và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Do vậy,
việc đánh giá chính xác trình độ thi đấu của VĐV là vấn
đề phức tạp. Hiện nay, người ta thường đánh giá khả
năng thi đấu của VĐV qua trình độ kĩ - chiến thuật, thể
lực, tâm lí hoặc thành tích thi đấu của VĐV. Nhưng thực
tế cho thấy rằng, các cách đánh giá trên chưa phản ánh
hoàn toàn chính xác khả năng thi đấu của VĐV.
Để đánh giá chính xác khả năng thi đấu của VĐV ở
một môn thể thao nào đó (đặc biệt là các môn thể thao cá
nhân) cần phải có tiêu chuẩn đánh giá được thể hiện cụ
thể hoạt động của VĐV trong quá trình thi đấu. Từ những
vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành “Xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá trình độ thi đấu của VĐV Đá cầu trẻ”.
Để giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra đề tài, sử dụng
các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu; - Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm;
- Phương pháp quan sát sư phạm; - Phương pháp kiểm
tra sư phạm; - Phương pháp toán học thống kê.
2. Nội dung nghiên cứu
Để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thi đấu của
nam VĐV đá cầu trẻ, trước hết chúng tôi tiến hành lựa
chọn các test đánh giá trình độ thi đấu họ thông qua việc

tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan đến việc lập
test trong thể thao nói chung và trong môn Đá cầu nói
riêng; đồng thời trao đổi, phỏng vấn các chuyên gia và
quan sát, theo dõi các buổi thi đấu của VĐV đá cầu tại
các giải trên toàn quốc.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã lựa chọn được 5 chỉ tiêu
đánh giá trình độ thi đấu của nam VĐV đá cầu trẻ: - Mật
độ hoạt động (tỉ lệ giữa thời gian hoạt động tích cực với
tổng thời gian trận đấu); - Mật độ hoạt động tấn công (tỉ
lệ giữa thời gian hoạt động tấn công với tổng thời gian
trận đấu); - Mật độ hoạt động phòng thủ; - Hiệu suất kĩ
thuật tấn công (tỉ lệ giữa số kĩ thuật tấn công thực hiện
có hiệu quả với tổng số kĩ thuật tấn công trong toàn trận
đấu); - Hiệu suất kĩ thuật phòng thủ (tỉ lệ giữa số kĩ thuật
phòng thủ thực hiện có hiệu quả với tổng số kĩ thuật
phòng thủ trong toàn trận đấu).
Để đảm bảo tính khoa học khi đưa các test vào sử
dụng, chúng tôi tiến hành xác định độ tin cậy và tính
thông báo của 5 chỉ tiêu bằng phương pháp tính hệ số
tương quan giữa 2 lần lập test (độ tin cậy) và kết quả lập
test của 5 chỉ số với thành tích thi đấu của các VĐV (tính
thông báo) (xem bảng 1).
Bảng 1. Độ tin cậy và tính thông báo của các chỉ số
đánh giá trình độ thi đấu của nam VĐV đá cầu trẻ
Độ
Tính
tin
thông
Test kiểm tra
TT
p
cậy
báo
(r)
(r)
1 Mật độ hoạt động
0,80
0,82 ≤0,05
Mật độ hoạt động tấn
2
0,83
0,88 ≤0,05
công
Mật độ hoạt động
3
0,81
0,80 ≤0,05
phòng thủ
Hiệu suất kĩ thuật tấn
4
0,89
0,92 ≤0,05
công

225

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 225-227

Hiệu suất kĩ thuật
phòng thủ

5

0,86

≤0,05

0,87

Kết quả bảng 1 cho thấy: Ở tất cả 5 chỉ tiêu kiểm tra
đều có mối tương quan với nhau và với thành tích thi đấu.
Điều đó có nghĩa, 5 chỉ tiêu này đảm bảo độ tin cậy và
tính thông báo cần thiết để trở thành test đánh giá trình
độ thi đấu của nam VĐV đá cầu trẻ.
Tiếp theo, chúng tôi tiến hành xây dựng các tiêu
chuẩn đánh giá trình độ thi đấu của nam VĐV đá cầu trẻ
theo hai cách: - Cách thứ nhất: Xây dựng tiêu chuẩn đánh
giá trình độ thi đấu của nam VĐV thông qua việc xây
dựng tiêu chuẩn phân loại trình độ thi đấu; - Cách thứ
hai: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thi đấu của
nam VĐV thông qua việc xây dựng bảng điểm đánh giá
trình độ thi đấu.
Để xây dựng tiêu chuẩn phân loại trình độ thi đấu của
VĐV chúng tôi đã sử dụng phương pháp 2. Phương
pháp này cho phép người tiến hành nghiên cứu đánh giá
được kết quả kiểm tra của từng chỉ tiêu riêng biệt mà
không nhất thiết phải tiến hành kiểm tra đồng bộ, tổng
thể tất cả các chỉ tiêu theo hệ thống test đã đề xuất. Theo
đó, việc phân loại trình độ thi đấu của nam VĐV được
xác định như sau:
< x - 2 là Kém; x - 2 – x - 1 là Yếu; x - 1 – x
+ 1 là Trung bình; x + 1 – x + 2 là Khá; > x + 2 là
Giỏi.
Kết quả phân loại trình độ thi đấu được xây dựng rất
thuận tiện cho việc sử dụng để đánh giá, xếp loại từng chỉ
tiêu thi đấu. Huấn luyện viên hoặc VĐV sau khi tiến hành
lập test, muốn biết trong từng chỉ tiêu VĐV đó được xếp

loại nào thì đòi hỏi phải tuân thủ theo quy trình gồm các
bước sau đây:
- Bước 1: Xác định chỉ tiêu (test) cần tra cứu, đánh giá.
- Bước 2: Căn cứ bảng phân loại để tiến hành phân
loại trình độ theo từng chỉ tiêu (xem bảng 2, bảng 3).
Bảng 2. Kết quả kiểm tra trình độ thi đấu
của nam VĐV đá cầu trẻ
TT
1
2
3
4
5

Kết quả

Test kiểm tra
Tỉ lệ mật độ hoạt động (%)
Tỉ lệ mật độ hoạt động tấn
công (%)
Tỉ lệ mật độ hoạt động
phòng thủ (%)
Hiệu suất tấn công (%)
Hiệu suất phòng thủ (%)



X
0,72

0,05

0,43

0,03

0,29

0,02

0,26
0,74

0,02
0,06

Tuy nhiên, các bảng phân loại các chỉ tiêu đánh giá
trình độ thi đấu mặc dù khá ưu việt, cho phép đánh giá
từng chỉ tiêu cụ thể, nhưng để đánh giá tổng hợp trình độ
thi đấu cho vận động viên thì các bảng phân loại đó còn
hạn chế, bởi mỗi chỉ tiêu có đơn vị đo lường khác nhau
(có chỉ tiêu đo bằng đơn vị điểm, có chỉ tiêu đo bằng đơn
vị số lần...). Để giải quyết vấn đề này, các kết quả lập test
thu được qua kiểm tra ở bảng 1 chúng tôi quy đổi sang
đơn vị đo lường trung gian theo thang độ C (thang độ
được tính điểm từ 1 đến 10), với công thức:
C = 5 + 2Z , trong đó : Z 

xi  x



Bảng 3. Phân loại trình độ thi đấu của nam VĐV đá cầu trẻ
Test kiểm tra
Mật độ hoạt động
Mật độ hoạt động tấn công
Mật độ hoạt động phòng thủ
Hiệu suất kĩ thuật tấn công
Hiệu suất kĩ thuật phòng thủ

TT
1
2
3
4
5

Giỏi
>0,82
>0,49
>0,33
>0,30
>0,86

Khá
0,78-0,82
0,47,0,49
0,32-0,33
0,29-0,30
0,81-0,86

Trung bình
0,67-0,77
0,40-0,46
0,27-0,31
0,24-0,28
0,68-0,80

Yếu
0,62-0,66
0,37-0,39
0,25-0,26
0,22-0,23
0,62-0,67

Kém
0,86

9
0,81
0,49
0,33
0,30
0,86

8
0,79
0,47
0,32
0,29
0,83

7
0,77
0,46
0,31
0,28
0,80

6
0,74
0,44
0,30
0,27
0,77

226

Điểm
5
0,72
0,43
0,29
0,26
0,74

4
0,70
0,42
0,28
0,25
0,71

3
0,67
0,40
0,27
0,24
0,68

2
0,65
0,39
0,26
0,23
0,65

1
0,62
0,37
0,25
0,22
0,62

0
0,62<
0,37<
0,25<
0,22<
0,62<

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 225-227

Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng bảng điểm đánh
giá trình độ thi đấu của nam VĐV đá cầu trẻ theo từng
chỉ tiêu (xem bảng 4 trang trước).
Khi tra bảng điểm, điểm của từng chỉ tiêu được xác
định theo cách tính tiệm cận trên hoặc tiệm cận dưới,
nghĩa là kết quả kiểm tra gần với giá trị tương ứng của
điểm nào hơn thì đạt điểm đó. Như vậy, bảng điểm đánh
giá theo từng chỉ tiêu cho phép tính điểm của bất kì chỉ
tiêu nào có được sau khi kiểm tra, từ đó phục vụ cho việc
đánh giá tổng hợp trình độ thi đấu của nam VĐV đá cầu
trẻ trong thực tiễn. Các bảng điểm đánh giá trình độ thi
đấu nam VĐV đá cầu trẻ rất thuận tiện cho việc sử dụng
để đánh giá theo điểm từng chỉ tiêu. Sau khi tiến hành lập
test, huấn luyện viện hoặc VĐV cần biết kết quả từng chỉ
tiêu tương ứng đạt bao nhiêu điểm thì tiến hành áp kết quả
lập test của chỉ tiêu cần tra cứu vào bảng để xác định điểm
đạt được của chỉ tiêu đó. Nếu cần biết tổng hợp tất cả hệ
thống test được bao nhiêu điểm thì phải tính tổng điểm
đạt được của các chỉ tiêu.
Kết quả nghiên cứu trên cho phép phân loại trình độ
thi đấu theo giá trị từng chỉ tiêu và đánh giá trình độ thi
đấu theo điểm của từng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu. Việc
đó rất cần thiết đối với huấn luyện viên và VĐV hoặc
những ai quan tâm muốn sử dụng để đánh giá chi tiết
từng mặt hoạt động thi đấu.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần có sự đánh giá tổng
hợp về trình độ thi đấu nói chung chứ không phải chỉ
dừng lại ở từng chỉ tiêu và tổng hợp điểm của hệ thống
các chỉ tiêu, mà là cần xác định rõ hơn là: VĐV được bao
nhiêu điểm thì đạt loại Giỏi, bao nhiêu điểm thì đạt loại
Khá, bao nhiêu điểm thì đạt loại Trung bình và bao nhiêu
điểm thì bị loại Yếu, bao nhiêu điểm thì bị loại Kém.
Cơ sở giải quyết vấn đề này là các số liệu được xây
dựng trong các bảng phân loại và bảng điểm. Cách tiến
hành như sau: lấy số liệu trong các bảng phân loại đối
chiếu với các bảng điểm tương ứng để quy ra điểm theo
từng loại trình độ của từng chỉ tiêu, sau đó tổng hợp lại.
Ở đây chúng ta thấy, để đánh giá trình độ thi đấu của
nam VĐV đá cầu trẻ có 6 test, trong đó giá trị của mỗi
test tối đa là 10 điểm nên tổng điểm đạt được của 6 test
này tối đa là 60 điểm.
Từ đó, việc phân loại điểm tổng hợp đánh giá trình độ
thi đấu của nam VĐV đá cầu trẻ cụ thể như sau:
Bảng 5. Bảng điểm đánh giá tổng hợp trình độ thi đấu
của nam VĐV đá cầu trẻ
Phân loại
Giỏi
Khá
Trung bình

Điểm
≥ 45
35 - 44
20 - 34

Yếu
Kém

10 - 19
10 <

Theo đó, muốn đánh giá tổng hợp trình độ thi đấu của
nam VĐV đá cầu trẻ cần phải tuân theo quy trình sau:
- Bước1: Tiến hành lập các test đánh giá trình độ thi đấu
của nam VĐV đá cầu trẻ; - Bước 2: Xác định giá trị điểm
của từng chỉ tiêu bằng cách đối chiếu kết quả lập test của
nó với các giá trị tương ứng trong bảng điểm đánh giá
được rút ra; - Bước 3: Tính tổng điểm đạt được của VĐV,
sau đó đối chiếu kết quả tổng với bảng 4 để xác định trình
độ thi đấu đạt được.
Thực tiễn chứng minh rằng, không phải VĐV đã có
năng lực tốt ở chỉ tiêu này, cũng tốt ở chỉ tiêu khác, mà
có thể có những chỉ tiêu rất xuất sắc, nhưng có những chỉ
tiêu đạt Khá và thậm chí có chỉ tiêu chỉ đạt Trung bình
hoặc Yếu. Cho nên, việc đánh giá trình thi đấu của VĐV
theo điểm là phù hợp hơn cả, vì nó không những xác định
được tổng thể trình độ thi đấu của VĐV, mà đồng thời
cũng chỉ ra được những chỉ tiêu có trình độ chuẩn bị tốt
và những chỉ tiêu chưa có sự chuẩn bị kĩ càng.
3. Kết luận
Bằng phương pháp tham khảo tài liệu, quan sát sư
phạm, phỏng vấn và toán học thống kê, chúng tôi xây
dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thi đấu cho nam VĐV
đá cầu trẻ, làm cơ sở để dự báo thành tích thi đấu trong
một giải thể thao cụ thể và trình độ thi đấu thể thao trong
giai đoạn tiếp theo. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong công tác tuyển chọn và dự báo thành tích của
VĐV đá cầu.
Tài liệu tham khảo
[1] Aulic I.V (1982). Đánh giá trình độ tập luyện thể
thao. NXB Thể dục thể thao.
[2] Zuico G (1975). Các test sư phạm để đánh giá trình
độ chuẩn bị thể lực của lứa tuổi 13-14 (dịch). NXB
Thể dục thể thao.
[3] Dương Nghiệp Chí (1991). Đo lường thể thao. NXB
Thể dục thể thao.
[4] Đặng Ngọc Quang (2010). Đá cầu. NXB Đại học
Sư phạm .
[5] Nguyễn Thế Truyền (1991). Lí luận và phương pháp
huấn luyện thể thao trẻ. NXB Thể dục thể thao.
[6] Lê Văn Lẫm (2007). Giáo trình đo lường thể thao.
NXB Thể dục thể thao.
[7] Nguyễn Thế Truyền - Nguyễn Kim Minh - Trần
Quốc Tuấn (2002). Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập
luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao. NXB
Thể dục thể thao.

227

nguon tai.lieu . vn