Xem mẫu

  1. Physical Education and School Sports XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DI CHUYỂN CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU QUẦN VỢT NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI TS. Nguyễn Thành Hưng - Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Thông qua sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy với các bước tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm định test, nghiên cứu đã lựa chọn được 4 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất Trường Đại Học SPTDTT Hà Nội. Trên cơ sở đó, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả di chuyển cho đối tượng nghiên cứu. Từ khóa: Chỉ tiêu đánh giá, hiệu quả di chuyển, quần vợt, sinh viên chuyên quần vợt trường Đại học SPTDTT Hà Nội. Abstracts: Through the use of conventional scientific research methods with the steps of document synthesis, interview, and test, the research has selected four indicators to evaluate mobility efficiency for male students specializes in tennis in the first year of Hanoi University of Physical Education abd Sports. On that basis, develop standards to evaluate the effectiveness of movement for research subjects. Keywords: Evaluation criteria, mobility efficiency, tennis, male students specializes in tennis at Hanoi University of Physical Education and Sports. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Sư Phạm TDTT Hà Nội là một trong những trường đào tạo chuyên về sư phạm TDTT với nhiều các bộ môn chuyên ngành. Mục tiêu của nhà trường là đào tạo Giáo viên có trình độ Sư phạm với nhiều môn khoa học về TDTT khác nhau. Sau khi ra trường, các Giáo viên sẽ đảm nhận công tác tại các cơ quan ban, ngành TDTT hoặc giảng dạy TDTT ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các trường phổ thông… Trong những năm gần đây công tác huấn luyện và giảng dạy môn quần vợt tại Trường Đại học Sư Phạm TDTT Hà Nội đã từng bước được quan tâm chú trọng và phát triển, điển hình các giải quần vợt giáo viên khu vực phía bắc hay như giải nhà giáo nhân dân toàn quốc do Bộ giáo dục đào tạo tổ chức, các thầy cô giáo nhà trường đi thi đấu đều có những thành tích mang về đóng góp vào thành tích chung của nhà trường. Từ đó đẩy mạnh phong trào tham gia tập luyện môn quần vợt nói riêng và các môn thể thao khác nói chung trong nhà trường ngày càng được phát triển. Thực tiễn công tác giảng dạy ở các môn thể thao nói chung và môn quần vợt nói riêng đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp công tác giảng dạy đã không đạt được kết quả như mong muốn là do không đánh giá được trình độ của đối tượng. Do vậy, trong công tác giảng dạy, huấn luyện cần thiết phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của đối tượng. Qua khảo sát công tác giảng dạy, huấn luyện Quần vợt tại trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội cho thấy: việc đánh giá trình độ tập luyện vẫn dựa trên kinh nghiệm và sử dụng hệ thống đánh giá cũ, dẫn đến việc tập luyện không đem lại hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành: “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội”. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 292
  2. Physical Education and School Sports Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, kiểm tra sư phạm toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Lựa chọn test đánh giá hiệu quả di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt Trường Đại Học SPTDTT Hà Nội Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên, chuyên gia, để lựa chọn các test đánh giá hiệu quả di chuyển cho Nam sinh viên chuyên sâu Quần Vợt năm thứ nhất trường Đại Học SPTDTT Hà Nội. Đây là những test có đủ độ tin cậy và mang tính thông báo cao. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Lựa chọn test kiểm tra về kỹ thuật di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại học SPTDTT Hà Nội ( n=20 ) Số ý kiến Kết quả phỏng vấn theo mức độ ưu tiên TT Test lựa chọn Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 n % n % n % n % 1 Chạy 30m XPC (s) 20 100 12 60 5 25 3 15 2 Chạy 60m (s) 20 100 10 50 6 30 4 20 3 Nhảy dây đơn 30s (lần) 20 100 18 90 2 10 0 0 4 Di chuyển hình chữ M 1 phút (lần) 20 100 15 75 3 15 2 10 Di chuyển ngang trong ô bắt bóng, 5 20 100 13 65 4 20 3 15 có người phục vụ 1 phút (số quả) Di chuyển 4 điểm sân đơn nhặt 6 20 100 12 60 5 25 3 15 bóng 1 phút (số quả) Di chuyển ngang sân đơn đánh 7 20 100 19 95 1 5 0 0 bóng thuận tay 1 phút (lần) Di chuyển tiến lùi đánh bóng thuận 8 20 100 18 90 2 10 0 0 tay 1 phút ( lần ) 9 Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần) 20 100 19 95 1 5 0 0 10 Bật bục đổi chân 1 phút (lần) 20 100 9 45 7 35 4 20 Qua bảng 1 chúng tôi lựa chọn được 04 test có tỷ lệ 90% ý kiến tán đồng ở mức ưu tiên 1 được tiếp tục đưa vào nghiên cứu, những test đó gồm:  Nhảy dây đơn 30s (lần).  Di chuyển ngang sân đơn đánh bóng thuận tay 1 phút (lần).  Di chuyển tiến lùi đánh bóng thuận tay 1 phút ( lần ).  Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần). 2.2. Xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test kiểm tra về kỹ thuật di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại học SPTDTT Hà Nội. 2.2.1. Xác định tính thông báo của các test kiểm tra kỹ thuật di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội Chúng tôi tiến hành xác định tính thông báo của các test kiểm tra về kỹ thuật di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại học SPTDTT Hà Nội. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 293
  3. Physical Education and School Sports Bảng 2. Kết quả xác định tính thông báo của các test đánh giá kỹ thuật di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội (n = 14) Kết quả kiểm Hệ số tương TT Test tra ( x   ) quan (r) 1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 52.42±2.20 0,731 2 Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần) 15.00±1.50 0,768 Di chuyển tiến lùi đánh bóng thuận tay 1 phút 12.71±1.50 3 0,784 (lần ) Di chuyển ngang đánh bóng thuận tay 1 phút 18.76±2.00 4 0,812 (lần) Qua bảng 2 cho thấy các test lựa chọn đều đều đảm bảo yêu cầu của phép đo lường thể thao và đạt tính thông báo với thành tích thi đấu của nam sinh viên (r > 0,6).. 2.2.2.Xác định độ tin cậy của các test kiểm tra kỹ thuật di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. Để xác định độ tin cậy của các test đã lựa chọn, đề tài tiếp tục áp dụng cho 14 nam sinh viên chuyên sâu thực hiện test hai lần (cách nhau một tuần) sau đó tính hệ số tương quan giữa hai lần lập test. Kết quả được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả xác định độ tin cậy các test đánh giá kỹ thuật di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội (n=14) T Kết quả kiểm tra ( x   ) Hệ số tương Chỉ tiêu (test) T Lần 1 Lần 2 quan (r) 1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 52.42±2.20 52.61±3.00 0.854 2 Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần) 15.00±1.50 15.23±2.00 0.862 Di chuyển tiến lùi đánh bóng thuận tay 1 phút 12.71±1.50 12.95±2.00 0.878 3 (lần ) Di chuyển ngang đánh bóng thuận tay 1 phút 18.76±2.00 19.09±2.50 0.874 4 (lần) Qua bảng 3 thấy các test từ số 1 đến số 4 đều có hệ số tương quan giữa kết quả hai lần lập test tương đối cao r > 0.81 và r > 0,89 với P
  4. Physical Education and School Sports Sử dụng phương pháp 2 để phân loại kỹ thuật di chuyển cho sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội như sau: - Giỏi > x  2 - Khá từ x   đến x  2 - Trung bình từ x   đến x   - Yếu từ x  2 đến x   - Kém < x  2 Kết quả tính toán được trình bày cụ thể ở bảng 4. 2.3.2. Xác định chuẩn điểm đánh giá hiệu quả di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất Đại học sư phạm TDTT Hà Nội Chúng tôi sử dụng 4 test sư phạm theo thang điểm 10 đánh giá tốc độ di chuyển thì tương ứng với số điểm tối đa quy đổi là 40 điểm, tuy nhiên để đạt được số điểm tuyệt đối này là rất khó. Vì vậy, đối chiếu với kết quả thu được ở bảng 2 đề tài rút ra kết quả phân loại điểm tổng hợp đánh giá. Kết quả được trình bày ở bảng 5. Bảng 4. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp hiệu quả kỹ thuật di chuyển cho sinh viên chuyên sâu năm thứ nhất trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội TT Test Phân loại Trung Giỏi Khá Yếu Kém bình ≤ 55 53 – 51 – 53 50 - 51 ≥50 1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 55 ≤ 16 15 – 14 – 15 13 - 14 ≥13 2 Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần) 16 Di chuyển tiến lùi đánh bóng thuận tay 1 ≤ 15 14 - 15 13 – 14 12 - 13 ≥12 3 phút (lần ) 4 Di chuyển ngang đánh bóng thuận tay 1 ≤ 20 19-20 18-19 17-18 ≥16 phút (lần) Bảng 5. Bảng điểm đánh giá hiệu quả kỹ thuật di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội Test Điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 65.0 63.5 61.5 59.5 57.5 55.5 53.5 51.5 49.5 47.5 Nhảy dây đơn 30s (lần) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Di chuyển ngang sân đơn 40s 19.0 18.5 18.0 17.5 17.0 16.5 15.5 14.5 14.0 13.5 (lần) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Di chuyển tiến lùi đánh bóng 1 20.0 19.0 18.0 17.0 15.0 13.0 11.0 10.0 9.00 8.00 phút (lần) 0 0 0 0 0 0 0 0 Di chuyển ngang đánh bóng 1 28.0 27.0 26.0 24.0 22.0 20.0 18.0 16.0 14.0 13.0 phút (lần) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Sau khi đã quy được tất cả kết quả của các chỉ tiêu ra điểm cần xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp đánh giá bộ pháp tốc độ chi chuyển của chân. Đề tài sử dụng 4 test sư phạm theo thang điểm 10 đánh giá hiệu quả kỹ thuật di chuyển thì tương ứng với số điểm tối đa quy đổi là 40 điểm, tuy nhiên để đạt được số điểm tuyệt đối này là rất khó. Vì vậy, đối chiếu với kết quả thu được ở bảng PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 295
  5. Physical Education and School Sports 5, đề tài rút ra kết quả phân loại điểm tổng hợp đánh giá hiệu quả kỹ thuật di chuyển của chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội như bảng 6: Bảng 6. tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trong đánh giá hiệu quả kỹ thuật di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội Tổng điểm Xếp loại (Tổng điểm tối đa = 40) Tốt > 28 Khá 21 – 28 Trung bình 17 – 20 Yếu 13 – 16 Kém < 12 3. KẾT LUẬN Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn được 04 test đánh giá hiệu quả kỹ thuật di chuyển của chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội. Đồng thời xây dựng được bảng tiêu chuẩn phân loại, bảng điểm và bảng điểm tổng hợp đánh giá hiệu quả kỹ thuật di chuyển của chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ nhất trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Hà Việt, Nguyễn Tiến Tiến (2008), Đánh giá trình độ tập luyện đội tuyển vận động viên quần vợt trẻ Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thể thao (số 6 – 2008). 2. Ngô Hải Hưng (2012), Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực và tốc độ đánh bóng ở một số kỹ thuật cơ bản cho nam vận động viên quần vợt trẻ lứa tuổi 14 – 16, Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục. 3. Hướng Xuân Nguyên, Trần Văn Vinh, Đào Xuân Anh (2005), Giáo trình Quần vợt, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Lê Hồng Sơn, Phạm Quang Khánh (2016), Giáo trình Quần vợt, Nxb Thông tin và truyền thông. 5. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 6. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 87 - 93, 125 - 130, 153 - 157. Nguồn bài báo: Kết quả nghiên cứu trích từ đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu một số bài tập nâng cao hiệu quả di chuyển cho nam sinh viên chuyên sâu Quần Vợt năm thứ nhất Trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội”. Năm bảo vệ: Tháng 6 năm 2020 tại Trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 296
nguon tai.lieu . vn