Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ THANG ĐO PHẨM CHẤT Ý CHÍ TRONG GIẢNG DẠY AEROBIC CHO CHO NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Ý chí trong học tập và thi đấu aerobic “là một mặt nhận thức của sinh viên học Aerobic, phản ánh sự tổng hợp mọi nỗ lực ý chí của sinh viên, đảm bảo đạt được mục đích đề ra trong điều kiện khắc phục những khó khăn ở nhiều mức độ khác nhau”. Bài tập để vượt qua khó khăn đó là sự nổ lực rất lớn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất đối với môn học Aerobic. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá phẩm chất ý là yếu tố rất cần thiết và có hàm lượng khoa học nhằm giúp các Giáo viên làm cơ sở xây dựng các bài tập nhằm nâng cao phẩm chất ý chí trong tập luyện và thi đấu cho thể thao nói chung và Aerobic nói riêng. Từ khóa: Ý chí, phẩm chất ý chí, Aerobic. SUMMARY The Will in aerobic learning and competition "is a cognitive aspect of students learning Aerobic, reflecting the synthesis of all willpower efforts of students, ensuring the goal is achieved in the condition of overcoming difficulties, towels in different levels”. Exercises to overcome difficulties that is a great effort to bring the highest effect to the aerobic subject. The building of criteria for evaluating the quality of intentions is a very necessary and scientific factor to help teachers as a basis for building exercises to improve the quality of willpower in practice and where to take the test. Sports in general and Aerobic in particular. Keywords: Will, willpower quality, Aerobis. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ý chí là một phẩm chất của nhân cách, là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi có sự nỗ lực khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan. Chuẩn bị tâm lý cho nữ sinh viên học Aerobic là hệ thống những tác động tâm lý-sư phạm nhằm làm phát triển và hoàn thiện các quá trình nhận thức cũng như phẩm chất cá nhân cần thiết cho việc đạt được thành tích trong một môn thể thao nhất định và tạo điều kiện cho nữ sinh viên học Aerobic thi đấu một cách vững vàng. Phẩm chất ý chí thể hiện ở chỗ con người tự giác chi phối, điều chỉnh hành động của mình, khắc phục khó khăn thực hiện mục tiêu đã định. Phẩm chất ý chí còn được gọi là phẩm chất sức mạnh ý chí. Phẩm chất ý chí trong học tập Aerobic thể hiện ở việc tự giác xác định mục đích, dưới sự chi phối của mục đích, điều tiết và khống chế hành vi của mình, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện mục đích. Theo Tâm lý học, “ý chí là tính tích cực của con người nhằm đạt được mục đích đã đặt ra. Ý chí đòi hỏi ở con người tinh thần khắc phục khó khăn và sự nỗ lực có ý thức”. Ý chí ở mỗi người được hình thành và phát triển trên cơ sở hành động có chủ định và phát 400
  2. triển trong hoạt động và đặc biệt bị chi phối bởi ảnh hưởng của giáo dục và tự giáo dục của mỗi cá nhân. Trong thể thao thì việc rèn luyện phẩm chất ý chí rất cần thiết và quan trọng, yêu cầu tâm lý chính đối với người học thông qua tập luyện và thi đấu thì ý chí trực tiếp quyết định đến thành tích thể thao. Xây dựng tiêu chí đánh giá phẩm chất ý chí cho nữ sinh viên học Aerobic là yếu tố căn cứ góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy. Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp đọc tham khảo và phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Xác định các phẩm chất ý chí cho nữ sinh viên học Aerobic. Từ nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu đã tổng hợp được 11 phẩm chất ý chí cơ bản và đặc trưng cho các môn thể thao khác nhau bao gồm các phẩm chất ý chí sau: (1) lòng tin; (2) tính ngoan cường; (3) tính quả cảm; (4) khả năng tự kiềm chế; (5) tính quyết đoán; (6) tính độc lập; (7) tính tự chủ; (8) tính kiên trì; (9) tính dũng cảm; (10) tính mục tiêu; (11) niềm tin. 2.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia Thiết kế phiếu phỏng vấn chuyên gia để phỏng vấn các phẩm chất ý chí về sự phù hợp đối với nữ sinh viên học Aerobic. Phiếu phỏng vấn được trình bày ở bảng như sau: Thang đánh giá cụ thể như sau:  Hoàn toàn không phù hợp  Tương đối không phù hợp  Bình thường  Tương đối phù hợp  Hoàn toàn phù hợp Bảng 1: Kết quả phỏng vấn chuyên gia về phẩm chất ý chí đặc trưng của cho sinh viên học Aerobic Số lượng Tỉ lệ% + TT Phẩm chất ý chí n           1 Lòng tin 12 1 2 8 1 8.3 16.6 66.6 8.3 74.9 2 Tính ngoan cường 12 1 2 9 8.3 16.6 75 91.6 3 Tính quả cảm 12 1 6 4 1 8.3 50 33.3 16.6 49.9 4 Khả năng tự kiềm chế 12 1 1 8 2 8.3 8.3 66.6 16.6 83.2 5 Tính quyết đoán 12 1 1 10 8.3 8.3 83.3 91.6 6 Tính độc lập 12 1 1 6 4 8.3 8.3 50 33.3 83.3 7 Tính tự chủ 12 1 2 9 8.3 16.6 75 91.6 8 Tính kiên trì 12 1 3 8 8.3 24.9 66.6 91.5 401
  3. 9 Tính dũng cảm 12 1 3 8 8.3 24.9 66.6 91.5 10 Tính mục tiêu 12 1 4 7 8.3 33.3 58.3 91.6 11 Niềm tin 12 1 4 7 8.3 33.3 58.3 91.6 Từ kết quả phỏng vấn chuyên gia nghiên cứu đã lựa chọn được 06 phẩm chất ý chí có tỉ lệ đánh giá cao là: tính quyết đoán, tính dũng cảm, tính ngoan cường, tính tự chủ, tính kiên trì, tính mục tiêu để tiến hành nghiên cứu trên nữ sinh viên học Aerobic. 2.3 Xác định các nhân tố chính của các phẩm chất ý chí cho nữ sinh viên học Aerobic Từ nghiên cứu lý thuyết về các phẩm chất ý chí, đã xác định được 5 phẩm chất ý chí là: (1) tính mục tiêu, (2) tính tự chủ, (3) tính quyết đoán, (4) tính kiên trì, (5) tính ngoan cường- dũng cảm làm khái niệm nghiên cứu. Bảng 2: Các nhân tố chính giải thích khái niệm nghiên cứu Phẩm chất ý Số biến Các yếu tố chính Số yếu TT chí lượng tố Tính mục tiêu 1 Xác định mục tiêu. 1 1 2 Theo đuổi mục tiêu. 2 1 Độc lập trong suy nghĩ và hành động. 3 Tính tự chủ 2 Khắc phục được sức ỳ của tư duy. 4 2 3 Kiểm soát được cảm xúc và hành vi. 5 4 Chủ động, sáng tạo trong giải quyết nhiệm vụ. 6 1 Cơ sở chắc chắn để đưa ra quyết định. 7 3 Tính quyết đoán 2 Quyết định nhanh chóng và hành động kịp thời. 8 3 Tin tưởng vào quyết định của bản thân. 9 1 Kiên trì vượt qua mệt mỏi và căng thẳng. 10 4 Tính kiên trì 2 Kiên trì tập trung, vượt qua những trở ngại tâm lý. 11 3 Kiên trì tuân thủ chế độ tập luyện và sinh hoạt. 12 Ngoan cường- 1 Dũng cảm hành động. 13 5 Dũng cảm 2 Kiên cường trong thi đấu. 14 Bảng 3: Kết quả thiết lập các biến lượng Số biến TT Phẩm chất Các yếu tố chính Mã hóa lượng Tính mục tiêu Xác định mục tiêu. mt11- mt19 09 1 Theo đuổi mục tiêu. mt20 – mt29 10 Tính tự chủ Độc lập trong suy nghĩ và hành động. tc11 – tc19 09 Khắc phục được sức ỳ của tư duy. tc21 – tc27 07 2 Kiểm soát được cảm xúc và hành vi. tc31 – tc39 09 Chủ động, sáng tạo trong giải quyết nhiệm vụ. tc41 – tc47 07 Tính quyết đoán Cơ sở chắc chắn để đưa ra quyết định. qd11 – qd18 08 3 Quyết định nhanh chóng và hành động kịp thời. qd21 – qd26 06 Tin tưởng vào quyết định của bản thân. qd31 – qd37 07 Tính kiên trì Kiên trì vượt qua mệt mỏi và căng thẳng. kt11 – kt17 07 402
  4. 4 Kiên trì tập trung, vượt qua những trở ngại tâm lý. kt21 – kt28 08 Kiên trì tuân thủ chế độ tập luyện và sinh hoạt. kt31 – kt35 05 Ngoan cường Kiên cường trong thi đấu. nc11 – nc17 07 5 Dũng cảm Dũng cảm hành động. dc21 – dc25 05 Tổng 104 2.4 Thiết lập các mục hỏi Từ 14 nhân tố chính đã xác định được ở bảng 2, thiết lập được 104 biến lượng đo lường 14 yếu tố chính, các mục hỏi được mã hóa. Kết quả tổng hợp các mục hỏi được trình bày ở bảng 3. Nội dung của các mục hỏi số biến lượng được trình bày ở phụ lục 02. Theo kết quả ở bảng 3 cho thấy trong tổng số 104 mục hỏi, tính mục tiêu thiết lập được 19 mục hỏi, tính tự chủ thiết lập được 32 biến lượng, tính quyết đoán thiết kế được 21 biến lượng, tính kiên trì thiết kế được 20 biến lượng, tính ngoan cường- dũng cảm thiết kế được 12 biến lượng. Các biến lượng được mã hóa bằng chữ cái đầu của các phẩm chất ý chí (mt, tc, qd, kt, nc), chữ số kế tiếp sau phần chữ chỉ các yếu tố chính, chữ số thứ 2 tiếp theo mô tả số thứ tự của biến lượng. Ở tính mục tiêu trong phần yếu tố chính thứ 2 có 10 biến lượng nên số thứ tự được mã hóa từ (mt20 đến mt29). 2.5 Thiết kế thang đo thử nghiệm Phương pháp thiết kế thang đo thử nghiệm sử dụng 104 mục hỏi vừa thiết lập để xây dựng bảng hỏi đo lường các phẩm chất ý chí. Sử dụng thang đo Liket 5 mức độ để đo lường phẩm chất ý chí từ “hoàn toàn không phù hợp” đến “hoàn toàn phù hợp”. 2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, đã sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả kiểm nghiệm Cronbach’s Alpha được phân tích cho thấy kết quả Cronbach’s Alpha lần thứ nhất với 104 biến có Cronbach’s Alpha tổng = 0.913. Kiểm tra hệ số tương quan của các biến lượng với biến tổng và tiến hành loại bỏ những mục có tương quan nhỏ hơn 0.3 (Corrected Item-Total Correlation 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha tổng=0.946. Các biến sau kiểm nghiệm Cronbach’s Alpha còn lại như sau: tính mục tiêu (11 biến), tính tự chủ (15 biến), tính kiên trì (16 biến lượng), tính quyết đoán (14 biến lượng), tính ngoan cường (09 biến lượng). Những biến này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố cho thấy từ 65 biến ban đầu đã loại bỏ 06 biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 (Factor loading
  5. cường. Kết quả xoay các nhân tố cho thấy, từ 14 nhân tố ban đầu sau phân tích nhân tố tìm ra 17 nhân tố mới và được đặt tên theo những biến có hệ số tải cao trong nhóm. Kết quả tổng hợp nhân tố mới trình bày ở bảng 4 như sau: Bảng 4: Tổng hợp các nhân tố ban đầu và nhân tố mới TT Phẩm chất Nhân tố ban đầu Nhân tố mới Tính mục tiêu Xác định mục tiêu. Thiết kế và theo đuổi mục tiêu. Theo đuổi mục tiêu. Tinh thần trách nhiệm khi thực hiện 1 mục tiêu. Tự ý thức về mục tiêu. Tính tự chủ Độc lập trong suy nghĩ và Chủ động khắc phục thói quen và hành hành động. vi không có lợi. Khắc phục được sức ỳ của Khắc phục trở ngại chủ quan. tư duy. 2 Kiểm soát được cảm xúc Kiềm chế, khắc phục những khó khăn và hành vi. khách quan. Chủ động, sáng tạo trong Chủ động trải nghiệm và đúc rút kinh giải quyết nhiệm vụ. nghiệm. Tính quyết Cơ sở chắc chắn để đưa ra Chuẩn bị đấu pháp, thấu hiểu bản thân. đoán quyết định. Quyết định nhanh chóng Chuẩn bị tinh thần. 3 và hành động kịp thời. Tin tưởng vào quyết định Tin tưởng vào quyết định của bản thân. của bản thân. Có trách nhiệm đối với quyết định của bản thân. Tính kiên trì Kiên trì vượt qua mệt mỏi Kiên trì khắc phục trở ngại bên trong. và căng thẳng. Kiên trì tập trung, vượt 4 qua những trở ngại tâm lý. Kiên trì tập trung. Kiên trì tuân thủ chế độ Kiên trì thực hiện mục tiêu. tập luyện và sinh hoạt. Kiên trì khắc phục khó khăn bên ngoài. Ngoan cường Dũng cảm hành động. Sẵn sàng đối đầu với thử thách. 5 - Dũng cảm Kiên cường trong thi đấu. Huy động tối đa các năng lực cá nhân. 2.7 Thiết lập thang đo chính thức Thang đo chính thức sử dụng 59 biến đủ độ tin cậy vừa được kiểm định để thiết lập bảng hỏi chính thức. Các biến được mã hóa lại và trộn đều trong bảng hỏi. Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ (1) - hoàn toàn không phù hợp đến (5) - hoàn toàn phù hợp để đo lường sự phù hợp của người trả lời. 3. KẾT LUẬN - Thang đo phẩm chất ý chí được xây dựng theo một qui trình chặt chẽ, đủ độ tin cậy và phù hợp để đo lường khách thể nghiên cứu với 59 biến, đo lường 06 phẩm chất ý chí của nữ sinh viên học Aerobic là tính mục tiêu, tự chủ, quyết đoán, kiên trì, ngoan cường-dũng cảm. 404
  6. - Thực trạng phẩm chất ý chí của nữ sinh viên học Aerobic từ kết quả nghiên cứu và bàn luận cho thấy ở tính mục tiêu có điểm mạnh là các nữ sinh viên học Aerobic có thể chịu đựng mệt mỏi để hoàn thành nhiệm vụ. Những điểm yếu là khả năng tự thiết lập mục tiêu (lập kế hoạch, xây dựng mục tiêu tuần, tháng, năm, giải đấu). Ở tính tự chủ, điểm mạnh là khả năng từ bỏ những thói quen có hại, trong tập luyện và thi đấu có thể kìm nén cơn đau để hành động. Những vấn đề còn yếu là khả năng khắc phục những khó khăn chủ quan; chủ động tập luyện theo kế hoạch riêng; suy nghĩ sắp xếp được các vấn đề trong tập luyện thi đấu và sinh hoạt; chủ động trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm. Ở tính quyết đoán, điểm mạnh là sự quyết tâm thi đấu hết mình. Những vấn đề còn yếu là khả năng vượt qua băn khoăn do dự, chuẩn bị trước những tình huống có thể xảy ra. Ở tính kiên trì, điểm mạnh là sự tập trung trong thực hiện động tác. Những vấn đề còn yếu là kiên trì vượt qua sự căng thẳng của cơ bắp, áp lực kết quả ảnh hưởng đến trạng thái thi đấu; khả năng chịu đựng tiếng ồn lớn. Ở tính ngoan cường-dũng cảm, điểm mạnh là tinh thần chiến thắng bản thân. Những vấn đề còn yếu là sự đắn đo sợ hãi khi phải đối đầu với thử thách và bộc lộ quan điểm cá nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. John Syre, Chirsttopher Connolly (1995), “Thư giãn và chú ý”, Nguyễn Thị Tuyết dịch từ Sporting Body, Sporting Mind, tr 4-10. 2. Nguyễn Mậu Loan (1999), Tâm lý học thể dục thể thao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Phan Hồng Minh (2000), “Huấn luyện tâm lý xuyên suốt trong toàn bộ quá trình huấn luyện và thi đấu”. Thông tin khoa học TDTT, chuyên đề, Viện khoa học TDTT, Hà Nội (5), tr 23-26. 4. Phan Hồng Minh (2001), “Chương trình huấn luyện tâm lý để đạt được trạng thái thi đấu tốt.”. Thông tin khoa học thể thao- tài liệu thường kỳ. Viện khoa học TDTT, Hà nội (5), tr 49-50 5. Nguyễn Ngọc Phú (2005), “Phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu tâm lý học” 6. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb: Giáo dục 7. Phạm Ngọc Viễn (2006), “Các phương pháp nghiên cứu tâm lý TDTT”. Tài liệu giảng dạy lớp nghiên cứu khoa học tại Đà Nẵng. 8. Phạm Ngọc Viễn & cộng sự (2014). “Tâm lý vận động viên thể thao”. Nxb Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2021) “Nghiên cứu một số bài tập Aerobic nâng cao phẩm chất ý chí cho sinh viên Đại học Đà Nẵng”. Đề tài cấp cơ sở Đại học Đà Nẵng. Mã số T2021- ĐHĐN-01 405
nguon tai.lieu . vn