Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC TRONG MÔN CẦU LÔNG CHO CÁC SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS. Phạm Thái Vinh1, ThS. Lý Gia Hán1, ThS. Nguyễn Quốc Hùng2 1 Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP HCM 2 Trường Đại học Văn Hóa TP HCM TÓM TẮT Bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học thường được sử dụng trong lĩnh vực TDTT, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn được những nội dung đánh giá thể lực trong môn cầu lông cho các sinh viên chuyên ngành GDTC trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh có đủ tính khoa học và độ tinh cậy cao. Từ khóa: Nội dung đánh giá, thể lực; cầu lông; sinh viên, ĐHSP TP HCM 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cầu lông là một môn thể thao được nhiều người ưa thích tham gia tập luyện và thi đấu với dụng cụ sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập; Cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, già trẻ, trai, gái, mọi tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội. Tập luyện môn Cầu lông có nhiều tác dụng, đó là đối với thế hệ trẻ thanh thiếu niên nhi đồng thì tập luyện, thi đấu cầu lông có tác dụng phát triển toàn diện, các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo, và các năng lực chuyên môn khác, qua đó giáo dục nhân cách và phát triển con người toàn diện và tạo không khí vui tươi lành mạnh. Giảng dạy, huấn luyện môn Cầu lông là một quá trình giáo dục chuyên môn chủ yếu bằng các bài tập nhằm hoàn thiện các phẩm chất năng lực, các bài tập được sử dụng trong giảng dạy và huấn luyện phải đảm bảo tính khoa học, được nghiên cứu trong lý luận và được kiểm chứng trong thực tiễn. Ngoài ra trong quá trình tập luyện, giáo viên – huấn luyện viên và người tập phải nỗ lực sáng tạo, bởi kiểm tra đạt kết quả cao hiển nhiên là dấu ấn của việc giảng dạy và huấn luyện có hiệu quả. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của môn cầu lông, đó là các công trình có ý nghĩa thực tiễn lớn trong công tác giảng dạy – huấn luyện cho người tập ở môn thể thao này ở Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và giảng dạy cho sinh viên thì có nhiều hướng, một trong các hướng thường được sử dụng đó là việc kiểm tra đánh giá định kỳ bằng hệ thống test đủ độ tin cậy và có tính khoa học cao nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả của việc trong công tác đào tạo cho sinh viên nói riêng và người tập nói chung. 2. THỂ THỨC NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung (các test) đánh giá trình độ thể lực trong môn cầu lông. Khách thể nghiên cứu: 20 chuyên gia trong đó bao gồm: 10 HLV cầu lông TP. HCM, 6 giáo viên, 2 giảng viên chuyên ngành cầu lông và 2 cán bộ quản lý 252
  2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu bài báo đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đọc và phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Hệ thống hoá các test đánh gỉá thể lực môn cầu lông. Thông qua sách báo, tài liệu, thực tiễn, các công trình nghiên cứu của các tác giả nhóm nghiên cứu tổng hợp được kết quả như sau: STT Tên tác giả Tên test Chạy 30 m (s) Chạy 1500m (phút) Bật xa tại chỗ (cm) Chống đẩy tối đa (lần) 1 Nguyễn Xuân Bình Nhảy dây 2 phút (lần) Di chuyển lên xuống 1 phút Di chuyển ngang bên phải 1 phút Di chuyển ngang bên trái 1 phút Chạy 800m (phút) Chạy 1500 (phút) 2 Lê Hồng Sơn Bật xa tại chỗ (cm) Gập cơ lưng 1 phút (lần) Bật bục cao 30 cm đổi chân trong 1 phút (lần) Di chuyển 4 góc sâ 4 lần (s) Chạy 100m (s) 3 Phạm Thị Minh Châu Di chuyển đập cầu bằng vợt Tennis (lần) Di chuyển ngang sân đơn 1 phút (lần) Di chuyển tiến lùi 1 phút (lần) Di chuyển lùi sau bên trái đập cầu dọc biên 20 quả (lần) Di chuyển lùi sau bên phảo đập cầu dọc biên 20 quả (lần) 4 Gunala D.P Ném quả cầu lông (m) Di chuyển nhặt cầu 6 điểm (s). Chạy XPC 30m (s) Phản xạ mắt – tay (ms) Phản xạ mắt – chân (ms). Phản xạ phức (ms). 5 Trần Minh Hiếu Ném cầu đi xa (cm). Nhảy lục giác (s). 505 test (s) Di chuyển nhặt cầu 6 điểm (s). Chạy 5 x 30m (s). 253
  3. Nhảy dây đơn 1 phút (lần). Di chuyển tiến lùi 30s (lần). Di chuyển ngang sân 30s (lần). Bật nhảy đập cầu mạnh 20 quả (s). Phòng thủ thấp tay đẩy cầu trên lưới 1 phút (lần). Nhảy dây 1 phút (số lần) Di chuyển tiến – lùi 1 phút (số lần). 6 Nguyễn Thành Luân Di chuyển ngang 1 phút (số lần). Chạy zíczắc 30m (s). Qua tổng hợp nghiên cứu của các tác giả nêu trên và dùng phương pháp tham khảo các tài liệu, sách chuyên môn và thực tiễn, kinh nghiệm của bản thân, nhóm nghiên cứu đã thống kê được 32 test thường được sử dụng trong công tác kiểm tra, đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên và vận động viên tập luyện môn Cầu lông. 3.2 Phỏng vấn chuyên gia (Anket) Lập phiếu phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia với số lượng là: 10 HLV cầu lông TP. HCM, 6 giáo viên, 2 giảng viên chuyên ngành cầu lông và 2 cán bộ quản lý. Và trình độ của khách thể phỏng vấn được biểu hiện biểu đồ 1. 10% HLV 10% 50% Giáo viên 30% giảng viên Tiến sĩ Biểu đồ 1: Trình độ người trả lời phỏng vấn Trình độ học vấn • Cán bộ quản lý (Tiến sĩ): có 2 người, chiếm tỷ lệ 10%. • Giảng viên (Thạc sĩ): có 2 người, chiếm tỷ lệ 10%. • Giáo viên (cử nhân): có 6 người, chiếm tỷ lệ 30% • Cử nhân (HLV): có 10 người, chiếm tỷ lệ 50%. Phiếu phỏng vấn này được gửi 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần tới cùng 1 đối tượng phát ra 20 phiếu, thu lại đủ 20 phiếu. Phiếu phỏng vấn được làm theo mẫu. Kết quả trình bày ở bảng 1. 254
  4. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn các test đánh giá thể lực môn cầu lông Kết quả phiếu phỏng vấn STT Nội dung các test Thường Tỷ lệ Ít Tỷ lệ Không Tỷ lệ SD % SD % SD % 1 Nhảy dây 1 phút (số lần). 18 90 2 10 0 0 2 Nhảy dây 2 phút (số lần). 11 55 5 25 4 20 3 Gập cơ bụng 1 phút (số lần). 13 65 5 25 2 10 4 Chạy 30m. 14 70 5 25 1 5 5 Chạy ziczac 30m (s) 20 100 0 0 0 0 6 Chạy 60m (s). 17 85 3 15 0 0 7 Chạy 400m (phút). 15 75 4 20 1 5 8 Chạy 800m (phút). 11 55 5 25 4 20 9 Chạy 1500m (phút). 13 65 4 20 3 15 10 Hít đất tối đa 1 phút (số lần). 12 60 6 30 3 10 11 Gập cơ lưng 1 phút (số lần). 11 55 5 25 4 20 12 Bật xa tại chỗ (m). 6 30 11 55 3 15 13 Bật bục cao 30cm đổi chân 1’ 12 60 6 30 3 10 14 Di chuyển 4 góc sân 4 lần (s) 20 100 0 0 0 0 15 Chạy 100m (s). 15 75 5 25 0 0 16 Nằm sấp chống đẩy 2 phút (số lần). 7 35 9 45 4 20 17 Di chuyển đập cầu bằng vợt tennis. 11 55 8 40 1 5 Di chuyển hình chữ T 1 phút (số 18 16 75 1 5 1 5 lần). 19 Nhảy lục giác 1 phút (số lần) 15 75 3 15 2 10 Di chuyển ngang sân đơn 1 20 13 65 2 10 5 25 phút (số lần). 21 Di chuyển tiến lùi 1 phút (số lần). 12 60 3 15 5 25 Di chuyển lùi sau bên trái đập 22 12 60 5 25 3 15 cầu dọc biên 20 quả (số lần). Di chuyển lùi sau bên phải đập cầu 23 10 50 4 20 6 30 dọc biên 20 quả (lần) 24 Ném cầu đi xa (m) 18 90 2 10 0 0 25 Di chuyển nhặt cầu 6 điểm (s). 17 85 2 10 1 5 Di chuyển 4 góc sân có phối hợp 26 8 40 11 55 1 5 động tác đập cầu 2 phút. Di chuyển lên lưới lùi sau 1 27 10 50 6 30 4 20 phút (số lần). 28 Di chuyển 4 góc sân 1 phút (số lần). 12 60 1 5 7 35 Di chuyển lùi mô phỏng động tác 29 đập cầu, di chuyển thẳng lên mô 13 65 4 20 5 25 phỏng vê cầu 1 phút (số lần). 30 Bật nhảy đập cầu mạnh 40 quả (s). 12 60 5 25 3 15 31 Di chuyển tiến lùi 30s (số lần) 20 100 0 0 0 0 32 Di chuyển ngang 30s (số lần). 15 75 5 25 0 0 255
  5. Theo kết quả thu được chúng tôi qui ước nếu các test phỏng vấn lần 1 và lần 2 đều trên 80% ý kiến được chọn ở mức thường sử dụng thì được chọn để xây dựng các nội dung đánh giá thể lực trong môn cầu lông cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Kết quả trình bày ở bảng 2 Bảng 2: Kết quả phỏng vấn các test đánh giá thể lực môn cầu lông (lần 2 sau 1 tuần) Kết quả phiếu phỏng vấn Nội dung các test STT Thường Tỷ lệ Ít sử Tỷ lệ Không Tỷ lệ sử dụng % dụng % sử dụng % 1 Nhảy dây 1 phút (số lần). 19 95 1 5 0 0 2 Nhảy dây 2 phút (số lần). 12 60 4 20 4 20 3 Gập cơ bụng 1 phút (số lần). 13 65 5 25 2 10 4 Chạy 30m. 13 65 5 25 2 10 5 Chạy ziczac 30m (s) 19 95 1 5 0 0 6 Chạy 60m (s). 17 85 3 15 0 0 7 Chạy 400m (phút). 15 75 3 15 2 10 8 Chạy 800m (phút). 12 60 4 20 4 20 9 Chạy 1500m (phút). 13 65 4 20 3 15 10 Hít đất tối đa 1 phút (số lần). 13 65 6 30 1 5 11 Gập cơ lưng 1 phút (số lần). 11 55 5 25 4 20 12 Bật xa tại chỗ (m). 5 25 11 55 4 20 13 Bật bục cao 30cm đổi chân 1 phút. 12 60 6 30 3 10 14 Di chuyển 4 góc sân 4 lần (s). 20 100 0 0 0 0 15 Chạy 100m (s). 15 75 4 20 1 5 16 Nằm sấp chống đẩy 2 phút (số lần). 7 35 9 45 4 20 17 Di chuyển đập cầu bằng vợt tennis. 11 55 8 40 1 5 18 Di chuyển hình chữ T 1 phút (lần) 16 75 1 5 1 5 19 Nhảy lục giác 1 phút (số lần) 15 75 4 20 1 5 20 Di chuyển ngang sân đơn 1phút(lần) 13 65 2 10 5 25 21 Di chuyển tiến lùi 1 phút (số lần). 12 60 3 15 5 25 Di chuyển lùi sau bên trái đập 22 13 66 4 20 3 15 cầu dọc biên 20 quả (số lần). Di chuyển lùi sau bên phải đập 23 10 50 4 20 6 30 cầu dọc biên 20 quả (số lần). 24 Ném quả cầu lông (m). 19 95 1 5 0 0 25 Di chuyển nhặt cầu 6 điểm (s). 17 85 2 10 1 5 Di chuyển 4 góc sân có phối hợp 26 8 40 11 55 1 5 động tác đập cầu 2 phút. 27 Di chuyển lên lưới lùi sau 1 phút (số lần). 10 50 6 30 4 20 28 Di chuyển 4 góc sân 1 phút (số lần) 12 60 1 5 7 35 Di chuyển lùi mô phỏng động tác 29 đập cầu, di chuyển thẳng lên mô 12 60 3 15 5 25 phỏng vê cầu 1 phút (số lần). 30 Bật nhảy đập cầu mạnh 40 quả (s). 13 65 4 20 3 15 31 Di chuyển tiến lùi 30s (số lần) 20 100 0 0 0 0 32 Di chuyển ngang 30s (số lần). 15 75 3 15 2 10 256
  6. 3.4 Kiểm nghiệm độ tin cậy của các test được chọn Độ tin cậy của test là mức độ phù hợp giữa kết quả các lần lặp lại test trên cùng một số đối tượng thực nghiệm trong cùng điều kiện trước và sau 1 tuần. Các test chỉ được gọi là đủ điều kiện khi đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy. Trong bài báo này này, đánh giá độ tin cậy của test thông qua tính hệ số tương quan cặp của kết quả giữa 2 lần kiểm tra, sử dụng phương pháp phân tích phương sai với hệ số tương quan. Kết quả 2 lần kiểm tra qua tính toán được trình bày ở bảng 3 Bảng 3: Độ tin cậy của các test khảo sát TT Các chỉ tiêu r 1 Ném cầu đi xa (cm) 0.87 2 Di chuyển tiến lùi 30s (tính số lần) 0.89 3 Di chuyển nhặt cầu 6 điểm (s) 0.91 4 Di chuyển 4 góc sân 4 lần (s) 0.85 5 Chạy zíczắc 30m (s 0.76 6 Chạy 60m XPC (s) 0.81 7 Nhảy dây đơn 1 phút (tính số lần) 0.86 Theo lý thuyết đo lường một test đảm bảo độ tin cậy khi và chỉ khi r = 0.7 > r > 0.9. Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy tất cả các test đều r ≥ 0.7 nên khẳng định hệ thống test đã được lựa chọn có đủ độ tin cậy để sử dụng trong công tác kiểm tra đánh giá trình độ thể lực môn cầu lông cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 4. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp, lựa chọn được 32 test dùng trong công tác đánh giá thể lực ở môn cầu lông. Dựa vào đặc điểm, điều kiện của cơ sở và thông qua phương pháp phỏng vấn – kiểm nghiệm độ tin cậy của nhóm test đã xây dựng được nội dung đánh giá gồm 7 test dùng trong công tác kiểm tra thể lực môn Cầu lông cho các sinh viên chuyên ngành GDTC trường Đại học Sư Phạm TP HCM đủ độ tin cậy và đảm bảo tính khoa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Trung Hiếu (2001), “Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường”, NXB TDTT Hà Nội. 2. Châu Vĩnh Huy, Huỳnh Đắc Tiến, Nguyễn Thế Lưỡng (2016), “Giáo trình cầu lông", NXB TDTT 3. Huỳnh Trọng Khải, Đỗ Vĩnh (2010), “Giáo trình thống kê”, NXB TDTT, TP.HCM 4. Kim, I. (2017). Teaching badminton through play practice in physical education. Journal of Physical Education, Recreation & Dance, 88, p.7-14. Doi:10.1080/07303084.2017.1356768. 5. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo trình Đo lường thể thao”, NXB TDTT. 6. Liên đoàn cầu lông Việt Nam (2001), “Huấn luyện ban đầu cho VĐV cầu lông Trung Quốc”, Tài liệu tham khảo cho huấn luyện viên, Hà Nội. 257
  7. 7. Lê Nguyệt Nga, Nguyễn Quang Vinh và Nguyễn Thanh Đề (2016), "Giáo trình khoa học tuyển chọn tài năng thể thao", NXB ĐHQG TP HCM. 8. Bách Mỹ Lệ, Hậu Chí Khanh (1997), “Cầu lông”, Dịch: Lê Đức Chương, NXB, TDTT Hà Nội. 9. Phạm Thái Vinh, Lý Gia Hán (2020), “Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao thể lực và kỹ thuật môn cầu lông cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh”. Luận văn Thạc sĩ. ĐHSP TDTT TP. HCM. 258
nguon tai.lieu . vn