Xem mẫu

  1. 16. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC SẢN PHẨM OCOP GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI) BUILDING AN INFORMATION SYSTEM TO SUPPORT THE MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF OCOP PRODUCTS ASSOCIATED WITH TOURISM DEVELOPMENT (CASE STUDY IN QUANG NGÃI PROVINCE) Lê Tùng Sơn1 TÓM TẮT: Quản lý và khai thác sản phẩm OCOP nhằm phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở địa phƣơng có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong phát triển du lịch nói riêng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, việc xây dựng Hệ thống thông tin (HTTT) hỗ trợ công tác quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch là hết sức cần thiết. Tại nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích nhận diện thực trạng, bài viết đề xuất giải pháp nhằm thiết kế một HTTT trên nền tảng số phục vụ cho hoạt động quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch (nghiên cứu trƣờng hợp tại tỉnh Quảng Ngãi). Từ khóa: Hệ thống thông tin, Sở hữu trí tuệ, Quản lý, khai thác, Sản phẩm OCOP, phát triển Du lịch ABSTRACT : Managing and exploiting OCOP products in order to promote intellectual property bearing local elements is important for promoting socio-economic development in general and in tourism development in particular. To achieve this goal, it is necessary to build an Information System to support the management and exploitation of OCOP products associated with tourism development. In this study, on the basis of analysis and identification of the current situation, the article proposes solutions to design an information system on a digital basis for the management and exploitation of OCOP products associated with tourism development. case study in Quang Ngai province). Keyword: Information system, Intellectual property, Management, exploitation, OCOP products, Tourism development 1 ThS., Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Email: tungson.ussh@gmail.com 210
  2. 1. Đặt vấn đề Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm (One commune one product) (sau đây gọi chung là Chƣơng trình OCOP) đƣợc triển khai trong phạm vi cả nƣớc kể từ năm 2018 2 . Đến nay đã có 63/63 tỉnh/thành phố triển khai thực hiện chƣơng trình, trong đó, 60/63 tỉnh/thành tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm, 4.733 /6.210 sản phẩm tham gia chƣơng trình đạt 3 sao trở lên (chiếm 62.16%), hơn 2.596 chủ thể có sản phẩm đƣợc công nhận OCOP 3. Tại nhiều nơi, mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng không chỉ góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch thông qua các địa danh nổi tiếng, sản vật có thiên nhiên ƣu đãi, mà còn giúp cho việc phát huy giá trị của tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh địa phƣơng. Chƣơng trình OCOP đƣợc triển khai tại tỉnh Quảng Ngãi từ năm 20194, với phạm vi thực hiện 184 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Sau gần 02 năm triển khai, đến nay, tại Quảng Ngãi có 31 sản phẩm OCOP, trong đó nấm linh chi và hàng thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế đƣợc công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, 29 sản phẩm đạt 03 sao trong đó phải kể đến nhƣ: gà kiến, gà đen, mắm cá niên của huyện Sơn Hà, nƣớc mắm Mƣời Quý, nén Bình Phú của huyện Bình Sơn; Rau đền 3 màu, rau cải của huyện Tƣ Nghĩa; gạo sạch Ấn Trà, mạch nha Kim Hồng, tỏi đen Volnaco …. Thông qua triển khai Chƣơng trình OCOP, nhiều nông sản đặc trƣng, chủ lực cốt lõi của các xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến với thị trƣờng. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025 5 đã xác định giải pháp về phát triển các sản phẩm du lịch trong đó tập trung nâng cao chất lƣợng thƣơng hiệu các sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc trƣng của tỉnh nhƣ: quế Trà Bồng, hành, tỏi Lý Sơn, don, cá bống Sơn Trà, đƣờng phèn, đƣờng phổi, kẹo gƣơng…Để phát huy những thế mạnh hiện có nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tại tỉnh Quảng Ngãi, vấn đề đặt ra đó là cần có sự liên kết giữa các tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng. Để có đƣợc sự liên kết này, đặt ra yêu cầu cần thiết lập một HTTT hỗ trợ quản lý và khai thác các sản phẩm OCOP 2 Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tƣớng Chính phủ. 3 Nguyễn Minh Tiến (2021), Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vai trò của Sở hữu trí tuệ và thúc đẩy chuyển đổi số, Kỷ yếu Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số và khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP”, Bộ Khoa học và công nghệ, tr11. 4 Theo Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề án “mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020, định hƣớng đến năm 2030. 5 Phê duyệt theo Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi 211
  3. gắn với việc tuyên truyền, xúc tiến quảng bá phát triển du lịch đến với cộng đồng trong nƣớc và quốc tế, qua đó thúc đẩy kinh tế du lịch trên nền tảng chuyển đổi số. Tại nghiên cứu này, trên cơ sở nhận diện hiện trạng HTTT hỗ trợ cho hoạt động quản lý và khai thác sản phẩm OCOP hiện nay (nghiên cứu trƣờng hợp tại tỉnh Quảng Ngãi), tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thiết kế một mô hình HTTT phục vụ cho hoạt động quản lý và khai thác sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gắn với phát triển du lịch, trên nền tảng chuyển đổi số. Nghiên cứu này trả lời cho câu hỏi: Hiện nay HTTT hỗ trợ cho hoạt động quản lý khai thác sản phẩm OCOP tại Việt Nam và tại tỉnh Quảng Ngãi như thế nào ? cần xây dựng Hệ thống này như thế nào để phát huy hiệu quả quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch? 2. Thực trạng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch ở Việt Nam (nghiên cứu trƣờng hợp tại tỉnh Quảng Ngãi) 2.1. Những nội dung cơ bản về hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch Hệ thống thông tin (information system) là một tập hợp những phần tử có mối liên hệ tƣơng tác thực hiện các nhiệm vụ thu thập, xử lý, tổ chức, lƣu giữ, kết nối, phổ biến thông tin, dữ liệu và cung cấp cơ chế phản hồi nhằm đạt đƣợc một mục tiêu nhất định67. Trong nghiên cứu này, HTTT hỗ trợ quản lý khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch đƣợc nhận diện: Đó là một hệ thống với phần tử là các cơ quan, tổ chức hay những thực thể thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý, tổ chức, lƣu giữ, kết nối, phổ biến thông tin, dữ liệu và cung cấp cơ chế phản hồi thông tin hƣớng đến mục tiêu quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch. Hệ thống này đƣợc cấu thành bởi các yếu tố cơ bản: - Đầu vào (input): đó là các thông tin, dữ liệu dữ kiện liên quan đến các nội dung (i) thông tin về các chƣơng trình, định hƣớng phát triển sản phẩm OCOP toàn quốc, của từng tỉnh/thành, hệ thống các văn bản pháp quy, các thông tin hƣớng dẫn, các tài 6 Vũ Cao Đàm (2015), Lý thuyết Hệ thống, Viện Chính sách và quản lý, Hà Nội, tr14 7 Trần Thị Song Minh (2019), Giáo trình Hệ hống thông tin quản lý, NXB đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr28. 212
  4. liệu có liên quan đến triển khai Chƣơng trình gắn với những định hƣớng phát triển du lịch của Nhà nƣớc; (ii) thông tin tổng quát về việc tổ chức triển khai Chƣơng trình tại các tỉnh/thành về số lƣợng sản phẩm OCOP, số lƣợng chủ thể OCOP phân theo cả nƣớc và từng tỉnh/thành; (iii) thông tin về chủ thể OCOP, sản phẩm OCOP cụ thể nhƣ: cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, nguyên liệu, chất lƣợng sản phẩm, giá thành của sản phẩm…; (iv) thông tin về việc xác lập bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP; (v) thông tin liên quan đến các địa danh, điểm du lịch, đặc điểm tình hình tự nhiên, xã hội, các di tích lịch sử, các di sản văn hóa gắn với nơi phát triển sản phẩm OCOP. - Xử lý (Processing) là quá trình chuyển đổi các thông tin, dữ liệu đầu vào thành những thông tin đầu ra hữu ích phục vụ cho hoạt động quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch. Quá trình này có thể bao gồm: các thao tác tính toán, so sánh, lƣu giữ dữ liệu, thông tin… Quá trình xử lý có thể đƣợc thực hiện thủ công hay sự trợ giúp của máy tính. Kết quả của xử lý sẽ tạo ra các sản phẩm thông tin phục vụ cho từng nhu cầu của từng nhóm đối tƣợng. - Đầu ra (output) là các thông tin, sản phẩm thông tin đƣợc tạo ra từ quá trình xử lý thông tin phục vụ cho các nhóm đối tƣợng chuyên biệt với 02 mục tiêu: quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch. Các loại thông tin đầu ra bao gồm: (i) thông tin phục vụ cho việc hoạch định chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch của từng địa phƣơng; (ii) thông tin hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP, thanh tra, kiểm tra, xử lý những tồn tại khó khăn vƣớng mắc đối với sản phẩm OCOP, (iii) thông tin phục vụ cho việc đánh giá chất lƣợng sản phẩm, xếp hạng sản phẩm, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP; (iv) khai thác sản phẩm OCOP bao gồm: thƣơng mại hóa sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch gắn với sản phẩm và gắn với các địa danh địa phƣơng, điểm du lịch để cộng đồng biết đến. - Thông tin phản hồi. (feedback): là những thông tin phát sinh từ đầu ra (output) mang tính chất đánh giá chất lƣợng thông tin và quá trình xử lý của Hệ thống thông tin. Thông tin phản hồi có thể xuất phát từ các nhà quản lý, các chủ thể OCOP đặc biệt là khách hàng sử dụng sản phẩm OCOP, du khách sử dụng các sản phẩm du lịch… 213
  5. Nhƣ vậy, hệ thống thông tin cần đƣợc hình thành dựa trên nền tảng vận hành thống nhất, có tính liên kết cao từ trung ƣơng đến địa phƣơng và giữa các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp và phát triển nông thôn (liên quan trực tiếp đến việc quản lý và định hƣớng phát triển sản phẩm OCOP), khoa học và công nghệ (liên quan đến vấn đề xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm OCOP), văn hóa, du lịch (liên quan đến việc phát triển sản phẩm gắn với xúc tiến quảng bá du lịch và phổ biến các giá trị văn hóa của địa phƣơng), công thƣơng (liên quan đến xúc tiến thƣơng mại hóa sản phẩm)…. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cần có sự liên kết thống nhất giữa các nhóm thông tin để tạo thành một Hệ thống hoàn chỉnh. Mặt khác, Hệ thống này cần đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu lớn, khả năng liên kết về thông tin giữa các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa, du lịch, sở hữu công nghiệp trên nền tảng chuyển đổi số. 2.2. Thực trạng và đánh giá hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Ngãi) 2.2.1. Thực trạng của hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với Du lịch tại Việt Nam và phân tích trường hợp tại Quảng Ngãi Cho đến nay, sau 03 năm triển khai Chƣơng trình, nhằm thông tin, tuyên truyền về Chƣơng trình, HTTT hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch bƣớc đầu đƣợc hình thành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Trong nghiên cứu này, dƣới tiếp cận từ góc độ ngƣời dụng, tác giả sử dụng phƣơng pháp khảo sát phân tích tổng hợp nội dung thông tin hiện có trên internet để nhận diện thực trạng và đánh giá hoạt động của Hệ thống Tiếp cận từ hệ thống thông tin đầu vào, với những nội dung thông tin liên quan đến quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch có thể nhận diện những yếu tố trong HTTT hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP ở các khía cạnh nhƣ sau: a) Trong phạm vi cả nước Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP quốc gia hệ thống đƣợc vận hành theo địa chỉ: ocopvietnam.gov.vn. Đây là hệ thống quản lý dữ liệu thống nhất chƣơng trình OCOP từ trung ƣơng đến địa 214
  6. phƣơng phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc, giám sát các sản phẩm sau khi đƣợc công nhận, hỗ trợ công tác xúc tiến thƣơng mại và tra cứu thông tin sản phẩm OCOP đối với ngƣời tiêu dùng. Các nội dung đƣợc đề cập trong Hệ thống này bao gồm sản phẩm và các số liệu thống kê. Trong đó: (i) nội dung về sản phẩm đƣợc đề cập bao gồm các loại hình sản phẩm phân theo 06 lĩnh vực của OCOP, có sự phân hạng và phân theo tỉnh/thành, (ii) các số liệu thống kê về: số tỉnh/thành triển khai, sản phẩm đạt chuẩn, số lƣợng chủ thể OCOP và các sản phẩm 05 sao. Liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm OCOP, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) đã xây dựng và đƣa vào vận hành thƣ viện số về sở hữu công nghiệp, phục vụ việc tra cứu các đơn yêu cầu bảo hộ và các đối tƣợng đã đƣợc cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam trong các lĩnh vực: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu, truy cập tại trang web: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/Wlogin.php. Thông qua trang thông tin này, ngƣời sử dụng có thể nắm đƣợc tình trạng xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP. Cùng với đó, vấn đề xúc tiến thƣơng mại hóa sản phẩm cũng đƣợc chú trọng, trong 03 năm triển khai Chƣơng trình OCOP, một số đơn vị đã ký kết hợp tác để đƣa các sản phẩm OCOP lên các sàn thƣơng mại điện tử nhƣ Postmart (đƣờng dẫn: https://postmart.vn/) và Vỏ sò (đƣờng dẫn: https://voso.vn/). Kết thúc năm 2020, tổng sản lƣợng các sản phẩm đặc sản nói chung chiếm 2/3 sản lƣợng đơn hàng phát sinh trên sàn Postmart trong đó có đến 65% là các đơn hàng sản phẩm OCOP8. HTTT hỗ trợ việc xúc tiến quảng bá du lịch cũng đã đƣợc Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nghiên cứu, đƣa vào vận hành, cung cấp các thông tin liên quan đến đến chiến lƣợc chính sách, hệ thống văn bản, thủ tục hành chính,; tin tức về hoạt động du lịch ở Việt Nam, các địa danh, di tích,danh thắng, văn hóa, lễ hội, làng cổ, ẩm thực, kinh nghiệm phát triển du lịch tại các địa phƣơng và các quốc gia trên thế giới; các cơ sở dữ liệu về về hoạt động xúc tiến du lịch, nhà hàng, các điểm mua sắm, hƣớng dẫn viên, cơ sở lƣu trú, điểm đến, sản vật Việt Nam…. Các thông tin này có thể truy cập tại các trang thông tin nhƣ: https://vietnamtourism.gov.vn/, https://dulichvn.org.vn: http://csdl.vietnamtourism.gov.vn/ , http://thongke.tourism.vn/ https://sanvatvietnam.vn/ 8 https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/dua-vao-hoat-dong-he-thong-quan-ly-giam-sat-san-pham-ocop- quoc-gia-281621.html, truy cập ngày 28/8/2021. 215
  7. Ngoài ra, ngành du lịch còn phát triển các kênh thông tin thông qua mạng xã hội nhƣ Youtube, zalo, facebook và các ứng dụng trong thiết bị thông minh nhƣ App hƣớng dẫn du lịch Việt Nam, App Du lịch Việt Nam an toàn, Thẻ Việt-Một thẻ quốc gia… hỗ trợ trong việc xúc tiến phát triển du lịch. Nhiều trang thông tin điện tử đƣợc các tổ chức tƣ nhân xây dựng nhằm xúc tiến quảng bá du lịch. b) Nghiên cứu trường hợp tại Quảng Ngãi Việc thiết lập Hệ thống quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch bƣớc đầu đƣợc thực hiện. Tỉnh Quảng Ngãi đã thiết lập cổng thông tin điện tử Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi: Nongthonmoi.quangngai.gov.vn, Cổng thông tin này cung cấp cho ngƣời dùng các thông tin có liên quan đến tiến độ thực hiện chƣơng trình nông thôn mới, các mô hình điển hình… trong đó chuyên mục về Chƣơng trình OCOP. Việc thiết lập một trang thông tin chuyên biệt về Chƣơng trình OCOP của tỉnh đƣợc thực hiện bởi một doanh nghiệp đó là do công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ OCOP Quảng Ngãi phát triển với mục tiêu cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng về chuỗi sản phẩm truyền thống có giá trị địa phƣơng, thiết lập một mạng lƣới các chủ thể OCOP trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng. Thông qua trang thông tin ocopquangngai.com, các thông tin liên quan đến sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ngãi phân theo 06 nhóm lĩnh vực đƣợc cung cấp, đi kèm với đó là thông tin về nơi sản xuất, giá thành, các mô tả sản phẩm và liên hệ với chủ thể OCOP. Hệ thống thông tin liên quan đến xúc tiến quảng bá du lịch tại Quảng Ngãi còn tƣơng đối khiêm tốn, các thông tin liên quan đến các điểm du lịch, sản phẩm du lịch… đƣợc cung cấp thông qua các trang thông tin điện tử của các doanh nghiệp lữ hành nhƣ: công ty Cổ phần du lịch Quảng Ngãi theo đƣờng dẫn: https://quangngaitourist.com.vn . Ngoài ra, cộng đồng có thể tiếp cận thông tin thông qua hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, đặc biệt là thƣ viện khoa học tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, với nguồn tài nguyên thông tin dồi dào khoảng 169.000 bản sách, 1,5 triệu tài nguyên thông tin dạng số9 là một trong những kênh thông tin quan trọng thúc đẩy hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh/thành. 9 Nguồn số liệu: số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (lĩnh vực thƣ viện) năm 2020. 216
  8. 2.2.2. Đánh giá HTTT hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với Du lịch tại Việt Nam và phân tích trường hợp tại Quảng Ngãi HTTT đã bƣớc đầu đƣợc hình thành và là kênh thông tin hữu hiệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến việc triển khai thực hiện Chƣơng trình, cũng nhƣ định hƣớng trong phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thông qua HTTT này, đã tạo ra sự liên kết giữa Nhà nƣớc, các chủ thể OCOP, ngƣời tiêu dùng trong việc thực hiện các mục tiêu mà Chƣơng trình tạo ra, gắn với việc xúc tiến, quảng bá du lịch, đƣa những tài sản trí tuệ gắn với địa danh đến với cộng đồng góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, do bƣớc đầu hình thành, vì vậy, Hệ thống này còn có nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục, có thể điểm qua: (1) HTTT chưa mang tính liên kết, thống nhất Nhƣ đã phân tích, Hệ thống này đƣợc vận hành dựa trên hoạt động của nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy vậy cho đến nay còn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa có sự liên kết, tích hợp và bảo đảm sự thống nhất, đƣợc thể hiện ở các điểm: - Thứ nhất, chƣa có sự liên kết, kết nối thống nhất giữa Trung ƣơng và địa phƣơng. Nghiên cứu trƣờng hợp tại tỉnh Quảng Ngãi có thể thấy đƣợc, mặc dù,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng một hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP quốc gia, tuy vậy, tại Quảng Ngãi, chƣa hình thành một Hệ thống giám sát sản phẩm OCOP ở cấp tỉnh nhằm kết nối và cung cấp cơ sở dữ liệu cho Hệ thống này. - Thứ hai, chƣa có sự liên kết giữa các HTTT của các ngành, lĩnh vực có liên quan, qua nghiên cứu, tác giả nhận diện, cho đến nay chƣa có sự liên kết kết nối giữa địa danh sản sinh ra sản phẩm OCOP gắn với việc thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng; chƣa có sự liên kết giữa các thông tin về sản phẩm OCOP với các thông tin liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ gắn với địa danh (đối với các chủ thể OCOP đã đăng ký), chƣa có sự liên kết giữa các sàn giao dịch, thƣơng mại các sản phẩm OCOP với hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch… (2) Cơ sở dữ liệu còn sơ sài, chưa bảo đảm cho việc hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch 217
  9. Qua khảo sát nội dung đề cập tại các trang thông tin điện tử cung cấp các thông tin về Chƣơng trình OCOP gắn với phát triển du lịch, tác giả nhận diện nhiều nội dung thông tin chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ, trong đó phải kể đến các thông tin về sản phẩm OCOP của các tỉnh/thành nhƣ: văn bằng chứng nhận, hình ảnh sản xuất, nguồn gốc, sản phẩm, chủ thể OCOP; các thông tin hƣớng dẫn các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP, các trang thông tin xúc tiến sản phẩm du lịch gắn với các sản vật của địa phƣơng có hàm lƣợng thông tin sơ sài chƣa có sự kết nối với việc quảng bá các sản phẩm OCOP gắn với các địa danh của các điểm du lịch10…nghiên cứu trƣờng hợp tại tỉnh Quảng Ngãi, cho đến nay, trong Cổng thông tin điện tử nông thôn mới của tỉnh Quảng Ngãi chƣa có nội dung thông tin về Chƣơng trình OCOP11, các nội dung thông tin liên quan đến Chƣơng trình này chủ yếu đƣợc cung cấp thông qua trang thông tin của một doanh nghiệp xúc tiến hoạt động thƣơng mại sản phẩm OCOP trên địa bàn. (3) Chưa có sự tương tác trong đánh giá chất lượng sản phẩm của người sử dụng Xét cho cùng, ngƣời sử dụng sản phẩm OCOP mới là đối tƣợng quan trọng nhất cần hƣớng đến trong các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, phát triển thƣơng hiệu cho các sản phẩm OCOP, chính vì vậy, hoạt động tƣơng tác, đánh giá sản phẩm của ngƣời sử dụng cũng là một trong những thƣớc đo để đánh giá chất lƣợng và năng lực phát triển sản phẩm OCOP. Tuy vậy, qua khảo sát, hệ thống đánh giá các sản phẩm này bƣớc đầu đƣợc hình thành tại một số trang thông tin, tuy vậy, qua khảo sát hầu hết đều chƣa có những phản hồi của ngƣời sử dụng, vì vậy chƣa tạo ra cơ chế phản hồi thông tin trong Hệ thống do đó chƣa hỗ trợ cho hoạt động quản lý và khai thác sản phẩm. 3. Đề xuất mô hình thiết lập HTTT hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Việt Nam 3.1. Quan điểm Việc thiết lập HTTT hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP đƣợc xây dựng hƣớng đến sự kết nối giữa Nhà nƣớc-chủ thể OCOP các doanh nghiệp và ngƣời sử dụng trong đó: Nhà nƣớc giữ vai trò là chủ thể kiến tạo, các chủ thể OCOP, tổ chức, cá nhân có liên quan, doanh nghiệp có vai trò trung tâm trong việc cung cấp nội dung thông tin, tham gia, hỗ trợ duy trì và phát triển hệ thống, ngƣời sử dụng sản phẩm 10 Tác giả thực hiện khảo sát tại trang: https://sanvatvietnam.vn/ truy cập ngày 28/8/2021. 11 http://nongthonmoi.quangngai.gov.vn/g38-moi-xa-mot-san-pham.aspx truy cập ngày 28/8/2021 218
  10. OCOP, du khách trong và ngoài nƣớc là nhóm mục tiêu, đối tƣợng hƣởng thụ từ Hệ thống này. Hệ thống này cần đƣợc xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực, có tham gia thống nhất và phân cấp giữa Trung ƣơng và địa phƣơng trong việc thu thập, tạo lập, liên kết, chia sẻ cơ sở dữ liệu, từng bƣớc hình thành dữ liệu lớn phục vụ cho các hoạt động quản lý và khai thác sản phẩm OCOP của các đối tƣợng có liên quan. Hệ thống này cần đƣợc xây dựng trên cơ sở kết nối và tích hợp những HTTT hiện có trong các lĩnh vực từ đó hình thành một cổng thông tin điện tử hỗ trợ cho hoạt động quản lý và khai thác sản phẩm OCOP với dữ liệu lớn (bigdata) toàn diện trên nền tảng chuyển đổi số, bảo đảm khả năng truy cập và tự do tiếp cận, truy xuất nguồn gốc, giám sát, chứng thực của công tác quản lý nhà nƣớc gắn với phát triển hệ thống thƣơng mại điện tử và xúc tiến quảng bá du lịch. Ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ và chuyển đổi số nhƣ công nghệ QR Code (Quick Response Code) trong việc truy xuất nguồn gốc và gắn với giám sát chứng thực phục vụ quản lý sản phẩm OCOP, phát triển các app trên các thiết bị thông minh, thúc đẩy phát triển thƣơng mại điện tử, thanh toán điện tử, hỗ trợ quảng bá tiếp thị trên môi trƣờng mạng gắn với các kênh trực tuyến nhƣ Zalo, tiki, sendo, voso, amazon…. 3.2. Mô hình Hê thống thông tin hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP 219
  11. ĐỐI TƢỢNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN, TỔ CHỨC CÁ NHÂN CÓ NGƢỜI SỬ NHÀ NƢỚC Ở TRUNG DOANH NGHIỆP LÀ CHỦ THỂ NHU CẦU SỬ DỤNG SẢN DỤNG ƢƠNG VÀ ĐỊA OCOP, CÁC DOANH NGHIỆP PHẨM OCOP, DU KHÁCH. PHƢƠNG DU LỊCH. TIẾP CẬN THÔNG QUA CÁC NỀN TẢNG ỨNG DỤNG THÔNG MINH HỖ TRỢ Phân Theo Xây Phát Khai Xúc tiến, Tiếp nhận tích dõi, dựng và triển thác quảng bá và sử dụng QUẢN LÝ VÀ cảnh xác lập thƣơng thông thƣơng phát triển du sản phẩm KHAI THÁC tin, ra báo quyền hiệu mại lịch gắn với OCOP quyết sở hữu địa danh có SẢN PHẨM định trí tuệ sản phẩm GẮN VỚI OCCOP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Trung tâm điều khiển hệ thống TRUNG TÂM PHÂN Trung tâm điều khiển hệ thống phân Trung tâm điều khiển Hệ thống tại từng TÍCH, XỬ LÝ, theo nội dung thông tin mang tính liên địa phƣơng ngành các Bộ, ngành liên quan 220
  12. ĐIỀU HÀNH HTTT THU THẬP VÀ LIÊN KẾT DỮ LIỆU Thông tin về định Thông tin về chủ thể Thông tin về các Thông tin về thị hƣớng, chính sách, OCOP, sản phẩm địa danh du lịch, cơ sở trƣờng, nhu cầu thị CÁC DỮ LIỆU hƣớng dẫn của nhà OCOP, việc thiết lập bảo dữ liệu về các địa danh, hiếu của ngƣời dân ĐẦU VÀO THU nƣớc, các văn bản hộ quyền sở hữu trí tuệ điểm du lịch sản phẩm và du khách THẬP CHO HỆ quy phạm pháp luật với sản phẩm OCOP du lịch THỐNG liên quan đến Chƣơng trình 221
  13. Mô hình nêu trên thể hiện các thành tố cấu thành của một HTTT bao gồm: - Các yếu tố đầu vào: đó là các dữ liệu đƣợc thập cho Hệ thống, những dữ liệu này đƣợc phân thành 04 nhóm và thuộc các ngành, lĩnh vực có liên quan. Các dữ liệu đƣợc thu thập vào Hệ thống thông qua nhiều con đƣờng khác nhau, trong đó quan trọng nhất là vấn đề số hóa các dữ liệu về hồ sơ sản phẩm OCOP, quản lý phân hạng sản phẩm OCOP các thông tin về chủ thể OCOP…. - Yếu tố xử lý: Sau khi thông qua công đoạn thu thập và liên kết dữ liệu tại Hệ thống, các dữ liệu đƣợc phân tích và xử lý để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Trong đó, dữ liệu đƣợc phân chia theo 02 hƣớng: (i) các dữ liệu phân theo các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau đƣợc liên kết tổng hợp tạo thành các dữ liệu chung trong phạm vi cả nƣớc; (ii) các dữ liệu phân theo lãnh thổ đƣợc liên kết tổng hợp tạo thành các dữ liệu riêng cho từng tỉnh/thành. Qua đó ngƣời sử dụng vừa có thể truy vấn thông tin trong phạm vi cả nƣớc và trong từng tỉnh/thành về hoạt động của Chƣơng trình OCOP gắn với phát triển du lịch. - Yếu tố đầu ra: đó là các thông tin đã đƣợc xử lý và đƣợc hiển thị nhằm phục vụ cho việc quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch. Việc tiếp cận HTTT có thể tiếp cận thông qua không gian mạng, hoặc tiếp cận qua nền tảng ứng dụng của các thiết bị thông minh, với 03 nhóm đối tƣợng là đối tƣợng hƣởng thụ của Hệ thống đó là: cơ quan quản lý nhà nƣớc, các doanh nghiệp, chủ thể OCOP và ngƣời sử dụng. - Các thông tin phản hồi: bao gồm phản hồi từ phía ngƣời sử dụng, phản hồi trong từng bộ phận cấu thành của HTTT. 3.3. Khuyến nghị trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng hệ thống thông tin Để thiết lập một HTTT thống nhất có tính liên kết từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, từng bƣớc hình thành một Cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, cần sự vào cuộc của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó quan trọng nhất đó là sự kết nối về vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớc thuộc các lĩnh vực: - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: giữ vai trò chủ trì trong việc thiết lập HTTT, xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu liên quan đến Chƣơng trình OCOP, chỉ đạo 222
  14. việc số hóa dữ liệu hồ sơ quản lý sản phẩm OCOP tại địa phƣơng, hƣớng dẫn việc cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm OCOP của các chủ thể OCOP để bảo đảm tính đầy đủ về thông tin liên quan đến sản phẩm, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với giám sát chứng thực phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc. Phát triển phần mềm thống nhất quản lý dữ liệu Chƣơng trình OCOP trong cả nƣớc. - Bộ Khoa học và công nghệ (Cục Sở hữu trí tuệ): phối hợp chia sẻ, tích hợp các thông tin liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP gắn với các địa danh của địa phƣơng. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch): phối hợp chia sẻ, tích hợp các cơ sở dữ liệu về du lịch gắn với việc xúc tiến, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch với các địa danh, đặc biệt là những nơi phát triển sản phẩm OCOP. Phát triển du lịch thông minh nền tảng số hỗ trợ kết nối thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, hƣớng đến xúc tiến thƣơng mại các sản phẩm OCOP. - Bộ Thông tin và Truyền thông: hỗ trợ cung cấp nền tảng công nghệ hỗ trợ trong việc phát triển HTTT, trong đó chú trọng việc phát triển hạ tầng số, kinh tế số hỗ trợ quảng bá tiếp thị và bán các sản phẩm của địa phƣơng thông qua môi trƣờng mạng, phối hợp phát triển các ứng dụng trên thiết bị thông minh hỗ trợ việc tạo lập, xử lý, phân phối sử dụng thông tin. - Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành (khuyến nghị trƣờng hợp tại tỉnh Quảng Ngãi): phối hợp với Bộ ngành trong việc thu thập, tích hợp các dữ liệu, thông tin về việc triển khai Chƣơng trình OCOP gắn với phát triển du lịch của tỉnh/thành; hiện đại hóa, phát triển các nội dung thông tin sẵn có, đặc biệt đối với các thông tin giới thiệu về các địa danh, di sản văn hóa, sản vật tại địa phƣơng. 4. Kết luận Xây dựng HTTT hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch có vai trò quan trọng tạo ra sự gắn kết giữa cơ quan nhà nƣớc, các chủ thể ocop, doanh nghiệp và ngƣời sử dụng cũng nhƣ tạo sự liên kết giữa các ngành, lĩnh vực trong việc quản lý và phát huy các tài sản trí tuệ gắn với địa danh tại địa phƣơng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở khái quát về Chƣơng trình OCOP và những định hƣớng trong phát triển du lịch ở Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra HTTT hiện nay: chƣa có sự thống nhất, manh mún, nhỏ lẻ, chƣa có sự liên kết giữa các 223
  15. ngành, lĩnh vực liên quan; nội dung dữ liệu, thông tin về sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch còn chƣa đầy đủ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất quan điểm và mô hình HTTT, từ đó khuyến nghị trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và phát triển mô hình này. Do hạn chế trong việc thu thập và tiếp cận thông tin cho nghiên cứu, và giới hạn dung lƣợng của một bài tham luận, vì vậy, nghiên cứu chƣa tập trung làm rõ một số vấn đề: về thực trạng và giải pháp bảo đảm các nguồn lực cho xây dựng HTTT (nhân lực, vật lực và tài lực), hệ thống phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, vấn đề đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để phát triển hệ thống. Những vấn đề này sẽ đƣợc nhận diện thấu đáo trong các nghiên cứu tiếp theo./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Cao Đàm (2015), Lý thuyết Hệ thống, Viện Chính sách và quản lý, Hà Nội, tr14 2. Trần Thị Song Minh (2019), Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr28. 3. Nguyễn Minh Tiến (2021), Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vai trò của Sở hữu trí tuệ và thúc đẩy chuyển đổi số, Kỷ yếu Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số và khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP”, Bộ Khoa học và công nghệ, tr11. 4. Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020. 5. Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề án “mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020, định hƣớng đến năm 2030. 6. Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025. 7. https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/dua-vao-hoat-dong-he-thong-quan- ly-giam-sat-san-pham-ocop-quoc-gia-281621.html, truy cập ngày 28/8/2021. 8. https://sanvatvietnam.vn/, truy cập ngày 28/8/2021 224
  16. 9. http://nongthonmoi.quangngai.gov.vn/g38-moi-xa-mot-san-pham.aspx, truy cập ngày 28/8/2021. 10. https://ocopvietnam.gov.vn/, truy cập ngày 24/8/2021. 225
nguon tai.lieu . vn