Xem mẫu

  1. Thể thao thành tích cao XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN ĐỘ MỀM DẺO CHO VẬN ĐỘNG VIÊN NỮ THỂ DỤC NGHỆ THUẬT 6 – 7 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Hồ Đắc Nam Trân – ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang Trường ĐH Sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường qui nhưng bảo đảm hàm lượng khoa học và tính logic. Bài viết đã xác định được 6 test và 15 bài tập để phát triển độ mềm dẻo cho vận động viên nữ thể dục nghệ thuật 6-7 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: test, bài tập, thể dục nghệ thuật, độ mềm dẻo, TP. Hồ Chí Minh Abstract: The article uses conventional scientific research methods but ensures scientific content and logic. The article has identified 6 tests and 15 exercises to develop flexibility for 6-7 year old female gymnasts in Ho Chi Minh City. Keywords: Test, exercise, artistic gymnastics, flexibility, Ho Chi Minh city. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn thể dục nghệ thuật là một trong những môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu Olympic và có vị trí quan trọng trong việc giành huy chương, vì sự phong phú của các môn thi: dây, vòng, bóng, chùy, lụa; sự đa dạng của các cuộc thi: toàn năng, đơn môn, đồng đội. Thể dục nghệ thuật được ra đời tại Nga vào năm1934, do viện giáo dục thể chất Lecgafta thuộc thành phố Le-nin-grat gầy dựng. Môn Thể dục nghệ thuật được nhiều người Việt Nam biết đến từ những năm đầu thập niên 80, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nó đã được chính thức đưa vào hệ thống các bộ môn thi đấu giải quốc gia. Tại hội nghị tổng kết ngành TDTT về thể thao thành tích cao các năm 1998 và 1999, Ủy Ban TDTT đã xác định TDNT là một trong những môn thể thao trọng điểm, phải được ưu tiên phát triển. Những năm gần đây, thế hệ đàn em cũng đã có những tiến bộ khi đạt huy chương tại các giải thi đấu trong khu vực và trên thế giới. Với những bước đi còn non trẻ trong bộ môn này, có thể xem đây là một thành quả đáng khích lệ. Để có những bước tiến hơn nữa trong đấu trường quốc tế các HLV cần chú trọng đến kế hoạch đào tạo và phát triển cho bộ môn theo một hệ thống hợp lý và chặt chẽ hơn. Thành tích trong bộ môn TDNT của nước ta chưa theo kịp các nước trong khu vực và thế giới do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do số lượng HLV có trình độ chuyên môn chưa cao còn hạn chế, các VĐV của chúng ta chưa được đào tạo về chuyên môn một cách có hệ thống, một cách khoa học như hệ thống quá trình huấn luyện tiên tiến của các nước khác trên thế giới. Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn cho thấy độ mềm dẻo của các VĐV đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, phát hiện và huấn luyện thi đấu môn TDNT, đặc biệt ở giai đoạn huấn luyện ban đầu. Tuy nhiên vấn đề phát triển độ mềm dẻo cho nữ VĐV TDNT ở TP Hồ Chí Minh nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung vẫn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích thi đấu của VĐV. Xuất thân từ VĐV và hiện đang trực tiếp huấn luyện VĐV thể dục nghệ thuật thành phố, hiểu được yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện về độ dẻo của vận động viên thể dục nghệ PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 164
  2. Thể thao thành tích cao thuật nên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: Xây dựng hệ thống các bài tập phát triển độ mềm dẻo cho vận động viên nữ thể dục nghệ thuật 6 – 7 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; phương pháp phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu; phương pháp kiểm tra sư phạm bằng hệ thống test đánh giá độ dẻo; phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Xác định hệ thống bài tập phát triển độ mềm dẻo cho VĐV TDNT Để có cơ sở khoa học về các bài tập lựa chọn ứng dụng, chúng tôi tiến hành tương tự theo các bước cụ thể như sau: + Xây dựng phiếu phỏng vấn theo 3 mức độ đánh giá: Thường sử dụng (2 điểm); Sử dụng (1 điểm); Không sử dụng (0 điểm). + Thực hiện phỏng vấn 2 lần trên cùng một đối tượng, lần phỏng vấn thứ nhất cách lần phỏng vấn thứ hai là 1 tháng. Phiếu phỏng vấn được gởi trực tiếp đến các chuyên gia, HLV, giảng viên TDNT đã và đang giảng dạy, huấn luyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập phát triển độ mềm dẻo Kết quả phỏng vấn Phân loại TT Nội dung bài tập Lần 1 Lần 2 bài tập Điểm TL Điểm TL 1 Nắm dây xoay vai 80 100 80 100 2 Nắm gióng phía sau 29 36.25 29 36.25 Vai Nắm 2 tay phía sau, gập người về 54 67,5 55 68,75 3 trước 4 Uốn dẻo thẳng chân 65 81.25 66 82.5 5 Uốn dẻo bục 72 90 73 91.25 Lưng trên 6 Uốn dẻo chống khuỷu tay 59 74,75 58 72,5 7 Uốn dẻo, đá từng chân 30 37.5 30 37.5 Gập nguời, đá từng chân phía sau 15 18.75 15 18.75 8 ra trước 9 Quỳ gối đá chân sau chạm đầu 35 43.75 37 46.25 10 Uốn dẻo bắt chân sau 80 100 80 100 11 Uốn dẻo quỳ 52 65 52 65 12 Nằm bắt chân sau 40 50 45 56.25 13 Nằm sấp kéo 2 chân sau cao 45 56,25 50 62,5 14 Từ uốn dẻo xuống nằm sấp 55 68.75 54 67.5 Lưng dưới 15 Nằm sấp, 2 chân đưa ra trước 56 70 57 71,25 16 Bắt chân sau thẳng (trái – phải) 78 97.5 77 96.25 17 Bắt chân sau co 54 67.5 55 68.75 18 Ngồi ếch, kéo tay ra sau 56 70 55 68.75 19 Gác chân lên tường, ngả dẻo ra sau 52 65 52 65 Gác chân lên tường ngả dẻo bắt 45 56.25 46 57.5 20 chân dưới 21 Gác chân sau lên gióng, tay bắt 35 43.75 35 43.75 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 165
  3. Thể thao thành tích cao chân,khuỵu gối Gác chân sau lên gióng, ngả người 53 66.25 53 66.25 22 ra sau chạm chân 23 Dẻo trước liên tục 80 100 80 100 Gác chân sau lên tường, bắt 75 93.75 76 95 24 chân 25 Nằm sấp lộn dẻo ra trước 44 55 50 62.5 26 Đi uốn dẻo 53 66,25 53 66,25 27 Ngồi xoay người thành uốn dẻo 78 97.5 77 96.25 28 Đứng sát tường, đè dọc - ngang 54 67.5 55 68.75 29 Ngồi xoạc xoay hông trái phải 35 43,75 36 45 30 Nằm quạt chân 56 70 55 68.75 31 Xoạc dọc, tay nắm chân sau giữ 54 67.5 54 67.5 32 Nằm đè dẻo dọc 55 68.75 54 67.5 Xoạc trên 2 bục bằng nhau (dọc- 80 100 80 100 33 ngang) Hông 34 Xoạc bục trước cao 56 70 57 71.25 35 Xoạc chân sau lên bục 77 96.25 78 97.5 Chân sau trên bục ngả người ra 73 91.25 72 90 36 sau 37 Chân sau trên bục gập gối sau 47 58,75 46 57.5 38 Xoạc 2 bục, gập gối sau 53 66.25 54 67.5 39 Nằm ngửa đè ngang trên bục 59 73.75 58 72.5 40 2 gối trên bục ,dẻo ngang 72 90 73 91.25 41 Ngồi đè đầu gối 76 95 76 95 42 Đứng sát tường, tư thế 1 đè gối 44 55 44 55 Gối 43 Nằm sấp, mở bàn chân, đè mông 52 65 53 66.25 44 Nằm ếch, bẻ chân lên 56 70 57 71.25 45 Đè mũi chân 55 68.75 52 65 46 Đi mũi chân 56 70 55 68.75 47 Kiểng chân sát tường Cổ chân 72 90 73 91.25 48 Releve, chân còn lại passe 58 72.5 57 71.25 49 Kiểng chân tựa bóng, khuỵu gối 77 96.25 78 97.5 Kiểng chân tựa bóng, chân kia gập 58 72.5 57 71.25 50 duỗi passe Từ kết quả thu được qua bảng 1 cho thấy: Có 15 bài tập chuyên môn được các chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên đánh giá từ 75% mức độ thường sử dụng trở lên. Vì vậy, nghiên cứu quyết định sử dụng 15 bài tập này để ứng dụng trong quá trình huấn luyện nhằm phát triển độ mềm dẻo cho vận động viên nữ thể dục nghệ thuật 6 – 7 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả phỏng vấn bảng 1 chúng tôi chọn được 15 bài tập có tỷ lệ trên 75% được các chuyên gia thường sử dụng và sử dụng như sau: 1. Nắm dây xoay vai 2. Uốn dẻo thẳng chân 3. Uốn dẻo bục PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 166
  4. Thể thao thành tích cao 4. Uốn dẻo bắt chân 5. Bắt chân sau thẳng (trái- phải) 6. Dẻo trước liên tục 7. Gát chân sau lên tường, bắt chân 8. Ngồi xoay người thành uốn dẻo 9. Xoạc trên 2 bục bằng nhau (dọc-ngang) 10. Xoạc chân sau lên bục 11. Chân sau trên bục ngã người ra sau 12. Hai gối trên bục, dẻo ngang 13. Ngồi đè đầu gối 14. Kiễng chân sát tường 15. Kiễng chân tựa bóng, khuỵu gối Lựa chọn test đánh giá độ mềm dẻo của VĐV TDNT trong giai đoạn huấn luyện ban đầu. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích tài liệu trong và ngoài nước, nhiều năm làm trợ lý huấn luyện cho chuyên gia nước ngoài, và hiện đang trực tiếp huấn luyện đội tuyển TDNT Tp.Hồ Chí Minh, đề tài đã lựa chọn được 12 test để đánh giá độ mềm dẻo cho nữ VĐV TDNT đưa vào phỏng vấn. Chúng tôi đưa ra các test vào phiếu phỏng vấn và phỏng vấn 100 HLV, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý bằng phiếu hỏi. Từ kết quả phỏng vấn đề tài lựa chọn 06 test có sự đồng ý ở mức sử dụng tốt của các HLV, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, đồng thời xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đã lựa chọn. Các test này đều đảm bảo độ tin cậy để đánh giá độ mềm dẻo cho đối tượng nghiên cứu, đó là các test: 1. Uốn dẻo sau (cm) 2. Xoạc dọc trên 2 bục (cm) 3. Xoạc ngang trên 2 bục (cm) 4. Hai tay nắm dây, xoay vai(cm) 5. Đứng trên bục gập thân tay chạm đất (cm) 6. Đứng kiễng chân sát tường (cm) 2.2. Ứng dụng và đánh giá hệ thống các bài tập phát triển độ mềm dẻo cho nữ VĐV TDNT 6 – 7 tuổi tại Tp. Hồ Chí Minh 2.2.1. Úng dụng chương trình thực nghiệm các bài tập phát triển độ mềm dẻo cho nữ VĐV TDNT 6 – 7 tuổi tại Tp. Hồ Chí Minh Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 20 em là VĐV tuyến Năng khiếu trọng điểm của Tp.Hồ Chí Minh và đã tập được 1 năm. Thời gian tập của các em là 3 – 4 tiếng/ buổi, và tập 6 buổi/ tuần. Thời gian ban đầu các em sẽ được tập các tư thế cơ bản của thể dục, các động tác để phát triển mềm dẻo, các động tác đơn giản và là nền tảng của môn TDNT. Ngoài ra các em có thể làm quen với các dụng cụ gần gũi với các em như: dây, bóng, vòng. - Nhóm đối chứng: 10 VĐV tham gia tập luyện bài tập cũ - Nhóm thực nghiệm: 10 VĐV tham gia tập luyện bài tập mới. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, tiến trình huấn luyện và học tập cụ thể, chúng tôi xây dựng kế hoạch huấn luyện phát triển độ mềm dẻo cho nhóm thực nghiệm, tiến trình thực nghiệm được trình bày ở bảng 2. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 167
  5. Thể thao thành tích cao Bảng 2: Bảng phân phối các bài tập phát tiển độ mềm dẻo cho nhóm thực nghiệm nữ VĐV TDNT 6 – 7 tuổi tại Tp. HCM TT Tên bài tập Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1 Nắm dây xoay vai 5 nhịp 5 nhịp 8 nhịp 8 nhịp 10 nhịp 10 nhịp 15 nhịp 15 nhịp 18 nhịp 18 nhịp 20 nhịp 20 nhịp 2 Uốn dẻo thẳng chân 5 nhịp /2L 5nhịp /2L 5nhịp /2L 7nhịp /2L 7nhịp /3L 10nhịp /3L 10nhịp /3L 15nhịp /3L 15nhịp /3L 20nhịp /5L 20nhịp /5L 20nhịp /5L 3 Uốn dẻo bục 5 nhịp /2L 5nhịp /2L 5nhịp /4L 10nhịp /4L 10nhịp /4L 15nhịp /4L 15nhịp /4L 20nhịp /4L 20nhịp /4L 20nhịp /4L 30nhịp /4L 30nhịp /4L 10L/1 10L/1 15L/1 15L/1 20L/1 20L/1 4 Uốn dẻo bắt chân sau 3L/1 chân 3L/1 chân 5l/1 chân 5L/1 chân 7L/1 chân 7L/1 chân chân chân chân chân chân chân 10L/1 10L/1 15L/1 15L/1 20L/1 20L/1 25L/1 25L/1 30L/1 30L/1 5 Bắt chân sau thẳng (trái – phải) 5L/1 chân 5L/1 chân chân chân chân chân chân chân chân chân chân chân 6 Dẻo trước liên tục 3 lần 5 lần 5 lần 10 lần 15 lần 15 lần 20 lần 20 lần 25 lần 25 lần 30 lần 30 lần Gát chân sau lên tường, bắt 7 5l/1 chân 5l/1 chân 5l/1 chân 10l/1 chân 10l/1 chân 20l/1 chân 20l/1 chân 30l/1 chân 30l/1 chân 40l/1 chân 50l/1 chân 50l/1 chân chân sau Ngồi xoay người thành uốn 8 5 nhịp/2L 5 nhịp/2L 10 nhịp/3L 10 nhịp/5L 20 nhịp/5L 20 nhịp/5L 40 nhịp/5L 40 nhịp/5L 40 nhịp/5L 50 nhịp/5L 50 nhịp/5L 50 nhịp/5L dẻo (trái - phải) Xoạc trên 2 bục bằng nhau 9 5 nhịp/2L 5 nhịp/2L 10 nhịp/3L 10 nhịp/5L 20 nhịp/5L 20 nhịp/5L 30 nhịp/5L 30 nhịp/5L 40 nhịp/5L 40 nhịp/5L 50 nhịp/5L 50 nhịp/5L (dọc – ngang) 10L/1 10L/1 15L/1 15L/1 20L/1 20L/1 25L/1 25L/1 10 Xoạc chân sau lên bục 3L/1 chân 3 L/1 chân 5 L/1 chân 5L/1 chân chân chân chân chân chân chân chân chân Xoạc chân sau trên bục, ngả 10L/1 10L/1 15L/1 20L/1 20L/1 25L/1 25L/1 11 3L/1 chân 3 L1 chân 3L/1 chân 5L/1 chân 5L/1 chân người ra sau chân chân chân chân chân chân chân 12 Hai gối trên bục, dẻo ngang 20 nhịp/2L 20 nhịp/2L 20 nhịp/2L 20 nhịp/2L 20 nhịp/3L 20 nhịp/3L 20 nhịp/4L 20 nhịp/4L 20 nhịp/5L 20 nhịp/5L 20 nhịp/5L 20 nhịp/5L 13 Ngồi đè đầu gối 3 phút 3 phút 5 phút 5 phút 6 phút 6 phút 7 phút 7 phút 8 phút 8 phút 10phút 10 phút 14 Kiểng chân sát tường 2 phút 2 phút 3 phút 3 phút 3 phút 5 phút 5 phút 5 phút 7 phút 7 phút 7 phút 7 phút 10L/1 10L/1 15L/1 15L/1 20L/1 20L/1 30L/1 30L/1 40L/1 40L/1 50L/1 50L/1 15 Kiểng chân tựa bóng khuỵu gối chân chân chân chân chân chân chân chân chân chân chân chân PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 168
  6. Thể thao thành tích cao 2.2.2 Đánh giá độ mềm dẻo của nữ VĐV TDNT 6 – 7 tuổi của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau khi thực nghiệm Sau khi ứng dụng hệ thống bài tập mới vào tập luyện cho nhóm thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của các bài tập thông qua các test đã được xác định như sau: * Kiểm tra độ mềm dẻo của nhóm đối chứng sau thực nghiệm Sau thời gian 1 năm tập luyện mềm dẻo theo chương trình truyền thống, chúng tôi tiến hành kiểm tra lại độ mềm dẻo của các VĐV thuộc nhóm đối chứng nhằm so sánh, đánh giá sự khác biệt.Kết quả được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Kêt quả kiểm tra độ mềm dẻo của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm Lần 1 Lần 2 W t TT Nội dung kiểm tra x  x  1 Uốn dẻo sau (cm) 28.6 + 1.35 27 + 1.4 -5.76 -9.49 Xoạc dọc trên bục (cm) T 18 + 0.82 17 + 0.67 -5.71 -3.36 2 P 18.5 + 1.72 16.3 + 0.95 -12.6 -5.66 3 Xoạc ngang trên 2 bục (cm) 17.4 + 3.13 15.5 + 1.72 -11.6 -3.95 4 Hai tay ném dây, xoay vai(cm) 8 + 1.83 6.5 + 1.08 - 20.7 -4.89 5 Gập thân trên bục (cm) 11 + 2.08 13.2 + 1.48 18.2 5.8 6 Ngồi kiễng chân sát tường (cm) 6.2 + 11.4 5.3 + 0.95 -15.7 -4.99 Nhận xét: Sau khi áp dụng chương trình truyền thống, chúng tôi nhận thấy độ mềm dẻo của các VĐV đều có sự tiến bộ ở hầu hết các nội dung kiểm tra, nhịp tăng trưởng trung bình của các test tăng từ 5.71% đến 20.7%, có sự chênh lệch lớn so với trước thực nghiệm, được thể hiện rõ qua bảng 3.3 * Kiểm tra độ mềm dẻo của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm Sau 1 năm tập luyện các bài tập đã được chọn,chúng tôi tiến hành kiểm tra độ mềm dẻo của nhóm thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng.4. Bảng 4: Kêt quả kiểm tra độ mềm dẻo của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm Lần 1 Lần 2 W t TT Nội dung kiểm tra x  x  1 Uốn dẻo sau (cm) 27.1 + 3.41 25 + 3.06 -8.06 -11.7 2 Xoạc dọc trên 2 bục T 15.8 +1.48 14 + 1.33 -12.1 -13.6 (cm) P 16 + 2.05 14.8 + 1.48 -7.79 -3.33 3 Xoạc ngang trên 2 bục (cm) 16.1 + 2.77 14.7 + 2.45 -9.09 -6.32 4 Hai tay ném dây, xoay vai(cm) 7.3 + 1.34 5 + 0.67 - 37.4 -6.86 5 Gập thân trên bục(cm) 11.7 + 1.42 15 + 1.25 24.7 11 6 Ngồi kiễng chân sát tường (cm) 5.8 + 0.79 4.5 + 0.53 -25.2 -6.14 Nhận xét: Sau khi áp dụng các bài tập đã được chọn, chúng tôi nhận thấy các VĐV ở nhóm thực nghiệm đã có sự tiến bộ rõ rệt ở hầu hết các nội dung kiểm tra độ mềm dẻo so với thời gian ban đầu, nhịp tăng trưởng trung bình tăng từ 8.06% đến 24.7%, được thể hiện rõ qua bảng 4. * So sánh độ mềm dẻo của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm Để đánh giá hiệu quả của chương trình thực nghiệm huấn luyện độ mềm dẻo cho VĐV TDNT Thành phố Hồ Chí Minh lứa tuổi 6 – 7, chúng tôi tiến hành so sánh sự khác biệt về nhịp tăng trưởng trung bình. Kết quả được trình bày ở bảng 5. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 169
  7. Thể thao thành tích cao Bảng 5: Kết quả so sánh giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm TT Nội dung kiểm tra x  x  t 1 Uốn dẻo sau (cm) 27 1.4 25 3.06 12 2 Xoạc dọc trên 2 bục T 17 0.67 14 1.33 6.37 (cm) P 16.3 0.95 14.8 1.48 2.7 3 Xoạc ngang trên 2 bục (cm) 15.5 1.72 14.7 2.45 0.85 4 Hai tay ném dây, xoay vai(cm) 6.5 1.08 5 0.67 3.73 5 Gập thân trên bục(cm) 13.2 1.48 15 1.25 -2.94 6 Ngồi kiễng chân sát tường (cm) 5.3 0.95 4.5 0.53 11.7 Đối chứng Thực nghiệm 30 27 25 25 20 17 15.5 15 14 14.7 15 13.2 10 6.5 5 5.3 4.5 5 0 Uốn dẻo sau Xoạc dọc xoạc ngang Hai tay nắm dây Gập thân trên Đứng kiễng xoay vai bục chân sát tường Biểu đồ 1: Kết quả so sánh giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm Nhận xét: Từ kết quả bảng 5 và biểu đồ 1 chúng tôi nhận thấy rằng: sau thời gian 1 năm thực nghiệm, nhịp tăng trưởng về độ mềm dẻo trung bình ở các nội dung kiểm tra của nhóm thực nghiệm tăng lên rõ rệt và tốt hơn so với nhóm đối chứng, từ đó nhận thấy hiệu quả của việc áp dụng hệ thống bài tập cho nhóm vận động viên thuộc đội tuyển Thể dục nghệ thuật 6 -7 tuổi. 3. KẾT LUẬN Để đánh giá thực trạng độ mềm dẻo của nữ VĐV thể dục nghệ thuật Tp.Hồ Chí Minh 6 – 7 tuổi: Đề tài đã tìm ra được hệ thống 6 test dùng để kiểm tra thực trạng độ mềm dẻo cho nữ VĐV TDNT 6 – 7 tuổi tại Tp.Hồ Chí Minh Đề tài đã xây dựng được hệ thống bài tập để phát triển độ mềm dẻo cho nữ VĐV TDNT 6 – 7 tuổi tại Tp. Hồ Chí Minh gồm 15 bài và ứng dụng vào tập luyện gồm: (1) Nắm dây xoay vai, (2) Uốn dẻo thẳng chân, (3) Uốn dẻo bục, (4) Uốn dẻo bắt chân, (5) Bắt chân sau thẳng (trái- phải), (6) Dẻo trước liên tục, (7) Gát chân sau lên tường, bắt chân, (8) Ngồi xoay người thành uốn dẻo, (9) Xoạc trên 2 bục bằng nhau (dọc-ngang), (10) Xoạc chân sau lên bục,(11) Chân sau trên bục ngã người ra sau,(12) Hai gối trên bục, dẻo ngang,(13) Ngồi đè đầu gối,(14) Kiễng chân sát tường,(15) Kiễng chân tựa bóng, khuỵu gối. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 170
  8. Thể thao thành tích cao Qua quá trình thực nghiệm các bài tập trên kết quả cho thấy các bài tập mà đề tài nghiên cứu đã mang lại hiệu quả tốt đến việc phát triển tố chất mềm dẻo cho nữ VĐV TDNT 6 – 7 tuổi tại Tp. Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tổng cục TDTT (1994), “Luật Thể Dục Nghệ Thuật”,NXB TDTT,Hà Nội. 2. Lê Văn Lẫm – Trương Anh Tuấn – Nguyễn Xuân Sinh – Trần Phúc Phong, “Sách thể dục”, NXB TDTT Hà Nội 1994 3. Nguyễn Kim Lan, “ Nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Thể dục Nghệ thuật trẻ 8 – 10 tuổi”, Luận Án Tiến sĩ Giáo Dục Học 2005. 4. D Harre, “Học thuyết huấn luyện”, dịch: PTS Giáo dục học Trương Anh Tuấn, PTS Giáo dục học Bùi Thế Hiển, NXB Thể Dục Thể Thao Hà Nội, 1996. 5. Dương Nghiệp Chí, “Đo lường Thể Thao”, NXB TDTT, 1991. 6. Sách Thể dục, NXB Hà Nội, 1994. Nguồn bài báo: Bài báo được trích dẫn từ đề tài nghiên cứu cấp Khoa: “ Xây dựng hệ thống các bài tập phát triển độ mềm dẻo cho vận động viên nữ thể dục nghệ thuật 6 – 7 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh.” của Thạc sĩ Hồ Đắc Nam Trân được nghiệm thu năm 2018. Ảnh minh họa PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 171
nguon tai.lieu . vn