Xem mẫu

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON Vũ Thị Hương Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang huongvu86th@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tăng cường cơ hội tiếp xúc với môi trường trường tiếng Anh cho trẻ từ độ tuổi mầm non. Kết quả khảo sát tại 10 trường mầm non ở thành phố Nha Trang chỉ ra rằng hiệu quả chương trình cho trẻ làm quen tiếng Anh chưa cao do có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bài báo giới thiệu chương trình First Steps cho trẻ 3-6 tuổi LQTA được xây dựng với mục tiêu, cấu trúc, nội dung và hướng dẫn thực hiện cụ thể. Kết quả thử nghiệm tại trường mầm non cho thấy tính khả thi của chương trình và những điều chình cần thiết để chương trình hoàn thiện hơn. Từ khóa: Trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi, chương trình làm quen tiếng Anh, trường mầm non. 1. MỞ ĐẦU Với hàng loạt bước tiến vượt bậc về công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0, công tác giáo dục đào tạo đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Một trong những thách thức được đặt ra là yêu cầu về đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có khả năng giao tiếp tốt, có trình độ ngoại ngữ. Tại Việt Nam, việc dạy và học ngoại ngữ trong những năm gần đây đang được hết sức chú trọng, và được quy định cụ thể trong đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” với mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Việc cho trẻ làm quen tiếng Anh (LQTA) cũng đã được quán triệt trong đề án Giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 theo Quyết định số 239/QĐ-TTg. Từ đó có thể thấy, việc cho trẻ LQTA hết sức cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần hội nhập quốc tế. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã khẳng định tính khả thi của việc cho trẻ LQTA từ độ tuổi mầm non. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai (2008) cho rằng, đến giai đoạn 5-6 tuổi, các quá trình nhận thức như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng của trẻ phát triển ở mức độ cao hơn và chất lượng mới hơn so với trẻ 4-5 tuổi. Trẻ phát triển dần các trí nhớ hình ảnh, từ ngữ và cảm xúc, trong đó trí nhớ hình ảnh vẫn chiếm ưu thế, do đó khi cho trẻ LQTA, GV cần lưu ý điều này để lựa chọn hình thức, phương pháp dạy phù hợp với trẻ. Ngôn ngữ của trẻ khi đến tuổi mẫu giáo lớn phát triển mạnh với tốc độ nhanh. Hầu hết các em đều thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ có thể phát âm tương đối chuẩn kể cả các âm khó, trẻ cũng đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp. Về khả năng lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ, nhiều học giả, trong đó có Philp, Mackey, Oliver (2009) cho rằng độ tuổi mẫu giáo là giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ, do đó cũng là giai đoạn quan trọng để trẻ lĩnh hội một ngôn ngữ thứ hai. Thực tế cho thấy, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo hoàn toàn có thể học thêm một ngoại ngữ nữa mà không gặp nhiều khó khăn và không tạo ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp thu tiếng mẹ đẻ của chúng. Vì vậy, cho trẻ LQTA ở độ tuổi mẫu giáo là khả thi và thích hợp. Tuy nhiên, GV cũng cần lưu ý đến bốn giai đoạn thụ đắc ngoại ngữ của trẻ mầm non được đề ra bởi các tác giả Tabors và Snow (1994) bao gồm: giai đoạn 1 - trẻ chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ; giai đoạn 2 - giai đoạn im lặng (để quan sát); giai đoạn 3 - sử 88
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 dụng từ đơn hoặc ngữ đã học (để nói vắn tắt); giai đoạn 4 - nói các câu có cấu trúc hoặc từ vựng phức tạp. Trẻ nhỏ cần có đủ thời gian để phát triển tiếng Anh, do đó trong những giai đoạn đầu, đôi lúc GV cần sử dụng tiếng mẹ đẻ với trẻ hoặc chấp nhận việc trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ để trả lời câu hỏi của cô. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (2007) cho rằng quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ hoạt động với đồ vật, trong các trò chơi và trong quá trình tạo ra sản phẩm. Do đó, phương pháp dạy học phù hợp nhất với trẻ mẫu giáo chính là phương pháp trực quan và phương pháp sử dụng trò chơi; hơn nữa, trong quá trình dạy học phải sử dụng nhiều biện pháp dạy, hình thức dạy học khác nhau như tiết học, trò chơi, tham quan, dạo chơi, lao động để giờ học luôn sinh động, hấp dẫn và phù hợp với tâm lý trẻ. Các tác giả này cũng lưu ý rằng, khả năng tập trung của trẻ mẫu giáo ngắn nên giờ học không nên kéo dài hơn 30 phút và việc học của trẻ có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi thông qua mọi hoạt động tự nhiên của trẻ. Như vậy, việc nghiên cứu để xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ 3-6 tuổi nhằm giúp trẻ tiếp xúc sớm với môi trường ngoại ngữ, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi là một việc làm cần thiết, vừa có giá trị khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. THỰC TRẠNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON Để tìm hiểu thực trạng cho trẻ LQTA hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại 10 trường mầm non có tổ chức dạy tiếng Anh ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Công cụ khảo sát chính là phiếu câu hỏi và phỏng vấn 10 cán bộ quản lý (CBQL) ở các trường này. Kết quả khảo sát cho thấy có 1 trường sử dụng giáo trình ngoại nhập (Happy Hearts), 3 trường thực hiện chương trình LQTA song song với chủ đề theo chương trình đang được thực hiện ở trường mầm non (MN) (ví dụ, chủ đề đang thực hiện ở trường MN là về bản thân thì chương trình LQTA dạy về body parts - các bộ phận cơ thể), 6 trường sử dụng chương trình do đơn vị phối hợp (trung tâm tiếng Anh) cung cấp. 30% CBQL không đồng ý với nội dung chương trình LQTA đang sử dụng. 43% số CBQL cho rằng mục tiêu, nội dung chương trình chưa rõ ràng, chưa phù hợp. Bên cạnh đó, các yếu tố như thiếu nguồn học liệu và cơ sở vật chất, GV thiếu kinh nghiệm dạy trẻ MN, thiếu kiến thức tâm lý học và GDMN, lớp đông và số tiết/tuần ít là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của chương trình cho trẻ LQTA chưa cao. Do đó, cần có sự chỉ đạo cụ thể và nhất quán trong chương trình, nội dung, tài liệu, phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả chương trình. Những tài liệu ngoại nhập như: Happy Hearts, Big Fun, Tiny Talk, Hooray có yêu cầu về từ vựng, cấu trúc tương đối phức tạp và yêu cầu hoạt động đòi hỏi năng lực tiếng Anh khá cao; do đó chưa thực sự phù hợp với những khu vực mới phổ biến việc cho trẻ LQTA trong độ tuổi 3-6 tuổi. Vì vậy, việc xây dựng một chương trình LQTA cho trẻ mẫu giáo 3 -6 tuổi ở trường MN là thực sự cần thiết. 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH LÀM QUEN TIẾNG ANH “FIRST STEP” CHO TRẺ 3-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 3.1. Giới thiệu chung về chương trình 3.1.1. Cơ sở, nguyên tắc và yêu cầu của chương trình Cơ sở của việc xây dựng chương trình LQTA cho trẻ đó là: (1) Chương trình giáo dục mầm non hiện hành; (2) Một số chương trình dạy tiếng Anh; (3) Kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh cho trẻ của các giáo viên và (4) Đặc điểm tâm - sinh lý và khả năng thụ đắc ngôn ngữ của trẻ mầm non. 89
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Xây dựng chương trình LQTA cho trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi dựa trên các nguyên tắc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non nói chung như: đảm bảo tính mục đích, tính phù hợp, khả thi, tính kế thừa và phát triển, tính tích hợp (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2008). Chương trình được xây dựng cũng cần đảm bảo các yêu cầu: các chủ đề LQTA phải gần gũi, dễ hiểu và có liên quan đến trẻ; thời gian tập trung của trẻ mẫu giáo thường ngắn nên nội dung bài dạy cần giới hạn từ 25-30 phút/tiết dạy; các hoạt động và trò chơi phải phong phú, đa dạng, kích thích hứng thú học tập của trẻ; khả năng ghi nhớ hình ảnh, biểu tượng ở trẻ chiếm ưu thế nhất, do đó đồ dùng trực quan cần rõ ràng và có màu sắc đẹp; ghi nhớ máy móc của trẻ mẫu giáo chiếm ưu thế nên cần sử dụng các hoạt động ôn tập, nhắc lại thường xuyên; cần kết hợp trò chơi vận động và trò chơi tĩnh để tạo sự cân bằng cho trẻ. 3.1.2. Mục tiêu của chương trình Mục tiêu của cụ thể của chương trình LQTA - First Steps 1, 2, 3 bao gồm: (1) Trẻ làm quen được từ vựng tiếng Anh về các chủ đề khác nhau trong cuộc sống hàng ngày như màu sắc, con số, vật nuôi, vật dụng trong gia đình, các loại quả, đồ dùng trong lớp học, đồ ăn, bộ phận cơ thể, đồ chơi, thời tiết, một số nghề trong xã hội; (2) Trẻ phát triển được các kỹ năng vận động tinh và vận động thô, kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ…; (3) Trẻ nghe hiểu và giao tiếp được với giáo viên bằng những câu tiếng Anh đơn giản; (4) Trẻ nâng cao được nhận thức về âm vị tiếng Anh; (5) Trẻ nghe và phân biệt được chữ cái (AZ). 3.1.3. Cấu trúc và nội dung chương trình Chương trình First Steps gồm 3 bộ ở 3 cấp độ 1, 2, 3 cho 3 độ tuổi 3-4, 4-5 và 5-6. Mỗi chương trình có 5 bài, mỗi tiết từ 25-30 phút tùy vào độ tuổi. Các kiến thức trong bài được phát triển dần dần và đồng tâm. Từ vựng và mẫu câu được ôn lại liên tục trong chương trình và ở các chương trình tiếp theo. Trong 3 tập chương trình có kèm cả hướng dẫn nội dung dạy học cho từng bài, các tranh lô tô và thẻ từ cho nội dung từng bài dạy. Ngoài ra, còn có hướng dẫn thực hiện chương trình gồm một số gợi ý về các hoạt động và trò chơi phù hợp với nội dung cho 3 cấp độ và 3 tập Homelink Activity 1, 2, 3 dành cho phụ huynh và trẻ thực hiện ở nhà bám sát theo nội dung chương trình học của các giờ trên lớp. Nội dung cụ thể của chương trình gồm từ vựng và cấu trúc về các chủ đề đã nói ở trên. Với yêu cầu trẻ hiểu khái niệm, phát âm đúng, nói được các từ thuộc các chủ đề vào thời điểm cần thiết bằng tiếng Anh; chỉ, chọn, phân biệt đúng khái niệm khi được yêu cầu bằng tiếng Anh. Các cấu trúc/mẫu câu trong chương trình bao gồm: hỏi và trả lời về tên, tuổi, màu sắc, số lượng, con vật, áo quần, hoa quả, đồ dùng, đồ ăn, hỏi và trả lời về khả năng và về sở thích (Câu hỏi Có - Không/Yes - No question), hỏi và trả lời về vị trí và một số giao tiếp đơn giản thông thường trong lớp học; với yêu cầu trẻ phát âm tương đối chính xác, nghe hiểu, đáp lại và giao tiếp bằng tiếng Anh trong tình huống thực tế. 3.2. Thử nghiệm chương trình 3.2.1. Quy trình thử nghiệm Chương trình First Steps 1, 2, 3 được thử nghiệm trên 3 lớp với 3 độ tuổi khác nhau. Trong 5 nội dung của mỗi chương trình, nhóm tác giả chọn 2 mảng vấn đề chính để cho trẻ làm quen ở mỗi cấp độ trong 16 tuần thực nghiệm. Lớp 3-4 tuổi, mỗi buổi học 1 từ; lớp 4-5 tuổi, mỗi buổi học 1 từ, trẻ nghe và trả lời được các cấu trúc đơn gian liên quan đến từ đã học; lớp 5-6 tuổi, mỗi buổi học 1 từ, trẻ hỏi và trả lời được đối với các cấu trúc đơn giản liên quan đến từ đã học. Yêu cầu cần đạt ở trẻ: hiểu được khái niệm, xác định được, trả lời được câu hỏi và phát âm tương đối chính xác. Quá trình thử nghiệm có sử dụng lồng ghép các hoạt động và trò 90
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 chơi. Trong quá trình dạy, tùy trình độ của trẻ, giáo viên sử dụng tiếng Việt ở mức độ phù hợp, phát huy tối đa việc giao tiếp bằng tiếng Anh qua việc sử dụng động tác, cử chỉ và các hình ảnh minh họa. Thời gian thử nghiệm chương trình ở 3 cấp độ là 4 tháng. First Steps 1 được thử nghiệm trên lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi (10-12 trẻ) trong 15 buổi; First Steps 2 thử nghiệm trên lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi và First Steps 3 thử nghiệm trên lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong 20 buổi. Nội dung bài được lựa chọn theo chuỗi liên tục và có tính kế thừa. Trẻ được lựa chọn ngẫu nhiên từ ban đầu và cố định liên tục trong tất cả các buổi dạy thử nghiệm. Quy trình thử nghiệm ở mỗi tiết dạy chia làm 3 bước. Ở bước 1, GV tiến hành dạy trên trẻ và quan sát (quay phim). Bước 2, GV đánh giá vào phiếu đánh giá trong phần ôn tập của trẻ. Bước 3, nhóm tác giả họp nhóm và đánh giá hiệu quả dựa trên phiếu quan sát đánh giá tiết dạy của giáo viên. Phiếu quan sát đánh giá tiết dạy có 2 phần, phần quan sát gồm 9 nội dung, trong đó người dự sẽ quan sát và ghi vào số lượt thực hiện được hoặc không thực hiện được của trẻ. Các nội dung quan sát bao gồm trẻ nghe và lặp lại đúng từ (phần giới thiệu từ), trẻ nghe và chỉ đúng từ (việc kết hợp âm thanh với hình ảnh, thuộc phần luyện tập hoặc kiểm tra tùy thuộc vào hoạt động của GV tổ chức), trẻ nói/phát âm được từ, trẻ nghe và trả lời được câu hỏi của cô bằng tiếng Anh, trẻ sử dụng được từ/cấu trúc khi trả lời cô, trẻ thực hiện đúng các yêu cầu trong các mệnh lệnh đơn giản bằng tiếng Anh, trẻ hoàn thành hoạt động mà không cần sự trợ giúp của cô hay với sự trợ giúp của cô/bạn, trẻ tương tác với cô và bạn về nội dung bài học một cách tự nhiên, thoải mái. Phần đánh giá có 11 tiêu chí, và thang điểm được chia theo mức độ từ 1 đến 5. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: thời gian tiết dạy, nội dung bài dạy, lượng kiến thức, trình tự hoạt động, thời gian phân bố cho từng hoạt động, cách thức trẻ tham gia hoạt động, tương tác của trẻ trong giờ học, khả năng nghe/nói tiếng Anh của trẻ và ngôn ngữ, tác phong của GV. 3.2.2. Kết quả thử nghiệm Chương trình First Steps 1 được thử nghiệm trong 15 tiết ở 3 chủ đề màu sắc và số đếm, động vật nuôi trong nhà và hoa quả. GV dạy các từ yellow, red, blue và 1, 2, 3 đối với chủ đề màu sắc và số đếm, các từ dog, cat, cow, pig với chủ đề động vật nuôi, dạy mới các từ mango, banana trong chủ đề hoa quả và ôn tập các từ mango, banana, grape và strawberry trong chủ đề hoa quả. Trong quá trình dạy, GV cố gắng sử dụng các câu lệnh bằng tiếng Anh kèm các hành động như stand up, sit down, come back to your seat… Kết quả thu được cho thấy trẻ nghe và lặp lại được hầu hết các từ (50/50 lượt) trừ từ grape và strawberry. Một số trẻ không phát âm rõ từ three, pig, blue. Một số từ trong mỗi chủ đề thực nghiệm tương đối khó, ví dụ: grape, strawberry trẻ không phát âm chính xác được các phụ âm đôi /θr/, /bl/, /gr/, /str/ các phụ âm /f/, /p/ và các từ dài. Nội dung mỗi bài không nhiều nhưng do khả năng nhớ của trẻ chưa tốt nên những bài sau nhiều trẻ thường quên nội dung đã học dẫn đến kết quả GV mất thời gian để ôn lại bài trước và đôi khi không kịp củng cố cuối giờ. Trẻ có thể thực hiện được các nhiệm vụ khi có sự hỗ trợ của giáo viên như dán quả bóng và nói màu quả bóng, ghép hình con vật giống nhau và nói từ chỉ con vật. Từ tiết thứ 6, trẻ đã bắt đầu hiểu các mệnh lệnh của cô và phản xạ tích cực khi được yêu cầu. Đối với chương trình First Steps 2, ba chủ đề được chọn thử nghiệm là đồ dùng trong lớp học, đồ ăn và bộ phận cơ thể. Trong một tiết dạy, GV tiến hành nhiều hoạt động khác nhau; trong đó có 1 lần trẻ được yêu cầu nghe và lặp lại từ theo cô theo cá nhân và hai hoạt động trong đó trẻ được yêu cầu nghe và chỉ đúng từ đồng thời phát âm/nói được. Khi tiến hành thực nghiệm về đồ dùng trong lớp học, GV đã dạy 5 từ vựng: chair, table, door, window, book, và cấu trúc “How many [classroom nouns]?” [number] trên 14-15 trẻ trong 7 tiết (trong đó 5 tiết dạy 91
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA từ, 1 tiết dạy cấu trúc và 1 tiết ôn tập). Kết quả quan sát đánh giá giờ dạy cho thấy tất cả các trẻ đều nghe và lặp lại được từ theo cô, ở hầu hết các lượt, trẻ nghe và chỉ đúng từ, trẻ cũng nói và phát âm được từ. Tuy nhiên, một số trẻ gặp khó khăn khi phát âm âm /tʃ/ trong từ chair. Đối với cấu trúc “How many [classroom nouns]?”, hầu hết trẻ nghe được và trả lời khá tốt, tuy nhiên có một số lượt, trẻ nghe hiểu được câu hỏi bằng tiếng Anh nhưng trẻ trả lời cô bằng tiếng Việt, và sau khi có sự trợ giúp của cô/bạn, hầu hết các lượt trẻ trả lời được câu hỏi sử dụng tiếng Anh. Hầu hết số lượt trẻ hoàn thành hoạt động mà không cần sự trợ giúp của cô (180/225), những trường hợp còn lại, khi được cô hoặc bạn giúp đỡ thì chỉ có 2 lượt trẻ không thực hiện được hoạt động. Điều này cho thấy mục tiêu của bài học được đáp ứng khá tốt. Khi tiến hành thực nghiệm về đồ ăn, GV đã dạy 5 từ apple, banana, salad, ice-cream, grape và cấu trúc “Do you like [food]? Yes/No” trong 7 tiết (trong đó 5 tiết dạy từ, 1 tiết dạy cấu trúc và 1 tiết ôn tập). Kết quả thu được từ phiếu dự giờ và đánh giá tiết dạy chỉ ra rằng có 5/75 lượt trẻ không lặp lại được từ theo cô. Qua quá trình quan sát, GV nhận thấy rằng rất nhiều trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm phụ âm đôi và ba như /gr/ trong từ “grape” và hay /scr/ trong từ “ice-cream”, đó chính là lý do có tới 50/210 lượt trẻ không nói/phát âm được từ; điều này cũng dẫn đến việc số lượt trẻ trả lời được câu hỏi của cô bằng tiếng Anh và số lượt trẻ sử dụng được từ/cấu trúc khi trả lời cô không cao như kỳ vọng và số lượt trẻ không tương tác với cô và bạn một cách tự nhiên, thoải mái cũng cao hơn so với những chủ đề khác (55/360). Trong quá trình thực nghiệm dạy về chủ đề các bộ phận cơ thể, GV đã dạy 5 từ: head, eye, ear, nose, mouth trên 14-15 trẻ trong 6 tiết (trong đó 5 tiết dạy từ và 1 tiết ôn tập). Kết quả cho thấy, đối với chủ đề này, tất cả các trẻ nghe và lặp lại được từ theo cô, số lượt trẻ nghe và chỉ đúng từ cũng như số lượt trẻ nói/phát âm được từ khá cao (lần lượt là 215/225 và 203/210). Theo quan sát, các từ trong chủ đề bộ phận cơ thể dễ phân biệt và không gây khó khăn đối với việc phát âm của trẻ, do đó số lượt trẻ hoàn thành được hoạt động mà không cần sự trợ giúp của cô/bạn khá cao (168/195), trẻ tương tác với cô và bạn khá tự nhiên và thoải mái. Về việc thực hiện đúng yêu cầu của cô trong các mệnh lệnh đơn giản, bắt đầu từ Unit 3 trở đi, tất cả trẻ đều đã quen với các câu mệnh lệnh này, do đó ở tất cả các lượt, trẻ đều thực hiện đúng. Chương trình First Steps 3 được thử nghiệm ở lớp mẫu giáo lớn ở 4 chủ đề: đồ dùng trong nhà, đồ chơi, quần áo và thời tiết. Theo dự thảo chương trình lúc đầu, nhóm tác giả thử nghiệm trên 3 chủ đề: đồ dùng trong nhà, đồ chơi, quần áo. Trong khi với chủ đề đồ dùng trong nhà và đồ chơi, hầu hết trẻ thực hiện được các hoạt động GV yêu cầu và hoàn thành mục tiêu bài học, tuy 1 số trẻ vẫn còn gặp khó khăn khi phát âm một số âm đuôi như /f/, /k/ hay phụ âm kép như /sp/ do thiếu răng cửa. Các cấu trúc câu hỏi như “How many [household nouns] are there?” [number], hầu hết trẻ nghe hiểu và trả lời khá tốt sau 3 tiết học nhưng phần lớn trẻ không đặt được câu hỏi. Tuy nhiên, khi GV rút ngắn câu hỏi “How many [household nouns]?”, hơn một nửa lớp đều đặt được câu hỏi và trả lời đúng sau 4 tiết học. Kết quả thực nghiệm chủ đề quần áo không được như mong đợi, phần lớn trẻ không phân biệt được từ vựng và dùng chưa đúng mẫu câu. Với chủ đề này, GV đã tiến hành dạy 4 từ vựng “shirt”, “skirt”, shoes”, shorts” và hai mẫu câu “What is it?”  “It’s a/an….”, “What are they?” “They’re…” trong 5 tiết. Đối với việc tiếp thu từ vựng, trẻ có thể đọc được phụ âm /ʃ/ cũng như nguyên âm dài nhưng một số trẻ còn gặp khó khăn với âm /sk/. Bên cạnh đó, một số trẻ còn nhầm lẫn giữa 2 từ “shirt” và “skirt” khi GV hoặc bạn phát âm hoặc khi trẻ nhìn tranh đọc. Trẻ cũng chưa phân biệt được cách dùng câu hỏi “What is it?” và “What are they?” cũng như chưa nắm rõ câu trả lời cho 2 loại câu hỏi này. Trẻ chỉ có thể trả lời “shirt/skirt” cho câu hỏi “What is it?” hoặc “shoes/shorts” cho câu hỏi “What are they?” khi nhìn vào tranh. Vì gặp trở ngại khi không phân biệt được từ cũng như không dùng đúng mẫu câu, trẻ tương tác chưa tốt với cô và bạn trong quá trình trẻ LQTA.Vì không triển khai được chủ đề quần áo như mong muốn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thay đổi sang chủ đề thời tiết gồm 3 từ vựng 92
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 “sunny”, “rainy”, “cloudy” và cấu trúc “How’s the weather?”  “It’s sunny/rainy/cloudy” trong 4 tiết. Kết quả quan sát cho thấy trẻ tương tác với cô và bạn khá thoải mái, hoàn thành các hoạt động nhanh chóng. Các từ vựng trong chủ đề này đều dễ phát âm và dễ phân biệt. Chỉ một vài trường hợp trẻ không đọc được âm /kl/. Cấu trúc câu cũng đơn giản, đi kèm với bài hát nên đa số trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Nhìn chung, qua kết quả thu được từ phiếu đánh giá và quan sát thực tiễn, có thể nhận thấy: thời gian 30 phút/buổi là tương đối phù hợp với mức độ tập trung của trẻ, nội dung bài dạy được thiết kế tương đối khoa học, có tính hệ thống và đảm bảo được tính kế thừa, đa số các nội dung phù hợp với mức độ tiếp thu của trẻ (trừ chủ đề quần áo trong First Steps 3); lượng kiến thức tương đối phù hợp và trình tự các hoạt động tương đối logic, phù hợp với độ tuổi. 3.2.3. Điều chỉnh chương trình sau thử nghiệm Sau khi đánh giá lại các nội dung đã thử nghiệm, nhóm tác giả nhận thấy một số mục tiêu và lượng kiến thức nội dung đặt ra còn hơi cao, hoặc một số từ khó phát âm đối với khả năng của trẻ ngay thời điểm hiện tại do các cháu lần đầu LQTA. Vì vậy, nhóm đã tiến hành điều chỉnh một số nội dung như: rút gọn cấu trúc câu hỏi và câu trả lời ở một số cấu trúc, thay thế những từ chứa phụ âm đôi, phụ âm ba bằng những từ dễ phát âm hơn; bỏ số đếm từ 11-20; bỏ nội dung nhận dạng âm tiết của bảng chữ cái và bỏ nội dung đánh vần một số từ vựng trong tất cả các bài của chương trình; thay chủ đề quần áo bằng chủ đề thời tiết (First Steps 3). 4. KẾT LUẬN Chương trình được thiết kế theo hướng linh hoạt nên các từ vựng trong các đơn vị bài học (unit) có thể dạy tại bất kỳ thời điểm nào trong năm với xu hướng phù hợp với chủ đề từng tháng của trường mầm non sở tại. Việc triển khai chương trình còn tùy thuộc vào khả năng tiếp thu của trẻ, cơ sở vật chất của nhà trường, sự hợp tác của phụ huynh và khả năng cho trẻ LQTA của giáo viên. Vì vậy, không có bất cứ quy định thời gian cho mỗi đơn vị bài học. Giáo viên dựa trên các điều kiện và tình hình của lớp học mà xác định thời lượng bài học, thời điểm ôn tập phù hợp với đối tượng trẻ LQTA của mình. Từ thực tế thử nghiệm cho trẻ làm quen tiếng Anh tại trường Mầm non Thực hành, chúng tôi nhận thấy đây là hoạt động có tính khả thi, hiệu quả nên rất cần được khuyến khích đầu tư để duy trì và phát triển hơn. Tuy nhiên, để chương trình đạt kết quả tốt, bên cạnh việc đầu tư về cơ sở vật chất, chương trình, phương tiện dạy học thì chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh cùng với sự ủng hộ, hỗ trợ của Ban giám hiệu, sự phối hợp và hợp tác có kế hoạch của giáo viên các lớp cũng như sự tin tưởng của phụ huynh là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, sự thành công. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao nguồn nhân lực, vật lực, trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết về công nghệ thông tin, ngoại ngữ để có thể hội nhập và bắt kịp xu thế phát triển. Việc nâng cao năng lực ngoại ngữ là việc làm hết sức cần thiết của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập, trong đó LQTA cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo sẽ nâng cao hiệu quả việc tiếp thu tiếng Anh, từ đó chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lại, đáp ứng đòi hỏi giao tiếp quốc tế trong bối cảnh mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Am, D.T, Dan, T., Hoa, N.T, Vang, D.V (2007). Giáo dục mầm non. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Hien, N.T.T (2008). Phát triển và thực hiện chương trình giáo dục mầm non. NXB Giáo dục. [3] Philp, J., Mackey. A., and Oliver. R. (2009). Second Language Acquisition and the younger learner. John Benjamins Publishing company. 93
  7. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA [4] Quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. [5] Quyết định số 239/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015. [6] Tabors, P.O., & Snow, C.E. (1994). English as a second language in pre-school programs. Cambridge University Press. [7] Templin, M. (1957). Certian Language skills in children: Their development and interrelationships (Institute of Child welfare, Monograph 26). Minneapolis. University of Minnesota Press. [8] Tuyet, N.A, Mai, N.N (2008). Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB Giáo dục. Title: DESIGNING ENGLISH CURRICULUM FOR 3 TO 6 YEAR-OLD PRESCHOOLERS AT KINDERGARTEN Vu Thi Huong Nha Trang National College of Pedagogy huongvu86th@gmail.com Abstract: This study was conducted to enhance the opportunity of exposing to English environment of preschoolers. A survey in 10 kindergartens in Nha Trang city showed that the effectiveness of the program getting acquainted with English for very young children is not high due to objective and subjective reasons. The article introduces the First Steps program for 3-6 year-old children to get acquainted with English with specific goals, structure, content and implementation guidelines. Test results at the kindergarten showed the feasibility of the program and the things that need to be adjusted to make the application more complete. Keywords: 3-6 year-old children, English curriculum, kindergarten. 94
nguon tai.lieu . vn