Xem mẫu

  1. Giáo dục thể chất và thể thao trường học XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VÀ NHÓM YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG KHU VỰC NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM 1PGS.TS Bùi Ngọc, 1ThS. Nguyễn Thị Thu Hương, 2Phạm Văn Định 1Viện Khoa học TDTT, 2Trường Đại học Điện Lực Tóm tắt: Bằng những phương pháp nghiên cứu thường quy, bài báo xác định các cơ sở lý luận về các yếu tố và nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể dục thể thao (TDTT) quần chúng khu vực nông thôn mới Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng, đề xuất mô hình chính sách, giải pháp nhằm phát triển TDTT quần chúng, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, phục vụ công cuộc xây dựng hiện đại khóa khu vực nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ở Việt Nam. Từ khóa: yếu tố, ảnh hưởng, thể dục thể thao quần chúng, nông thôn mới. Abstract: By conventional research methods, the article identifies the theoretical bases of factors and groups of factors affecting the development of mass sports in the new rural areas of Vietnam. Male. The research results will be the basis for assessing the current situation, proposing policy models and solutions to develop mass sport, improve physical, cultural and spiritual life for people, serving the construction work. modern construction of the new rural area lock of the Partyand State in Vietnam. Keywords: factors, influence, mass sport, new countryside. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Xây dựng nông thôn mới giúp cho người dân nông thôn có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. TDTT là một lĩnh vực hoạt động thuộc văn hoá xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững để từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và sức khỏe của người dân ở khu vực nông thôn. Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới sẽ là căn cứ để đánh giá thực trạng, đưa ra mô hình, chính sách và giải pháp phát triển TDTT quần chúng ở khu vực nông thôn mới ở Việt Nam. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới có ý nghĩa khoa học thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả phong trào tập luyện và thi đấu TDTT của người dân. Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, mô hình hóa cấu trúc, toán thống kê 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Xác định các yếu tố tác động của đến sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới ở Việt Nam PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 279
  2. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có liên quan cũng như phân tích thực tiễn công tác TDTT quần chúng ở Việt Nam cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới được khái quát thành 10 yếu tố sau: 1. Phương thức lãnh đạo: Bao gồm Luật TDTT; Nghị Quyết; Chỉ thị; Thông tư; Kế hoạch; Chương trình hành động; Cuộc vận động… 2. Các tổ chức chính trị xã hội ; Mặt trận tổ quốc; Đoàn Thanh niên; Hội người cao tuổi; Hội nông dân; Hội Cựu chiến binh; Hội phụ nữ… 3. Các tổ chức xã hội: Các Hội TDTT; Các Doanh nghiệp; Tư nhân đầu tư… 4. Các thiết chế văn hóa, thể thao, bao gồm: Trung tâm Văn hóa TT xã; Nhà văn hóa – khu thể thao thôn … 5. Các tổ chức hoạt động TDTT: Bao gồm CLB TDTT cấp xã; CLB TDTT cấp thôn; CLB TDTT tư nhân; Cơ sở TDTT phòng chữa bệnh; Hộ kinh doanh TDTT… 6. Đặc điểm Kinh tế Văn hoá, chính trị: Gồm các yếu tố đặc điểm vị trí địa lý; Đặc điểm văn hoá; Thu nhập của người dân… 7. Nhân lực TDTT bao gồm: Cán bộ văn xã; Hướng dẫn viên và người dân… 8. Nguồn kinh phí cho TDTT: bao gồm Chính quyền cấp; Đoàn thể cấp; Người dân đóng góp; Các tổ chức doanh nghiệp tài trợ… 9. Cơ sở vật chất; Chính quyền cấp; Đoàn thể cấp; Người dân đóng góp; Các tổ chức doanh nghiệp tài trợ.. 10. Nhận thức, nhu cầu tập luyện các môn TDTT cuả người dân: Nhận thức về TDTT bao gồm: Rèn luyện sức khỏe; Làm đẹp; Giải trí; Chữa bệnh; Giao lưu; Hạnh phúc gia đình… Nhu cầu các môn thể thao tập luyện của người dân: Các môn thể thao cơ bản; Các môn thể thao du lịch; Các môn thể thao dân tộc … Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDTT quần chúng được cấu trúc thành sơ đồ sau (sơ đồ 1): Sơ đồ 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDTT quần chúng cấp xã ở khu vực nông thôn mới PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 280
  3. Giáo dục thể chất và thể thao trường học 2.2. Xác định mức độ tác động của các yếu tố đối với công tác TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 60 chuyên gia trong lĩnh vực TDTT quần chúng về mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả công tác TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới. Nội dung phỏng vấn gồm các mức: Mức 1 – Tác động rất mạnh (5 điểm); Mức 2 -Tác động mạnh (4 điểm); Mức 3 - Tác động vừa (3 điểm); Mức 4 – Tác động nhỏ (2 điểm); Mức 5- Tác động hầu như không đáng kể (1 điểm). Chúng tôi tiến hành xác định độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp xác địnhhệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp. Kết quả được trình bày ở bảng 1 và 2. Bảng 1. Phân tích độ tin cậy nội tại hệ số Cronbach's Alpha) của các yếu tố ảnh hưởng đên sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới ở Việt Nam Reliability Statistics Cronbach's Alpha Based on Cronbach's Alpha N of Items Standardized Items .731 .788 10 Bảng 2. Thống kê miêu tả các đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới ở Việt Nam Giá trị Giá trị Cronbac Thứ Độ lệch Các yếu tố trung CV h's Alpha hạng chuẩn bình nếu loại biến 1 Cơ sở vật chất (NT9) 4.82 0.39 8.10 .739 2 Nhân lực TDTT (NT7) 4.78 0.42 8.69 .751 3 Nguồn kinh phí cho TDTT (NT8) 4.73 0.45 9.42 .717 4 Phương thức lãnh đạo (NT1) 4.68 0.37 7.88 .751 5 Các tổ chức xã hội (NT3) 4.08 0.36 8.86 .686 6 Các thiết chế văn hóa, thể thao (NT4) 4.05 0.22 5.43 .682 7 Các tổ chức chính trị xã hội (NT2) 4.03 0.32 7.93 .687 Nhận thức, nhu cầu tập luyện các môn 8 4.03 0.18 4.49 .650 TDTT cuả người dân (NT10) Các loại hình tổ chức hoạt động TDTT 9 4.02 0.22 5.60 .697 (NT5) 10 Đặc điểm Kinh tế, Văn hoá, Chính trị (NT6) 3.98 0.29 7.30 .690 Qua bảng 1 và bảng 2 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.731, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.6 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo. Qua bảng 2 cũng cho thấy giá trị trung bình các yếu tố từ 3.98 đến 4.82. Theo cách xác định của thang đo Likert đây là những yếu tố có mức ảnh hưởng từ lớn đến rất lớn. Cụ thể PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 281
  4. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Những yếu tố có giá trị từ 4,21 điểm trở lên có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới là Cơ sở vật chất (4.82±0.39); Nhân lực TDTT (4.78±0.42); Nguồn kinh phí cho TDTT (4.73±0.45); Phương thức lãnh đạo (4.68±0.37). Các yếu tố có giá trị từ 3,41 đến 4,20 sẽ là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới đó là Các tổ chức xã hội (4.08±0.36); Các thiết chế văn hóa, thể thao (4.05±0.22); Các tổ chức chính trị xã hội (4.03±0.32); Nhận thức, nhu cầu tập luyện các môn TDTT cuả người dân (4.03±0.18); Các loại hình tổ chức hoạt động TDTT (4.02±0.22) Đặc điểm Kinh tế, Văn hoá, Chính trị (3.98±0.29) 2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA là cách dùng để xác định mối liên hệ giữa các yếu tố, nhằm rút gọn các yếu tố thành một nhóm các yếu tố có ý nghĩa hơn. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thực hiện kiểm định hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các yếu tố có tương quan với nhau hay không. Kiểm định KMO và Bartlett có ý nghĩa thống kê khi trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) và sig Bartlett’s Test < 0.05, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong yếu tố . Kết quả trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Kiểm định KMO and Bartlett's Test KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .740 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 227.054 df 45 Sig. .000 Bảng 3 cho thấy, Hệ số KMO là 0.740>0.5 đồng thời hệ số sig Bartlett’s Test
  5. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Nhóm 1: Nhóm yếu tố đối tượng và phương pháp quản lí TDTT quần chúng, gồm các Phương thức lãnh đạo (NT1); Các tổ chức chính trị xã hội (NT2); Các tổ chức xã hội (NT3); thiết chế văn hóa, thể thao (NT4); Nhóm 2: Nhóm yếu tố nguồn lực hỗ trợ TDTT quần chúng: Bao gồm các nhóm; Nguồn kinh phí cho TDTT (NT8); Nhân lực TDTT (NT7) Cơ sở vật chất (NT9) Nhóm 3: Nhóm yếu tố đặc điểm Kinh tế, Văn hoá, Chính trị và nhận thức của người dân: Nhận thức, nhu cầu tập luyện các môn TDTT cuả người dân (NT10); Đặc điểm Kinh tế, Văn hoá, Chính trị (NT6) Xác định mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn (xem bảng 5 và sơ đồ 2) Bảng 5. Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến đến sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới Nhóm yếu tố Nhóm yếu Nhóm yếu đặc điểm tố đối tố nguồn Sự phát triển Kinh tế, Văn tượng và lực hỗ trợ TDTT quần hoá, Chính TT Các yếu tố phương TDTT chúng khu vực trị và nhận pháp quản quần nông thôn mới thức của lí TDTT chúng người dân (YT1) (YT2) (YT3) Sự phát triển TDTT quần 1 1 .723** .773** .591* chúng khu vực nông thôn mới Nhóm yếu tố đối tượng và 2 phương pháp quản lí TDTT 1 .682** .606** (YT1) Nhóm yếu tố nguồn lực hỗ trợ 3 1 .664** TDTT quần chúng (YT2) Nhóm yếu tố đặc điểm Kinh tế, 4 Văn hoá, Chính trị và nhận 1 thức của người dân (YT3) **. P< 0.01 level (2-tailed). *. P< 0.05 level (2-tailed). Sơ đồ 2. Mối tương quan giữa các nhóm yếu tố tác động đến sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 283
  6. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Qua bảng 5 và sơ đồ 2 cho thấy sự tác động của nhóm yếu tố nguồn lực hỗ trợ có mối tương quan mạnh nhất với sự phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới (r=0.773 với p
nguon tai.lieu . vn