Xem mẫu

  1. XÁC ĐỊNH CÁC TEST ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN MUAY LỨA TUỔI 15-16 QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS. Trần Thị Kim Hương1, CN. Nguyễn Ngô Triều Nhật2 1 Trường ĐH TDTT Tp.HCM 2 TT TDTT Quận 2 Tp.HCM TÓM TẮT Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các ý kiến, kiến thức của các nhà chuyên môn, lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện và thành tích thi đấu cho nam vận động viên Muay lứa tuổi 15-16 Quận 2 Tp.HCM. Qua nghiên cứu đã xác định được 10 test đánh giá thể lực chuyên môn dùng kiểm tra cho các nam vận động viên Muay lứa tuổi 15-16 đủ độ tin cậy và có tính thông báo cao. Từ khóa: thể lực chuyên môn, vận động viên, Muay,… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Muay Thai (tiếng Thái: มวยไทย, phát âm như Mui Thái trong tiếng Việt). Muay Thai được xem là môn thể thao quốc gia chính thức của dân tộc Thái Lan, và được biết đến với tên “Quyền tự do Thái”, môn võ được xem là vô cùng thực dụng trong lối đánh tự do rất dữ dội, khốc liệt và rất mạnh mẽ. Hiện nay, hệ thống các giải thi đấu Muay Thái được tổ chức rất đa dạng và nhiều nội dung thi đấu. Hàng năm hệ thống giải được tổ chức liên tục từ cấp quốc gia, Đông Nam Á, Châu Á, Vô địch Thế giới, thu hút hơn 50 quốc gia trên thế giới tham dự. Muay Thai dần được đưa vào hệ thống thi đấu chính thức của các kì đại hội lớn ở khu vực SEA Games, Indoor Games, World Combat Games. Các võ sĩ thi đấu ở 3 nội dung: nghiệp dư (amatuer), bán chuyên nghiệp (Pro-amatuer) và chuyên nghiệp (Professional).[3,4] Hiện nay môn Muay ở Quận 2 Tp.HCM mới thành lập còn non trẻ so với các quận khác, tuy nhiên đã đóng góp các VĐV cho Tp.HCM: Nguyễn Ngô Triều Nhật, Trương Văn Mao, Nguyễn Thanh Tùng. Với mong muốn góp phần vào công tác huấn luyện và đào tạo vận động viên Muay trẻ để bổ sung lực lượng vào đội tuyển và nâng cao thành tích của quận. Đó là lý do chọn nghiên cứu: “Lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Muay lứa tuổi 15-16 Quận 2 Tp.HCM”. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp toán thống kê. [2,5] 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để xác định lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn của các VĐV nam Muay lứa tuổi 15-16 nghiên cứu tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn cho các nam VĐV Muay. - Bước 2: Lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn của các VĐV nam Muay qua phỏng vấn. 211
  2. - Bước 3: Kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của các test 2.1 Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn cho các nam VĐV Muay Qua tổng hợp nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực Muay trong và ngoài nước, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nghiên cứu đã tổng hợp được 15 test được sử dụng trong kiểm tra thể lực chuyên môn cho nam VĐV Muay, cụ thể trình bày ở bảng 1 Bảng 1: Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn sau phỏng vấn Lần 1 Lần 2 Tên test Số phiếu Số phiếu TT % % đồng ý đồng ý Các test thể lực chuyên môn 1 - Đấm thẳng 2 tay 10s tính số lần thực hiện 20 80% 20 80% 2 - Chỏ ngang 2 tay 10s tính số lần thực hiện 25 100% 25 100% 3 - Đá vòng cầu hai chân 10s tính số lần thực hiện 25 100% 25 100% 4 - Đá vòng cầu chân thuận 10s tính số lần thực hiện 19 76% 19 76% 5 - Đá ngang chân thuận 30s tính số lần thực hiện 25 100% 25 100% 6 - Đá thẳng trước chân thuận 30s tính số lần thực hiện 25 100% 25 100% 7 - Đá thẳng trước 2 chân 30s tính số lần thực hiện 22 88% 22 88% 8 - Phá trụ chân thuận 10s tính số lần thực hiện. 22 88% 22 88% 9 - Phá trụ hai chân 30s tính số lần thực hiện. 23 92% 23 92% 10 - Gối thẳng chân thuận 10s tính số lần thực hiện. 19 76% 19 76% 11 - Gối thẳng hai chân 30s tính số lần thực hiện. 20 80% 20 80% - Phối hợp đấm hai tay và đá một chân trong 30s 12 22 88% 22 88% tính số lần. 13 - Đấm thẳng 2 tay 30s tính số lần thực hiện 10 40% 10 40% 14 - Chỏ ngang 2 tay 30s tính số lần thực hiện 15 60% 15 60% 15 - Đá ngang hai chân 30s tính số lần thực hiện 11 44% 11 44% 2.2 Lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn cho các nam VĐV Muay lứa tuổi 15-16 Quận 2 Tp.HCM Để loại bỏ những test không thực sự được nhiều người quan tâm sử dụng và chỉ giữ lại những test thực sự có tính ứng nghiệm cao đối với môn Muay. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 2 lần bằng phiếu cùng 1 cách đánh giá, trên cùng một hệ thống các test [4]. Hai lần phỏng vấn cách nhau 1 tháng với cách trả lời theo phương thức đánh dấu vào 2 mức lựa chọn test như sau: Đồng ý sử dụng và không sử dụng. Nghiên cứu gửi phiếu phỏng vấn đến 25 chuyên gia, giảng viên, HLV Muay có kinh nghiệm; trong đó có 02 chuyên gia, 04 giảng viên và 19 HLV. Nghiên cứu quy ước lựa chọn những test có tỷ lệ đồng ý sử dụng ở mức >75% ở cả 2 lần phỏng vấn (bảng 1). Kết quả phỏng vấn lựa chọn được 12 test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam VĐV Muay lứa tuổi 15-16 Quận 2 Tp.HCM. Điều này cho thấy tính trùng hợp và ổn định của kết quả hai lần phỏng vấn. Có nghĩa là các test có sự đồng nhất giữa 2 lần phỏng vấn không có sự khác nhau giữa lần 1 và lần 2. 212
  3. 2.3 Kiểm nghiệm độ tin cậy của các test được lựa chọn 2.3.1 Kiểm nghiệm độ tin cậy của các test Một test dùng để đánh giá đối tượng nghiên cứu khi và chỉ khi nó đảm bảo có đủ độ tin cậy [6,7]. Vì vậy 12 test qua phỏng vấn ở trên trước hết cần phải được tiến hành kiểm tra độ tin cậy của chúng. Kiểm tra độ tin cậy thông qua test lập lại 2 lần trong 7 ngày. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test thể lực chuyên môn được giới thiệu ở bảng 2. Bảng 2: Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test Lần 1 Lần 2 Hệ số tương TT Chỉ tiêu X 1  1 X 2  2 quan (r) - Đấm thẳng 2 tay 10s tính số 1 14 1.35 14 1.24 0.97 lần thực hiện - Chỏ ngang 2 tay 10s tính số 2 16 1.24 16 1.23 0.98 lần thực hiện - Đá vòng cầu hai chân 10s tính 3 14 1.86 14 1.86 0.95 số lần thực hiện - Đá vòng cầu chân thuận 10s 4 16 1.17 16 1.16 0.98 tính số lần thực hiện THỂ LỰC CHUYÊN MÔN - Đá ngang chân thuận 30s tính 5 12 1 13 0.74 0.92 số lần thực hiện - Đá thẳng trước chân thuận 30s 6 12 1.13 12 1.09 0.95 tính số lần thực hiện - Đá thẳng trước 2 chân 30s tính 7 17 1.13 17 1.12 0.98 số lần thực hiện - Phá trụ chân thuận 10s tính số 8 15 1 15 1.11 0.97 lần thực hiện. - Phá trụ hai chân 30s tính số 9 24 1.31 24 1.32 0.98 lần thực hiện. - Gối thẳng chân thuận 10s tính 10 37 1.13 37 1.12 0.97 số lần thực hiện. - Gối thẳng hai chân 30s tính số 11 6.81 0.12 7 0.23 0.78 lần thực hiện. - Phối hợp đấm hai tay và đá 12 14 1.24 13 1.25 0.73 một chân trong 30s tính số lần. Qua bảng 2 cho thấy 10/12 test đều có r ≥ 0.8 và P < 0.05 nên đủ độ tin cậy để sử dụng. Các test bị loại gồm 2 test: Gối thẳng hai chân 30s tính số lần thực hiện r = 0.78 < 0.8 không đủ độ tin cậy để sử dụng, và Phối hợp đấm hai tay và đá một chân trong 30s tính số lần thực hiện có r = 0.73 < 0.8 chỉ ở mức tương đối nên bị loại. Nghiên cứu tiến hành bước tiếp theo là kiểm nghiệm tính thông báo của các test. 2.3.2 Kiểm nghiệm tính thông báo của các test [6]: Tính thông báo của các test được đánh giá qua mối tương quan thứ bậc giữa kết quả thực hiện các test với thành tích thi đấu của các VĐV được trình bày tại bảng 3 213
  4. Bảng 3: Kết quả kiểm tra tính thông báo của các test TT Test r P 1 Đấm thẳng 2 tay 10s tính số lần thực hiện 0.66
  5. dùng trong nghiên cứu đánh giá thực trạng và kiểm tra đánh giá thể lực chuyên môn sau thời gian tập luyện với các chu kỳ trong năm nhằm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho các VĐV nam Muay lứa tuổi 15-16 Quận 2 Tp.HCM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aulic.I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 2. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội. 3. Lê Thị Ngọc Mai (2015), Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV nam Muay lứa tuổi 15 - 17 tỉnh Quảng Ngãi sau 3 tháng tập luyện, tạp chí khoa học và đào tạo TDTT trường ĐH TDTT Bắc Ninh. 4. Nguyễn Ngô Triều Nhật (2021), Nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên đội Muay lứa tuổi 15-16 Quận 2 Tp.HCM sau 1 năm tập luyện. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học Trường ĐH TDTT Tp.HCM. 5. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm (1999), Giáo trình NCKH trong lĩnh vực TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 6. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp toán thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 7. VX. Ivanop (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Nxb TDTT. 215
nguon tai.lieu . vn