Xem mẫu

  1. VƯƠNG CHÍ LUNG - BẬC TIÊN SƯ
  2. Tranh châm biếm Hàng Trống và Đông Hồ đầu thế kỷ 20 đã lóe sáng với những tác phẩm xuất sắc. Chúng ta hình như chưa đánh giá đúng mức tiếng nói của dòng tranh này với xã hội đương thời. Chúng ta cũng không mấy băn khoăn về thân thế của những người làm nên các bức tranh đó. Vâng, có lẽ chúng ta vẫn quen cách nghĩ rằng tranh dân gian là sáng tác tập thể, là khuyết danh... Những bậc cao niên
  3. của làng tranh dần dần khuất núi để chúng ta không khỏi bùi ngùi trước một di sản dần đi vào lãng quên. Tranh Đông Hồ là tranh làm ở quê, bán cho người quê. Cái chất quê mùa thơm trong mùi giấy gió, trong mầu hoa hiên, trong những đường nét rắn rỏi, những mảng màu chắc nịnh. Từ chuyện con gà con lợn, bụi lá dáy, chuyện trê cóc, đến chuyện trai làng vật nhau, khiêng trống...mấy trăm năm vẫn thế. Cho đến đầu thế kỷ 20, bỗng đột nhiên có những bức tranh Đông Hồ tân thời, có ông Tây, bà đầm, có ô tô, có mũ phớt, có lọ mực có đèn dầu, có súng săn, có chó cảnh... Đáng quý ở chỗ nó vận dụng hình thức, vay mượn cốt truyện của tranh Đông Hồ để bày tỏ những cảm khái thời cuộc. Bậc tiên sư của dòng tranh này là Nguyễn Chí Lung. 1. Đi tìm bản quyền cho những dị bản đương đại của tranh dân gian Đông Hồ Có may mắn được hầu chuyện nghệ nhân Trần Nhật Tấn mấy tháng trước khi ông qua đời, người viết được biết đôi điều về những nghệ sư của làng tranh Đông Hồ. Sinh thời cụ Tấn rất quan tâm tới các bậc nghệ nhân tiền bối đầu thế kỷ 20 của làng tranh. Một trong những bậc thầy mà cụ Trần vô cùng cảm kích là cụ đồ Tỳ: Vương Chí Lung (1887-1944) cùng với những tên tuổi khác như các nghệ nhân Nguyễn
  4. Thế Thức (1882-1943),Vương Chí Lương (1916-1946), Lê Đình Liệu (1910- 1973). Như chúng ta biết hầu như tất cả những bức tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ đều ở tình trạng khuyết danh. Tranh Đông Hồ chỉ mới tới gần đây các nghệ nhân mới khắc tên tác giả trên mặt tranh. Cho nên các nhà nghiên cứu chỉ xác định tác giả tranh Đông Hồ cho các nghệ nhân thời hiện đại như bức Tố nữ quan họ của Trần Nhật Tấn, Bác Hồ với thiếu nhi của Nguyễn Đăng Chế, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa của Nguyễn Hữu Sam... Trong cuốn sách Làng tranh Đông Hồ của Nguyễn Thái Lai có đề cập đến bức Tố nữ “phi dê” của nghệ nhân Nguyễn Chí Long ( thực ra là Nguyễn Chí Lung). Sở dĩ các sách nghiên cứu về tranh Đông Hồ thường chép là Vương Chí Long vì có lẽ ở làng còn gọi cụ đồ Tỳ là cụ đồ Ngọc Long. Nguyên do có giai đoạn cụ ra Hà Nội mở cửa hàng vẽ trướng viết câu đối ở phố Hàng Gà. Cửa hàng có tên Ngọc Long. Tới Tết cụ và gia đình lại đem tranh Đông Hồ tới đình Mã Mây. Do có thời gian tiếp xúc với văn minh thành thị và trào lưu văn học phê phán đương thời nên trong các bức tranh của Vương Chí Lung có giọng điệu hài hước rất độc đáo của một ông đồ làng. Sinh thời nghệ nhân Trần Nhật Tấn đã viết về thân thế của cụ đồ Tỳ ( cụ đồ Tỳ Vương Chí Lung là chú của nhà nghiên cứu văn học Vương Chí Nhàn). Do
  5. lâm bệnh hiểm nghèo nên công việc chép lại lai lịch làng tranh đành gác lại. Nay cụ đã về nơi chín suối, di cảo không biết nơi nao) Theo nghiên cứu của cụ Tấn những bức Cóc Tây múa kỳ lân, Chuột Tàu rước rồng, Trê cóc (đời mới) đều thuộc về nghệ nhân Nguyễn Chí Lung. Diễu và Nhại là hai thái độ phê phán với những nhăng nhố đương thời của ông. 2. Tranh Diễu Ngoại trừ bức Đánh ghen, tranh Đông Hồ không nhiều thái độ diễu cợt. Có lẽ thái độ diễu cợt không hợp với dòng tranh Tết. Người dân quê mùa những bức tranh mầu sắc tươi tắn với những ước nguyện đơn sơ như mong con đàn cháu đống, gia đình an khang hay ước cho con cháu sau này vinh hoa phú quý. Chỉ vậy thôi nên dăm ba cái hài hước kiểu Trê cóc đi kiện cũng là quá đủ. Một trong những nguyên nhân tạo nên dòng tranh dân gian châm biếm thời kỳ này là sự phát triển của thể loại tranh châm biếm trên báo chí đương thời. Những bức tranh Tố nữ “phi dê”, Văn minh phương Tây tọa đăng xương, Cải lương phong tục mô tăng xứ hay những bức Cóc Tây múa kỳ lân, Chuột Tàu rước rồng, Chê cóc (đời mới) có cái thâm thúy và hài hước của kể quê nhìn người thành phố. Nó không giống những tranh biếm họa của các danh họa trường Mỹ thuật Đông Dương, mang cái nhìn sắc sảo kiểu thị dân. Những nhân vật phê phán của các họa sỹ thường là những nhân vật chức sắc ở nông thôn như Lý Toét ( Nhất Linh sáng tác), Xã Xệ, Bang Bạnh
  6. (Nguyễn Gia Trí sáng tác). Đối tượng châm biếm là đám nông dân thất học, ngu muội ngô nghê và lũ quan lại cường hào chốn quê mùa dốt nát mà hách dịch. Nhưng, cái nhăng nhố đô thành cũng cười ra nước mắt, chúng ta thấy rõ điều này qua tác phẩm Số Đỏ và những ký sự của Vũ Trọng Phụng. Trong Mỹ thuật những bức tranh Đông Hồ có một giọng điệu châm biếm riêng, mộc mạc, gần gũi và chất phác. Diễu cợt trào lưu văn hóa đương thời, ông có hai bức tranh tiêu biểu: Văn minh phương Tây tọa tăng xương, Cải lương phong tục mo tăng phú. Tranh Văn minh phuơng tây, tọa tăng xương vẽ cặp nam nữ thanh niên tân thời đứng bên chiếc ô tô mui trần. Cô gái mặc váy đầm, cắt tóc ngắn, đội mũ, tay cầm ô, tay cầm hoa đứng ưỡn ẹo bên một cậu ấm vận âu phục, đầu đội mũ “phớt”, tay cầm ba tông, miệng phì phèo thuốc lá. Dòng chữ Nôm trên bức tranh: “Phong tục cải lương, mo-tăng-phủ”. Cùng với bức tranh này có bức “ Văn minh tiến bộ, toạ- tăng-xương”. Tranh này vẽ một tên thực dân, mặc quần áo kiểu đi săn, đeo túi dết, dắt xe đạp, một tay cầm súng, theo sau là con chó săn. Đứng bên cạnh, một chị mặc váy đầm, tóc cắt ngắn, đầu đội mũ cài lông chim, một tay cầm ô, tay kia nắm tay gã trai. Xem cách chửi kiểu bồi tiếng Tây của một ông đồ cũng thật hay, Toa tăng xương = Toi attention/ Mày liệu hồn, Mo tăng phú = Moi, je m’enfiche/ Tao mặc kệ1. Đời sống vật chất của người Việt gần như không thay đổi đã mấy trăm năm. Giàu thì sập gụ tủ chè, nghèo thì cái chõng tre cũng xong. Xem tranh niên họa Trung Hoa, người ta vẫn cảm thấy ngợp trước khoảng trống mênh mông của
  7. thiên nhiên như trong Quốc họa, còn xem tranh Tết của người Việt, ta thấy sự trống trải đơn sơ của đồ vật, nhà cửa. Thế rồi, đùng một cái, thế giới văn minh vật chất phương Tây ập vào xã hội Việt Nam. Không riêng gì Nguyễn Bính, trông thấy cái khuy áo Tây dương là đứng ngồi không yên: áo cài khuy bấm em làm khổ tôi (Chân quê). Tranh khắc gỗ của Vương Chí Lung có cái mối lo của kẻ sỹ thời mưa Âu gió á. Nhưng di sản xuất sắc nhất của Ông phải là những bức tranh Nhại. 3. Tranh Nhại Nhại theo định nghĩa của Wiktionary là 1. Bắt chước tiếng nói của người khác, có ý trêu chọc 2. Bắt chước một thể văn, có ý trêu cợt Có thể suy ra rằng tranh Nhại là bắt trước một bố cục, cấu tứ của một bức tranh để đùa cợt, châm biếm. Như thế việc nhại tranh đã tạo ra một dị bản nhưng có nội dung nhiều khi trái ngược với nguyên tác. Nhại khác nhái ở chỗ, nhái chỉ đơn thuần là bắt chước với mong muốn làm cho giống. Ví dụ như hàng nhái là hàng hóa bắt chước mẫu mã của những sản phẩm có thương hiệu. Tranh nhái là loại tranh bắt chước các loại tranh đang ăn khách trên thị trường. Tranh nhái vì động cơ thương mại, không hàm chứa một thái độ nào của tác giả. Cả tranh nhái và tranh nhại đều tạo nên những dị bản, nhưng dị bản của tranh nhại hàm chứa tiếng nói cá
  8. nhân của người nghệ sỹ và ẩn chứa sau đó cả những biến cố thời đại. Tranh nhại cũng là tác phẩm nghệ thuật đích thực. Trong lịch sử Mỹ thuật hiện đại và đương đại có vô số các tranh nhại vào hàng kiệt tác. Bức tranh Bữa ăn trên cỏ của Picasso là tranh nhại, bức tranh L.H.O.O.Q của M. Duchamp vẽ nàng Mona Lisa có râu cũng là một kiệt tác nhại. Tranh Trê Cóc của Đông Hồ, bản cổ nhất về đề tài này còn tới nay thì cóc đang đưa đơn kiện tới một quan thái thú - là một con cá chép to bự đang nằm trên sập. Bức tranh Trê Cóc đời mới của cụ đồ Tỳ, có những chữ rất hiện đại (tuy viết bằng Hán tự) như hợp đồng, thông ngôn, trạng sư. Trong bức tranh dị bản mới, xuất hiện những đồ vật rất tân thời như đèn dầu, bút sắt lọ mực, bàn có ngăn kéo.Trạng sư là một ông cóc ngồi ghế bành Tây và đích thị là trạng sư Tây nên cạnh y còn có một tên thông ngôn! Tích truyện Nôm Trê cóc vốn là một trong những truyện Nôm khuyết danh hay nhất còn sót lại đến nay. Câu truyện này có những ý nghĩa thâm thúy từng được các vị túc nho bình chú. Đại ý của câu truyện là Cóc đẻ trứng xuống ao, Trê tưởng con mình nên đem cả đàn về nuôi. Cóc và Trê đem nhau ra công đường phân xử. Bi hài kịch của câu truyện này xuất phát từ sự ngu dốt của dân đen và tham nhũng của quan lại.
  9. Không chỉ diễu nhại cái lố lăng đương thời của người Việt mà với những bức Cóc Tây rước kỳ lân, Chuột Tàu rước rồng vàng, cụ đồ Tỳ còn chửi thẳng vào cả lũ Tây Tầu. Cụ ví Tây như Cóc, Tầu như chuột. Thật hóm hỉnh, hài hước! Này là cóc đội mũ cát, mũ phớt, múa cờ tam tài, đánh trống thổi kèn ti toe. Một đám chuột Tàu xúm xít tít mù, con thì rước đèn lồng, con thì gõ chiêng, con thì múa cờ Quốc Dân Đảng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ (Tranh dân gian Việt Nam), ban đầu bản khắc này viết bằng chữ Nôm, chuột có tóc tết đuôi sam kiểu Mãn Thanh. Trở lại làng tranh Đông Hồ hôm nay, chúng ta vui vì nhân dân đời sống có của ăn của để, không còn bùi ngùi với thân phận hàng tờ như câu ca: khuyên ai chớ lấy hàng tờ - ngày ba mười Tết phất phơ ngoài đường. Nhưng buồn vì cả làng tranh nay chỉ còn một vài nghệ nhân giữ nghề. Quý hồ tinh bất quý hồ đa. Đã ít thì càng phải tinh; không tinh chính là nguyên do tàn lụi của làng tranh. Tinh ở đây không bàn đến kỹ thuật. Người viết cho rằng Đông Hồ đang thiếu sự tinh tế, tinh tường trong những phát hiện những vấn đề thời đại. Rất thiếu những tiếng nói trào lộng, thiếu những chất liệu của cuộc sống hôm nay. Tranh dân gian Đông Hồ cũng như múa rối nước nếu chỉ loanh quanh với mấy trò diễn xưa thì chính là đang hóa thạch di sản, gặm nhấm truyền thống.
  10. Nghệ thuật dân gian đương đại (contemporary folk art) vẫn là dòng chảy âm thầm trên thế giới. Nếu có: Nghệ thuật dân gian đương đại Việt thì nghề này phải gọi Cụ Vương là tiên sư. Chính ý tưởng nghệ thuật của Ông đã truyền cảm hứng cho tôi khi vẽ bức “ Vinh hoa KFC”.
nguon tai.lieu . vn