Xem mẫu

  1. Viêm khớp: Bảo vệ khớp để phòng ngừa đau Khớp là cấu trúc nơi hai hoặc nhiều xương gặp nhau. Khớp sẽ bị hao mòn ở một mức độ nhất định khi bạn có tuổi, nhưng đối xử cẩn thận với khớp có thể giúp chúng không bị đau. Mặc d ù mọi người đều nên thực hành các biện pháp để bảo vệ khớp, song điều này đặc biệt đúng nếu bạn bị viêm khớp. Viêm khớp khiến khớp bị cứng và đôi khi bị viêm. Khớp viêm không thể chịu được nhiều stress, vì vậy các động tác đẩy, kéo hoặc vặn có thể gây đau. Dù bạn muốn làm việc khi bị đau, điều này có thể khiến tình hình càng trầm trọng thêm. Bảo vệ khớp là một trong những cách hiệu quả nhất để tránh hoặc giảm đau và ngăn ngừa tổn thương khớp nhiều hơn. Và có nhiều cách để bảo vệ khớp – từ thực hành các kỹ thuật bảo vệ khớp cho đến sử dụng các thiết bị trợ giúp.
  2. Tuân thủ 7 nguyên tắc dưới đây để bảo vệ khớp tránh tình trạng căng không cần thiết. Cử động từng khớp hết tầm vận động không đau ít nhất một lần/ngày. Điều này giúp bạn duy trì khả năng cử động tự do của khớp. Lượng vận động của mỗi khớp mà không đau có thể khác nhau  từ ngày này sang ngày khác - cần thận trọng tránh quá sức. Giữ cử động chậm và nhẹ nhàng - cử động lắc giật đột ngột có  thể gây đau khớp Học để hiểu và tôn trọng cơn đau. Hiểu được sự khác nhau giữa tình trạng khó chịu chung của viêm khớp và đau do s ử dụng một khớp quá mức. Bằng cách chú ý đến những hoạt động khiến khớp bị quá sức, bạn có thể tránh lặp lại những động tác đó. Đau kéo dài trên 1 giờ sau một hoạt động có thể báo hiệu hoạt  động đó bắt khớp phải làm việc quá nhiều. Hãy nghĩ cách thay đổi hoạt động. Nhớ rằng bạn dễ gây tổn thương khớp khi khớp bị đau và sưng. 
  3. Cẩn thận khi sử dụng bàn tay. Bạn sử dụng các ngón tay trong nhiều hoạt động hằng ngày. Sử dụng không đúng có thể khiến chúng tăng nguy cơ bị biến dạng. Tránh những tư thế đẩy các ngón tay khác về phía ngón út. Cử  động ngón tay nên theo hướng của ngón cái mỗi khi có thể. Ví dụ, đừng xòe bàn tay để gạt những mẩu bánh vụn trên bàn. Thày vào đó, hãy khum tay lại sao cho ngón út nằm trên bàn và lòng bàn tay hướng vào phía bạn. Sau đó gạt những mẩu bánh vụn trên bàn Tránh cầm nắm quá chặt. Cán của dụng cụ, như dao gọt, dày và  to sẽ dễ cầm hơn. Tránh giữ đồ vật bằng cái kẹp gắp, gấp các khớp ở gốc ngón tay  trong khi giữ thẳng hai khớp ở trên.Thử xoè tay để giữ đồ vật. Tránh giữ đồ vật bằng cách kẹp giữa ngón cái và các ngón  khác. Để, sách, đĩa hoặc ca trên lòng bàn tay. Nếu bạn đọc lâu, hãy dùng cái giữ sách. Thay vì dùng túi xách, hãy chọn túi có dây đeo. Sử dụng tốt cơ học của cơ thể. Cách bạn mang cơ thể của bạn tác động nhiều đến mức độ căng của khớp. Cơ học cơ thể hợp lý cho phép bạn
  4. sử dụng cơ thể của mình một cách hiệu quả hơn, nhờ đó tiết kiệm được sức lực. Khi bạn ngồi, chiều cao thích hợp của bề mặt làm việc là thấp  hơn chỗ gấp khuỷu tay 5 cm. Phải đảm bảo lưng và chân bạn được nâng đỡ tốt khi ngồi. Cẳng tay và đùi cần song song với mặt sàn. Nếu bạn đánh máy lâu và ghế không có chỗ để tay, có thể dùng  dụng cụ đỡ cổ tay và cẳng tay. Bề mặt làm việc gấp góc để đọc và viết sẽ dễ chịu hơn cho cổ của bạn. Khi bạn đứng, chiều cao bề mặt làm việc cần giúp bạn làm việc  thoải mái mà không phải khom lưng Tăng chiều cao của ghế để giảm stress ở khớp háng và khớp gối  khi đứng lên ngồi xuống. Để nhặt đồ vật rơi dưới sàn nhà, hãy gấp háng hoặc gối. Hoặc  ngồi trên ghế và cúi xuống. Ôm sát vật nặng vào ngực, đỡ trọng lượng trên cẳng tay.  Giữ tư thế đúng. Tư thế không đúng khiến trọng lượng phân bố  không đều và có thể làm căng dây chằng và cơ.
  5. Sử dụng khớp khỏe nhất cho công việc. Giữ những khớp yếu hơn cho những việc đặc biệt mà chỉ có chúng mới có thể làm được. Mang đồ vật với bàn tay xoè ra và phân bố đều trọng lượng trên  cẳng tay. Kéo đồ vật dọc theo quầy hàng hoặc bàn máy thay vì nâng  chúng Khi mở ngăn kéo, dùng móc để có thể kéo bằng cổ tay hoặc  cẳng tay để làm giảm stress ở các ngón tay. Dàn trọng lượng của đồ vật lên nhiều khớp. Ví dụ sử dụng cả  hai bàn tay để bê chảo nặng. Ưu tiên khớp lớn. Đừng đẩy để mở cửa kính nặng. Hãy tựa vào  nó. Để nhặt đồ vật, hãy gập đầu gối và ngồi xổm trong khi giữ lưng thẳng. Tránh giữ khớp ở nguyên một tư thế trong thời gian dài. Đừng  để khớp của bạn có cơ hội cứng lại - hãy bắt nó vận động. Khi viết hoặc làm việc bằng tay, cứ 10 đến 15 phút lại nghỉ co  duỗi tay một lần.
  6. Khi lái xe đường dài, cần ra ngoài ô tô, vươn vai và đi lại ít nhất  1giờ/lần. Trong khi xem ti vi cần đứng lên và đi lại 30 phút/lần.  Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động trong ngày. Xử lý hiệu quả khối lượng công việc trong cả ngày giúp bạn tránh bắt khớp làm việc quá sức. Làm việc với nhịp độ đều đều, vừa phải và tránh vội vàng  Nghỉ ngơi trước khi bạn thấy mệt mỏi và đau  Xen kẽ các hoạt động nhẹ và vừa trong cả ngày  Cần định kỳ nghỉ giải lao để kéo giãn  Sử dụng các dụng cụ trợ giúp có thể giúp cho việc thực hiện  nhiều hoạt động hằng ngày – như đọc sách, mở chai hoặc cởi khuy áo – ít khó khăn hơn. Hãy hỏi bác sĩ để có thêm thông tin về việc mua những dụng cụ này. Nhiều dụng cụ trợ giúp có thể được bán ở hiệu thuốc. Sử dụng tay cầm dày và có lót. Hiện nay nhiều loại dụng cụ làm  bếp có cán chống nóng dày được bán sẵn. Bạn có thể phát huy sự sáng tạo của mình bằng cách quấn vải xung quanh tay cầm của các đồ d ùng trong gia
  7. đình - từ bàn chải đánh răng và lược đến bút, vòng chìa khoá và các dụng cụ làm bếp Học những mẹo vặn nắp chai lọ, tay cầm và quả đấm cửa. Chìa  khóa là lực đòn bẩy - tay nắm càng dài, bạn càng cần ít lực. Bạn có thể mua tay cầm dài cho nắm đấm cửa và bộ điều chỉnh bếp, bộ phận cải tiến để mở cửa ô tô và dụng cụ mở lọ kẹp chặt nắp lọ khi bạn xoay lọ. Dùng dụng cụ trợ giúp khi mặc quần áo. Những dụng cụ này có  thể giúp ích nếu bạn gặp khó khăn khi cúi và với. CÁc dụng cụ trợ giúp bao gồm cái xở giầy có tay cầm dài, dụng cụ giúp bạn kéo áo chui đầu, dụng cụ kẹp khuy và kéo phécmơtuya v.v... Dùng gậy chống.  Mỗi lần một bước Nên nhớ, đừng thay đổi tất cả c ùng một lúc. Bằng cách dần dần kết hợp các phương pháp này vào hoạt động hằng ngày, bạn dễ kiên trì áp dụng hơn.
  8. Hãy giữ tư tưởng thoải mái về cách thực hiện các hoạt động hằng ngày. Bạn có thể phải thay đổi một số thói quen cũ, nhưng phần thưởng là các khớp của bạn có thể bị đau ít hơn.
nguon tai.lieu . vn