Xem mẫu

  1. Viêm Gan Siêu Vi B và Thai Phụ (Kỳ 2) II- Di Chứng Nhiễm HBV mãn xảy ra ở 90% trẻ bị lây nhiễm, 60% ở trẻ nhiễm
  2. Xơ gan do HBV Trong số những bệnh nhân nhiễm HBV mãn, nguy cơ tử vong do xơ gan và ung thư tế bào gan nguyên phát là 15%-25%. [1] Diễn biến Viêm Gan B mãn: có thể dẫn đến xơ gan, suy chức năng gan và ung thư gan - Chưa có bằng chứng cho thấy nhiễm HBV gây quái thai [3]. - Tuy nhiên, nhận thấy có tần xuất cao trẻ sơ sinh nhẹ cân từ những bà mẹ nhiễm HBV cấp trong lúc mang thai [3].
  3. - Trong một nghiên cứu nhỏ, viêm gan cấp ở mẹ (type B hoặc không do type B) không ảnh hưởng trên tần suất dị tật bẩm sinh, thai lưu, hư thai hoặc suy dinh dưỡng bào thai. - Tuy vậy, viêm gan cấp có thể làm gia tăng tỉ lệ sanh thiếu tháng [4]. III- Ai cần được Xét Nghiệm? [1]  Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) cho tất cả những phụ nữ có thai trong lần khám tiền sản đầu tiên.  Phụ nữ vào phòng sanh nhưng chưa thử HBsAg tiền sản phải được lấy máu xét nghiệm ngay [5].  Sản phụ cần gửi bản sao kết quả xét nghiệm viêm gan B đã thực hiện trước đây cho bệnh viện.  “Hơn 90% phụ nữ HBsAg-dương tính khi xét nghiệm tầm soát thường quy sẽ là người mang mầm bệnh HBV lâu dài, do đó không cần thiết xét nghiệm tầm soát lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Trong những tình huống đặc biệt, ví dụ: khi mẹ có triệu chứng viêm gan cấp, phơi nhiễm viêm gan, hoặc có những hành vi nguy cơ như tiêm chích thuốc cấm trong thời gian mang thai, có thể kiểm tra thêm xét nghiệm HBsAg lúc 3 tháng cuối của thai kỳ [6]
  4.  Kiểm tra tất cả các mối quan hệ nhạy cảm (bao gồm tất cả các thành viên trong gia đình) bằng bilan xét nghiệm tầm soát HBV (HBsAg, antiHBc, antiHBs).  Việc tầm soát và tiêm phòng cho tất cả các mối quan hệ nhạy cảm với thai phụ HbsAg dương tính phải được các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ thăm khám tổng quát và bác sĩ sản phụ khoa thực hiện. Huyết thanh chẩn đoán HBV: Miễn nhiễm sau lây nhiễm tự nhiên Diễn giải kết quả các Xét Nghiệm về Viêm Gan B
  5. Xét nghiệm Kết quả Diễn giải HBsAg âm anti-HBc âm nhạy cảm anti-HBs âm HBsAg âm anti-HBc dương miễn nhiễm sau lây nhiễm tự nhiên anti-HBs dương HBsAg âm Miễn nhiễm do anti-HBc âm tiêm phòng HBV anti-HBs dương HBsAg dương
  6. anti-HBc dương nhiễm cấp IgM anti-HBc dương anti-HBs âm HBsAg dương anti-HBc dương nhiễm mãn tính IgM anti-HBc âm anti-HBs âm HBsAg âm 4 khả năng * anti-HBc dương anti-HBs âm
  7. * 1. Phục hồi sau nhiễm HBV cấp. 2. miễn nhiễm cũ và xét nghiệm chưa đủ độ nhạy để phát hiện lượng anti-HBs quá thấp trong huyết thanh. 3. anti-HBc dương tính giả. 4. Lượng HBsAg hiện diện trong huyết thanh nhưng không phát hiện được và bệnh nhân đang là người mang vi trùng (carrier). HBsAg dương tính kết hợp với IgM anti-HBc âm tính cho thấy có nhiễm mãn tính. Nếu dương tính, kết quả xét nghiệm này cần được báo cáo cho cơ quan đảm trách về tiêm phòng-phòng chống nhiễm HBV chu sinh để đảm bảo điều trị tốt cho người mẹ và tiêm phòng thích hợp sau phơi nhiễm cho trẻ có nguy cơ [1]. Nhân viên chăm sóc y tế cho trẻ cần được thông báo về tình trạng HBsAg dương tính của người mẹ và thông tin về việc trẻ đã được tiêm phòng vaccin HBV và tiêm globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) hay chưa?
nguon tai.lieu . vn