Xem mẫu

  1. Việc quan trọng ưu tiên trước, phân rõ việc chính, phụ N ếu nỗ lực phấn đấu trên đường mà không làm rõ các bước cũng giống như bạn đến tham quan du lịch một nơi không có quy định giờ giấc của hành trình tham quan. Làm rõ các bước là vô cùng quan trọng. Việc quan trọng ưu tiên trước, phân rõ việc chính, phụ Cống hiến lớn nhất của đội phòng cháy chữa cháy là làm tốt công việc phòng cháy, chứ không phải chỉ là chuyên bận chữa cháy ở mọi nơi. Có nghĩa là việc quan trọng ưu tiên trước.
  2. Quan niệm làm “việc q uan trọng” là vô cùng cần thiết nhưng thường dễ bị mọi người quên mất. Mỗi ngày chúng ta đều xử lý rất nhiều sự việc, nhưng thói quen của nhiều người có thể trước tiên là xử lý tốt việc phụ để tự động viên mình, sau đó mới dồn hết nhiệt tình để giải quyết công việc quan trọng. Điều đáng tiếc là, trong thực tế không ho àn toàn như thế , qua một ngày chúng ta phải giải quyết bao nhiêu việc, đã rất mệt mỏi rồi, gần như không còn sức để mình nghĩ tới công việc quan trọng nhất, và thời gian còn lại cũng không nhiều. Cho nên làm tốt việc quan trọng nhất là rất khó. Người biết giải quyết công việc là làm việc theo nguyên tắc, dựa theo trình độ để sắp xếp công việc giải quyết trước sau. Với một công việc nào đó nếu nó có cống hiến càng lớn đối với mục tiêu thực hiện, thì nó chính là công việc không quan trọng, người có lý trí chỉ cần để lại xử lý sau. N ếu muốn trở thành một người làm việc có hiệu quả, cần phải khắc phục tập quán tâm lý vốn có khi bắt đầu làm một công việc gì, trước hết cần phải nắm rõ công việc nào là quan trọng nhất, công việc nào nên làm nhất và cũng đáng được dùng nhiều sức lực nhất để hoàn thành, hãy bồi dưỡng cho mình thói quen mỗi ngàu đều ưu tiên giải quyết công việc quan trọng nhất. Khi làm việc chúng ta rất dễ mắc một sai lầm là sắp xếp những công việc quan trọng theo thứ tự trước sau, đem thời gian một ngày sắp đặt dày đặc không để lại một chút “thời gian cơ động” nào để có thể giải quyết những việc đột xuất xảy ra. Nếu một khi xảy ra một việc ngoài ý muốn, chúng ta không thể d ùng công việc quan trọng theo kế hoạch lại được để ứng phó công
  3. việc đột xuất kia, lẽ đương nhiên, hôm nay không kịp hoàn thành công việc, đành phải để lại đưa vào kế hoạch hôm sau. Thực ra, công việc đâu phải một sớm một chiều, mà là một cuộc chạy maraton, đem đến cho mình bao nhiêu sức ép, bạn chẳng thể kiên trì được mãi. Cho nên, dù không có những công việc đột xuất, bạn cũng nên giành lại “mỗi ngày một ít “thời gian cơ động”, bởi vì bạn có thể dùng thời gian này đ ể giải quyết một vài việc thứ yếu, hoặc gần gũi trò chuyện với các nhân viên cấp dưới, trao đổi tình cảm với nhau, cũng còn để nghỉ ngơi một chút , hồi tưởng lại công việc trong ngày đã đ ược thực hiện ra sao v.v… Như vậy, chẳng những bạn có thể cho phép mình hoàn thành những công việc đã định, mà còn có thể cho mình có thời gian chuẩn bị để đối phó với những thách thức của ngày hôm sau. Lời khuyên: Hãy giành ra một chút thời gian để xác định mức độ quan trọng của công việc, sẽ giúp bạn bồi dưỡng thành thói quen tốt.
nguon tai.lieu . vn