Xem mẫu

  1. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong tranh Nguyễn Phan Chánh
  2. “Không hiểu sao tôi lại không thích những cô gái tô son, trát phấn ở giữa thủ đô mà tìm về thôn Kim Liên ở ngoại thành. Tôi đứng dựa gốc cây nhìn những cô gái quần đen áo nâu giống những cô gái quê mình, có cô phảng phất như cô gái ở hội Chùa Hoa Mộc nào mà mình đã yêu, mối tình đầu mà chẳng nên duyên” - Nguyễn Phan Chánh. Bài viết của bà Nguyệt Tú - con gái lớn của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
  3. Chơi ô ăn quan – 1931 (khổ 62cmx58cm) Phía bên trái bức tranh “Chơi ô ăn quan” nổi tiếng, danh họa Nguyễn Phan Chánh, đề một bài thơ Hán Nôm và tự dịch: “Đương ngây thơ chưa quen gì màu son phấn, Chỉ biết đua nhau đuổi bướm, tranh hoa; Nhưng lại choán được màu xuân hơn nơi lầu son gác tía. Mà không học thói làm mây, làm mưa trên núi Dương Đài”.
  4. Rửa rau cầu ao – 1931
  5. Cô hàng xén – 1957 (khổ 35cmx50cm)
  6. Lên đồng – 1931
  7. Vẻ đẹp thiếu nữ là nguồn cảm hứng sáng tạo của cha tôi, vẻ đẹp ấy đã thể hiện trên những bức tranh “ Rửa rau cầu ao”, “Cô bé chơi chim họa mi”, “Chải tóc”… Họa sĩ tâm sự: “Không hiểu sao tôi lại không thích những cô gái tô son, trát phấn ở giữa thủ đô mà tìm về thôn Kim Liên ở ngoại thành. Tôi đứng dựa gốc cây nhìn những cô gái quần đen áo nâu giống những cô gái quê mình, có cô phảng phất như cô gái ở hội Chùa Hoa Mộc nào mà mình đã yêu, mối tình đầu mà chẳng nên duyên”. Vẻ đẹp tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đã chiến lĩnh tâm hồn họa sĩ và trở thành đề tài quen thuộc trong những bức tranh nổi tiếng ở cuộc đấu xảo Đông Dương Pari năm 1930. Đề tài nông dân của tranh Nguyễn Phan Chánh đã được khẳng định ngay từ ngày đầu sáng tác. Mối tình cố hữu của người nghệ sĩ với hình tượng nghệ thuật của mình: những con người lao động bình thường. Nhà nghiên cứu Thái Bá Vân viết: “Nguyễn Phan Chánh ca ngợi cuộc sống của họ, làm đẹp tâm hồn họ, lấy họ làm trung tâm cho thẩm mỹ của mình, đó là lý tưởng mà suốt đời ông theo
  8. đuổi”. Sống giữa thủ đô những ngày kháng chiến chống Mỹ, họa sĩ đã đến khu lao động An Dương sống trong những gia đình công nhân, gặp lại những cô thiếu nữ ngày xưa nay đã trở thành người mẹ, từ sáng đến chiều tối đều ở ngoài trận địa pháo cao xạ. Những cô gái ấy đang là nữ dân quân đồng thời là người mẹ. Tình mẹ con trong chiến tranh đã làm họa sĩ vô cùng xúc động. Bức tranh “Sau giờ trực chiến” thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ khi đón con ở nhà trẻ. Họa sĩ ghi lại trong bút kí của mình: “Điểm chính ở bức tranh Sau giờ trực chiến là ở chỗ: Khi chị rời trận địa về, bùn đất bụi lút quá đầu gối. Việc đầu tiên là chị lại bể nước rửa chân, lúc đầu cầm gáo dội lấy, dội để cho chóng sạch chân mà vào cho con bú. Lúc thấy chị giữ trẻ bế con ra đón mẹ, chị mừng quýnh, muốn lại với con ngay, mặc dù chân vẫn lấm bùn. Chị còn cố dội thêm mấy gáo nữa, nhưng vừa thấy con ra thì chị đã cười với con. Lúc đó, tình cảm của người mẹ biểu hiện thật đặc
  9. biệt, mới xa con một ngày từ sáng đến chiều mà đã như xa một tháng (chị ăn tạm cơm trưa ở trận địa). Phải tả bao nhiêu sự vui mừng được gặp lại con trên nét mặt người mẹ. Không biết điểm đó có đạt không?”
  10. Sau giờ trực chiến – 1967 (khổ 52cmx73cm) Mười bốn, mười lăm bức vẽ vào thời kì chống Mỹ ác liệt của Nguyễn Phan Chánh: Bát nước giải lao, Chống hạn gặp mưa, Tắm ao, Sau giờ trực chiến, Hạnh phúc, Múa ong vò vẽ, Tắm cho con, Rạng ngày cho con bú, Hộ đẻ, Chân vịt, Chiều về tắm cho con, Trăng tỏ, Trăng lu… thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, vẫn nguyên vẻ hồn hậu, bình dị, thêm phần quả cảm. Ca ngợi vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ trên chất liệu lụa là niềm say mê của cha tôi. Những năm cuối đời, cha tôi nói “phải giải phóng cho lụa”. Chất lụa mịn màng, làm tôn lên vẻ đẹp của làn da con gái. Nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên những câu thơ để tặng cha tôi khi chiêm ngưỡng hai bức tranh Trăng lu và Trăng tỏ: “Phải chăng lòng sạch bụi trần? Mát trong dòng nước, trắng ngần làn da”. Hai bức Trăng lu, Trăng tỏ là một ý
  11. nghĩ mạnh dạn của họa sĩ để phát huy hết ưu thế của lụa. Một tấm gương lớn dọc theo bức tranh Kiều, có đề câu Kiều bằng chữ Nôm: “Rõ màu trong ngọc, trắng ngà. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Kiều ngồi đó, soi mình trong gương – ở cận cảnh là làn tóc thả nhẹ qua vai, để lộ trên nền tranh toàn một màu lụa, những bức lụa cuối đời. Ở tuổi ngoài 80, 81, cha tôi không đi xa được để lấy ký họa về cảnh nông thôn quen thuộc. Vào thời kỳ này, máy bay Mỹ bắn phá ác liệt Hà Nội, thủ đô đi sơ tán. Cha tôi vẫn ở lại Hà Nội lưu luyến những bức tranh đang vẽ dở, khi nghe còi báo động lại xuống hầm, hết báo động lại lên, mải miết hòa màu, ngắm ngắm, vẽ vẽ. Hai bức tranh Tiên Dung ngồi và Chử Đồng Tử đã được hoàn thành trong hoàn cảnh như vậy.
  12. Rê lúa – 1960 (khổ 50cmx65cm)
  13. Sáng cho con bú – 1970 (khổ 50cmx65cm)
nguon tai.lieu . vn