Xem mẫu

Khoá luận tốt nghiệp Lớp Liên thông K2A – Việt Nam Học LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ẩm thực là một nhu cầu thiết thực trong cuộc sống sinh tồn của loài người. Không đơn thuần chỉ đáp ứng nhu cầu “ăn no mặc ấm, ăn chắc mặc bền” mà ẩm thực đã trở thành một biểu tượng văn hóa phản ánh cuộc sống của con người. Vì lẽ sinh tồn mà bất kì quốc gia, dân tộc nào cũng chú trọng đến ẩm thực và sáng tạo ra những món ăn, cách ăn mang nhiều giá trị và bản sắc văn hóa riêng theo quan niệm riêng của họ. Ẩm thực luôn gắn bó với con người, phản ánh phong tục, tập quán, lối sống, tư duy thẩm mĩ của từng dân tộc, vùng miền từ truyền thống đến hiện đại. Hòa Bình là cái nôi phát sinh nền văn hóa Hòa Bình, đây cũng là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường với các vùng Mường “nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Văn hóa Mường là nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, gắn kiền với thiên nhiên và con người nơi đây. Từ bao đời nay, người Mường thường đúc kết một cách ngắn gọn về đặc trưng văn hóa của mình bằng câu nói: “quần một ống, áo một gang, ở nhà sàn, trâu đeo mõ, chó leo thang” hay câu nói:“cơm đồ nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lùi, tháng tiến”. Ẩm thực của người Mường rất đặc sắc và độc đáo, ẩn chứa nhiều giá trị tinh thần, mang đậm cốt cách của con người, vừa đơn giản, mộc mạc lại vừa hài hòa, bổ dưỡng, góp phần đem lại sự tự hào cho con người và vùng đất. Những giá trị đó tưởng chừng như khó phai nhòa, mờ nhạt cùng năm tháng nhưng thế giới thì luôn thay đổi theo quy luật tự nhiên, mọi vật cũng thay đổi theo trong đó có ẩm thực. Khi kinh tế phát triển, điều kiện sống của con người được nâng cao, sự giao lưu tiếp biến văn hóa Th.S Trần Đăng Hiếu SV Bùi Thị Minh Lan 1 Khoá luận tốt nghiệp Lớp Liên thông K2A – Việt Nam Học diễn ra mạnh mẽ thì quan niệm của con người về ẩm thực cũng dần thay đổi. Ngày nay con người luôn hướng đến “ăn ngon mặc đẹp”, “ăn sung mặc sướng” cho nên trong cơ cấu bữa ăn của người Mường số lượng món ăn phong phú hơn, cách chế biến cũng đa dạng với nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Tiêu chí ngon, đẹp mắt được đưa lên hàng đầu, thiên về thưởng thức hơn là no bụng. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về văn hóa ẩm thực của người Mường xuất hiện ở Hòa Bình. Có chăng cũng chỉ là những bài báo, bài giới thiệu về một số món ăn đặc sắc chứ chưa thực sự đứng trên phương diện văn hóa để đánh giá, bình luận. Có thể khẳng định rằng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các giá trị văn hóa truyền thống của ẩm thực đang bị mai một. Lớp trẻ hiện nay cũng ít quan tâm về văn hóa ẩm thực truyền thống, thậm chí nhiều người còn cho rằng những giá trị đó không còn phù hợp nữa và dần lãng quên. Phải chăng là các món ăn đó không thực sự phù hợp? Nói như vậy là không đúng. Bởi vì những giá trị đó phải phù hợp thì mới được lưu truyền từ đời này sang đời khác, tức là bản thân nó đã chứa đựng tính truyền thống. Hơn nữa sự phù hợp còn bị chi phối bởi quan niệm của từng dân tộc, từng vùng miền để hình thành những giá trị văn hoá mang tính bản địa. Nếu như người Mường quan niệm các món đồ thường ngon và bổ thì người Kinh lại cho rằng “canh rau muống” và “cà dầm tương” mới là ngon. Rõ ràng là mỗi một cảnh quan vùng miền, mỗi một dân tộc sẽ quy định, chi phối và sản sinh ra những giá trị văn hoá khác nhau để trở thành truyền thống cũng như niềm tự hào của dân tộc đó. Một lí do mà ta cũng cần bàn đến đó là ý thức lưu giữ các giá trị văn hóa ẩm thực của người dân còn nhiều hạn chế. Khi nền kinh tế phát triển cùng với quá trình giao lưu văn hoá diễn ra thường xuyên và liên tục giữa các tộc người thì việc bảo lưu các giá trị văn hoá truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là do nhận thức chưa đúng hoặc Th.S Trần Đăng Hiếu SV Bùi Thị Minh Lan 2 Khoá luận tốt nghiệp Lớp Liên thông K2A – Việt Nam Học nhận thức một cách máy móc và thái quá về các giá trị văn hoá. Người thì cho rằng bảo lưu truyền thống là nhất định phải giữ nguyên bản, phải sắp đồ ăn vào lá chuối, phải làm dấm bỗng theo phương pháp truyền thống là dồn tất cả thức ăn thừa vào một chiếc vại sau đó để cho thức ăn lên men chua và múc ra đun lên để làm nước chấm hay nấu canh…, người thì chỉ cần hình thức bên ngoài chứ không quan tâm đến hương vị và chất lượng của những món ăn cho nên nhiều khi món rau đồ đã bị thay thế bằng rau luộc. Thậm chí họ còn e ngại khi sợ người khác chê món ăn của tộc người mình là lạc hậu. Thứ hai là do ý thức lưu giữ truyền thống chưa được chú trọng, tâm lí dễ bị dao động, dễ bị ảnh hưởng khi tiếp cận với những giá trị văn hoá của các dân tộc ở những vùng miền khác. Chính họ phải là người hiểu rõ về văn hoá ẩm thực của tộc người mình, để hiểu, để thẩm thấu, để tự hào và giới thiệu, tuyên truyền quảng bá đến bạn bè và những người xung quanh trong quá trình giao lưu. Nhưng thực tế thì rất nhiều người đã không trân trọng và không biết cách bảo vệ, chỉ vì tiện dụng mà họ đã đánh mất đi truyền thống. Khi sống trong một môi trường mới, chung sống với nhiều người ở nhiều vùng miền khác nhau, con người ta luôn tìm kiếm những điểm chung để hoà đồng mà vô tình quên đi bản sắc của mình. Người ta thích chế biến món ăn theo công thức mới, nguyên liệu mới, nhanh và hợp khẩu vị của nhiều người chứ không nghĩ đến việc kết hợp sử dụng giữa cái mới và cái truyền thống để làm cho các món ăn ngon hơn mà không mất đi hương vị đặc trưng. Chính những cái tưởng như tiện dụng đó đã làm ảnh hưởng đến ý thức lưu giữ truyền thống. Trong khi xu thế hội nhập giao lưu vùng miền đang diễn ra song song cùng với công cuộc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thì vấn đề nhận thức và định vị về văn hóa ẩm thực là rất quan trọng. Đồng thời việc giáo dục và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ về văn hóa ẩm thực truyền thống Th.S Trần Đăng Hiếu SV Bùi Thị Minh Lan 3 Khoá luận tốt nghiệp Lớp Liên thông K2A – Việt Nam Học cũng cần được lưu tâm vì họ chính là chủ thể văn hóa, có sự tiếp nhận thì mới có cái để mà lưu truyền. Tôi luôn tự hào là một người con của mảnh đất mang trong mình một nền văn hóa lớn – văn hóa Hòa Bình. Khi tiếp xúc với văn hóa Mường tôi luôn bị cuốn hút bởi lẽ nó không cầu kì, không đơn điệu, nó mang tính độc đáo và chân thực của chủ nhân sáng tạo. Trăn trở trước thực trạng của ẩm thực truyền thống đang dần mai một trong cuộc sống hiện đại, tôi xin mạo muội đóng góp một số ý kiến, nhận xét và cảm nhận của riêng mình thông qua đề tài “ Nét đặc sắc về văn hóa ẩm thực trong một số món ăn truyền thống của người Mường ở Hoà Bình” để giúp bạn đọc có cách đánh giá, nhìn nhận đúng về những giá trị văn hóa truyền thống, để “ẩm thực Mường” luôn “sống” cùng dân tộc Mường nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Đó cũng là món quà, một niềm tri ân sâu sắc của tôi đối với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. 2. Mục đích nghiên cứu Theo các cứ liệu sử học, khảo cổ học thì Hòa Bình là cái nôi sinh sống của người Việt cổ mà sau này đã phát triển thành hai nhánh cư dân là người Mường và người Kinh. Do điều kiện sinh sống lâu đời trên mảnh đất này đã hình thành một nền văn hóa lớn mang nhiều giá trị đặc sắc trong đó có văn hóa ẩm thực. Chính những điều kiện lịch sử, tự nhiên đã chi phối và tạo nên những món ăn truyền thống phản ánh cả một nền văn hóa và quá trình sinh sống lâu dài của cộng đồng tộc người. Đành rằng sự phổ biến và tầm ảnh hưởng sâu rộng của ẩm thực hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi của tỉnh mà đã có sự mở hướng đi khắp các địa phương khác. Đó là một tín hiệu đáng mừng và đáng trân trọng. Và sẽ tốt hơn nữa khi tất cả chúng đều có sự Th.S Trần Đăng Hiếu trân trọng và ý thực giữ gìn, bảo tồn và phát SV Bùi Thị Minh Lan 4 Khoá luận tốt nghiệp Lớp Liên thông K2A – Việt Nam Học huy các giá trị văn hóa tiêu biểu đó. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho mọi người có sự nhìn nhận đúng, hiểu đúng về ẩm thực truyền thống, từ đó tạo dựng niềm tin, thái độ tích cực nơi công chúng để xây dựng cơ sở lí luận cho việc phát huy, vận dụng các giá trị đó vào trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất nước hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu nguồn gốc hình thành, tên gọi, cách thức chế biến và ý nghĩa của từng món ăn để hiểu rõ hơn về đặc điểm con người, vùng đất quy định chi phối đến văn hóa ẩm thực của người Mường. - Định vị tính đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Mường trong tổng thể bản sắc văn hóa Hòa Bình. - Phân tích giá trị thực tiễn, xây dựng cơ sở lí luận, hệ thống giải cơ bản nhằm vận dụng những món ăn đặc sắc của người Mường vào trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. - Nâng cao thương hiệu của ẩm thực Mường trong cuộc sống hiện đại, tạo điều kiện để phát triển du lịch, góp phần bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa của ẩm thực. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng: những món ăn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình - Phạm vi: + Nội dung: nghiên cứu về điều kiện hình thành nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực, đặc trưng, quan niệm. ý nghĩa cũng như các vấn đề về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực. + Thời gian: từ khi hình thành tộc người đến nay. Th.S Trần Đăng Hiếu SV Bùi Thị Minh Lan 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn