Xem mẫu

  1. Giáo dục thể chất và thể thao trường học VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VẬN TỐC TRUNG BÌNH TRONG TỪNG ĐOẠN ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CHẠY 100M TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM ThS.Võ Thị Ngọc Thơ – ThS.Nguyễn Thiên Lý Trường Đại học Sư Phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Để đánh giá trình độ tập luyện của sinh viên có nhiều phương pháp và nội dung đánh giá. Tuy nhiên để ứng dụng một phương pháp đánh giá từ lý thuyết của kỹ thuật Chạy 100m và công thức tình toán của môn Sinh cơ học Thể dục Thể thao thì có rất ít tài liệu đề cập tới. Trong bài viết này nhóm tác giả mong muốn giới thiệu một phương pháp đanh giá giúp cho giáo viên giảng dạy có thêm căn cứ để nâng cao thành tích chạy 100m cho nam sinh viên chuyên sâu chạy 100m và nâng cao hiệu quả giảng dạy. Từ khóa: Vận tốc, trình độ tập luyện, xác định. Abstract: To evaluate the training level of students, there are many menthods and contents. However, using an evaluation method from the Theory of the 100m running technique and the mathematical formula of biomechanics of Sports is rather documents mentioned. In this article, the authors would like to introduce an assessment method to help teachers have more basement to improve the performent of 100m running for male students of advanced 100m running and teaching efficiency. Key words: Speed, training level, determined. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh cơ học thể dục thể thao là môn khoa học chuyên ngành hẹp của Sinh Cơ học, chuyên nghiên cứu về trạng thái cơ học của con người tham gia hoạt động thể dục thể thao và ảnh hưởng về mặt cơ học của môi trường xung quanh. Sinh cơ học thể thao là môn khoa học nghiên cứu quy luật chuyển động cơ học của hệ thống cơ thể người. Sinh cơ học thể thao dùng những phương pháp và quan điểm lực học và sinh học để nghiên cứu vấn đề kỹ thuật của các môn thể thao. Kỹ thuật động tác được nghiên cứu trên quy luật của lực học, sinh học và miêu tả định lượng bằng phương trình toán học. Các huấn luyện viên và vận động viên dựa vào các thông số lực học đo đạt được để xây dựng mô hình hoá công tác giảng dạy và huấn luyện, cải tiến hoàn thiện kỹ thuật động tác. Sinh cơ học thể thao cần trả lời nguyên nhân cụ thể khi hoàn động tác kỹ thuật thể thao như thế nào và đồng thời cũng cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường đối với cơ thể (ví dụ như sân bãi, các dụng cụ thi đấu và tập luyện) có quan hệ với kỹ thuật động tác. Căn cứ vào hình thái và chức năng cơ thể nghiên cứu hiệu quả kết hợp sân bãi, cải tiến dụng cụ tập luyện để đạt thành tích cao. Trong các nội dung Chạy, vận tốc chạy phụ thuộc vào tần số và độ dài của bước chạy và là một thành tố quan trọng quyết định đến thành tích của người học. Để đạt được thành tích cao, người học phải đạt được tốc độ tối đa Vmax trong khoảng thời gian ngắn nhất và duy trì được trong trời gian dài nhất có thể. Để xác định thời điểm người học đạt được vận tốc tối đa và duy trì vận tốc đó càng dài càng tốt, nhóm nghiên cứu tiến hành vận dụng phương pháp xác định vận PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 206
  2. Giáo dục thể chất và thể thao trường học tốc tại một thời điểm để đánh giá trình độ tập luyện cho đối tượng tập luyện là sinh viên chuyên sâu chạy 100m của trường Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao TP.HCM. Sau khi ứng dụng phương pháp này, nhóm nghiên cứu sẽ gợi ý một số giải pháp giúp cải thiện thành tích chạy 100m cho người học. Thực hiện hướng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thống kê toán; Phương pháp xác định vận tốc trung bình trong từ đoạn chạy. Khách thể nghiên cứu: 16 sinh viên nam chuyên sâu chạy 100m – trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Cơ sở lý luận của phương pháp xác định vận tốc trong chạy 100m 2.1.1. Vận tốc: là một đại lượng vật lý cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Trong vật lý vận tốc được biểu diễn bằng vector có thể hiểu là đoạn thẳng có hướng. Độ dài của vector vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và chiều của vector biểu thị chiều của chuyển động. 2.1.2. Vận tốc trung bình: là một khái niệm được sử dụng nhiều trong thực tế. Vận tốc trung bình là vận tốc của vận động viên thay đổi theo thời gian. Vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian nhất định là tỉ số giữa thay đổi vị trí trong thời gian đang xét và khoảng thời gian đó. s Công thức tính vận tốc trung bình: Vtb  t Trong đó: Vtb là vận tốc trung bình (m/s) S là tổng độ dài quãng đường đi được (m) t là tổng thời gian đi hết quãng đường đó (s) Vận tốc trung bình ở những khoảng thời gian khác nhau sẽ có thể mang những giá trị khác nhau. Biết được cách tính vận tốc trung bình, chúng ta sẽ cân chỉnh được thời gian để tăng vận tốc lên đối với vận động viên chạy 100m.Từ đó, thành tích của vận động viên sẽ được cải thiện. Lưu ý rằng vận tốc trung bình là đại lượng quy ước, chúng ta đặt ra để nghiên cứu chuyển động. Trên cả quãng đường dài, vận động viên có thể chuyển động ở vận tốc khác nhau chứ không lúc nào cũng bằng với vận tốc trung bình. Để biết vận tốc ở một thời điểm cụ thể, thì bạn cần biết vận tốc tức thời. 2.1.3. Lý luận về vận tốc và thành tích chạy 100m Theo tài liệu “Introduction to Coaching” của Liên đoàn Điền kinh thế giới phát hành năm 2011 nội dung phát triển kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác, tài liệu có đề cập đến vận tốc và chạy tăng tốc như sau: Tốc độ nói lên sức nhanh khi chuyển động của một vật. Vật đó có thể là cơ thể người hoặc vật ném. Tốc độ không chỉ thể hiện sức nhanh của vật mà còn về hướng của chuyển động. Một vận động viên chạy 100m có thể chạy trong vòng 10 giây, Tốc độ nằm ngang của anh ấy được xác định bởi quãng đường chạy chia cho thời gian thực hiện. Ví dụ như chạy 100m hết 10 giây thì vận tốc của người chạy là 10m/s. Khi người tập chạy trên các quãng đường khác nhau thì tốc độ chạy sẽ thay đổi. Ở mức xuất phát, vận tốc ban đầu sẽ là 0 m/s. Sau khi nghe hiệu lệnh xuất phát, người chạy sẽ nỗ lực để tăng tốc. Sự tăng tốc này sẽ cho chúng ta thấy được sự thay đổi nhanh chóng của vận tốc. Đoạn chạy lao sau xuất phát này sẽ có thể giúp người tập đạt đến tốc độ tối đa. Vận động viên dần mất đi tốc độ ở cuối cự ly thì được gọi là bị giảm tốc. Nếu nhìn vào biểu đồ tốc độ - thời gian của một PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 207
  3. Giáo dục thể chất và thể thao trường học vận động viên chúng ta sẽ thấy giai đoạn ban đầu của chạy lao sau xuất phát. Tốc độ tối đa sẽ được duy trì và cuối cùng sẽ tới giai đoạn giảm tốc khi vận động viên bắt đầu mệt mỏi. vận tốc tại điểm (m/s) 14 12 10 8 6 4 Thời gian chạy (s) 2 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Giai đoạn tăng tốc Giai đoạn duy trì vận Giai đoạn giảm tốc tối đa tốc Biểu đồ 1: Biểu đồ vận tốc – thời gian của VĐV chạy 100m (trong 10 giây) Như vậy, có thể thấy rằng, quãng đường để đưa vận tốc ban đầu từ Vo = 0m/s đến khi đạt vận tốc tối đa Vmax sẽ tương ứng với giai đoạn chạy lao sau xuất phát, việc duy trì Vmax được VĐV thực hiện trong giai đoạn chạy giữa quãng và giảm tốc sẽ xuất hiện ở giai đoạn về đích. Đường biểu thị tốc độ của vận động viên thường sẽ là một đường cong parapol có điểm max là sau khi kết thúc chạy lao sau xuất phát (tầm thời điểm 3-4 giây) và có chút đi xuống vào thời điểm gần kết thúc. 2.2 Vận dụng phương pháp xác định vận tốc trung bình trong từng đoạn chạy để đánh giá trình độ tập luyện của nam sinh viên chuyên sâu chạy 100m 2.2.1 Đánh giá trình độ tập luyện của nam sinh viên chuyên sâu chạy 100m Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá khách thể nghiên cứu là 16 sinh viên nam lớp chuyên sâu nội dung chạy 100m bằng cách cho các em thực hiện chạy 100m và ghi nhận thành tích ở các đoạn chạy 10m. Sau đó chúng tôi đưa vào công thức tính vận tốc trung bình từng đoạn với kết quả như sau: Bảng 1: Vận tốc trung bình Vtb (m/s)theo đoạn 10m của nhóm nam sinh viên chuyên sâu chạy 100m Cự ly/sv 0– 10- 20- 30- 40- 50- 60- 70- 80- 90- V TB 10m 20m 30m 40m 50m 60m 70m 80m 90m 100m 100m Hoàng Hải 5.41 8.40 9.26 7.41 7.81 7.04 6.67 9.09 8.47 9.09 7,66 Thạch Khiêm 5.71 8,00 9.71 7.75 7.87 8.93 8.93 9.71 8.85 8.07 8,17 Chu Toại 5.26 7.25 7.14 8.40 6.99 8,00 8.9 8.69 8.4 7.09 7,23 Thành Vinh 4.98 8.26 7.63 9.01 8.27 8.13 7.30 8.13 9.91 7.63 7,69 Văn Hiền 5.68 7.81 8.55 9.62 8.70 9.26 7.81 8.26 10.10 8.40 8,23 Bảo Nguyên 6.10 8.26 8.70 7.94 5.56 7.94 8.48 7.75 8.40 7.09 7,47 Quang Vinh 6.67 7.04 6.80 9.09 8.77 6.90 8.33 8.48 7.94 7.63 7,67 Mạnh Kha 5.78 8.48 9.52 10.10 9.80 9.35 8.26 10,00 8.48 9.80 8,73 Hoàng Khang 5.21 8.70 8.93 7.81 9.09 7.87 7.69 8.33 9.09 7.87 7,87 Phước Tiên 5.92 7.75 8.48 8.26 8.33 8.48 8.26 8.33 8.48 7.35 7,89 Hoàng Duy 5.85 8.70 7.81 9.17 8.77 8.77 9.17 10.42 9.26 9.35 8,58 Hồng Kỷ 5.81 7.75 6.80 8.92 10,00 6.14 7.87 8.93 7.81 6.80 7,43 Hoài Phúc 6.29 6.29 8.40 8.93 7.94 8.48 8.55 8.40 8.26 8.33 7,87 Minh Quân 6.62 7.19 8.26 7.81 9.62 10.53 8.33 8.33 8.77 8.70 8,29 Văn Thành 5.56 7.81 8.13 8,00 9.71 8.62 8.77 8.77 6.25 10,00 7,92 Hoàng Phi 5.62 7.87 9.01 8.26 10.64 7.30 9.17 9.01 8.62 8.77 8,21 V TB (m/s) 5.78 7.85 8.32 8.53 8.62 8.23 8.34 8.62 8.57 8.25 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 208
  4. Giáo dục thể chất và thể thao trường học 10 8.53 8.62 8.34 8.62 8.57 9 8.32 8.23 8.25 7.85 8 7 5.78 6 5 4 3 2 1 GĐ tăng tốc GĐ duy trì GĐ giảm tốc 0 0 Biểu đồ 2: Biểu đồ vận tốc TB của nam sinh viên chuyên sâu môn chạy 100m qua các đoạn 10m Theo bảng 1 và biểu đồ 2, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng: + Giai đoạn chạy lao sau xuất phát: trong cự ly từ 25 - 30m nhóm sinh viên nam chuyên sâu chạy 100m đưa vận tốc ban đầu V0 từ 0m/s lên 8.32 m/s chưa phải là vận tốc cao nhất, điều này chứng tỏ rằng tố chất nhanh – mạnh – kỹ thuật xuất phát của các em chưa tối ưu hay chưa tốt. Dựa theo số liệu thực tế thì các em cần đến 50m đầu tiên của đoạn chạy 100m tương đương với ½ cự ly thi đấu mới đạt được vận tốc tối đa. Như vậy là việc “bắt tốc độ” của nhóm sinh viên vẫn còn ở mức trung bình, chưa thật sự phát huy được lợi thế của xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát. + Giai doạn chạy giữa quãng: Theo lý thuyết của kỹ thuật chạy cự ly ngắn nói chung và chạy 100m nói riêng, giai đoạn giữa quãng sẽ bắt đầu ở tầm 30-40m cho đến khi cách đích 20-10m tùy trình độ của vận động viên. Vận động viên có trình độ càng cao thì quãng đường giữa quãng sẽ càng dài và càng duy trì ổn định vận tốc tối đa. Theo bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thầy được rằng, bắt đầu giai đoạn chạy giữa quãng, các em vẫn còn tăng tốc để đạt vận tốc tối đa. Tuy nhiên sau khi đạt được thì các em không duy trì được mà giảm rồi tăng. Điều này chứng tỏ các em bị “hụt hơi” trong giai đoạn này, hay còn có thể xác định rằng sức bền tốc độ của nhóm sinh viên nam chuyên sâu 100m còn yếu, do đó không duy trì ổn định được vận tốc chạy, dẫn đến sự giảm, tăng đột ngột. + Giai đoạn về đích: giai đoạn về đích tương ứng với sự giảm tốc độ, với vận động viên cấp cao thì giai đoạn này sẽ ngắn hơn so với vận động viên có trình độ kém hơn vì phụ thuộc khả năng duy trì tốc độ tối đa. Đối với nhóm sinh viên nam chuyên sâu 100m của trường, các em sớm giảm tốc do không đủ thể lực chuyên môn để duy trì tốc độ cao trong suốt quãng đường chạy. Chính vì vậy từ mét thứ 70 đã có hiện tượng giảm dần tốc độ chạy. Mức độ giảm không nhiều và không đột ngột từ 8.62m/s xuống còn 8.25m/s cũng thể hiện đúng theo quy luật của nội dung chạy 100m. + Vận tốc trung bình cả đoạn 100m của các em dao động từ 7.23m/s đến 8.73m/s. Đây là mức vận tốc tương đối khá so với trình độ chung của sinh viên trong trường hiện nay và cũng phản ánh đúng trình độ tập luyện của nhóm khách thể. Dựa theo phần lý luận đã trình bày phía trên, chúng tôi nhận thấy rằng có sự tương đồng về hình dạng parapol mô tả về đường cong vận tốc trung bình. Đó là đường cong có độ dốc lớn từ lúc đầu sau đó đi ngang hoặc lượn sóng và sau cùng sẽ đi xuống. Như vậy, việc tìm vận tốc trung PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 209
  5. Giáo dục thể chất và thể thao trường học bình trên từng đoạn sẽ cho giảng viên dễ dàng nắm được thông chính xác để có những bài tập cân chỉnh thời gian trong từng giai đoạn và nâng cao thành tích của sinh viên.Thời gian càng thấp thì vận tốc trung bình sẽ càng cao trong cùng một quãng đường.Vận tốc trung bình trong khoảng thời gian khác nhau sẽ khác nhau,như vậy nếu chúng ta tính vận tốc trung bình của sinh viên trên quãng đường 100m thì gặp khó khăn để biết sinh viên yếu kém trong giai đoạn nào mà có bài tập bổ trợ. Từ bảng số liệu trên ta thấy rõ ràng khi tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn sẽ giúp giảng viên hình dung từng quá trình chạy của sinh viên (chạy lao-chạy giữa quãng- về đích), từ đó sẽ có các bài tập giai đoạn nào cần sức nhanh, sức bền, cần duy trì. So với khi chúng ta tính vận tốc trung bình cả quãng đường 100m, chúng ta sẽ không thấy được sự yếu kém của các em ở giai đoạn nào, vì vậy chúng ta chỉ đưa ra cả bài tập tổng quát. Ví dụ đối với bạn Phước Tiên,chúng ta chỉ biết vận tốc trung bình trung 100m là 7,89m/s và khi đó chúng ta sẽ so sánh vận tốc trung bình này với các vận động viên đạt thành tích trong nước và cải thiện bài tập tổng quát để đạt được kết quả tốt hơn.Nhưng khi ta tính vận tốc trung bình từng đoạn 10m, sẽ thấy được rõ giai đoạn tăng tốc từ 5,92m/s lên 7,75m/s đến 8,48m/s,với khoảng thời gian và vận tốc như vầy là ổn chưa?cần tập bài tập nào thêm, tương tự các giai đoạn sau cũng vậy,giai đoan duy trì các em như thế nào?cần phải có bài tập nào để các em không bị “hụt hơi” vẫn duy trì được Vmax 3. KẾT LUẬN Sau khi ứng dụng phương pháp tính vận tốc trung bình trong từng đoạn chạy cho sinh viên nam chuyên sâu chạy 100m, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được trình độ tập luyện của nhóm khách thể nghiên cứu vẫn còn yếu trong các đoạn chạy dài giữa quãng, không duy trì và ổn định được thành tích tối đa do trình độ sức bền chuyên môn còn thấp. Ngoài ra việc tăng tốc để đạt vận tốc tối đa cũng còn cần nhiều thời gian do trình độ về tố chất nhanh – mạnh chưa cao. Chính nhờ việc áp dụng này, chúng tôi xác định được quy luật của diễn tiến vận tốc của nhóm khách thể đúng theo lý thuyết về kỹ thuật chạy 100m và đánh giá được trình độ tập luyện của các em, từ đó có những gợi ý cho giảng viên giảng dạy, giúp cải thiện và nâng cao thành tích chạy 100m. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS Nguyễn Văn Trạch (2012), “Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại”, NXB TDTT, Hà Nội. 2. PGS.TS Trịnh Hùng Thanh (2007), “Sinh cơ”, NXB. TDTT, Hà Nội 3. Trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM (2007), “Giáo trình Điền kinh”, NXB TDTT, Hà Nội. 4. Trung tâm Đào tạo vận động viên Tp.HCM (2010), “Huấn luyện sức mạnh tốc độ”, NXB TDTT. 5. IAAF (2011), “Introduction to Coaching”, Iaaf Coach Education and Certification System Nguồn bài báo: Ths Võ Thị Ngọc Thơ (2021), “Ứng dụng một vài phương pháp sinh cơ học để đánh giá trình độ tập luyện của nam sinh viên chuyên sâu chạy 100m Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM”. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 210
nguon tai.lieu . vn