Xem mẫu

  1. VẬN DỤNG CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC CỦA LIÊN ĐOÀN ĐIỀN KINH QUỐC TẾ (WA) TRONG GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN CHUYÊN MÔN HOÁ TS. Lưu Trí Dũng Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP. HCM TÓM TẮT Công trình đã nghiên cứu, ứng dụng các bài tập thể lực của Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (WA) trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá cho nam vận động viên nhảy xa lứa tuổi 13-15 của bộ môn Điền kinh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiệu quả của các bài tập đã góp phần nâng cao trình độ tập luyện và thành tích thi đấu của VĐV tại các giải trẻ trên toàn quốc. Thành tích nổi bật tại giải Điền kinh trẻ toàn quốc tháng 5/2018 tại Thành phố Vinh, với 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng ở nội dung nhảy xa của các nam VĐV Quận 1 đã góp phần vào thành công chung (xếp thứ 2 toàn Đoàn) của Điền kinh TPHCM. Từ khóa: Nhảy xa, bài tập, thể lực, chuyên môn hoá. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đội tuyển Điền kinh thành phố Hồ Chí Minh là một trong những lực lượng quan trọng, cung cấp nhiều VĐV có trình độ cao cho đội tuyển Quốc gia. Trong đó, ở nội dung nhảy xa, các VĐV luôn đạt các thứ hạng cao tại các giải thi đấu toàn quốc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số lượng các VĐV tham gia tập luyện nội dung nhảy xa ngày càng ít và thành tích thi đấu giảm sút. Điều này cho thấy công tác đào tạo lực lượng VĐV kế thừa của Điền kinh thành phố Hồ Chí Minh đang gặp nhiều khiếm khuyết. Với sự khao khát vươn tới những đỉnh cao thành tích, các VĐV, Huấn luyện viên, các nhà khoa học luôn tìm tòi các phương pháp có hiệu quả nhất trong tập luyện và thi đấu. Để định hướng công tác huấn luyện vận động viên nhằm từng bước xây dựng, hoàn thiện quá trình huấn luyện một cách khoa học và hiệu quả hơn. Xác định tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của vấn đề, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Vận dụng các bài tập thể lực của Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (WA) trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá”. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm và phương pháp toán thống kê để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập thể lực của Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (WA) trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá. - Khách thể nghiên cứu: 7 nam vận động viên nhảy xa tuyến trọng điểm của đội Điền kinh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 981
  2. - Địa điểm nghiên cứu: Liên đoàn Điền kinh Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 1, Trung tâm Thể dục Thể thao Hoa Lư, Trung tâm Thể dục Thể thao Thống Nhất, Trường Đại học Sư phạm TDTT Tp. HCM. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Lựa chọn các bài tập thể lực (WA) trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá Dựa trên đặc điểm, điều kiện giảng dạy của bộ môn, trình độ tập luyện của VĐV cũng như cấu trúc chương trình huấn luyện. Đề tài đã lựa chọn và ứng dụng các bài tập thể lực (WA) trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa cho nam vận động viên nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 của điền kinh Quận 1, TP. HCM. Để lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 của điền kinh Quận 1, TPHCM trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa, đề tài tiến hành theo 3 bước sau: Bước 1: Hệ thống hóa các bài tập phát triển thể lực (WA) cho nam vận động viên viên nhảy xa lứa tuổi 13 – 15. Đề tài tiến hành lựa chọn nhóm các bài tập phát triển thể lực chuyên môn theo đặc trưng loại tố chất như sau: - Bài tập phát triển sức nhanh. - Bài tập phát triển sức mạnh. - Bài tập phát triển kỹ năng phối hợp vận động. Bước 2: Tổng hợp các bài tập về thể lực (WA) dành cho VĐV nhảy xa đã được các nước trên thế giới sử dụng trong những năm qua. Quá trình huấn luyện được chúng tôi định hướng phát triển toàn diện, đồng thời kết hợp với chuyên môn hóa. Việc huấn luyện toàn diện là tạo điều kiện cho tất cả đối tượng nghiên cứu được tập luyện làm quen với hoạt động thể thao và các nội dung trong Điền kinh. Bước 3: Xác định các bài tập phát triển thể lực (WA) cho nam vận động viên nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 của bộ môn Điền kinh Quận 1, trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia thông qua các phiếu hỏi. Dựa trên đặc điểm, điều kiện giảng dạy của bộ môn, trình độ tập luyện của VĐV cũng như cấu trúc chương trình huấn luyện, mục tiêu kế hoạch thi đấu của năm và kết quả phỏng vấn với tỷ lệ trên 80% được chuyên gia lựa chọn ở mức thường xuyên sử dụng. Đề tài đã lựa chọn được 36/61 bài tập cho nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 điền kinh quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: 982
  3. Bảng 1: Bảng tổng hợp các bài tập thể lực (WA) cho nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 điền kinh quận 1, TP. HCM Kết quả phỏng vấn (n = 15) TT Bài tập Thường Không sử xuyên sử Sử dụng dụng dụng Sức nhanh Số lần Số tổ Quãng nghỉ n Tỉ lệ n Tỉ lệ n Tỉ lệ 1 Chạy lặp lại: 60m, 80m, 100m 1 2 3 phút/tổ 14 93.33 1 6.67 0 0 Chạy XPC đoạn dưới 80m (95 – 2 5-7 3 5 phút/tổ 13 86.67 2 13.33 0 0 100%) 3 Chạy TĐC đoạn từ 10 – 40m 5-7 1 1,5 phút/lần 12 80.00 3 20.00 0 0 Chạy lặp lại tốc độ cao 30m, 4 1 2 10 phút/tổ 13 86.67 2 13.33 0 0 60m, 80m, 100m 5 Chạy lên dốc (góc độ 30) 50m 3-5 3 3 phút/tổ 13 86.67 2 13.33 0 0 Chạy lên dốc 20-30m tốc độ 6 3-5 2 3 phút/tổ 14 93.34 1 6.66 0 0 75%. 7 Chạy kéo phụ trọng từ 30 – 50m 3-5 3 3-5phút/tổ 12 80.00 3 20.00 0 0 8 Chạy đạp sau 30 – 50m tính bước 5 1 1,5 phút/lần 13 86.67 2 13.33 0 0 Chạy đạp sau nhanh 30 – 50m, 9 5-7 3 2 phút/tổ 12 80.00 3 20.00 0 0 tốc độ tối đa. Chạy qua vạch kẻ sẵn (Phát triển 10 1 3 2,5 phút/tổ 13 86.67 2 13.33 0 0 độ dài bước) 11 Chạy zic zac 3 3 2,5 phút/tổ 13 86.67 2 13.33 0 0 Sức mạnh Số lần Số tổ Quãng nghỉ n Tỉ lệ n Tỉ lệ n Tỉ lệ 1 Ngồi nửa: 50kg, 60kg, 70kg 5 3 8 phút/tổ 14 93.34 1 6.66 0 0 2 Ngồi hẳn: 40kg, 50kg, 60kg 5 3 8 phút/tổ 13 86.67 1 6.67 1 6.66 Gánh tạ 10 – 30kg bật đổi chân 3 15 3 2 phút/tổ 15 100 0 0 0 0 bục cao 40 – 50cm. Gánh tạ 10 – 30kg bật cổ chân với 4 30 3 2 phút/tổ 15 100 0 0 0 0 tần số nhanh. 5 Bật gối chạm ngực trong cát 10-12 3 2 phút/tổ 13 86.67 1 6.67 1 6.67 6 Bật xa tại chỗ 10 0 1 phút/lần 12 80.00 2 13.33 1 6.67 7 Bật 3 bước không đà 5-7 1 1 phút/lần 12 80.00 3 20.00 0 0 8 Bật 5 bước không đà 5-7 1 1 phút/lần 12 80.00 3 20.00 0 0 9 Bật 10 bước không đà 5-7 1 1 phút/lần 12 80.00 3 20.00 0 0 10 Bật 10 rào cao 80 – 100cm 10 3 5 phút/tổ 14 93.34 1 6.66 0 0 2 phút/mỗi 11 Lò cò 20 – 30m (cường độ cao). 8-12 2 13 86.67 1 6.67 1 6.67 chân/tổ 12 Chạy cầu thang 20 bậc 10 3 7 phút/tổ 15 100 0 0 0 0 13 Bật 20 bậc 10 3 7 phút/tổ 12 80.00 3 20.00 0 0 14 Lò cò đổi chân di chuyển 30m 10 3 7 phút/tổ 13 86.67 1 6.67 1 6.67 Bài tập bổ trợ chân lăng với dây 20l/mỗi 15 3 2 phút/tổ 14 93.34 1 6.66 0 0 thun hoặc bao cát chân Khả năng phối hợp vận động Số lần Số tổ Quãng nghỉ n Tỉ lệ n Tỉ lệ n Tỉ lệ Bài tập tốc độ phối hợp với kỹ 1 4 2 5 phút/tổ 13 86.67 1 6.67 1 6.66 thuật chạy đà 2 1 bước qua rào x 10 rào 10 3 5 phút/tổ 14 93.34 1 6.66 0 0 Bật rào tư thế bước bộ từ 5 – 7 3 5 3 3 phút/tổ 12 80.00 3 20.00 0 0 rào Bài tập liên hoàn: Chạy 60m nâng cao đùi x 10 giây, chạy 4 60m bật cổ chân x 10 giây, chạy 1 2 10 phút/tổ 13 86.67 1 6.67 1 6.67 60m lò cò 2 chân x 10 giây, chạy 60m hít đất x 10 giây x 8 vòng. 983
  4. Chạy bổ trợ nhịp điệu 3 bước 5 20 2 10 phút/tổ 14 93.34 1 6.66 0 0 qua rào Chạy đà ngắn giậm bục vào hố 6 10 2 10 phút/tổ 15 100 0 0 0 0 cát 7 Chạy đà dài ngoài đường chạy 8 2 10 phút/tổ 13 86.67 1 6.67 1 6.67 Chạy đà ngắn 5~10 bước giậm 8 10 2 7 phút/tổ 12 80.00 2 13.33 1 6.67 nhảy 1 chân Đứng trên bục cao 30~100cm 9 7 3 3 phút/tổ 12 80.00 2 13.33 1 6.67 nhảy xa 2 chân Bài tập liên hoàn: nâng cao đùi, bước rào, bật qua lại, hít đất bật 10 15s 3 3 phút/tổ 14 93.34 1 6.66 0 0 cao, bật gối chạm ngực, bật đổi chân 3.2 Ứng dụng các bài tập thể lực (WA) phát triển thể lực cho nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 - 15 của bộ môn điền kinh Quận 1. Để đảm bảo kế hoạch huấn luyện đạt hiệu quả cao, cần quan tâm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và có giải pháp điều chỉnh thích hợp. Trong đó, giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa được áp dụng các bài tập thể lực (WA) có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trình độ tập luyện và thành tích đạt được, tác động trực tiếp đến vận động viên. Vì vậy, kiểm tra giám sát và điều chỉnh hợp lý là điều cấp thiết. Việc xây dựng chương trình ứng dụng các bài tập phát triển thể lực (WA) cho nam vận động viên nhảy xa lứa tuổi 13 - 15 của bộ môn Điền kinh Quận 1 phải căn cứ vào chương trình huấn luyện và thi đấu của năm 2018 và năm 2019. (Gồm 12 tháng từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2019). ➢ Các giải thi đấu chính trong năm: • Tháng 5/2018: Giải Vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia tại Nghệ An. • Tháng 8/2018: Giải Vô địch Điền kinh Trè quốc gia tại Đồng Nai. • Tháng 10/2018: Giải Điền kinh năng khiếu Tp. Hồ Chí Minh. • Tháng 1/ 2019: Giải Điền kinh Thể thao học sinh Tp. Hồ Chí Minh. • Tháng 3/2019: Giải Vô địch điền kinh Trẻ TP. Hồ Chí Minh (giải phụ tuyển chọn lực lượng thi đấu toàn quốc). • Tháng 5/2019: Giải Vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia tại An Giang. ➢ Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa: gồm 18 tuần (36 giáo án). Mục đích: Phát triển tố chất sức mạnh tốc độ, củng cố kỹ chiến thuật, thể lực chuyên môn và chuẩn bị tâm lý cho đợt kiểm tra. Các bài tập gắn liền với đặc thù của nội dung nhảy xa. Giai đoạn này tiếp tục phát triển thể lực chiếm khoảng 90%, kỹ thuật chiếm khoảng 10%. Trong đó thể lực chung chiếm 40% và thể lực chuyên môn chiếm 60%. Nhiệm vụ: Phát triển thể lực toàn diện, tiếp tục phát triển thể lực chung và phát triển thể lực chuyên môn thêm 1 bước, đó là phát triển tố chất sức mạnh tốc độ. 984
  5. 3.3. Hiệu quả việc ứng dụng các bài tập thể lực (WA) cho nam vận động viên nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 điền kinh quận 1, TPHCM 3.3.1 Thành tích các test sau thực nghiệm Thông qua kiểm tra, đề tài thu được các số liệu về sự phát triển thể lực cho nam vận động viên nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 của điền kinh Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh và tính toán thu được các kết quả được trình qua bảng 2 như sau: Bảng 2: Sự phát triển thành tích sau thực nghiệm của nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 điền kinh quận 1, TP. HCM Ban đầu Sau thực nghiệm TT Test W% t P X 1 S1 Cv% X 2 S2 Cv% Chạy 30m tốc độ 1 3.5 0.02 3.5 3.3 0.04 3.3 -5.68 7.79 < 0.05 cao (s) Chạy 60m xuất 2 7.5 0.02 7.5 7.3 0.02 7.3 -2.04 11.15 < 0.05 phát cao (s) Tung tạ 3kg từ 3 dưới lên trên ra 9.7 0.02 2.70 10.0 0.02 3.35 3.47 8.10 < 0.05 trước (m) Chạy đà 5 bước 4 lò cò 5 bước chân 14.1 0.03 4.75 14.6 0.03 5.11 3.36 14.18 < 0.05 trái (m) Chạy đà 5 bước 5 lò cò 5 bước chân 14.8 0.04 6.03 15.1 0.03 4.81 4.07 6.18 < 0.05 phải (m) Thành tích nhảy 6 5.82 0.05 8.47 6.02 0.05 7.52 3.5 4.2 < 0.05 xa (m) Qua bảng 2, có kết luận như sau: Các test kiểm tra sau thực nghiệm đều có sự tăng tiến. Trình độ tập luyện của nhóm nam VĐV nhảy xa tương đối đồng đều với độ phân tán Cv% < 10% ở tất cả các test. Thành tích sau thực nghiệm đều có nhịp tăng trưởng từ 2,04% – 5,68%. Sự khác biệt giữa trước và sau thực nghiệm có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P = 0,05 với t tính > t bảng. Điều này cho thấy, việc ứng dụng các bài tập thể lực (WA) trong quá trình huấn luyện đem lại hiệu quả. Mặt khác, qua biểu đồ 1 cũng làm rõ hơn về kết quả thực nghiệm sau thực nghiệm, sự phát triển thể lực cho nam vận động viên nhảy xa lứa tuổi 13 - 15 của Điền kinh Quận 1, TP. HCM như sau: 985
  6. 16 14 14.1 14.6 14.5 15.1 12 10 8 9.7 10 6 7.5 7.3 4 5.82 6.02 2 3.5 3.3 0 30m TĐC 60m XPC Tung tạ 3kg từ Lò cò 5 bước Lò cò 5 bước Thành tích Nhảy dưới chân trái chân phải xa Ban Đầu Sau Thực nghiệm lên trên ra trước Biểu đồ 1: Sự phát triển thành tích trước và sau thực nghiệm của nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 điền kinh quận 1, TP. HCM 3.3.2 Giải Vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ toàn quốc năm 2018 Giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ toàn quốc năm 2018 được tổ chức mỗi năm một lần. Vào tháng 5 năm 2018 được tổ chức tại thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An, có 5 VĐV điền kinh Quận 1 tham gia giải cùng đội tuyển điền kinh TP. Hồ Chí Minh. Thành tích nam VĐV quận 1 nhảy xa được thể hiện qua biểu đồ 2, như sau: 6.7 6.6 6.6 6.5 6.47 6.4 6.35 6.31 6.32 6.32 6.3 6.18 6.18 6.2 6.1 6 5.9 HẠNG 1 HẠNG 2 HẠNG 3 VĐV QUẬN 1 12-13 tuổi 14-15 tuổi Biểu đồ 2: Kết quả nhảy xa giải Vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ toàn quốc 2018 Thành tích nam VĐV quận 1 nhảy xa được thể hiện qua biểu đồ 2, thành tích nhóm 12 – 13 tuổi 6m18 (Hạng 3) - thành tích nhóm 14 – 15 tuổi 6m32 (Hạng 3). Kết luận thành tích ở 2 nhóm tuổi mà đề tài nghiên cứu đều có sự phát triển thành tích tốt tiệm cận ở những thứ hạng đầu cùng nhóm tuổi của giải toàn quốc. Thành tích của các VĐV nhóm tuổi toàn quốc cũng phát triển theo xu hướng chung của giai đoạn hiện nay. Từ những phân tích trên, ta thấy các vận động viên nhảy xa thanh thiếu niên có sự tiến bộ về thành tích qua từng năm và đạt được một số thành tích tốt nhất định khi còn ở độ tuổi nhỏ. 986
  7. 3. KẾT LUẬN Qua quá trình lựa chọn và áp dụng các bài tập thể lực (WA) một cách hệ thống, khoa học, chặt chẽ đã nâng cao thể lực cho nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 - 15 đội tuyển điền kinh Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điều đó được thể hiện thông qua sự tăng tiến của các test kiểm tra. Bên cạnh đó, thành tích thi đấu cũng đạt kết quả khả quan, thông qua việc tham dự giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ toàn quốc tại Vinh diễn ra tháng 5/2018. Ở giải năm nay thành phố Hồ Chí Minh tham dự đã xuất sắc giành được 08 HCV, 06 HCB và 07 HCĐ và xuất sắc giành hạng II toàn đoàn. Trong đó, nội dung nhảy xa, các VĐV của Điền kinh quận 1 đã đóng góp 1HCB 1HCĐ vào thành tích chung của đoàn điền kinh TP. Hồ Chí Minh.... Nhìn chung đây là giải đấu rất thành công của VĐV Điền kinh Trẻ thành phố Hồ Chí Minh cũng như của bộ môn điền kinh Quận 1. Việc vận dụng các bài tập thể lực của Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (WA) trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá cho nam vận động viên nhảy xa lứa tuổi 13-15 của bộ môn Điền kinh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã đem lại kết quả khả quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Nguyệt Nga, (2014), “Tài liệu y học thể dục thể thao” 2. Liên đoàn điền kinh Việt Nam (2018), “Kế hoạch mở chương trình trại hè huấn luyện điền kinh cho trẻ em” 3. Phạm Văn Nghiềm (2011), “Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ để nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho Nam học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Thiên Độ Dương – tỉnh Tiền Giang” (luận văn thạc sĩ), Bắc Ninh. 4. Nguyễn Duy Quyết (2012), “Nghiên cứu ứng dụng chương trình điền kinh cho trẻ của hiệp hội Các liên đoàn điền kinh quốc tế tại một số trường tiểu học khu vực phía bắc Việt Nam” (luận án Tiến sĩ), Hà Nội. 5. Hằng (2017), “Ứng dụng các bài tập điền kinh IAAF nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 4, trường Tiểu học Nguyễn Du, Thành phố Vĩnh Long”, Khóa luận tốt nghiệp, TP. HCM. 6. Nguyễn Nhất Linh (2018), “Nghiên cứu ứng dụng các bài tập của IAAF vào chương trình giảng dạy giáo dục thể chất nhằm nâng cao trình độ thể lực của học sinh khối 8 – 9 trường THCS Nguyễn Trường Tộ, thành phố rạch giá, tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ, TP. HCM. 7. Trần Thoại My (2019), “Ứng dụng các bài tập thể lực của IAAF trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa, để nâng cao thành tích cho nam vận động viên Nhảy xa lứa tuổi 13 - 15 của Bộ môn Điền kinh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sỹ, TP. HCM. 8. Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên”. 987
nguon tai.lieu . vn