Xem mẫu

  1. VẤN ĐỀ THÁCH THỨC CỦA DU LỊCH VĂN HOÁ: NHỮNG TRẢI NGHIỆM TƯƠNG PHẢN CỦA MỘT KHU VỰC Ở MIỀN ĐÔNG SENEGAL Jacques BAROU(*) CHELLENGES OF CULTURAL TOURISM: CONTRASTING EXPERIENCES OF A REGION IN ORIENTAL SENEGAL Abstract Sub saharian Africa attracts relatively few tourists in comparison with the flows of travellers at a world level. Different governmental and non-governmental organisations try to promote an equitable kind of tourism respectful of the local cultures and natural surrounding. However it is difficult to combine the respect of ancient traditions and the interest of the tourists. In this paper we consider an experience of cultural tourism led in the frame of a partnership between French and Senegalese local authorities which took place in eastern Senegal in order to preserve the ethnologic heritage in an opened and modern perspective. * Du lịch ở vùng cận Sahara của Châu phi Cho đến nay, dường như hầu hết các nước Châu Phi ít coi trọng việc tăng trưởng du lịch toàn cầu. Ngành công nghiệp du lịch là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào GDP toàn cầu, chiếm 9,1% GDP của toàn thế giới và 34% GDP của các nước đang phát triển nhưng trong toàn bộ các nước Châu Phi chỉ chiếm 10% trong tổng số thương mại du lịch toàn cầu. Trừ Bắc Phi với ba nước, Morocco, Tunisia và Ai Cập, nơi mà ngành du lịch chiếm hơn 8% GDP, tỷ trọng doanh thu du lịch trong GDP của tất cả 47 quốc gia vùng vận Sahara của Châu Phi là 2,8% vào năm 2012. Trong khi lĩnh vực này đã sử dụng 258 triệu người trên toàn thế giới nhưng ở Châu Phi vùng cận Sahara chỉ sử dụng 13,1 triệu người. Những lý do liên quan đến hoạt động du lịch không hiệu quả của khu vực này không phải là sự thiếu quan tâm đến lợi ích phát triển của ngành du lịch ở châu lục này. Vùng cận Sahara của Châu Phi có nhiều lợi thế về sự đa dạng của phong cảnh, các khu vực ven biển, di sản vật thể và phi vật thể. Nguyên nhân của sự chậm trễ trong phát triển du lịch Châu Phi nằm ở nơi khác và trước hết là sự chậm trễ trong việc phát triển du lịch mang tính toàn cầu. Các cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa được đáp ứng đầy đủ. Đặc biệt, ngành dịch vụ hàng không ở Châu Phi phần lớn vẫn chưa phát triển. Trong khi những vùng cận Sahara của Châu Phi là nơi chiếm 15% dân số thế giới, trong đó toàn châu lục địa chỉ chiếm khoảng 4% số ghế trên các chuyến bay theo lịch trình khắp hành tinh. Dịch vụ giao thông này phụ thuộc chủ yếu vào một số ít công ty lớn bên ngoài khu vực này. Hầu hết các công ty quốc gia đã được thành lập để phát triển nhưng rồi đã không còn tồn tại trong vài thập kỷ gần đây. Những công ty còn sót lại hoạt động với sự liên kết với ngành hàng không khu vực và trong nước nhưng chỉ cung cấp phần rất nhỏ nhu cầu đi lại của người dân, do đó rất khó tổ chức những chuyến du lịch đến nhiều nước hay đến những vùng xa ngay cả trong cùng đất nước. Điều này dẫn đến chi phí của du lịch hàng không đến các các nước vùng cận Sahara khá cao. Những chuyến du dịch đến đây bằng dịch vụ hàng không sẽ đắt hơn 50% so với các chuyến bay đến châu lục khác trên một cùng khoảng cách bay như vậy. Việc đi chuyển bằng đường bộ vẫn là nổi tiếng là khó khăn ở nhiều khu vực và dịch vụ hàng không không được cung cấp đầy đủ vì hoạt động không hiệu quả. Hầu như chỉ khoảng 10% trong số 390.000 phòng khách sạn trong khu vực được xác định đạt tiêu chuẩn quốc tế và hơn một nửa trong số đó là ở Nam Phi. Chi phí xây dựng khách sạn cao: 400.000 USD để xây dựng trang bị phòng ở Nigeria trong khi đó ở những khu vực khác trên thế giới chỉ trung (*) GS., Nhà nhân chủng học, Giám đốc Khoa học Đại học Chính trị Grenoble. (Pháp).
  2. bình khoảng gần 200.000 USD. Đối với việc như vậy, cần phải được bổ sung sự thiếu thốn cả về số lượng và chất lượng lực lượng lao động địa phương trong lĩnh vực du lịch. Ngoài chi phí cao và những phức tạp khó khăn trong việc tổ chức những chuyến du lịch ở vùng cận Sahara, Châu Phi những yếu tố khác cũng làm mất niềm tin để đầu tư vào khu vực này so với các nơi khác. Sự bất ổn liên quan đến cuộc chiến tranh dân sự và hậu quả của chúng sinh ra nhiều tội phạm hoạt động phạm pháp ở nhiều lĩnh vùng, ngay cả trong khu vực Sahel hoặc trong khu vực xích đạo. Vấn đề sức khỏe đã được phương tiện truyền thông đưa tin trên toàn thế giới làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở khu vực này, cụ thể như chúng ta đã thấy thông tin truyền thông nói về dịch virus Ebola, là một trở ngại cho việc quan tâm du lịch trong khu vực vùng cận Sahara. Cuối cùng, nhũng nhiễu và tham nhũng của các dịch vụ hành chính mà du khách có thể trải nghiệm hoàn toàn ngăn chặn việc khám phá về châu lục này. 55% du khách trên các chuyến bay quốc tế đi du lịch đến vùng cận Sahara của Châu Phi để kinh doanh hoặc làm việc, 30% thăm viếng gia đình và chỉ có 15% vì lý do du lịch. Mặc dù có nhiều trở ngại nhưng phần lớn các chuyên gia hoàn toàn nhận ra rằng tiềm năng phát triển du lịch của các vùng cận Sahara của Châu Phi rất đáng quan tâm. Sự tăng trưởng về số lượng khách du lịch nước ngoài tại Châu lục này là liên tục tăng trong nhiều năm qua. Năm 1990 khu vực này đã thu hút 6,7 triệu du khách. Và vào năm 2012 đã thu hút 33,8 triệu du khách. Tình hình kinh tế chung của khu vực này đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là qua các dự án đầu tư lớn đến từ nước ngoài như từ các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil. Điều này đã có tác động vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 59% hộ năm 1995 giảm còn 50% hộ nghèo vào năm 2012. Cơ sở hạ tầng đường giao thông đã được cải thiện. Người dân cận vùng-Sahara của Châu Phi đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2012 và Ngân hàng Thế giới cho rằng vùng này ngày hôm nay có thể đang trên đường phát triển và có thể so sánh giống như Trung Quốc và Ấn Độ cánh đây ba mươi năm. Du lịch dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực này. Ngành du lịch sẽ có thể chiếm gần 16 triệu người lao động vào năm 2021. Do đó người dân tiểu vùng Sahara Châu phi nên có quyết định kịp thời về phát triển du lịch Những vấn đề thuận lợi nhất đối với việc phát triển du lịch có thể có một tác động đến việc giảm nghèo và có thể được trực tiếp hưởng lợi từ chính sách dân số của địa phương? Chúng ta hãy xem xét các hình thức du lịch khác nhau để biết lý do tại sao du lịch phát triển trong khu vực này những năm gần đây. Các loại hình du lịch Du lịch ở vùng cận Sahara của Châu Phi vẫn chủ yếu liên quan đến các khái niệm safari (những chuyến đi thăm ở Châu phi). Trong lịch sử, đây là hình thức du lịch đầu tiên phát triển trên thế giới, và từ thời thuộc địa. Thuật ngữ « safari » này đề cập đến những chuyến đi săn đầu tiên được tổ chức để trao giải thưởng cho những người thợ săn đạt nhiều « chịến lợi phầm quý": linh dương, trâu, hươu cao cổ, sư tử, voi, vv Trong những năm đầu thế kỷ XX, trò chơi này vẫn còn hiện diện trên khắp miền Nam Sahara. Vì vậy, năm 1913, Captain Mark Schrader, đã được bổ nhiệm là thị trưởng chính quyền thuộc địa Timbuktu, và ông đã cho biết chi tiết số lượng săn bắn trong khu vực để thu hút thợ săn đô thị tham gia trò chơi này và kèm theo hình ảnh hươu cao cổ và hà mã. Ngày nay, thị trấn ở miền bắc Mali này không chỉ tòan là cát và các động vật hoang dã bao quanh mà những đàn linh dương vẫn sống trong các khu vực xung quanh. Tốc độ tăng trưởng dân số và suy thoái môi trường đã loại bỏ phần lớn các động vật hoang dã trước đây, bây giờ cuộc sống cùng với động vật và môi trường phong phú chỉ có thể tìm thấy ở những công viên tự nhiên ở Đông Phi và Nam Phi. Loại hình du lịch này hiện này còn tồn tại rất ít trên lục địa và hiệu quả khai thác rất hạn chế do chi phí cao và hình ảnh tiêu cực lan truyền ở phương Tây. Khái niệm săn bây giờ chỉ đề cập đến các công viên tự nhiên với hình ảnh của các loài động vật mà chúng ta có thể gặp chúng ta ở trong công viên này.
  3. Loại du lịch này cũng có thể phát triển ở các quốc gia mà cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhưng họ cần biết đến giá trị của các lòai động vật hoang dã hiện vẫn còn hiện diện trong lãnh thổ của họ. Cũng chính vì vậy mà Rwanda đã thành công trong những năm gần đây trong việc phát triển họat động du lịch bằng việc đưa ra hình thức du lịch giúp du khách có thể quan sát nhưng cú khỉ đột núi cuối cùng được bảo vệ trong lùm cây ở vùng Virunga. Vào năm 2011, hoạt động du lịch này đã mang về $ 252,000,000 cho đất nước. Nếu hầu hết các quốc gia đã thành lập công viên tự nhiên, thì rất ít trong số họ đã có thể chiến đấu hiệu quả chống bọn săn trộm. Thực tế, những lòai động vật này được dùng làm thức ăn cung cấp cho hai cuộc chiến tranh dân sự không ngừng ở một số khu vực nơi mà các "thịt thú rừng" được sử dụng để nuôi các dân quân chiến đấu và họ cũng kinh doanh các sản phẩm lấy từ động vật bị giết như sừng tê giác hay ngà voi để bán và xuất khẩu đi các nước khác. Chỉ có các quốc gia đã phát triển công viên tự nhiên từ lâu nay và thường xuyên thu hút lượng khách du lịch lớn sẽ có những phương thức để ngăn chặn bọn săn trộm. Đây cũng là những nước có cảnh quan thu hút du khách đi bộ thăm quan. Các ngọn núi và hồ nước lớn được tập trung ở miền đông và miền nam Châu Phi, trong khi phần còn lại của các vùng cận Sahara châu Phi cấu tạo bởi địa hình bằng phẳng và lượng nước quan năm thấp. Do lý do này mà du khách thường tận dụng cơ hội đến thăm những công tự nhiên ở những đất nước này, trong đó có Nam Phi, Kenya, Tanzania, Namibia và Botswana. Vùng cận Sahara của Châu Phi phong phú về di sản thiên nhiên, nhưng nó vẫn còn yếu kém về di sản kiến trúc và khảo cổ. Trong vùng cận sa mạc Sahara, những công trình được làm bằng bùn, đòi hỏi chi phí tốn kém và hạn chế số lượng các công trình mà khách có thể đến thăm. Các nhà thờ Hồi giáo của Niger, các lâu đài bằng đất, nằm ở Mauritania, Niger và ở Mali rất đáng để du khách có dịp một lần đến thăm. Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, nguyên nhân độ ẩm cao đã làm xuống cấp nghiêm trọng những công trình lớn và lâu đời ở đây. Ngoài các thành thượng nổi tiếng của quốc vương Zimbabwe, có vài công trình bằng đá có khả năng chống lại thời gian. Các kiến trúc thuộc địa theo cảm hứng của người Ả Rập và Bồ Đào Nha, người Pháp và người Anh có mặt ở khắp mọi nơi trên lục địa nhưng tập trung chủ yếu ở các thành phố cảng. Các di sản phi vật thể của vùng cận Sahara của Châu Phi là vô cùng phong phú. Nhiều nghi lễ đã thể hiện rõ cuộc sống của các bộ tộc Châu Phi và do vậy cũng là mục đích nghiên cứu của các nhà nhân chủng tộc học và ngoài ra còn có những bộ sưu tập của các lễ vật, các bản ghi âm bài hát, âm nhạc, điệu nhảy đã được thực hiện vào thời kỳ xa xưa cũng là những thứ mà họ rất đáng quan tâm. Một số dân tộc trở nên nổi tiếng thông qua việc truyền bá nét truyền thống văn hóa của họ với mục đích thu hút khách du lịch, thậm chí làm thay đổi ý nghĩa và chuyển đổi chúng thành loại văn hóa dân gian để phù hợp hơn với thực tế xã hội. Đây là trường hợp diễn ra ở vùng Dogon ở Mali do nhà dân tộc học người Pháp -Marcel Griaule và Jean Rouch đã nghiên cứu ở một số làng nơi mà người bản địa thực hiện các điệu múa đeo mặt nạ mỗi khi du khách đến vì nơi đây không có gì để thưởng thức và nên những điệu múa này đã được sinh ra. Điệu nhảy này cũng được diễn trong các đám tang, và khi bắt đầu hay kết thúc công việc nhà nông… Hình thức phục hồi các di sản phi vật thể được phát triển dưới ảnh hưởng của phương Tây, đặc biệt là với các lễ hội mà đôi khi có thể trộn lẫn và xem kẽ với cái nét truyền thống và sáng tạo đương đại. Di sản văn hóa phi vật thể vẫn là một trong những lợi thế của các dân tộc nghèo nhất trong việc thu hút du lịch để có thể đem lại lợi nhuận trực tiếp cho họ. Nhận thức được hậu quả của việc thu lời từ du lịch đại chúng, một số hiệp hội hay các nhà chính trị ở Châu phi và cũng như ở nước ngoài đã tìm kiếm những hình thức du lịch phù hợp nhằm ngăn ngừa sự xuống cấp của môi trường tự nhiên và văn hóa của người dân, đem đến cho họ một lợi ích trực tiếp về tài sản và giao lưu với du khách. Được gọi là du lịch có trách nhiệm, du lịch đoàn kết, du lịch sinh thái, du lịch nhân đạo. Hiện nay, hình thức du lịch này có xu hướng phát triển và được tìm thấy ở khắp mọi nơi của vùng cận Sahara, Châu Phi. Nó cũng thể hiện một phản ứng chống lại các hoạt động của một số công ty lữ hành lớn mà họ phát triển theo kiểu "trọn gói" không tận dụng những cái có sẵn của những người dân địa phương và cũng không có một sự giao lưu nào giữa người dân địa phương với khách. Tập trung ở các khu vực ven biển, loại hình du lịch này cho phép các doanh nghiệp đến đầu tư và tạo ra một số lượng việc làm tại địa phương nhưng nó thường có một tác động tiêu cực đến môi
  4. trường với mức tiêu thụ nước sạch của khách du lịch làm ảnh hưởng đến người dân địa phương và việc thương mại hóa các mối quan hệ với người bản địa, trong trường hợp xấu, dẫn đến loại hình du lịch tình dục. Một số quốc gia châu Phi đã phản ứng chống lại sự suy thoái của các mối quan hệ giữa khách du lịch và người dân địa phương do: thứ nhất là thiếu trách nhiệm, thứ hai là thiếu sự chuẩn bị. Họ không muốn bỏ qua cơ hội tạo ra lợi nhuận đáng kể ngay cả khi chúng được phân phối, cung cấp dịch vụ kém. Luôn luôn tìm kiếm viện trợ nước ngoài cho sự phát triển của các khu vực nghèo nhất của các vùng lãnh thổ mà họ quản lý, họ rất nhạy bén với các cơ hội có thể biểu hiện các sáng kiến du lịch, ngay cả khi chúng xuất hiện chủ yếu ở các nước phương Tây và chủ yếu phản ánh những tư tưởng của sự phát triển mà còn tồn tại trong quan điểm của phương Tây. Sự ra đời của ngành du lịch đòan kết trong khuôn khổ hợp tác với Pháp Thật là khó khăn để nói rõ chính xác thời gian cụ thể kể từ khi xuất hiện của các sáng kiến đầu tiên về du lịch đoàn kết và minh bạch và đặc biệt là càng nhiều ý kiến liên quan đến hình thức du lịch này cùng nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của khu vực đã đến thăm, bảo tồn môi trường tự nhiên của họ, tăng giá trị di sản văn hóa của họ và cho phép một cuộc gặp gỡ "đích thực" giữa những người đến từ các bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa rất khác nhau. Khi chúng ta nói chuyện về du lịch sinh thái đặc biệt là khi chúng ta muốn tập trung vào việc bảo tồn môi trường, về du lịch nhân đạo và rồi khi nói đến việc giúp người dân địa phương thoát khỏi cảnh nghèo khổ hoặc du lịch văn hóa khi thể hiện một di sản vô hình hoặc các tài liệu trước đây chỉ có các nhà dân tộc học mới có thể đánh giá được sự độc đáo của nó. Tuy nhiên, chúng ta có thể cho rằng du lịch đòan kết hay du lịch công minh đã nổi lên như là một yêu tố thương mại công minh đã được thiết kế chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển bằng cách mua sản phẩn của họ ở một mức giá phù hợp để tránh cho họ phải phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài được phân phối bởi các quốc gia "giàu". Không phải là kết quả trực tiếp của phong trào chống toàn cầu hóa xuất hiện vào đầu những năm 1980 ở các nước phía Nam xung quanh cuộc chiến chống lại các khoản nợ của các nước nghèo và các nước phía bắc xung quanh việc tìm kiếm giải pháp thay thế cho sự phát triển và tiêu thụ năng lượng. Du lịch đòan kết hay công minh có cùng một dòng tư tưởng. Tại Pháp, vấn đề phát triển được liên kết với một sự điều chỉnh của các mô hình hợp tác đã phát triển từ những năm 1960 với các nước được gọi là "champ", có nghĩa là, nói đến các thuộc địa cũ thuộc vùng cận Sahara Châu Phi. Sự hợp tác này đã được thực hiện chủ yếu từ các tiểu bang với nhau nhưng thời gian qua đã nhận được nhiều chỉ trích từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cánh Hữu, họ đã bị chỉ trích sự hợp tác này chỉ tồn tồn tại trước đây để duy trì sự ảnh hưởng của Pháp trong các sự kiện quốc tế thậm chí còn giúp duy trì lập chế độ độc tài. Đối với bên cánh Tả, họ đã bị chỉ trích sự hợp tác này là không hiệu quả liên quan đến mục tiêu phát triển kinh tế. Không nói đến nguyên nhân cơ bản của sự hợp tác mà vẫn đảm bảo sự ổn định tương đối của các nước châu Phi và cho phép nước Pháp giữ lại một số ảnh hưởng đến kế họach quốc tế, cần đưa ra đã được quyết định để có giải pháp tốt hơn cho mục tiêu phát triển và cần hành động trực tiếp hơn để nắm rõ cuộc sống người dân liên quan. Đối với điều này, dường như thích hợp để ủy thác trách nhiệm cho chính quyền địa phương: các khu vực, các ngành, địa phương, cộng đồng dân cư… Cơ quan Phát triển Pháp, cơ quan đại diện cho nước Pháp về lĩnh vực hợp tác biện minh cho việc "hợp tác phi tập trung": "Với việc tăng thêm quá trình thực hiện phân cấp quản lý ở nhiều nước đang phát triển, vai trò của chính phủ Pháp đã trở nên phù hợp hơn bao giờ hết, sự hỗ trợ mà họ cung cấp cho các đối tác của họ để đảm bảo và nâng cao khả năng quản lý của mình. Với chính sách chính trị hợp pháp quả thật đã mang lại nhiều kinh nghiệm sâu sắc. Hợp tác phi tập trung cũng mang lại những lợi ích chung của cả hai đối tác. Nó cho phép trao đổi giữa chính quyền địa phương, các quan chức dân cử và các hiệp hội dân sự. Qua việc đoàn kết và các mối quan hệ của con người, việc hợp tác phi tập trung cho phép để tìm được mối quan hệ, sự hiểu biết và lòng tự trọng." Theo bộ luật ngày 25 Tháng 1 năm 2007 và về quyền lợi và trách nhiệm của chính quyền địa phương Điều L. 1115-1.
  5. Vì vậy, Ở các vùng Rhône-Alpes, gần 300 cơ quan chức năng địa phương có quan hệ hợp tác với các cộng đồng Châu phi, chủ yếu ở Mali, Senegal và Burkina Faso. Gần 1.500 tổ chức đang tham gia vào các hoạt động khác nhau được tạo ra bởi sự hợp tác này và trong số đó, có một số chuyên gia trong lịnh vực du lịch đoàn kết. Các tổ chức này ban đầu được làm việc tại Pháp, ở nông thôn để phát triển du lịch địa phương nhằm mang lại thêm thu nhập cho người dân, và có cơ hội giao lưu văn hóa và làm cho du khách hiểu hơn về cuộc sống nông thôn của mình. Những vùng miền núi nơi mà ngành nông nghiệp không phát triển và không mang lại lợi nhuận nhiều nhưng họ lại được hưởng lợi từ du lịch địa phương nên họ hướng tới sự phát triển của truyền thống địa phương, tổ chức lễ hội xung quanh các sự kiện liên quan đến lễ hội theo mùa như lệ hội « transhumance » tổ chức hàng năm ở một số xã nằm dưới chân của dãy núi Alps khi đến mùa đàn cừu gặm cỏ trên núi cao. Những họat động này có thể đã góp phần vào việc nâng cao mức sống ở các vùng nông thôn bị mất đi truyền thống của mình và ngăn chặn sự biến mất của các truyền thống gắn liền với nhịp sống vùng núi xuất hiện có khả năng được lan truyền sang các khu vực của châu Phi với các cộng đồng Rhône-Alpes đã phát triển một quan hệ đối tác địa phương. Các thách thức cho du lịch ở khu vực này còn rất phức tạp như đã được UNESCO quan sát đánh giá trong chương trình “Văn hóa, Du lịch và Phát triển" đã đưa ra mục tiêu "để chiến đấu chống lại sự chênh lệch khu vực, kích thích sự phát triển bền vững và công minh bằng việc đánh giá giá trị công bằng của di sản cộng đồng". Tuy nhiên, để đáp ứng không chỉ các tiêu chí về vấn đề tôn trọng, hiệu quả và công minh cho người dân địa phương mà còn về vấn đề đạo đức, giáo dục và tinh thần đoàn kết, chương trình này quy định rằng du lịch phải thích nghi với nền văn hóa của du khách. Nhưng nhu cầu của ngành du lịch không phải lúc nào cũng tương thích với những tiêu chí này. Chúng thực sự có thể dẫn đến các di sản văn hóa dân gian hoặc các di sản khác tách biệt khỏi với xã hội hiện tại. Đông Senegal: một khu vực nghèo về kinh tế nhưng giàu tính văn hóa Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác phi tập trung của mình, Tỉnh Isère có gần hai mươi năm đã phát triển quan hệ đối tác với khu vực Đông Senegal, bây giờ chia thành hai khu vực tự trị, một khu ở vùng Tambacounda và khu kia ở vùng Kedougou. Khu vực có nguồn nước và rừng trù phú này vẫn tách biệt khá nhiều so với những khu vực giống như vậy ở đất nước này vì nó thuộc vùng xa nên tốc độ phát triển đô thị hóa chậm và một nền kinh tế từ lâu vẫn bị hạn chế đối với nông nghiệp, săn bắn và thu lượm. Một công viên thiên nhiên Niokolo Badiar cho biết, đã được thành lập vào năm 1956 trong những năm cuối cùng của thời Pháp thuộc trên biên giới với Guinea. Không trù phú như các đối tác Đông châu Phi của mình, nhưng nơi đây lại có rất nhiều loài động vật hoang dã sinh sống trong khu rừng nhiệt đới trải rộng trên một địa hình đồi núi. Đó là nơi duy nhất đã thu hút du lịch, và là nơi mà khách du lịch dương như vẫn rất khó tiếp cận hai mươi năm trước. Tuy nhiên, nó trở lên nổi tiếng từ khi nhà dân tộc học người Pháp đã tìm thấy nơi này một mặt đất lý tưởng để nghiên cứu các quần thể bị cô lập lâu đời. Ngay từ những năm 1950, một nhóm nhà nhân tộc học của Bảo tàng “Con người” đứng đầu là Robert Gessain phát động một chương trình nghiên cứu về những dân tộc biệt lập để huy động một số nhà nghiên cứu về di truyền học, dân tộc học, nhân chủng học văn hóa và ngôn ngữ tham gia nghiên cứu. Khu vực phía đông của Senegal được chọn là khu vực nghiên cứu, cùng với một số vùng ngoài khơi bờ biển Greenland và một ngôi làng của người dân vùng Bretagne. Bên cạnh tất cả các quần thể ở Senegal như cư dân Wolof hay khắp Tây Phi như cư dân Fulani, người ta có thể thấy được những nhóm dân tộc tập trung vài nghìn cá thể nhỏ sống với nhau bằng nghề săn bắn, hái lượm và họ luôn duy trì nhiều nghi lễ liên quan với thế giới của họ, phong tục tập quán của họ hòa chung với cuộc sống thiên nhiên từ đời này sang đời khác. Nói về ngôn ngữ thời xa xưa của tổ tiên họ mà ngày này ngôn nữ này vẫn sử dụng lan truyền ở một khu vực rộng lớn ven sa mạc Sahara. Những cư dân ở đây tạo thành nhóm sử dụng ngôn ngữ dân tộc và sống trong các làng nằm trên đỉnh đồi. Dân tộc Bassari, Bédick, Coniagui và Badyaranké là những nhóm dân tộc nói tiếng tenda là ngôn ngữ chính và chia sẻ cùng hệ thống tín ngưỡng. Không bị ảnh hưởng của làn truyền của Hồi giáo trên toàn bộ các bộ tộc ở Senegal, phần lớn họ vẫn giữ nguyên phong tục tập quán và các nghi lễ tôn giáo gắn liền với việc thờ phượng các thần linh thiên nhiên đảm
  6. bảo sự thịnh vượng của đất mà họ đang sống. Họ từ lâu đã phản đối hành động quân sự các nước láng giềng nhằm lấy đất rừng của họ để chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì những cuộc xung đột này không ngăn cản những quan quan hệ từ lâu đời giữ các quần thể. Đã từ lâu đa số người dân Senegal coi thường họ vì phong tục "nguyên thủy" (hầu như vẫn còn khoả thân, thực hành tôn giáo duy linh và kinh tế khó khăn, môi trường sống thô sơ), họ là bộ tộc bảo tồn tình trạng của tính xác thực của các nền văn hóa tiểu vùng Sahara và và có thể là vấn đề quan tâm của giới trí thức châu Phi, những người muốn nhìn thấy ở họ những nhân chứng sống của một nền văn minh gần như tuyệt chủng. Tính xác thực này, tuy nhiên, được coi là một nguồn thu hút du khách bởi các nhà chức trách địa phương đã nhìn thấy trong một số nghi lễ mô tả và phân tích bởi nhà dân tộc học về quy mô tiềm năng cho thấy có khả năng tổ chức cho du khách đến khám giá nơi này. Bản thân người dân không phải là miễn dịch với khả năng tận dụng lợi thế của các nghi lễ của họ để có thể sinh lời và cải thiện cuộc sống của họ. Cảnh tượng nghi lễ Đó là dịp thực hiện một số nghi lễ bao gồm khiêu vũ, âm nhạc và những buổi tổ chức lễ hội khác nhau mà thường lôi cuốn nhiều người không còn là vài chục người như trước. Nghi lễ được biết đến nhiều nhất và ngoạn mục nhất là nghi lễ nhập môn cho các chàng trai trẻ, đặc biệt là tộc người Bassari. Nghi lễ này, được gọi là "Cô - rê" diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng Tư và đầu tiên tháng Năm để đánh dấu sự kết thúc của mùa khô ở Bassari, cư dân của nhóm ngôn ngữ tenda hay được gọi là Belyan. Dân tộc này mà tồn tại lâu đời và sống biệt lập trong một ngôi nhà hang động và duy trì theo dạng mẫu hệ theo thứ bậc. Tuy nhiên nghi thức này xuất hiện tương đối muộn. Nó có lẽ là vào thế kỷ XIX sau cuộc xâm lược bởi dân tộc Bassa đến từ Fouta Jallon và từ đó nghi lễ này được ra đời. Một số giai đoạn sự xuất hiện của các nhóm người mặt nạ trong làng để nhớ lại cuộc xâm lược của quân Fulani và cuộc thi chiến này được tổ chức cho những thanh niên của làng nhằm để tăng cường khả năng chống quân xâm lược tiềm năng. Hầu hết các giai đoạn của nghi lễ này đều cấm phụ nữ. Theo truyền thuyết kể rằng, đó là vì một người đàn ông đã tiết lộ cho những người phụ nữ các bước của nghi lễ này và ngay sau đó đã mang lại những đều bất hạnh cho cư dân. Họ đã bị bọn người Fulani bắn chiếm và đã phải rút lui vào trong các hang động của núi trong nhiều năm. Để xua đuổi những những lỗi lầm của người đàn ông đã tiết lộ những bí mật cho phụ nữ, anh ta đã phải hy sinh. Người dân trong làng đã trôn anh ta ở nơi thiêng liêng gọi là E-kbit dưới một đống đá trong khu rừng rậm. Do vậy, những thành viên của gia tộc người Bianquinch thường xuyên làm lễ cúng ở khu rừng E-kbit để chuộc lại lỗi của tổ tiên họ. Phần giới thiệu của các thế hệ trẻ trưởng thành từ trong làng E- kbit là một bước quan trọng của nghi lễ « Cô-rê ». Ngày nay, các thành niên vẫn bị nghiêm cấm kể cho phụ nữ về những gì họ đã trải qua trong cuộc đời mình từ khi sinh ra và phụ nữ không được tham gia xem những trận đấu chiến của những người đeo mặt nạ. Họ được cho là chạy trốn vì sợ hãi sự xuất hiện của các người đeo mặt nạ trong làng. Do vậy những phụ nữ nước ngoài cũng bị cấm không được tham dự chiến đấu như vậy. Trong thực tế, tất cả điều này đã và đang thay đổi rất nhiều. Những người phụ nữ bassari biết rất rõ nguồn gốc ban đầu của những người đàn ông, tuy nhiên không biết nguồn gốc của các cô gái trẻ là những gì còn giữ bí mật, và dường như các nhà dân tộc học đến giờ vẫn chưa tìm hiểm. Đối với khách du lịch nước ngoài, phải trả một giá cao khi đến thăm những nơi cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra. Khi thực hiệm nhiệm vụ năm 2004 để tham dự một nghi lễ "Cô-rê" chúng tôi thấy rằng các nghi lễ có xu hướng thích ứng với sự quan tâm du lịch. Đại diện của nhà lãnh đạo truyền thống đã thiết lập thuế quan đối với hình ảnh và phim và đã thực hiện một danh sách những gì chúng ta có thể hay không có thể quay phim và chụp ảnh. Số lượng khách du lịch có mặt ở buổi lễ này không được vượt quá một chục người.
  7. Họ chỉ có thể nhìn thấy một phần của một nghi lễ diễn ra trong vài tuần và biết được một số ý nghĩa của buổi lễ, đánh dấu sự chuyển tiếp của thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành. Thanh thiếu niên được chuẩn bị nhiều ngày cho nghi lễ này nhưng họ chỉ được khám phá ra ý nghĩa rằng khi họ sống ở các thời kỳ khác nhau. Cha mẹ họ xây cho họ một hang tập thể gọi là “ambofore” nơi họ sẽ sống trong thời gian diễn ra nghi lễ “Cô-rê”. Họ bện tóc và nhận được thiết bị mà họ sẽ sử dụng trong trận chiến hay chỉ đơn giản là phục vụ như là một vật trang trí. Họ có một cây cung với những sợ dây thừng đan chéo cái mà họ sẽ sử dụng như một lá chắn trong trận chiến. Họ đeo dưới cánh tay một thanh kiếm sắt bọc trong một bao kiếm được trang trí lộng lẫy. Trong thực tế, có một số là tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi sử dụng thanh kiếm bằng sắt này, nên họ chỉ giữ những thành kiếm đó như vật trang trí thanh tịnh và sử dụng một thanh kiếm gỗ thay thế. Các thành viên khác của nghi lễ «Cô rê» là những người mặt nạ được gọi là lukuta. Họ trốn trong bụi rậm cho đến ngày giao chiến. Họ vào trong làng thốt ra tiếng kêu man rợ gây cho mọi người trong làng sợ và họ giao tranh với nhóm thanh niên kia ở khu rừng trống để giành chiến thắng. Chúng ta không được nhìn thấy khuôn mặt của họ, họ giấu trong một cái mũ chùm đầu chỉ hở đôi mắt. Họ được lựa chọn từ các nhóm tuổi từ 27-33 tuổi, cho họ một lợi thế về mặt thể chất tốt so với thanh thiếu niên. Họ đến đứng nghiêng theo hàng dọc, cơ thể tráng với màu đất son đỏ mang trên tay một cây gậy lớn và một roi ngưa làm bằng nhanh cây mền. Họ quấn quanh ngừời lá cây Karité và cầm vỏ con xà cạp. Cái nhìn của họ là thực sự ấn tượng. Họ băng qua ngôi làng để đến khu rừng trống rộng lớn được bảo vệ trước bằng nghi thức khác nhau để bảo đảm uy tín của "biyils"- những vị thần đã cai trị khu đất này. Người ta nói rằng trong những ngôi làng nơi các nhà lãnh đạo đã hy sinh để báo vệ biyils của khu rừng trống này và nơi đây cũng thường xảy ra những tai nạn chết người trong những trận thi đấu. Khán giả tạo thành một vòng tròn lớn. Một người đàn ông nhớ rằng các già làng có quyền làm gián đoạn một cuộc chiến nếu nó có quá nhiều bạo lực. Các đối thủ sau đó nhập vào trong vòng tròn. Mỗi người thi đấu phải đối mặt với hai người mặt nạ. Trong thực tế, những đối thủ thường nhanh chóng tìm cách bỏ gậy, cung tên và roi ngựa và say mê chiến đấu với đối thủ bằng tay không với mục tiêu là để lật đổ đối thủ hoặc để đẩy đối thủ ra khỏi vòng tròn. Cuộc giao tranh kéo dài một vài giây và không có nhiều bạo lực. Sau cuộc thi đấu, những người thi đấu và những người mặt nạ đi vào trong làng và nhận được tất cả các loại dịch vụ từ các gia đình, đặc biệt là bia kê, mật ong và các loại bánh bột đậu phộng. Người trong cuộc vẫn phải bình thản, không cười và không nói chuyện với phụ nữ. Những người tham gia nghi lễ, những người mặt nạ hay những người thi đấu cũng đang phải chịu kiêng khem tình dục trong suốt thời gian của nghi lễ. Đối với người tham gia thi đấu, điều bắt buộc này được cho là kéo dài trong hai tháng sau khi tổ chức nghi lễ Cô-rê. Đối với chàng trai mới nhập môn sẽ tiếp tục trở lại sống trong những hang rậm trong những tuần sau đó. Họ cũng trải qua một số thử thách, chịu đựng khó khăn và sẽ được những người đi trước hướng dẫn về ý nghĩa của nghi lễ cổ xưa mà họ sẽ phải thực hiện trong cuộc sống của họ, các phương tiện để tự bảo vệ mình khỏi sự tấn công của các phù thủy, những điều cấm kị phải tuân thủ, những phong tục tập quán phải được bảo vệ và gìn giữ… Nét truyền thống trong tương lại Thật khó để biết những gì sẽ xảy ra đối với toàn bộ nghi lễ phức tạp này cái mà có ý nghĩa so với vết cắt của tuổi đời và vết cắt các mùa trong năm, cái mà dường như không còn phù hợp với vết cắt của xã hội hiện đại được đánh dấu bởi sự nan rộng khả năng học vấn của người dân và sự di cư khỏi vùng nông thôn. Bây giờ, những người xưa vẫn cam kết bảo tồn di sản phi vật thể. Sự quan tâm của khách du lịch đối với văn hóa của họ đã khuyến khích họ không từ bỏ các nghi thức phong phú đa dạng của mình. Những cái lễ nghi này là khả năng tự thay đổi nhưng vẫn tiếp tục tồn tại trong một thời gian khó khăn để được xác định. Nguy cơ biến mất tồn tài của lễ nghi này còn ít so với nền văn hóa
  8. dân gian cái mà gắn liền với sự phát triển của du lịch và nó dường như khó có thể bị ảnh hưởng của một nền văn hóa thống trị, cụ thể là bị thống bị bởi văn hòa Hồi giáo và các tổ chức xã hội. Một hình thức du lịch thông minh trái lại có thể giúp duy trì sức sống của nền văn hóa dân tộc thiểu số bằng cách làm tăng giá trị của chúng qua giao thông với các nước khách. Những người Bassari đã biết cần thiết đối với việc giao thông với thế giới. Một số lãnh đạo vùng này cũng đã có cơ hội để đi du lịch đến Pháp, Mỹ và Brazil. Họ gặp đại diện của các nhóm dân tộc Amerindian và nói rằng họ đã bị ấn tượng bởi sự tương đồng về phong tục của họ với những phong tục ở đây. Nền văn hóa dân tộc thiểu số ngày nay được tổ chức ở cấp độ toàn cầu, đó có lẽ là cách tốt nhất cho họ để chống lại áp lực của các nhóm thống trị trong mỗi quốc gia và trách sự khác biệt. Hợp tác văn hóa khởi xướng giữa Hội đồng chung của Isère và các nhà chức trách trong khu vực nhằm mục đích giúp đỡ những cư dân này để giữ một số nét độc đáo của mình trong quá trình hòa nhập với xã hội hiện đại, có khả năng bảo tồn bản sắc của mình Chính sách văn hóa ở một số nước của các vùng cận Sahara của Châu Phi đã phát triển rất nhiều lễ hội khiêu vũ hay âm nhạc truyền thống. Điều này thường được thực hiện ở các thành phố lớn và liên quan đến nhóm múa hát tương đối chuyên nghiệp, thậm chí là nhóm múa chính của nhà hát quốc gia. Chính quyền địa phương ở miền đông Senegal cũng mang lại cảm xúc thích thú cho du khách loại kiểu tổ chức này để tạo ra một điểm thu hút khách du lịch trong khu vực. Họ đã nghĩ đến việc huy động các dân tộc địa phương gắn bó hơn với truyền thống của mình và gọi là sự kiện "lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số." Lễ hội đầu tiên được tổ chức vào năm 2002 ở trên khu vực địa danh của Bandafassi, nằm ở lối vào của các vùng lãnh thổ của các nhóm người liên quan. Khó khăn lớn đã gặp phải trong sự kiện đầu tiên này. Mọi người miễn cưỡng tham gia và đã không hiểu được ý nghĩa của sự kiện đó. Phải mất rất nhiều áp lực từ chính quyền địa phương để các lễ hội được tổ chức. Thành viên của các dân tộc đã tham gia vào lễ hội này như dân tộc Bassari, Bédik và Dialonké điều nhấn mạnh một số thiếu sót trong tổ chức. Các vũ công đến từ các ngôi làng xa xôi đã không được lái xe chở về nhà theo đúng kế hoạch. Có một sự chậm trễ trong việc thanh toán tài chính và đôi khi không thanh toán cho các dịch vụ được cung cấp. Có vẻ như một số người trung gian đã không gửi số tiền phân phối cho các lễ hội mà họ đã chuyển đi đâu và làm gì không ai biết. Những người tham gia (đại biểu) cũng lấy làm tiếc về việc không thấy trưởng lão, trưởng thôn hoặc các lãnh đạo trong vùng đến chào đón họ. Các cá nhân đến từ Dakar hay Pháp để tham dự sự kiện này với lịch trình bận rộn chỉ được ở lại một vài giờ tại hiện trường của lễ hội, để thực hiện các bài phát biểu và hoan nghênh một số điệu múa. Họ đã không thể hiện nét truyền thông của người Châu phi nên không thấy đến chào hỏi các trưởng lão. Sự thiếu sự chuẩn bị và tổ chức dương như xúc phạm sâu sắc nhạy cảm địa phương để các điểm của việc tiếp tục đè nặng lên các loại sự kiện này ban đầu được dự kiến sẽ được gia hạn hàng năm. Phải mất đến năm 2007 cho một lễ hội cùng loại sẽ được tổ chức. Tác động tiêu cực khác đã được xác định trong số các hậu quả của lễ hội. Một số vật lễ đã được trưng bày tại sự kiện này vẫn có một giá trị thiêng liêng đối với người xưa. Trong cuộc giao tranh giữa các cư dân với nhau được coi là bấm kị khi để cho những người mặt lạ xuất hiện trước công chúng nước ngoài. Trong sách logic thống ghi nhận lại những đau khổ là kết quả của sự không vâng lời, tất cả các sự kiện tiêu cực sau đó diễn ra sau lễ hội là cảnh tượng: mùa màng thất bát, hạn hán, dịch bệnh... Và điều này được hiểu như là sự biểu hiện của sự trả thù của thân linh. Rất nhiều ý tưởng để phát triển truyền thống để du khách nước ngòai biết đến nhiên hơn đều bị các tộc trưởng của các nhóm tộc từ chối. Đối với họ những mối đe dọa thực sự là đối với các truyền thống chứ không phải nằm ở việc thiếu quan tâm của thế hệ trẻ vì thế hệ trẻ ngày nay di cư ngày càng nhiều vào thành phố và chịu sự ảnh hưởng của các nền văn hóa khác và các tôn giáo khác. Giữ gìn truyền thống trong ngữ cảnh hiện đại dường như là cách tốt nhất để đảm bảo tương lai của họ. Sự phát triển của du lịch văn hóa trong quần thể vẫn còn mong manh là vấn đề phức tạp liên về mặt đạo đức. Các đối tác và các tổ chức liên quan cần trách nhiệm thực sự đối với nền văn hóa dân tộc thiểu số. Nguy cơ mất đi hình ảnh văn hóa dân gian và ngày càng chuộng ngọai vẫn còn rất mạnh mẽ. Kết quả như vậy là trái với các vấn đề thực tế của du lịch văn hóa trong việc giúp đỡ cư dân hòa hợp truyền
  9. thống của họ với tính hiện đại. Văn hóa ở đây phải là hữu ích, nó không phải là một mục đích của bàn thân mà là phương tiện để giúp cư dân phát triển hơn và giúp giải quyết một số vấn đề mà họ gặp phải. Ở một số khu vực nông thôn vẫn bị thiệt thòi như ở Đông Senegal, văn hóa còn mang rất nặng tính truyền thống, vẫn còn gắn liền với tôn giáo của lãnh thổ đó. Trong một số trường hợp, nó là trái ngược với tính hiện đại và việc sử dụng của nó trong một lễ hội phải được thực hiện với tất cả sự thận trọng. Đó là lý do tại sao các điệu múa, bài hát, mặt nạ, không nên được trình diễn cho du khách từ nước khách đến mà không có lời giải thích. Theo logic này, một "bảo tàng sinh thái" được thành lập với các chi phí do UNESCO tài trợ trên địa danh của Bandafassi ở lối vào của các vùng lãnh thổ mà nhóm dân tộc thiểu số đang sinh sống. Nó bao gồm những ngôi nhà lấy cảm hứng từ môi trường sống truyền thống của khu vực và được xây dựng bởi chính các cư dân của mình. Một số vật lễ, một số vật giá trị thẩm mỹ cao sẽ do người dân địa phương cất giữ. Chức năng của các thiết bị này là để giải thích cho du khách các đặc điểm chính của các nền văn hóa địa phương và làm cho họ nhận thức được sự mong manh của họ. Từ đây có thể tổ chức các tour du lịch với hướng dẫn viên có trình độ sinh ra và lớn lên ở các nhóm dân tộc địa phương này. Tuy nhiên, du khách chỉ có thể tham dự các nghi lễ truyền thống trong môi trường quen thuộc của họ và vào những ngày lễ hội diễn ra nhưng phải được đồng ý của người đại diện của cử dân liên quan. Chính sách này được thiết kế để cho phép cuộc gặp gỡ giao lưu tích cực giữa khách nước ngoài và các công ty địa phương tránh tác động trái chiều liên quan đến thương mại hóa quá mức đến nền văn hóa. (Người dịch : ThS. Hoàng Tiểu Nga, Giảng viên Khoa Ngoại ngữ, SAIGONACT) TÓM TẮT Vùng cận Sahara của Châu Phi cho đến nay thu hút tương đối ít lượng khách du lịch thế giới mặc dù có tiềm năng hấp dẫn đáng kể. Nhiều tổ chức phi chính phủ đã cố gắng quảng bá một hình thức du lịch đoàn kết, tôn trọng nền văn hóa địa phương và môi trường tự nhiên. Tuy nhiên không phải là dễ dàng để kết hợp giá trị truyền thống và lợi ích của du lịch. Bài nghiên cứu này muốn nêu ra một trải nghiệm khá nổi bật về di sản dân tộc học của vùng Đông Senegal được tiến hành trong khuôn khổ hợp tác với cấp quản lý địa phương.
nguon tai.lieu . vn