Xem mẫu

  1. Vai trò của người lãnh đạo Mỗi khi người lãnh đạo đưa ra một yêu cầu, anh ta thực tế đang đưa ra hai thông điệp: một là nội dung, tức là những gì người lãnh đạo muốn thực hiện, hai là cách thức, tức là cách thức mà nhà lãnh đạo đó đưa ra yêu cầu như thế nào. Thông điệp thứ hai cũng quan trọng không kém gì thông điệp đầu tiên vì nó cung cấp hoàn cảnh văn hóa cho người nhận thông điệp, chính là những nhân viên. Bất kể là trong một tổ chức như thế nào thì người ta cũng có tâm lý chung "trăm nghe không bằng một thấy". Người ta chỉ thật sự tin khi được chứng kiến. Và không có một khuôn mẫu nào có tầm ảnh hưởng lớn hơn là cách sử xự của người lãnh đạo. Hơn tất cả, đó là một chuẩn mực để mọi người nhìn vào. Chính người lãnh đạo là người làm nên phong cách ứng xử ở nơi làm việc. Hơn ai hết, họ thiết lập nên những giá trị thực tế của một tổ chức, và cụ thể hơn là mối quan hệ khách hàng, với nhà cung cấp hay các đối tác. Nếu những nhà lãnh đạo tin rằng khách hàng thật sự là một gánh nặng và thường chỉ mang đến phiền toái thì tất yếu các nhân viên sẽ phản ánh quan điểm đó thông qua những dịch vụ nghèo nàn, thiếu tinh tế và không hề được cải tiến. Nhưng nếu nhà lãnh đạo đặt khách hàng lên vị trí ưu tiên hàng đầu, giả sử như sẵn sàng rời cuộc họp nội bộ vì một cuộc điện thoại với khách hàng thì chúng ta có thể mong đợi ở nhân viên của họ sự quan tâm chu đáo và những dịch vụ không ngừng được cải thiện. Hàng ngày, một tổ chức, một doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền hay tiêu hao nguồn vốn không phải trực tiếp do những quyết định của những nhà lãnh đạo, mà do hàng ngàn quyết định của toàn thể nhân viên. Những quyết định hàng ngày và mang tính trực tiếp như vậy: quyết định chiết khấu, nhận hàng bán trả lại, lựa chọn nhà cung cấp, sản xuất hàng tồn kho,...là sự phối hợp của rất nhiều quyết định. Và thật là lý tưởng nếu như tất cả những người ra quyết định đó đều hướng vào một mục tiêu trong tương lai chung. Muốn vậy, nhà lãnh đạo phải đưa ra một bức tranh càng rõ ràng và cụ thể càng tốt. Chính điều đó sẽ định hướng cho các nhân viên đưa ra những quyết định hàng ngày cho phù hợp. Liệu nhà cung cấp này có thể đáp ứng chỉ tiêu về sản lượng hay không, hoặc chính sách khách hàng này có thể hiện thực hóa được việc thâm nhập thị trường hay không, hay là chính sách giá cả này có thể ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh mà doanh nghiệp đang xây dựng... Ngay cả những mục tiêu hoàn hảo cho doanh nghiệp cũng trở nên vô giá trị nếu như nó không được chuyển thành những mụch tiêu hiện hữu, rõ ràng và có thể đáp ứng được cho mỗi cá nhân.
  2. Công việc này thường được gọi là "sự liên kết", nghĩa là nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng mỗi cá nhân phải được quan tâm đến, đánh giá và có những yêu cầu đóng góp thích hợp vào định hướng chung của toàn bộ doanh nghiệp. Mối tương quan giữa cá nhân và tập thể đó không tự nhiên mà thành mà đòi hỏi sự quan sát và nắm bắt khả năng cũng như vị trí của các cá nhân trong quy trình hoạt động chung của tổ chức để có thể hướng những mục tiêu cho mỗi cá nhân thực sự hỗ trợ mục tiêu chung của toàn thể tổ chức. Nếu không làm được điều này thì đó không phải là thất bại của mỗi nhân viên mà là sai lầm của nhà lãnh đạo. Innovative Leade
nguon tai.lieu . vn