Xem mẫu

  1. Uy Tín Lãnh Đạo Trong những đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo, ngoài những chức năng, phẩm chất tâm lý cá nhân riêng, còn có những hiện tượng tâm lý xã h ội nằm ngoài yếu tố nhân cách người lãnh đạo mà nó gắn liền với hoạt động c ủa người lãnh đạo. Đó là uy tín. Uy tín là quyền lực, là uy lực, là một sức mạnh có khả năng chi ph ối, chinh phục người khác bằng sự tin cậy, tín nhiệm, tin tưởng. Do đó uy tín trước hết là một sức mạnh có khả năng chi phối người khác, làm cho người khác phục tùng người mang quyền lực đó. Nhưng quyền lực thì có nhi ều loại, mà uy tín thì chỉ là một trong số đó. Ví dụ như có quyền lực chi phối người khác bằng cách tạo ra sự sợ hãi với phương tiện là vũ khí hoặc các biện pháp chế tài nào đó của pháp luật; hoặc có thể chi phối người khác, t ạo ra sự lo l ắng cho h ọ bằng những sự phê phán của nhiều người, thì đó là sức mạnh c ủa d ư lu ận; hoặc có thể chi phối người khác bằng sự rung động con tim, đó là sức mạnh tình yêu…. Nhưng để chinh phục người khác bằng cách tạo ra sự tin cậy, tín nhiệm bằng chính bản thân nhân cách người lãnh đạo, bằng hoạt động và kết quả của hoạt động lãnh đạo ấy, thì đây chính là uy tín người lãnh đạo. Uy tín gắn liền với một lĩnh vực hoạt động, diễn ra trong không gian, thời gian xác định. Thường thì một cá nhân chỉ có thể t ạo l ập, duy trì đ ược uy tín của mình trong một hoặc một số lĩnh vực cụ thể. Một cá nhân có uy tín lĩnh vực này, ở địa phương này nhưng ở lĩnh vực khác, địa phương khác có thể không có uy tín. Uy tín người lãnh đạo là sức mạnh tinh thần, là được những người khác nghe theo, phục tùng một cách tự giác, tự nguyện chứ không phải vì bất kỳ một phương tiện nào khác, mà vì chính bản thân họ với năng l ực phẩm chất, đạo đức, phong cách trong quá trình hoạt động lãnh đạo. Nhưng cũng phải thấy rằng, trong bản thân người lãnh đạo có hai loại quyền lực: quyền lực lãnh đạo và quyền lực uy tín, mà ta cần phải phân biệt chúng. Quyền lực lãnh đạo là sức mạnh chi phối người khác nhờ vào vị trí xã hội giao cho họ (có uy), với quyền lực này, buộc người khác phải phục tùng nếu ai không phục tùng thì phải chịu hậu quả. Vì vậy, loại quyền lực này không phải là uy tín, bởi vì nó chi phối người khác bằng cách áp đặt sự thừa nhận sức mạnh tổ chức. Trong khi đó, uy tín là một sức mạnh chi phối người khác một cách không điều ki ện, t ức là nó chinh phục người khác không dựa trên sự áp đặt nào cả và các cá nhân bị chi phối hay không bị chi phối cũng không chịu bất kỳ một hậu quả nào. Năng l ực, đạo đức, phong cách của người lãnh đạo tác động lên đối tượng phục tùng một cách tự nguyện, tự giác. Để tạo được uy tín lãnh đạo, trước hết một cá nhân phải có uy, tức là được đặt vào vị trí lãnh đạo thông qua bầu cử hay bổ nhiệm; đó là đi ều ki ện khách quan (yếu tố bên ngoài) để người lãnh đạo tìm được uy tín nếu có năng lực tương xứng. Thứ hai, người có uy phải biết sử dụng quyền lực lãnh đạo sẵn có của mình một cách hợp lý nhất, tức là có năng lực lãnh đ ạo thực s ự thì s ẽ chinh phục được mọi người, tạo lập được uy tín - ở đây phải hiểu là người khác bị chinh phục bởi năng lực lãnh đạo chứ không phải bởi chính bản thân quyền 1
  2. lực. Và ngược lại, có uy nhưng không có năng lực tương xứng thì không thể có uy tín, người khác vẫn bị chi phối bởi người lãnh đạo nhưng không phải bởi sức mạnh của uy tín. Thứ ba, nếu quyền lực lãnh đạo được sử dụng tốt thì sẽ được người khác thừa nhận uy tín. Đây là yếu tố bên trong, yếu tố nội tại. Nó chính là phẩm chất, năng lực, kết quả hoạt động của chính bản thân người lãnh đạo. Ngoài ra uy tín còn do phong cách cá nhân của người lãnh đạo tác đ ộng t ạo nên. Trong hoạt động lãnh đạo - quản lý, uy tín c ủa người lãnh đạo là phương tiện cần thiết, là một yêu cầu khách quan, thậm chí đó là tiêu chuẩn cần thiết; uy tín là điều kiện tối cần thiết đảm bảo cho hiệu quả hoạt động c ủa người lãnh đạo; uy tín còn là phương tiện để đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất của các thành viên trong cơ quan, đơn vị xung quanh người lãnh đạo một cách tốt nhất. Trên thực tế, người lãnh đạo có uy tín giữ một vai trò hết sức quan trọng. Dân gian có câu “một lần bất tín thì vạn l ần bất tín”, ngay ng ười bình thường khi đã không tin nhau rồi thì không thể làm gì được. Người ta m ất ti ền, mất bạc có thể kiếm ra được nhưng một khi đánh mất niềm tin (uy tín) thì không thể tạo ra được. Ngay trên thương trường, uy tín của các đơn vị sản xuất kinh doanh được đặt lên hàng đầu, đó là sự sống còn của doanh nghiệp; uy tín chính là chất lượng sản phẩm, là hiệu quả kinh doanh, là thước thước đo trình độ của đơn vị; uy tín là phải nói đi đôi với làm. Do đó, người lãnh đạo luôn coi uy tín là thước đo đánh giá năng lực lãnh đạo của mình. M ột khi có s ự b ất tín nhiệm của quần chúng, có hiện tượng mất đoàn kết trong đơn vị, người lãnh đạo cần phải soát xét lại nhân cách bản thân mình trong hoạt động lãnh đạo - quản lý đơn vị, chứ không thể đổ trách nhiệm lên một ai khác. Để biết được uy tín của người lãnh đạo cao hay thấp, căn cứ vào: - Mức độ, tính chất thông tin mà người lãnh đạo có được, người lãnh đạo có nắm được tình hình mà tổ chức, cơ quan người lãnh đạo phụ trách. - Khi người lãnh đạo giao nhiệm vụ cho cấp dưới, thì họ thực hi ện nhiệm vụ đó như thế nào, triệt để hay làm qua loa, không nhiệt tình. - So sánh tình trạng cơ quan đơn vị lúc người lãnh đạo có mặt và lúc lãnh đạo không có mặt ở đó. Thường người lãnh đạo có uy tín thì tình hình c ơ quan lúc có mặt hay không có mặt ở cơ quan vẫn ổn định như nhau. - Thái độ của những người xung quanh đối với người lãnh đạo: Cấp dưới kính trọng; cấp ngang quí mến; cấp trên tín nhiệm; thái độ của những người đối lập với người lãnh đạo. Trên thực tế, sức mạnh uy tín bao trùm lên công tác hoạt động của người lãnh đạo. Do đó, một khi một cơ quan, đơn vị xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ kéo dài, tình trạng tham ô, tham nhũng xảy ra trong đơn vị trong đơn vị, trong ngành ở nhiều nơi, nhiều cấp thì có nghĩa là người lãnh đạo của đơn vị đó không còn đủ uy tín để lãnh đạo, mặc dù quyền lực lãnh đạo vẫn còn nhưng nó đã bị vô hiệu hóa. Trong trường hợp đó, người lãnh đạo phải từ chức hoặc bị cách chức, đề bạt người có đủ uy tín và năng lực lên lãnh đạo đơn vị thì lúc đó mới có cơ hội phục hồi tổ chức trở lại mạnh mẽ. Ví dụ: những tiêu cực ở ngành Hải quan ở thành phố HCM vừa qua, lãnh đạo ngành Hải quan đã bị mất uy tín, do đó cần phải được chấn chỉnh và thay đổi, để lấy lại lòng tin trong nhân dân và uy tín trong công tác. 2
  3. Hiện nay, trong cuộc sống thường diễn ra tình trạng uy tín gi ả. B ất kỳ một sức mạnh tinh thần nào mà người lãnh đạo có được từ sự kính trọng xung quanh do người lãnh đạo tạo ra từ khả năng, năng lực thực sự của bản thân và được mọi người thừa nhận, đó là uy tín thật. Còn mọi sức mạnh tinh thần khác không tạo từ khả năng, năng lực bản thân cá nhân người lãnh đạo mà do bằng cách này hay cách khác lôi kéo sự ủng hộ của người khác thông qua vi ệc mua lòng họ bằng những lợi ích vật chất không đúng nguyên tắc, thì đó là uy tín giả. Có các loại uy tín giả như: uy tín do uy thế vị trí lãnh đạo (ghế lãnh đạo), là t ạo sự nhầm lẫn giữa uy tín và quyền lực chính trị, mà thực chất người lãnh đạo không có năng lực, khả năng. Uy tín mị dân, là tự t ạo ra uy thế cho mình bằng cách thoả mãn cho một số người một số lợi ích không đúng nguyên tắc chung. Uy tín hình thức là tạo ra uy thế cho mình bằng những “thủ thuật” (mánh lới). Để tạo lập, duy trì và nâng cao uy tín cho người cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Phải xuất phát từ nhận thức: uy tín là một phương tiện t ối cần thiết, đảm bảo hiệu quả cho công tác lãnh đạo. Nhưng đó không phải là mục đích, mục tiêu của chúng ta. Thậy vậy, uy tín người lãnh đạo có được từ bản thân phong cách lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, đạo đức phẩm chất của người lãnh đạo, chứ mục đích của người lãnh đạo là hi ệu quả công vi ệc t ốt nhất, hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao đời sống của người lãnh đạo. - Phải biết xác định đúng lĩnh vực mà mình có uy tín. Không nên “đúng núi này, trông núi nọ”. Trong thực tế không phải ai cũng am hiểu và gi ỏi t ất c ả các lĩnh vực, không phải ở được lòng tất cả mọi người ở nhiều địa phương khác nhau. - Phải thiết lập và duy trì được mối quan hệ rộng rãi với quần chúng. Vì uy tín là hiện tượng tâm lý xã hội, được di ễn ra trong các quan hệ xã h ội. Bác Hồ dạy “cán bộ là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người lãnh đạo xa rời quần chúng thì sẽ mất uy tín, trở thành quan liêu, mệnh lệnh, hành chính, thành một “ông quan cách mạng”. Cán bộ xa dân sẽ trở thành mất dân chủ, cửa quyền, hống hách và sớm muộn gì thì người lãnh đạo ấy sẽ bị chính quần chúng đào thải. - Phải biết thiết lập và duy trì khoảng cách quan hệ thỏa đáng đối v ới người xung quanh, không gần quá cũng không xa qua. - Phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt. Cuối cùng uy tín không chỉ là cá nhân người lãnh đạo mà đó còn là vấn đề của tổ chức, của Đảng, của Nhà nước. Uy tín lãnh đạo có thể là sức mạnh chi phối của một cá nhân, cũng có thể là của một tổ chức, uy tín của tổ chức là sự chính phục, mức độ ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của tổ chức ấy đem lại cho xã hội. Trong xã hội ta, uy tín người lãnh đạo bao gồm uy tín của cá nhân người lãnh đạo và uy tín của tổ chức mà người lãnh đạo là thành viên. Uy tín tổ chức ở đây trước hết là uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng đã tạo được một sức mạnh to lớn trong tinh thần dân t ộc nói riêng và trên cả phạm vi thế giới nói chung. Do đó, là người cán bộ c ủa Đảng, người lãnh đạo chúng ta trước hết được thừa hưởng uy tín c ủa Đảng và được tổ chức trao cho; trong quá trình hoạt động của mình từng cá nhân phải bi ết tiếp tục tạo lập và duy trì uy tín riêng của cá nhân mình trong tổ chức và đối với 3
  4. ngoài xã hội; nhằm lãnh đạo – quản lý tổ chức, đơn vị mình hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ trong thời kỳ đất nước đang đổi mới và tiến lên CNXH. 4
nguon tai.lieu . vn