Xem mẫu

  1. Ứng xử với tin đồn thất thiệt SGTT.VN - Nghe tin đồn xăng dầu sẽ tăng giá, chiều ngày 4.4.2011, người dân Hà Tĩnh và một số địa phương đổ xô đến các cửa hàng xăng dầu để mua. Nhiều người còn tranh thủ đưa can, thùng mua xăng dự trữ… Trước đó, có tin đồn thiếu gạo khiến mọi người đổ xô đi mua tích trữ. Trước nữa, vì tin đồn, hàng loạt người ồ ạt rút tiền khỏi một ngân hàng. Nhiều tin đồn khác, với những mức độ tác động khác, đã xuất hiện như ngân hàng Nhà nước phát hành tiền mệnh giá giá một triệu đồng, ăn cá kèo bị ung thư, thực phẩm như sữa, nước tương có chất độc hại… Phòng ngừa và xử lý khủng hoảng tin đồn như thế nào? Có thể thấy tin đồn thường nhằm vào những lĩnh vực và mặt hàng nhạy cảm hay thiết yếu và xuất hiện ở những thời điểm nhạy cảm - gắn với những biến động lớn trong nền kinh tế trong nước hoặc thế giới. Ngoài ra, nó cũng xuất hiện khi chính sách không đồng bộ, hiệu quả, có sự thay đổi bất ngờ, người dân thiếu hay nhận được thông tin không chính xác. Ví dụ, trước khi tăng giá xăng Người dân TP Hà Tĩnh chen lấn ở các cây xăng mua xăng sau khi nghe tin đồn tối 4.4, dầu vào ngày 21.7.2008, các cơ quan nhà nước khẳng định trên phương tiện thông giá xăng sẽ tăng. Ảnh minh họa của H.A. tin đại chúng là không tăng các mặt hàng thiết yếu cho đến hết năm. Điều này khiến người dân hiểu rằng, xăng dầu sẽ không tăng giá. Liền sau đó, xăng tăng giá và tăng tới 31%, khiến người dân sau này có tâm lý nghe theo tin đồn - dù là tin đồn thất thiệt. Còn ở góc độ doanh nghiệp, phần lớn các cuộc khủng hoảng gần đây đều do các đối thủ cạnh tranh đạo diễn hay một bộ phận nhỏ nhân viên của chính mình trả thù riêng Ở góc độ quản lý nhà nước, để xử lý tốt các tin đồn thất thiệt thì cần phải tạo sự minh bạch và nhất quán trong việc ban hành chủ trương và thực thi chính sách, cập nhật kịp thời những bổ sung, điều chỉnh chính sách. Điều quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách là phải duy trì được niềm tin của người dân đối với nó. Nếu không, việc xử lý tin đồn thất thiệt nói riêng và việc ban hành các chính sách khác để điều tiết đời sống kinh tế - xã hội sẽ không phát huy được tác dụng như mong muốn của các nhà hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, cần có cơ chế tiếp cận, phản ứng hiệu quả khi có tin đồn thất thiệt. Cần tạo lập hệ thống thông tin hiệu quả đến người dân với nhiều hình thức đa dạng để họ được quyền thường xuyên tiếp nhận thông tin đầy đủ, chính xác và không bị
  2. bất ngờ từ các cơ quan chức năng. Khi đó, các tin đồn thất thiệt sẽ không dễ lan truyền, tác động tiêu cực đến xã hội. Mặt khác, phải có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn và xử lý những kẻ phao tin đồn thất thiệt. Hiện nay xử lý tin đồn ở góc độ pháp luật còn chưa chặt chẽ. Đồng thời, cần có lực lượng kinh tế đủ mạnh - đặc biệt là hệ thống phân phối đối với những mặt hàng thiết yếu để điều tiết thị trường. Ở góc độ doanh nghiệp, một số kinh nghiệm đã được đúc kết ra khi xử lý khủng hoảng do tin đồn thất thiệt tạo ra. Thứ nhất là hãy dự báo những phương án rủi ro nhất có thể xảy ra với tổ chức mình trong tương lai và chuẩn bị phương án đối phó. Thành lập một bộ phận xử lý khủng hoảng với bảng mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí khi khủng hoảng xảy ra. Chỉ định một người phát ngôn chính thức, thường là người đứng đầu. Phải nhanh chóng ổn định tình hình bên trong bằng cách ra thông báo nội bộ hoặc họp thông báo. Đối với bên ngoài phải lập tức thông tin cho các đối tác, các nhà phân phối, các cổ đông, nhà đầu tư… Để nhiễu thông tin chỉ có gây bất lợi mà thôi! Thứ hai, có thể liên hệ với các công ty PR chuyên nghiệp, nơi có những chuyên gia được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong đối phó với khủng hoảng, phối hợp cung cấp thông tin nhanh chóng và đều đặn cho các phương tiện truyền thông và công chúng về hoạt động của doanh nghiệp mình. Thứ ba, khủng hoảng phải được xem xét và giải quyết trong thời hạn sớm nhất với duy nhất một nguyên tắc: đó là chữ tín với khách hàng. Khi quyết định hành động, chấp nhận những mất mát tạm thời, coi trọng uy tín và hiệu quả lâu dài. Thứ tư, có thể đề nghị sự giúp đỡ của cơ quan công quyền quản lý lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động hay tranh thủ sự ủng hộ của các chuyên gia có tiếng trong ngành, các tổ chức hoạt động xã hội, môi trường, đại diện Hiệp hội người tiêu dùng. Ths Trần Minh Đức Tin liên quan: Dân đổ xô đi mua xăng dầu vì nghe tin đồn • Sợ có sóng thần, dân chạy lên núi để tránh • Bác tin đồn "dân không được sở hữu vàng miếng, ngoại tệ" • Không chủ trương phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng • Cá kèo chứa chất gây ung thư chỉ là tin đồn • Nguồn: http://sgtt.vn/Thoi-su/142758/Ung-xu-voi-tin-don-that-thiet.html
  3. Bác bỏ tin bịa đặt về mây phóng xạ SGTT.VN - Ngày 5.4, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị và rất nhiều người nhận được tin nhắn qua hệ thống YM của một người xưng là cháu của GS Phạm Duy Hiển. Người này kể rằng, GS Hiển đã gọi điện cho mình nói rằng, mây phóng xạ từ Nhật đã tràn vào đêm 4.4 với mức độ nhiễm rất cao, gần tới mức ảnh hưởng tới con người và tư vấn cách phòng tránh tác hại. Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, GS Hiển cho rằng, đã có người mạo danh mình, đồng thời bác bỏ những thông tin nói trên. Ông nói: hiện nay trên mạng internet đang phát tán một thông tin bịa đặt nói có đám mây phóng xạ rất nguy hiểm từ Nhật đang bay đến Việt Nam. Trên thực tế, ở Fukushima hiện nay, chuyện gay cấn nhất vẫn là phóng xạ rò rỉ ra nước biển và các chuyên gia Nhật đang tìm cách xác định vị trí các chỗ rò để bịt lại. Còn về chuyện phóng xạ thoát ra Các kỹ sư Nhật đã ngăn chặn được sự rò rỉ khí quyển, mức độ đã giảm đi đáng kể trong những phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân ngày gần đây. Các thiết bị quan trắc liều xạ tại Fukushima ra biển, theo tin từ công ty nhiều khu vực trong vòng bán kính 100km quanh TEPCO ngày 6.4.2011. Ảnh: AP nhà máy đều cho thấy số đo giảm dần, phần lớn đều giảm đi khoảng mười lần. Thí dụ, tại làng Litate cách nhà máy 40km về phía tây bắc, liều xạ đã giảm từ 45 mSv/giờ trong ngày 15.3 xuống còn 5 mSv/giờ trong ngày 4.4. Tại một điểm quan trắc ở quận Ibaraki cách nhà máy 80km về phía nam, liều xạ cao nhất là 4 mSv/giờ trong ngày 22.3 nay chỉ còn 0,4 mSv/giờ. Như vậy, nếu không có những diễn biến xấu đặc biệt trong những ngày tới, phóng xạ trong không khí ở Fukushima sẽ tiếp tục giảm nữa, rất ít khả năng lan đến các nước khác như đã thấy trước đây. P.V
  4. Thuỷ điện sẽ nuốt chửng sông Mekong SGTT.VN - Đập Xayabury, đập thuỷ điện đầu tiên ở Lào và cũng là đập đầu tiên trong số 12 đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong mà các quốc gia ở vùng hạ lưu vực sông Mekong đang có kế hoạch xây dựng. Nếu Xayabury được xây, toàn bộ 11 đập kia cũng sẽ khởi động. Đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – phần cuối nguồn của sông Mekong – nếu điều này thành hiện thực sẽ đồng nghĩa với thảm hoạ. ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập, thành viên nhóm chuyên gia đánh giá môi trường chiến lược các đập thuỷ điện dòng chính Mekong thuộc Uỷ hội Mekong quốc tế (MRC), đánh giá về những tác động bất lợi có thể gây ra thảm hoạ nói trên. Đoạn sông Mekong nơi Lào dự định xây đập Lợi bất cập hại Xayaburi. Ảnh: internationalrivers.org Trong số 12 đập dự kiến xây dựng trên sông Mekong thời gian tới, 10 đập sẽ chắn ngang dòng sông, trong đó có đập dài đến 18km như đập Sambor ở Campuchia. Các đập này là “đập dâng” (run of river dam), tức là không có hồ chứa thực sự mà tạo ra một đoạn ngập trên sông khoảng 150km cho mỗi đập. Trong mùa lũ, nước sẽ đi ngang qua đập trong ngày, nhưng trong mùa khô, thời gian tích nước của mỗi đập tối đa có thể đến ba tuần. Nếu tất cả các đập này được xây thì khoảng 55% tổng chiều dài 1.750km của đoạn hạ lưu sông Mekong, từ một dòng sông sống sẽ biến thành một loạt hồ. Ở những nơi nước chảy chậm này, hệ sinh thái sông sẽ biến thành hệ sinh thái hồ. Vì là đập dâng nên cả 12 đập sẽ không có khả năng cắt lũ vào mùa lũ và giúp tăng dòng chảy vào mùa khô. Ngược lại, trong mùa khô, các đập này có thể tích nước ngắn hạn và xả nước ra để phát điện, nên có thể tạo ra sự kiệt nước trong thời gian ngắn. Sự dao động nhanh chóng của mực nước ở vùng hạ lưu, do vậy, sẽ tuỳ theo sự tích và xả nước của các đập này. Ranh giới mặn đối với ĐBSCL vào mùa khô có thể dịch chuyển lên xuống nhanh chóng vào mùa khô và vì vậy, hệ sinh thái và hệ thống canh tác sẽ khó thích nghi. Trong khi đó, theo báo cáo của nhóm chuyên gia đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), khoảng 90% tổng lượng điện của các đập này được thiết kế để bán sang Thái Lan và Việt Nam và đến 2025, lượng điện mua được từ các đập trên sẽ thoả mãn 4,4% nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Còn xét tổng lợi ích, báo cáo ĐMC cho rằng, Việt Nam sẽ hưởng lợi 5% từ tổng lợi ích của 12 đập này. Như vậy, lợi ích về điện năng và tổng lợi ích kinh tế của 12 đập thuỷ điện này đối với Việt Nam là rất nhỏ.
  5. Tổn thất khó lường Sông Mekong có sản lượng cá nội địa lớn nhất thế giới, khoảng 2,6 triệu tấn đánh bắt hàng năm. Cá sông Mekong bao gồm 2/3 là cá trắng và 1/3 là cá đen. Thông thường, cá trắng là các loài cá di cư và các đập thuỷ điện sẽ là những bức tường thành mà cá không thể vượt qua được trong hành trình sinh trưởng của mình. Nguy cơ tuyệt chủng các loài cá trắng di cư của sông Mekong có thể nhìn thấy trước, vì ngay cả công nghệ “cầu thang cá” của châu Âu (giúp cá đi qua đập thuỷ điện) cũng không giúp gì được, do cá sông Mekong thường có kích thước nhỏ và đa dạng về loài. Riêng ĐBSCL, hàng năm sẽ có khoảng 220.000 đến 440.000 tấn cá trắng bị rủi ro, chưa tính đến lượng cá đen ăn cá trắng để tồn tại. Nếu tính trung bình giá cá trắng là 50.000 đồng/kg, hàng năm sự tổn thất riêng về cá trắng đối với ĐBSCL sẽ là 11.000 đến 22.000 tỉ đồng, hoặc từ 500 triệu đến 1 tỉ USD mỗi năm. Chỉ riêng tổn thất này đã có thể lớn hơn lợi ích về năng lượng do các đập mang lại. Chưa kể việc mất thuỷ sản tự nhiên sẽ làm cho lợi nhuận của thuỷ sản nuôi cũng sụt giảm nghiêm trọng. Theo định luật bảo toàn năng lượng, việc lấy đi 14.000MW năng lượng dòng sông cho việc sản xuất điện sẽ ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn và phù sa của sông Mekong. Nếu toàn bộ 12 đập được xây dựng thì trong tương lai, lượng phù sa về ĐBSCL hàng năm sẽ chỉ còn 1/4 hiện nay, tức còn khoảng 42 triệu tấn/năm so với 160 – 165 triệu tấn/năm hiện nay. Lượng phù sa giảm sẽ gia tăng nạn sạt lở bờ sông, làm mất đất đai của cư dân, làm sụt giảm nghiêm trọng lượng dinh dưỡng cung cấp cho thuỷ hải sản trên cả vùng biển rộng lớn vùng ĐBSCL. (Số liệu của cục Thống kê cho thấy, sản lượng thuỷ sản biển đánh bắt của ĐBSCL vào năm 2009 ước lượng khoảng 606.500 tấn). Tuy chưa có số liệu cụ thể về tổn thất thuỷ sản biển ở ĐBSCL do sự sụt giảm phù sa sông Mekong, nhưng việc suy giảm hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản này là chắc chắn. Kéo theo nó là sự suy giảm đời sống ngư dân ĐBSCL. Những tổn thất do các đập thuỷ điện hình thành trên dòng chính Mekong gây ra sẽ là vĩnh viễn và không thể phục hồi, trong khi các biện pháp để tránh, khắc phục và đền bù thiệt hại rất hạn chế, tốn kém, chưa chắc có hiệu quả; chưa kể còn đòi hỏi phải có những cơ chế minh bạch, công bằng và sự đồng thuận. Ngoài ra, nếu xảy ra thiên tai như động đất, nguy cơ vỡ đập là rất lớn. Trong số 12 đập, đập Sambor ở gần ĐBSCL nhất, có chiều cao thiết kế là 56m từ đáy sông lên đỉnh đập, chiều dài của đập chắn ngang sông là 18km, tạo ra một vùng ngập 620km2 phía trên đập ở mực nước có cao trình 40m trên mực nước biển. Trong khi đó, ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển 1m. Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu khối nước khổng lồ 465 triệu m3 đổ ập xuống ĐBSCL khi đập này bị vỡ... ThS Nguyễn Hữu Thiện Việt Nam cần độc lập nghiên cứu các tác động của đập Xayabury
nguon tai.lieu . vn