Xem mẫu

  1. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẰNG HÌNH ẢNH CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN MÔN BÓNG BÀN ĐỂ GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ThS. Nguyễn Ngọc Hưng1, PGS. TS. Nguyễn Quang Vinh2 1 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2 Trường ĐHSP TDTT TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài viết xây dựng phương pháp bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn theo 04 bước, qua đó ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy cho sinh viên (SV) trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy có tác động tốt đến kỹ thuật cơ bản của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Từ khóa: Phương pháp bằng hình ảnh, kỹ thuật, bóng bàn, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. ABSTRACT After making some instruction videos showing the four step guiding basic techniques of table tennis, the videos were applied in practice to teaching students (students) of University of Economics Ho Chi Minh City. The results showed that there is a higher effect on the experimental group after the treatment. Keywords: instruction videos, techniques, table tennis, University of Economics Ho Chi Minh City. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam môn bóng bàn ngày càng phổ biến và thu hút được nhiều người đến các câu lạc bộ để tập luyện. Tuy nhiên việc tập luyện mang tính quần chúng, phong trào là chủ yếu, còn việc luyện tập ở các câu lạc bộ chuyên nghiệp thì rất ít và việc sử dụng phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh cũng còn hạn chế. Thực tế cho thấy ở các trường đại học thì việc giảng dạy bằng hình ảnh rất khó thực hiện do điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn kinh phí, phương tiện, máy chiếu…Về tư liệu phim ảnh, chỉ mới có vận động viên Ngô Thu Thủy thực hiện một video clip ngắn giảng dạy vài kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn (đây là chương trình do đài truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng trong chương trình thể thao cho mọi người), nhằm giới thiệu với mọi người về môn bóng bàn, một môn thể thao rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Vì vậy việc xây dựng phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản bóng bàn là điều khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên băng đĩa giảng dạy bóng bàn của các huấn luyện viên, các vận động viên nổi tiếng thế giới thì ở Việt Nam đã có từ lâu, điều này chứng tỏ việc học tập nghiên cứu tài liệu bằng hình ảnh là nhu cầu thiết thực của những người hâm mộ, yêu thích môn bóng bàn. Xuất phát từ lý do trên chọn nghiên cứu: “Ứng dụng phương pháp bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn để giảng dạy cho sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh”. 973
  2. Nội dung nghiên cứu: Nhằm nghiên cứu và ứng dụng phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh để nâng cao kỹ thuật cơ bản môn Bóng Bàn cho sinh viên Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Tham khảo tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm, toán thống kê và kỹ thuật quay video. Khách thể nghiên cứu gồm 150 sinh viên, được chia làm hai nhóm là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm: Gồm 75 sinh viên khóa 35 Trường đại học kinh tế được học theo phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh, đã lựa chọn. Nhóm đối chứng: Gồm 75 sinh viên khóa 35 Đại học kinh tế được học tập theo chương trình giảng dạy truyền thụ không dùng hình ảnh. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Nghiên cứu phương pháp bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản môn Bóng Bàn để giảng dạy cho SV trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Qua nghiên cứu, tổng hợp phim giảng dạy bóng bàn của các VĐV nổi tiếng trên thế giới, căn cứ vào tình hình thực tiễn và chương trình giảng dạy môn bóng bàn nghiên cứu xây dựng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản như sau: Về trình tự các bước tiến hành quay phim bao gồm 04 bước: - Bước 1: Giáo viên giảng dạy, phân tích, làm mẫu kỹ thuật mới - Bước 2: Sinh viên đội tuyển thực hiện làm mẫu - Bước 3: Hình ảnh thực hiện kỹ thuật của các vận động viên xuất sắc - Bước 4: Tổng kết lại những điều quan trọng cần ghi nhớ khi thực hiện động tác Trong 4 bước trên, thì bước 1 và 2 được tiến hành quay phim trực tiếp trên sân tập. Khi tiến hành quay bước 1, giáo viên sẽ giới thiệu, phân tích kỹ thuật trước, sau đó sẽ thực hiện làm mẫu với những góc quay khác nhau như quay đối diện, hướng bên phải, cận cảnh tư thế chuẩn bị, lúc đánh bóng (thời điểm tiếp xúc bóng, độ nghiêng mặt vợt, hướng vung tay), tư thế khi kết thúc động tác…Với những góc quay khác nhau sẽ giúp cho người học được tiếp cận với tư thế động tác ở nhiều góc độ khác nhau, thật sinh động và rõ ràng. Bước 2 sinh viên thực hiện mẫu, để tạo cảm giác thân thiện và gần gũi, các SV tham gia quay phim cũng là sinh viên của trường và từng tham gia thi đấu và đã đạt thành tích tốt, vì vậy sẽ rất quen thuộc và gần gũi với bạn sinh viên. Các sinh viên đội tuyển bóng bàn là một hình ảnh đẹp giúp cổ vũ tinh thần cho các bạn cố gắng tập luyện để thành công và tự hào về truyền thống thể thao của trường. Khi quay bước 2 cũng tiến hành ở nhiều góc độ xa, gần, trước mặt, bên phải, bên trái…để giúp góc nhìn thật cụ thể rõ ràng, nếu trong quá trình thực hiện có sai sót thì giáo viên sẽ hướng dẫn để sửa chữa hoàn thiện động tác. Các sinh viên tham gia có cả nam và nữ, có bạn thuận tay trái, có bạn thuận tay phải, sự đa dạng này sẽ giúp cho người học hiểu rõ hơn và tự tin hơn khi tập luyện (trong thực tế có nhiều bạn thuận tay trái thường hay thắc mắc về cách thức tập luyện của người thuận tay trái, và cách phối hợp tập luyện cùng bạn thuận tay phải). Hình ảnh nữ sinh viên thực hiện mẫu cũng tạo được nét đẹp của môn bóng bàn không chỉ có sức mạnh, tốc độ mà còn cần phải khéo léo, linh hoạt, 974
  3. mềm dẻo để đánh bóng đạt hiệu quả. Đồng thời động viên tinh thần cho các nữ sinh viên thường hay ngại ngùng khi thực hiện động tác kỹ thuật. Trong phạm vi đề tài này chỉ giới thiệu cách cầm vợt phổ biến ở Việt Nam là cầm vợt ngang, mà chưa có điều kiện để giới thiệu kiểu cầm vợt dọc, một kiểu cầm vợt rất đặc sắc của các VĐV bóng bàn Châu Á, mà đại diện là Trung Quốc có những VĐV cầm vợt dọc với phong cách đánh thật đẹp mắt và hiệu quả. Bước 3 sẽ giới thiệu hình ảnh của các VĐV bóng bàn xuất sắc khi thực hiện kỹ thuật. Riêng kỹ thuật giao bóng không xoáy cơ bản thường ít sử dụng trong thi đấu do độ khó, và hiệu quả không cao nên bước thứ 3 sẽ không dùng hình ảnh của các VĐV xuất sắc mà chỉ dùng một số hình ảnh đẹp để giới thiệu mà thôi. Khi giới thiệu hình ảnh thực hiện của các VĐV xuất sắc, ngoài những kỹ thuật cơ bản đang học như líp, gò bóng, giao bóng xoáy, sẽ giới thiệu thêm một số kỹ thuật khác có độ khó nhiều hơn như: giật bóng, bạt bóng, cắt bóng…đây là những kỹ thuật có liên quan mật thiết với những kỹ thuật cơ bản mà các em đang học, nhưng ở mức độ cao hơn, sẽ có một số SV giỏi có thể thực hiện được những kỹ thuật này nếu được hướng dẫn tập luyện. Vì vậy hình ảnh giảng dạy sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng, mới tập luyện hoặc nâng cao đều có thể áp dụng được cho việc học tập của mình. Tuy nhiên mục tiêu chính của đề tài là giảng dạy những kỹ thuật cơ bản, nên sẽ giảng kỹ hơn, còn những kỹ thuật nâng cao sẽ mang tính giới thiệu là chính. * Qui trình tiến hành khi quay phim: Trước tiên là giáo viên sẽ giới thiệu vài nét cơ bản về môn bóng bàn: cách cầm vợt, những bài tập làm quen với vợt và bóng (tâng bóng tại chỗ, di chuyển tâng bóng…), một số động tác khởi động trước khi tập luyện. Sau đó sẽ giới thiệu những kỹ thuật bóng bàn cơ bản trong chương trình học. Nội dung sắp xếp trong đoạn phim sẽ tương ứng với chương trình học môn bóng bàn trong chương trình chính khóa của SV, bao gồm: líp bóng và giao bóng không xoáy ở học phần 1; gò bóng và giao bóng xoáy ở học phần 2. Trong từng nội dung SV sẽ được xem và nghe giáo viên giảng dạy từng kỹ thuật cơ bản, xem các bạn sinh viên thực hiện kỹ thuật, xem hình ảnh của các VĐV nổi tiếng thực hiện và sau cùng là phần tổng kết lại những điều quan trọng cần ghi nhớ khi thực hiện kỹ thuật. Những kỹ thuật này sẽ được giới thiệu cho SV khi bắt đầu học những kỹ thuật mới, ngoài ra các bạn có thể sao chép lại để về nhà nghiên cứu thêm. Tài liệu bằng hình ảnh này không chỉ phục vụ cho SV đăng ký học bóng bàn, mà còn có thể giúp cho SV không đăng ký học môn bóng bàn nhưng yêu thích môn bóng bàn vẫn có thể tự nghiên cứu ở nhà và cùng tập luyện với SV ngoài giờ học. Tóm lại, sử dụng hình ảnh để giảng dạy bóng bàn dù có hơi tốn kém nhưng sẽ mang đến cho người học những trải nghiệm thú vị, cảm nhận được nét đẹp của môn bóng bàn, người mới biết chơi thì được dịp để khám phá một môn thể thao mới; còn người đã biết chơi sẽ có cơ hội để nghiên cứu thêm những kỹ thuật mới, phong cách đánh hiện đại, và tự nhìn lại mình để sửa chữa khắc phục yếu điểm hoặc chỉnh sửa lại động tác kỹ thuật chưa thực hiện tốt. Trong giờ học nếu tạo được cảm giác vừa học vừa chơi thật thoải mái, và duy trì được bầu không khí hưng phấn như vậy thì việc học hứa hẹn sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp. Từ những kết quả trên chúng tôi xây dựng được bộ đĩa hình ảnh giảng dạy môn bóng bàn cho sinh viên nhà trường (đĩa đính kèm). 975
  4. 2.2 Đánh giá hiệu quả phương pháp bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản môn Bóng Bàn để giảng dạy cho SV trường Đại học Kinh tế TP. HCM 2.2.1 Kế hoạch ứng dụng phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn ở trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bàn bóng bàn (nhóm thực nghiệm) cho sinh viên khóa 35. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi thực nghiệm trong thời gian 30 tuần gồm 60 tiết thực dạy. Quá trình thực nghiệm được thực hiện dựa vào chương trình giảng dạy chính khoá tại trường theo thời khóa biểu phân công của Ban Điều phối giảng đường. Khách thể nghiên cứu gồm 150 sinh viên, được chia làm hai nhóm là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Cả hai nhóm nghiên cứu đều được tiến hành tập luyện tại Sân Phú Thọ, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm thực nghiệm: Gồm 75 sinh viên khóa 35 Trường đại học kinh tế được học theo phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh, đã lựa chọn từ mục 2.1. Nhóm đối chứng: Gồm 75 sinh viên khóa 35 Đại học hinh tế được học tập theo chương trình giảng dạy truyền thụ không dùng hình ảnh. Để tổ chức thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, trong quá trình nghiên cứu được tổ chức thực nghiệm theo phương thức thực nghiệm song song, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Việc tổ chức quá trình thực nghiệm được thông báo cho các giáo viên khác cùng hổ trợ và các em sinh viên biết để trợ giúp cho việc nghiên cứu hoàn thành kế hoạch thực nghiệm. Để đánh giá hiệu quả phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản bóng bàn cho sinh viên khóa 35 Trường đại học kinh tế , sau một khoảng thời gian thực nghiệm trong 30 tuần gồm 60 tiết thực dạy, tôi tiến hành kiểm tra thành tích các test: Giao bóng thuận tay (10 quả), Giao bóng trái tay (10 quả), Líp bóng thuận tay (1 phút), Líp bóng trái tay (1 phút), Gò bóng thuận tay (1 phút), Gò bóng trái tay (1 phút) để đánh giá thành tích kỹ thuật của cả hai nhóm nghiên cứu trước và sau thời gian thực nghiệm. 2.2.2 Kết quả ứng dụng ứng dụng phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn ở trường Đại học Kinh tế TP.HCM. * Trước thực nghiệm: Tiến hành so sánh giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm tiến hành kiểm định t hai mẫu độc lập thu được kết quả ở bảng 2.1 như sau. 976
  5. Bảng 2.1: So sánh giá trị trung bình các test đánh giá kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm TT Test X TN S X ĐC S t P 1 Giao bóng thuận tay 10 quả (lần) 5.28 0.97 5.11 0.96 1.10 >0.05 2 Giao bóng trái tay 10 quả (lần) 5.55 1.09 5.64 0.97 0.55 >0.05 3 Líp bóng thuận tay trong 1’ (lần) 33.07 5.28 34.53 5.93 1.60 >0.05 4 Líp bóng trái tay trong 1’ (lần) 36.59 4.92 37.15 4.90 0.70 >0.05 5 Gò bóng thuận tay trong 1’ (lần) 28.39 3.94 29.00 3.86 0.96 >0.05 6 Gò bóng trái tay trong 1’ (lần) 29.75 3.62 30.93 3.85 1.95 >0.05 Kết quả bảng 2.1 cho thấy, thành tích của 6 test đánh giá kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt (ttính < tbảng = 1.96), ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Hay nói cách khác là thành tích tất cả các test đánh giá kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đương, không có sự khác biệt về trình độ ban đầu. * Sau thực nghiệm: Sau 1 học kỳ thực nghiệm, tiến hành kiểm tra thành tích các test đánh giá kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, so sánh giá trị trung bình thành tích các test qua kiểm định t hai mẫu độc lập thu được kết quả ở bảng 2.2. Bảng 2.2: So sánh giá trị trung bình các test đánh giá kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm TT Test X TN S X ĐC S t P 1 Giao bóng thuận tay 10 quả (lần) 7.41 1.11 6.81 1.05 3.40
  6. Biểu đồ 2.1: So sánh giá trị trung bình các test đánh giá kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Kết quả trên cho thấy kỹ thuật giao bóng ở cả 2 nhóm đều có sự tăng trưởng mạnh, mức độ tăng trưởng nhanh hơn so với líp bóng và gò bóng. Nguyên nhân là kỹ thuật giao bóng rất đa dạng và phong phú và có tốc độ nhanh, vì vậy việc xem hình ảnh giảng dạy giúp cho các em thấy rõ sự đa dạng của nhiều kiểu giao bóng khác nhau. Ngoài ra, trong khi giao bóng thì hướng vung tay, việc sử dụng cổ tay khi vợt tiếp xúc bóng để tạo xoáy, vị trí khi vợt chạm bóng, hướng di chuyển của vợt… thường diễn ra rất nhanh nên khi xem phim ảnh được quay chậm lại thì các em sẽ thấy rõ hơn, dễ hiểu hơn và áp dụng vào việc tập luyện sẽ thuận lợi hơn. Nội dung giao bóng không bị khống chế về thời gian nên tâm lý khi kiểm tra của các em khá thoải mái và kỹ thuật giao bóng tương đối dễ tập luyện hơn, có thể tự luyện tập, không đòi hỏi phải có người đưa bóng như khi tập líp và gò bóng. Đối với kỹ thuật líp bóng để thực hiện tốt, đòi hỏi người tập phải phán đoán được điểm rơi của bóng, di chuyển nhanh, chọn đúng thời điểm để đánh bóng, tốc độ vung vợt, độ nghiêng của mặt vợt khi tiếp xúc bóng… sự kết hợp nhiều yếu tố mà phải thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, thật sự là môt thử thách khó khăn với người mới tập luyện. Vì vậy việc xem hình ảnh được lập đi lập lại nhiều lần, quay với tốc độ chậm để tìm hiểu, xem tốc độ bình thường để thấy tính liên tục của động tác, xem ở nhiều góc độ khác nhau để thấy được tư thế khi đánh bóng, sự phối hợp của tay, chân, thân người…Những điều này nhờ xem phim ảnh thì người học sẽ thấy được rõ hơn nhiều so với những người không được xem phim ảnh giảng dạy. Tương tự khi học gò bóng những vấn đề mấu chốt như thời điểm đánh bóng nhanh, đánh bóng chậm, phán đoán, di chuyển bước chân, độ nghiêng mặt vợt khi chạm vào bóng, miết cổ tay để tạo xoáy…những yếu tố này kết hợp với nhau trong khoảng thời gian rất ngắn, đòi hỏi độ chính xác cao để có thể khống chế bóng tốt, giúp bóng đánh trả thấp lưới và tạo được xoáy. Sự nhận thức, phán đoán của người mới học thường có giới hạn và tốc độ chậm vì vậy nếu xem phim ảnh lập đi lập lại nhiều lần với nhiều tốc độ khác nhau sẽ giúp họ tiếp thu từng bước một, mặc dù phải mất nhiều thời gian hơn, nhưng những 978
  7. hình ảnh rất sinh động giúp người học nhớ lâu và tập luyện sẽ hiệu quả hơn, thành tích sẽ tốt hơn. Vì vậy việc áp dụng phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh sẽ là phương tiện tốt để hổ trợ cho người thầy khi giảng dạy và giúp giới thiệu được nhiều kỹ thuật khác mà trong chương trình giảng dạy không có đủ thời gian để giới thiệu. Nhìn chung việc giảng dạy kỹ thuật thể thao bằng hình ảnh không chỉ cung cấp những kiến thức căn bản cho người học mà còn cung cấp thêm nhiều tư liệu hữu ích cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu sâu hơn để nâng cao trình độ chuyên môn về môn thể thao mà mình yêu thích, đồng thời mang đến cho người học nhiều trải nghiệm thú vị, không chỉ có học mà còn được thưởng thức những thước phim đẹp, những pha bóng gay cấn hấp dẫn của những thần tượng thể thao mà thông thường chỉ được nghe báo chí đề cập. Vừa học vừa thưởng thức, thư giãn điều này không thể có được nếu không áp dụng phương pháp sử dụng hình ảnh trong giảng dạy. Qua kết quả so sánh giá trị trung bình của hai nhóm cho thấy nhóm thực nghiệm đạt kết quả tốt hơn so với nhóm đối chứng. Điều này đã chứng tỏ phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh đã bước đầu phát huy tác dụng tốt. Mặc dù sự tiến bộ của các em chưa cao (do nguyên nhân chủ quan và khách quan) nhưng qua đó cho thấy phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh đã mang đến những kết quả tích cực và cần được nghiên cứu sâu và toàn diện hơn. Ngoài việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả, cần phải chú ý cải thiện một số yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của SV như: dụng cụ tập luyện vừa thiếu, vừa kém chất lượng, sân tập nhỏ hẹp nóng bức làm cho việc học rất vất vả vào những ngày nắng nóng, thiếu sân tập để SV có thể luyện tập thêm ngoài giờ học, nên đưa thành tích của môn học giáo dục thể chất (một môn học chính khóa) vào kết quả cuối năm học, để tạo động lực cố gắng cho sinh viên. Tất cả những yếu tố trên cần được quan tâm đúng mức và kết hợp với phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh thì mới mong đạt được kết quả tốt đẹp. 3. KẾT LUẬN Đã xây dựng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản môn Bóng Bàn để giảng dạy cho sinh viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Bộ đĩa hình ảnh kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn đính kèm). Kết quả ứng dụng phương pháp bằng hình ảnh các kỹ thuật cơ bản môn Bóng Bàn để giảng dạy cho sinh viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại kết quả tốt. Thành tích các kỹ thuật cơ bản trong môn bóng bàn sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 锋华.少儿乒乓球运动员进攻型打法常用步法训练初探[J].体育师友 2005.4 2. 胡亦海.竞技运动训练理论与方法[M].武汉:湖北人民出版社,2005.11 3. 国家体育总局研究课题组.乒乓长盛的训练学探索.北京:北京体 育大学出版社.2002 4. 俞真正.乒乓球运动技术和徒手表象切陈〔J〕.体育科研.2005(3) 5. Đĩa DVD giảng dạy bóng bàn của giáo sư Liễu Thiên Dương (Trung Quốc) 6. Đĩa DVD giảng dạy bóng bàn của HLV Vương Lệ Cần (Trung Quốc) 979
  8. 7. Đĩa DVD Giải bóng bàn Asian game 2010 8. Tư liệu hình ảnh giải bóng bàn Cây vợt vàng 2010 tại Vũng Tàu (Việt Nam) 9. Video clip giảng dạy bóng bàn của HLV Alois Rosario (Úc) 10. Video clip giảng dạy bóng bàn của VĐV Timoboll (Đức) 11. Video clip dạy bóng bàn của Malin (Trung Quốc) 12. Video clip dạy bóng bàn của Wanghao (Trung Quốc) 13. Video clip dạy bóng bàn của Zhang Yining (Trung Quốc) 14. Video clip dạy bóng bàn của Wang Liqin (Trung Quốc) 980
nguon tai.lieu . vn