Xem mẫu

  1. Thể thao thành tích cao ỨNG DỤNG HỆ THỐNG FMS TRONG DỰ BÁO NGUY CƠ CHẤN THƯƠNG CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN ĐÁ CẦU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS.Trần Huỳnh Đạt1, TS.Nguyễn Hoàng Minh2, ThS.Phan Thanh Việt2 1Bộ môn Đá cầu, Cầu mây - Thành phố Hồ Chí Minh 2Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi ứng dụng hệ thống FMS để dự báo nguy cơ chấn thương của VĐV đội tuyển đá cầu TP. HCM trong 6 tháng tập luyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ứng dụng hệ thống FMS để dự báo nguy cơ chấn thương là có hiệu quả, có thể được sử dụng lâu dài, phục vụ công tác huấn luyện và phòng chống chấn thương cho các VĐV đội tuyển đá cầu TP. HCM. Từ khóa: Hệ thống FMS, Dự báo, Chấn thương thể thao, Vận động viên, Đá cầu. Abstract: In this research, we used the FMS system to predict the risk of injury of athletes of HCMC shuttlecock team athletes during the period of 6 months of practicing. The results show that the effectiveness of using the FMS system to predict the risk of injury as well as the ability of applying this system in the long term to support the training programme at HCMC shuttlecock team. Keywords: Functional Movement Screen – FMS, Prediction, Sports injury, Athletes, Shuttlecock. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, ở các nước có trình độ khoa học thể thao tiên tiến, đã phát minh và đưa vào sử dụng nhiều phương thức, hệ thống để đánh giá nguy cơ chấn thương trong thể thao. Một trong những hệ thống nổi bật có tính ứng dụng cao và được sử dụng rộng rãi hiện nay chính là hệ thống FMS - Functional Movement Screen. Đây là hệ thống đánh giá chức năng chuyển động của cơ thể do Gray Cook và Lee Burton phát minh, nó bao gồm 7 test tương ứng với 7 động tác mẫu mô phỏng lại các chuyển động cơ bản của cơ thể người, từng động tác gắn liền với chức năng vận động của các nhóm cơ, 2 bộ phận khác nhau trên cơ thể . Cùng với bảng hướng dẫn đánh giá, chấm điểm cụ thể, chi tiết cho từng test, FMS giúp dễ dàng phát hiện ra những vẫn đề về chức năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận tham gia trực tiếp khi thực hiện động tác tương ứng. Giúp kiểm tra tổng thể khả năng linh hoạt cũng như tính ổn định của cơ thể, từ đó làm cơ sở để tiến hành dự báo nguy cơ xuất hiện chấn thương và triển khai, chế định kế hoạch phòng chống. Xuất phát từ những nghiên cứu bước đầu về thực trạng chấn thương cũng như ý thức về phòng tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu của vận động viên (VĐV) đội tuyển đá cầu Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chúng tôi nhận thấy sự thiếu hụt thông tin về dự báo nguy cơ chấn thương của VĐV trong công tác đào tạo và huấn luyện dẫn đến những ảnh hưởng không tốt lên kết quả tập luyện, thi đấu của cá nhân VĐV cũng như toàn đội. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành ứng dụng hệ thống FMS để dự báo nguy cơ chấn thương ở VĐV thuộc đội tuyển đá cầu TP.HCM. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin quan trọng, bổ sung vào kế hoạch đào tạo, huấn luyện trong những giai đoạn tiếp theo, hướng tới giảm thiểu tỷ lệ chấn thương cho VĐV và nâng cao thành tích thi đấu thể thao. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 64
  2. Thể thao thành tích cao Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy sau: tổng hợp tài liệu, kiểm tra sư phạm và toán thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Kiểm định độ tin cậy của hệ thống FMS trong việc dự báo nguy cơ chấn thương của VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM Hệ thống FMS bao gồm các test thành phần sau: (1) Deep Squat (Ngồi xổm - DS, điểm); (2) Hurdle Step (Bước bộ qua rào - HS, điểm); (3) In-line Lunge (Khuỵu gối chân trước-sau trên đường thẳng - IL, điểm); (4) Shoulder Mobility (Linh hoạt khớp vai - SM, điểm); (5) Active Strength-leg Raise (Nằm ngửa lăng chân thẳng gối - ASR, điểm); (6) Trunk Stability Push-up (Chống đẩy ổn định thân người - TSP, điểm); (7) Rotary Stability (Thăng bằng vặn thân - RS, điểm). Bảng 1. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của hệ thống FMS đối với nam VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM (n = 20) STT Các test thành phần Lần 1 Lần 2 r Sig. 1 Deep Squat (điểm) 1.75±0.44 1.75±0.44 1.00
  3. Thể thao thành tích cao Bảng 3. Kết quả xác định tính thông báo của hệ thống FMS đối với các VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM (Nam: n = 20; Nữ: n = 16) STT Giới tính FMS (điểm) Chấn thương (lần) r Sig. 1 Nam 12.85±1.95 1.25±0.97 -0.79
  4. Thể thao thành tích cao hợp không thay đổi điểm số FMS và thuộc nhóm dự báo nguy cơ chấn thương Cao do liên quan đến tiền sử chấn thương trước đó; cá biệt, có 1 trường hợp giảm tổng điểm FMS dẫn đến thay đổi dự báo nguy cơ chấn thương theo chiều hướng tiêu cực, từ mức Thấp lên mức Cao (chiếm 5%). Sau 6 tháng tập luyện, số trường hợp dự báo có nguy cơ chấn thương Cao đã giảm từ 15/20 VĐV (ứng với mức 75%) xuống còn 9/20 VĐV (ứng với mức 45%). Đây là một dấu hiệu tích cực cần được ghi nhận và tiếp tục theo dõi. Bảng 5. Kết quả FMS của nam VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM sau 6 tháng tập luyện (n = 20) STT Các test thành phần Ban đầu Sau 6 tháng t Sig. 1 Deep Squat (điểm) 1.75±0.44 2.05±0.51 2.854 0.01 2 Hurdle Step (điểm) 1.45±0.51 1.75±0.55 2.854 0.01 3 In-line Lunge (điểm) 1.65±0.49 1.85±0.37 2.179 0.042 4 Shoulder Mobility (điểm) 2.35±0.59 2.35±0.49 0 1 5 Active Straight-leg Raise (điểm) 2.30±0.66 2.55±0.51 2.517 0.021 6 Trunk Stability Push-up (điểm) 1.80±0.62 2.25±0.64 3.943 0.001 7 Rotary Stability (điểm) 1.55±0.51 1.65±0.49 1 0.333 Kết quả FMS (điểm) 12.85±1.95 14.45±1.99 6.263
  5. Thể thao thành tích cao Kết quả ghi nhận 4/16 VĐV không thay đổi tổng điểm FMS sau 6 tháng tập luyện (tương ứng 25%) và 4/16 VĐV thay đổi tích cực trong dự báo nguy cơ chấn thương từ mức Cao xuống mức Thấp (tương ứng 25%). Đáng lưu ý, có 7/16 VĐV mặc dù thay đổi tổng điểm FMS theo hướng tăng lên nhưng vẫn nằm trong mức dự báo nguy cơ chấn thương Cao (tương ứng 43,75%) và 1 trường hợp thay đổi mức dự báo nguy cơ chấn thương từ Thấp lên Cao (tương ứng 6,25%). Nhìn chung, các VĐV nữ có khả năng tập luyện, thích nghi và cải thiện không tốt bằng các VĐV nam. Khi xem xét kết quả từ những nghiên cứu khác có ứng dụng hệ thống FMS, chúng tôi ghi nhận các báo cáo tương đồng về mức độ cải thiện hệ số dự báo nguy cơ chấn thương ở đối tượng nữ VĐV. Bảng 7. Kết quả FMS của nữ VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM sau 6 tháng tập luyện (n = 16) STT Các test thành phần Ban đầu Sau 6 tháng t Sig. 1 Deep Squat (điểm) 1.69±0.60 2.13±0.50 2.782 0.014 2 Hurdle Step (điểm) 1.50±0.52 1.81±0.54 2.611 0.02 3 In-line Lunge (điểm) 1.69±0.60 1.69±0.48 0 1 4 Shoulder Mobility (điểm) 2.25±0.45 2.44±0.51 1.379 0.188 5 Active Straight-leg Raise (điểm) 2.38±0.50 2.63±0.50 2.236 0.041 6 Trunk Stability Push-up (điểm) 1.56±0.73 1.56±0.73 0 1 7 Rotary Stability (điểm) 1.56±0.51 1.69±0.48 1 0.333 Kết quả FMS (điểm) 12.63±1.63 13.94±1.39 4.392 0.01 Mặc dù điểm FMS trung bình tổng thể sau 6 tháng tập luyện của các nữ VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM tăng từ 12.63±1.63 lên 13.94±1.39 với Sig. < 0.01 nhưng tỷ lệ VĐV có mức dự báo nguy cơ chấn thương Cao vẫn chiếm đến 56,25% (9/16 VĐV), con số này tuy có giảm so với 75% ban đầu (12/16 VĐV) nhưng chưa thật sự tạo nên tính ổn định cho toàn đội. Như vậy, việc ứng dụng hệ thống FMS để dự báo nguy cơ chấn thương của nữ VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM là có hiệu quả, có thể được sử dụng lâu dài, phục vụ công tác huấn luyện và phòng chống chấn thương cho các nữ VĐV thuộc đội tuyển. 3. KẾT LUẬN Các test thuộc hệ thống FMS đều đảm bảo độ tin cậy và thể hiện mối tương quan mạnh với đặc trưng các nhóm khách thể nghiên cứu, đảm bảo đầy đủ tính thông báo, mang tính khả thi và phù hợp với thực tiễn tập luyện, thi đấu cũng như khả năng dự báo nguy cơ chấn thương cho VĐV đội tuyển đá cầu TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả của việc ứng dụng hệ thống FMS để dự báo nguy cơ chấn thương ở đội tuyển đá cầu TP.HCM là khá tốt. Tuy nhiên, nhóm nam VĐV có những thay đổi về tỷ lệ, mức độ dự báo nguy cơ chấn thương là tốt hơn so với các VĐV nữ. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng hệ thống FMS trong việc cung cấp những thông tin quan trọng, bổ sung vào kế hoạch đào tạo, huấn luyện ở những giai đoạn tiếp theo, hướng tới giảm thiểu tỷ lệ chấn thương cho VĐV và nâng cao thành tích thi đấu thể thao tại đội tuyển đá cầu TP.HCM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Trọng Khải, Đỗ Vĩnh (2010), Giáo trình thống kê, NXB TDTT Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Thế Lưỡng (2010), Giáo trình Đá cầu, NXB TDTT Hà Nội. 3. Dương Hữu Thanh Tuấn, Lê Văn Điệp, Trịnh Xuân Hoàng (1995), Giảng dạy và huấn luyện Đá cầu, NXB TDTT Hà Nội. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 68
  6. Thể thao thành tích cao 4. Gray Cook (2003), Athletic Body in Balance, Human Kinetics, U.S.A. 5.Gray Cook (2010), Movement: Functional Movement Systems—Screening, Assessment, Corrective Strategies, On Target Publications, Santa Cruz, California, U.S.A. 6. Frost DM, Beach TA, Callaghan JP, McGill SM (2013), FMS™ scores change with performers'knowledge of the grading criteria - Are general whole-body movement screens capturing"dysfunction, J Strength Cond Res. Nguồn bài báo: Bài viết này là một phần kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống FMS để dự báo nguy cơ chấn thương của vận động viên đội tuyển đá cầu Thành phố Hồ Chí Minh sau sáu tháng tập luyện” thực hiện tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 69
nguon tai.lieu . vn