Xem mẫu

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015

T LỆ VÀ MỐI LIÊN QUAN GI A RỐI LOẠN NHỊP, RỐI LOẠN
D N TRUYỀN VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở
BỆNH NHÂN HÁM TIM MẠCH TẠI HOA HÁM BỆNH,
BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Hoàng Đình Anh* và CS
T M TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu mối liên quan giữa một số rối loạn nhịp tim (RLNT), rối loạn dẫn truyền
(RLDT) với yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch ở bệnh nhân (BN) đến khám bệnh tại Khoa Khám
bệnh, Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: khảo sát 261 BN có các YTNC tim
mạch: hút thuốc lá, nghiện rƣợu, rối loạn chuyển hóa (RLCH) lipid, tăng huyết áp, đái tháo
đƣờng, có ít nhất ≥ 1 YTNC so với 30 BN thuộc nhóm chứng không có các YTNC tim mạch.
Ghi điện tim đồ 12 đạo trình cơ bản, đánh giá các rối loạn nhịp ngoại tâm thu, rung nhĩ, các loại
block và hội chứng WPW. Kết quả: trong 261 BN có YTNC tim mạch, 204 BN (78,16%) có RLNT
và RLDT cao hơn so với nhóm chứng (33,33%), ngoại tâm thu trên thất 12,26%, ngoại tâm thu
thất 26,05%, rung nhĩ 6,51%, block nhĩ-thất 8,05%, block nhánh phải 18,39%, rối loạn kết hợp
4,98%. Kết luận: BN có các YTNC tim mạch có RLNT (78,16%) cao hơn nhóm không có YTNC
tim mạch (33,33%). YTNC hút thuốc lá có tỷ lệ ngoại tâm thu tăng hơn không hút thuốc. BN
nghiện rƣợu gặp ngoại tâm thu nhĩ và rung nhĩ nhiều hơn. BN tăng huyết áp, RLCH lipid có
tỷ lệ RLDT trong thất nhiều hơn. BN đái tháo đƣờng và kết hợp đa yếu tố có tỷ lệ RLNT, RLDT
kết hợp tăng hơn rõ rệt.
* Từ khóa: Rối loạn nhịp tim; Rối loạn dẫn truyền; Yếu tố nguy cơ tim mạch.

Study of the Association between Cardiac Arrhythmias, Conduction
Disturbances and Cardiovascular Risk Factors in Patients Presenting at
Clinical Department, 103 Hospital
Summary
Objectives: To evaluate the association between cardiac arrhythmias, conduction disturbances
with cardiovascular risk factors in patients presenting at Clinical Department, 103 Hospital.
Subjects and methods: We studied 261 patients with cardiovascular risk factors consisting of
smoking, alcoholism, lipid metabolism disorders, hypertension, diabetes, who had at least one
or more risk factors compared with 30 patients in the control group without evidence of
cardiovascular risk factors. ECG was recorded to evaluate arrhythmias: premature contractions,
atrial fibrillation, blocks and WPW syndrome.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Đình Anh (hoanganhc9@gmail.com)
Ngày nhận bài: 25/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/04/2015
Ngày bài báo được đăng: 12/05/2015

47

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015
Results: Among 261 patients with cardiovascular risk factors, 204 patients (78.16%) presented
cardiac arrhythmias and conduction disturbances, premature atrial contractions 12.26%, premature
ventricular contractions 26.05%, atrial fibrillation 6.51%, atrial-ventricular block of 8.05%, 18.39%
right bundle branch block, combined disorders 4.98%. Conclusion: The rate of arrhythmias in
patients with cardiovascular risk factors was 78.16%, higher than that of the group without
cardiovascular risk factors 33.33%. Patients smoking and patients with alcoholism had more
arrhythmias. Patients with hypertension, lipid metabolism disorders, diabetes and combined risk
factors had higher ratio of arrhythmias and conduction disturbances.
* Key words: Cardiac arrhythmias; Conduction disturbances; Cardiovascular risk factors.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh tim mạch hiện khá đa dạng
phong phú. BN đến khám bệnh thƣờng
chƣa có biểu hiện rõ, nhƣng đa số đều
mắc YTNC tim mạch nhƣ: hút thuốc lá,
nghiện rƣợu, tăng huyết áp, RLCH lipid,
đái tháo đƣờng. Các yếu tố này góp phần
làm tổn thƣơng xơ vữa động mạch vành,
gây bệnh lý động mạch vành. Bệnh có
nhiều biến chứng, trong đó có RLNT và
RLDT, nếu kéo dài sẽ dẫn đến các rối
loạn rất nặng nhƣ nhịp nhanh thất, rung
thất, tỷ lệ tử vong cao hơn.
Các RLNT ở BN đến khám bệnh hàng
ngày khá phức tạp, nhƣ ngoại tâm thu,
rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất và thất, các
loại RLDT nhĩ thất, nhánh phải và trái. Khi
có RLNT sẽ làm nặng thêm tình trạng
bệnh tim mạch. Các rối loạn nhịp nếu
không đƣợc quan tâm điều trị sớm sẽ dẫn
đến suy tim, lâu dần là suy tim khó hồi
phục, việc điều trị khó khăn hơn.
Trên thế giới và Việt Nam đã có một số
nghiên cứu về rối loạn nhịp ở các bệnh lý
tim mạch, nhƣng chƣa có nghiên cứu cụ
thể nào về mối liên quan với YTNC tim
mạch ở BN đến khám bệnh ở phòng
khám đa khoa. Do vậy, chúng tôi nghiên

48

cứu vấn đề này nhằm: Khảo sát tỷ lệ và
mối liên quan giữa một số RLNT, RLDT
với một số YTNC tim mạch ở BN khám
tim mạch tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện
Quân y 103.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu: 261 BN đến khám
tim mạch tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện
Quân y 103, có các YTNC tim mạch, BN
đƣợc khám bệnh tim mạch tại Khoa Khám
bệnh và ghi điện tim tại Khoa Chẩn đoán
Chức năng, Bệnh viện Quân y 103.
Nhóm chứng: 30 BN đến khám tim
mạch tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện
Quân y 103 (nhƣ nhóm nghiên cứu),
nhƣng không có các YTNC tim mạch.
Thời gian nghiên cứu từ 02 - 2014 đến
03 - 2015.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
BN đến khám bệnh tim mạch có biểu
hiện đau ngực, trống ngực, tăng huyết
áp, đái tháo đƣờng và các biểu hiện có
liên quan đến tim mạch. BN đƣợc làm các
xét nghiệm sinh hóa máu, ghi điện tim.

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015

* Tiêu chuẩn chẩn đoán các YTNC tim
mạch (theo WHO/ISH, 2004):
+ Tăng huyết áp: tăng huyết áp độ I:
huyết áp tâm thu 140 - 159 mmHg, huyết
áp tâm trƣơng 90 - 99 mmHg; độ II: huyết
áp tâm thu 160 - 179 mmHg, huyết áp
tâm trƣơng 100 - 109 mmHg; độ III: huyết
áp tâm thu ≥ 180 mmHg, huyết áp tâm
trƣơng ≥ 110 mmHg.
+ Đái tháo đƣờng: BN có 1 trong 2 tiêu
chuẩn sau (WHO, 1999): glucose lúc đói
≥ 7 mmol/l; glucose ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/l.
+ RLCH lipid: cholesterol > 5,2 mmol/l,
triglycerid > 2,3 mmol/l, HDL-C < 0,9 mmol/l,
LDL-C > 3,9 mmol/l.
+ Hút thuốc lá: hút thƣờng xuyên liên
tục mỗi ngày ≥ 10 điếu trong 3 năm.
+ Nghiện rƣợu: trung bình mỗi ngày
uống 30 ml (2 chén) rƣợu mạnh hoặc 720 ml
bia trong 2 năm liên tục (Mc Farlane
Sowers JR, 2004).

* Tiêu chuẩn chẩn đoán các loại RLNT:
+ Ngọại tâm thu trên thất: sóng P biến
đổi, PQ’ ngắn hơn bình thƣờng, QRS’ không
biến đổi.
+ Ngoại tâm thu thất: phức bộ đến sớm,
QRS’ giãn rộng > 0,12s, sóng T trái chiều
với QRS’.
+ Rung nhĩ: mất sóng P thay bằng
sóng f tần số 400 - 600 l/ph, các khoảng
RR không đều nhau.
+ Block nhĩ thất độ I: PQ > 200 ms, block
nhĩ thất độ II kiểu Lucianci Wenckerbach
hoặc Mobitz, block nhĩ thất độ III với sóng
P và QRS không có mối liên quan, tần số
sóng P > tần số QRS.
+ Block nhánh P với QRSR’ V1, V2.
Block nhánh T dạng RR’ D1, D2, aVL, V5, V6.
- Thống kê số liệu theo phần mềm SPSS
16.0, so sánh 2 số trung bình và 2 tỷ lệ.

ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
NH M NGHI N CỨU
(n = 261)

NH M CHỨNG
(n = 30)

p

57,73 ± 16,27

55,42 ± 12,34

> 0,05

Nam

125 (47,9%)

14 (46,67%)

> 0,05

Nữ

136 (52,1%)

16 (53,33%)

> 0,05

Hút thuốc lá

52 (19,92%)

Nghiện rƣợu

11 (4,21%)

Khám các bệnh lý
khác không có YTNC
tim mạch

RLCH lipid

81 (31,03%)

Tăng huyết áp

72 (27,59%)

Đái tháo đƣờng

20 (7,66%)

Kết hợp ≥ 2 yếu tố

25 (9,59%)

CÁC THÔNG SỐ

Tuổi trung bình
Giới

261 BN đến khám bệnh đều đƣợc ghi điện tim. Kết quả cho thấy: BN khi mắc các
nguy cơ tim mạch đều ở độ tuổi khá cao (trung bình 57,73 ± 16,27 tuổi). Chính các
YTNC này làm tổn thƣơng động mạch vành, gây hẹp tắc mạch vành, tƣơng tự kết quả

49

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015

của Trƣơng Thị Mai Hƣơng, Vũ Điện Biên: BN mắc bệnh động mạch vành có YTNC
tim mạch ở độ tuổi 55 - 60. Về giới, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam, nữ
tƣơng đƣơng. Điều này khác biệt với các nghiên cứu trƣớc đây: nam thƣờng nhiều
hơn nữ, có thể do tiêu chí chọn BN của chúng tôi chỉ cần 1 YTNC, trong số các YTNC,
RLCH lipid chiếm nhiều nhất (31,03%). Yếu tố này gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Bảng 2: Các loại RLNT và RLDT ở 2 nhóm.
CÁC RỐI LOẠN TR N ECG

NH M BỆNH

NH M CHỨNG

p

n = 261

%

n = 30

%

Ngoại tâm thu trên thất

32

12,26

2

6,67

< 0,05

Ngoại tâm thu thất

68

26,05

3

10,0

< 0,05

Rung nhĩ

17

6,51

0

0

Block nhĩ - thất

21

8,05

1

3,33

> 0,05

Block nhánh phải

48

18,39

2

6,67

< 0,05

Block nhánh trái

3

1,15

0

0

Hội chứng WPW

2

0,77

0

0

Kết hợp các loại RLNT và/hoặc RLDT

13

4,98

2

6,67

> 0,05

Không có RLNT và RLDT

57

21,84

20

66,67

< 0,05

Nhóm chứng gồm những BN không có YTNC tim mạch, tƣơng đồng với nhóm
nghiên cứu về độ tuổi và giới, đều đƣợc ghi điện tim để tìm hiểu RLNT ở 2 nhóm có
khác biệt không. Kết quả cho thấy: tỷ lệ RLNT ở nhóm bệnh cao hơn rõ rệt với ngoại
tâm thu trên thất 12,26%, ngoại tâm thu thất 26,05%, block nhĩ thất 8,05%, trái lại, tỷ lệ
không RLNT (21,84%) thấp hơn nhiều so với nhóm chứng (66,67%). Nhƣ vậy, với BN
khám tim mạch, kết quả điện tim cũng đã chỉ ra nếu có kết hợp với YTNC tim mạch, tỷ
lệ RLNT khá cao, cần đƣợc ghi điện tim định kỳ để phân tích đánh giá sớm, điều trị dự
phòng các cơn nhịp nhanh có thể xảy ra.
Bảng 3: Mối liên quan giữa RLNT, RLDT với hút thuốc lá.
CÁC BIỂU HIỆN CỦA RLNT VÀ
RLDT TRÊN ECG

KHÔNG NGHIỆN THUỐC LÁ

NGHIỆN THUỐC LÁ
p

n = 209

%

n = 52

%

Ngoại tâm thu trên thất

22

10,52

10

19,23

< 0,05

Ngoại tâm thu thất

50

23,92

18

34,62

< 0,05

Rung nhĩ

13

6,22

4

7,69

> 0,05

Block nhĩ - thất

17

8,13

4

7,69

> 0,05

Block nhánh phải

44

21,05

4

7,69

< 0,05

Block nhánh trái

3

1,44

0

Hội chứng WPW

1

0,48

1

1,92

Kết hợp RLNT và/hoặc RLDT

11

5,26

2

3,85

> 0,05

Không có RLNT và RLDT

48

22,97

9

17,31

> 0,05

50

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015

Với BN nghiện thuốc lá, hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp
2 - 3 lần, hút thuốc còn tƣơng tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp
nhiều lần. BN hút thuốc có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành,
đột quỵ, RLNT, đột tử cao hơn không hút thuốc. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
có tới 19,92% BN nghiện thuốc lá. Đánh giá mối liên quan giữa BN hút thuốc và
không hút thuốc, kết qu¶ cho thấy: tỷ lệ RLNT gặp nhiều hơn với ngoại tâm thu nhĩ
19,23%, ngoại tâm thu thất 34,62%, điều này phù hợp với một số nghiên cứu: khói
thuốc làm tăng tiết catecholamine, một hoạt chất tự nhiên trong cơ thể nhƣ
adrenaline, có thể gây loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng vì ngoại tâm thu nhĩ,
thất và rung thất gây đột tử.
Bảng 4: Mối liên quan giữa RLDT, RLNT và nghiện rƣợu.
KHÔNG NGHIỆN RƢỢU

C

n = 250

%

n = 11

%

Ngoại tâm thu trên thất

28

11,2

4

36,36

< 0,05

Ngoại tâm thu thất

65

26,0

3

27,27

> 0,05

Rung nhĩ

14

5,6

3

27,27

< 0,05

Block nhĩ - thất

21

8,4

0

Block nhánh phải

48

19,2

0

Block nhánh trái

3

1,2

0

Hội chứng WPW

2

0,8

0

Kết hợp các RLNT và/hoặc RLDT

12

4,8

1

9,09

> 0,05

Không có rối loạn

57

22,8

0

CÁC BIỂU HIỆN CỦA RLNT VÀ
RLDT TRÊN ECG

NGHIỆN RƢỢU

p

Về mối liên quan giữa YTNC và rƣợu, chúng tôi gặp số lƣợng BN ít vì mẫu
nghiên cứu chung chƣa nhiều (261 BN). 11 BN (4,21%) nghiện rƣợu, trong đó
RLNT chủ yếu gặp ngoại tâm thu nhĩ (36,36%) và rung nhĩ (27,27%), cao hơn có
ý nghĩa so với nhóm không nghiện rƣợu. Điều này hoàn toàn phù hợp với các
nghiên cứu gần đây: ở ngƣời nghiện rƣợu nặng, sau những đợt uống nhiều rƣợu,
có thể bị RLNT, đặc biệt ngoại tâm thu trên thất. Ở ngƣời < 65 tuổi, uống nhiều
rƣợu là nguyên nhân chính chiếm đến 63% các trƣờng hợp loạn nhịp tim kiểu rung
nhĩ. Đây là RLNT cần đƣợc cảnh báo để loại bỏ uống rƣợu và cần điều trị nhằm
phòng tránh biến chứng tắc mạch và suy tim.
51

nguon tai.lieu . vn