Xem mẫu

  1. Tượng hình quyền Tượng hình quyền hay Hình ý quyền linh thú[1] là một loại quyền thuật rất phổ biến trong các võ phái khắp miền Nam Bắc Trung Hoa được sáng tác dựa trên cơ sở các động tác mô phỏng "thần thái, bộ hình" các loại động vật, cả đến biểu hiện hình tượng một số nhân vật lịch sử cổ đại nhất định. Vào thời Tây Hán đã lưu hành rồi và được phân chia làm hai loại: tượng hình và thủ ý (bắt chước hình và giữ ý). Loại trước mô phỏng hình thái và các cử động của các loài động vật đặc trưng và nhân vật là chính, theo đuổi tượng hình tính chiến đấu tương đối kém. Loại sau lấy ý ở những chỗ tương đối mạnh đặc thù trong chiến đấu của động vật để bổ sung cho các động tác thực trong các chi êu thức quyền thuật, tính chiến đấu tương đối mạnh và thực tiễn. Chủ yếu có hầu quyền, ưng trảo quyền, xà quyền, đường lang quyền (võ bọ ngựa), áp hình quyền (quyền vịt), túy bát tiên quyền (tám tiên say rượu), Lỗ Trí Thâm túy điệt (Lỗ Trí Thâm say ngã), Võ Tòng thoát khảo (Võ Tòng khỏi đòn) v.v... Tượng hình quyền có tác dụng ở chỗ không chỉ có thể làm cường tráng thân thể mà còn có giá trị thẩm mỹ nhất định trong phương pháp tư duy tượng hình và nghệ thuật tôn vinh những vẻ đẹp về hình thể của con người. Sau đây phân biệt giới thiệu một số loại quyền thuật tượng hình chủ yếu : - Hầu quyền - Xà quyền - Túy quyền - Đường lang quyền - Ưng trảo quyền - ...
  2. Mục lục [ẩn] 1 Đặc trưng kỹ pháp của Tượng hình quyền  1.1 Hổ quyền o 1.2 Hầu quyền o 1.3 Xà quyền o 1.4 Túy quyền o 2 Chú thích  3 Xem thêm  4 Liên kết ngoài  [sửa] Đặc trưng kỹ pháp của Tượng hình quyền [sửa] Hổ quyền Bài chi tiết: Hổ hình quyền [sửa] Hầu quyền Vào thời kỳ cuối của xã hội nguyên thủy, những điệu "múa khỉ" (hầu vũ) là mô hình thu nhỏ của dạng vận động này. Sách "Thượng thư - Ích tắc" nói :"Múa khỉ vượn, múa chim chóc, múa gấu, múa voi".
  3. Sách "Hán thư - Nghệ văn chí" có ghi điệu múa "mộc hầu vũ" (điệu khỉ tắm), đến thời nhà Minh bắt đầu có ghi chép về hầu quyền. Sách "Kỷ hiệu tân thư - Quyền kinh" của danh tướng nhà Minh Thích Kế Quang có ghi rằng: "Lại còn có lục bộ quyền, hầu quyền, ngoa quyền" ("chim mồi"). Trải qua nhiều đời truyền bá và phát triển, hầu quyền, túy quyền, địa đường quyền, ba loại quyền này tích hợp lẫn vào nhau và thu dụng các sở trường sở đoản của nhau, nội dung dần dần từ đơn giản bắt chước về hình thể lấy múa làm chủ mà chuyển hướng thành các phương pháp chiến đấu bằng tay không là chính trong chiêu thế và bài múa của võ thuật. Nội dung hầu quyền phức tạp chia Nam, Bắc và về phong cách có khác nhau rất nhiều. Phương Nam coi trọng đánh sát gần, liền đòn tức là phương pháp cận chiến nhập nội; phía Bắc lại quen khéo lừa đánh đấm từ xa, lựa sơ hở của đối phương mà tung đòn hiểm hóc. Nhưng đặc điểm chung đều là nhẹ nhõm linh hoạt, hình tượng, đưa kỹ thuật của võ thuật vào trong hình dạng khỉ. Yêu cầu phải làm cho được "ngũ yếu" (năm điều cần) tức là hình cần giống, ý cần thật, bước (bộ) cần nhẹ, phép (pháp) cần kín, thân cần (linh) hoạt. Trong khi đi quyền chú trọng vào tay mắt chiếu cố nhau, chiêu liền thế liền, lên xuống nhẹ khéo, chân thân hợp nhất, nội ngoại tương hợp, công thủ liên tục khép kín. Sau này Hầu quyền trong bài múa có rời động, nhòm ngó, xem đào, leo vít, hái đào, leo cành, làm liều, giấu đào, ngồi xổm, ăn đào, mừng rỡ kinh sợ, vào động v.v... đều do các động tác của khỉ vượn mà tập hợp lại rồi thành các động tác phân hóa thêm trong quyền thuật. Hình thái động tác có thể khái quát là cương, nhu, nhẹ nhàng, linh hoạt, mềm mại, khéo, nấp, né, vươn, co.
  4. Thủ pháp (đòn tay) thì có: tóm, duỗi, chọn, cắt, giảo (hoạt), bắt, khép, đẩy ... Thoái pháp (bộ pháp, tấn pháp di chuyển) có quấn, dậm, tạt, bật v.v... l à các đòn chân. Về khí giới thì gồm các bài múa hầu côn, hầu kiếm v.v.. [sửa] Xà quyền Còn gọi là xà hình quyền. Vì bắt chước hình, thần, ý, kình của rắn mà có tên, về nguồn gốc cũng khác nhau. Thời nhà Minh, Thiếu Lâm quyền và Nam quyền, trong đó đã có xà quyền. Thời nhà Thanh trong Hình ý quyền, Bát quái chưởng đã có xà hình thủ bộ, gần đây đã dần hoàn chỉnh. Các nơi như Triết Giang, Quảng Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tô, Hồ Nam, Giang Tây, cho đến Hồng Kông, Đài Loan cũng đều truyền tập. Đặc trưng kỹ pháp: trong nhu có cương, cương nhu tương tế, trong tĩnh có động, thần giữ thì lấy hình, ý ngụ ở phép (pháp), thân linh (động), bộ hoạt (bát), mắt (nhãn quang) sắc, tay nhanh. Về kỹ pháp thì có đánh mở màn, đánh tĩnh, đánh dụ trá bại, đánh mạnh xung quyền, đánh chạy, đánh đám đông, đánh lớn, đánh liều lĩnh cố gi ành thắng trong bại v.v... Có giá trị thực dụng tương đối cao, trong chiến đấu thực sự thì yêu cầu: "Thân phải lắcc lư, bộ hình phải di chuyển không ngừng, hai tay chợt né vươn mà đánh, bước vòng vèo bước (bộ) hợp thân, ...; dùng chỉ pháp (ngón tay) thọc vào yết hầu (cổ họng) nhanh và chính xác, hai rồng vờn ngọc chưởng phục nhắm vào hai bên sườn và hông của địch, tay hạc chợt mổ vào chợt đánh đỉnh; chân khi nhóm điểm lúc hạ thấp lờn vờn xung quanh tìm chỗ sơ hở mà tiến vào, vuốt hổ tiến, tiến nhanh ứng chậm, khéo mền vờn. Phát kình hét lên tiêng trợ thế, lấy khí thúc kình, lấy mắt chuyển thần", uy phong ngời ngời, thần thái sung mãn.
  5. Xà quyền có các bài múa chủ yếu là: Rắn thần luyện trăng (xà thần luyện nguyệt), Rắn vàng từ đất nhô lên (kim xà lục khởi), Rắn quật động trời (xà phiên thiên chân), Rắn trắng phun bọt (bạch xà phẫn mạt), Rắn lăng lướt sương (xà đằng tẩu lộ), Rắn sừng quẫy đuôi (giác xà ứng vĩ) v.v... đều do các động tác hình tượng hóa tổ hợp các động tác cơ bản của loài rắn tinh tuyển thành. Về khí giới thì có xà hành đao, xà hành kiếm v.v... [sửa] Túy quyền Còn gọi là "Túy tửu quyền" (quyền say rượu), "Túy bát tiên quyền" (quyền tám tiên say rượu, theo thần thoại Trung Quốc có tám vị tiên bạn bè là Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Lã Động Tân, Lý Thiết Quải, Hàn Tương Tử, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô, Tào Quốc Cữu). Khi đi quyền chiêu thế bước như người say rượu nên có tên "quyền say". Hình say, ý say từng mượn ở điệu "múa say" của thời cổ đại thì kỹ pháp say đánh này lấy từ các loại quyền "hóa mềm đánh khéo" (nhu hóa xảo đả) h ình thành thời Minh, Thanh. Trương Khổng Chiếu trong "Quyền kinh, quyền pháp bị yếu" đã có ghi bài "Túy bát tiên ca". Hiện nay loại quyền này thịnh hành ở các tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Bắc Kinh, Thượng Hải và vùng Giang Hoài. Túy quyền là loại quyền pháp địa thuật, dựa vào đất và địa hình mà đánh, với hình dạnh như say mà sừng sững như một ngọn cờ đứng riêng biệt trước gió. Về phong cách thì có ba loại trọng hình, trọng kỹ (thuật) và cả hình lẫn kỹ thuật. Đặc điểm là hình say, ý không say, bước say, tâm không say. Hạt nhân là một chữ "say", trông như say mà thật ra giữ thế, lấy giả say để lừa người, dùng sức người đánh trả người, lấy say để ra đòn.
  6. Về kỹ pháp có yêu cầu mắt (nhãn pháp), tay chân (thủ cước pháp), bộ (tấn pháp) cùng phối hợp. Về nhãn pháp ( mắt ) có nhìn, ngắm, coi qua, liếc xéo. Về chỉ pháp thì có: điểm, che, bổ, cắm, lừa, tóm, ngắt, khép (ngón tay). Về thủ pháp thì có áp sát, thúc, ép, dựa. Về thoái pháp (cước pháp) thì có: móc, gác, xoay, cắt, nâng, dậm, bật, quấn. Về phép ngã có ba loại: ngã nửa vời, ngã hẳn và ngã hóa giải nguy hiểm. Phép dùng thì chú trọng mắt sắc tay lanh, hình say ý tỉnh, tùy cơ chọn thế, tránh thực đánh hư, né gạt tiến thân, ngã thúc ra chiêu. Ca quyết có: "Đảo điên nuốt nhả, nổi chẳng ngã. Ngất ngưởng té thúc lật lăn khéo. Lăn tiến mà cao, lăn ảo diệu. Tùy thế sấp ngửa người khó theo." Các bài múa lưu hành có Túy bát tiên, Thái Bạch túy tửu, Võ Tòng túy tửu, Yến Thanh túy tửu, Lỗ Trí Thâm túy đả Sơn môn (Lỗ Trí Thâm say đập cổng chùa) bài này còn có khi gọi là Túy đả Trấn Quan Tây (say đánh Trấn Quan Tây)... Hiện nay trên cơ sở của Túy Quyền còn phát triển ra Túy kiếm, túy côn, túy thương, cả đến đánh đôi Túy quyền, Túy hán hí hầu (chàng say đùa khỉ) cũng là bài múa đối luyện. Túy quyền thân, bộ linh hoạt, ngã vồ nguy hiểm, phép đánh khéo, đối với sự mềm dẻo, hợp điệu, linh mẫn và năng lực ứng biến của cơ thể người ta đều có giá trị rèn luyện tương đối cao.
nguon tai.lieu . vn