Xem mẫu

  1. Trị chứng chán ăn ở trẻ: Không tuỳ tiện dùng men tiêu hoá
  2. Muốn con khỏe, ăn ngon, lớn nhanh..., nhiều cha mẹ đã "tự chỉ định” cho con mình dùng men tiêu hóa. Việc tự ý cho trẻ dùng men tiêu hóa thường xuyên trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị phụ thuộc, không dùng men thì không ăn. Lâu dần, cơ thể không sản sinh, hoặc sản sinh ít enzym có tác dụng kích thích tiêu hóa. Đây là cảnh báo đáng quan tâm của các chuyên gia. Men tiêu hóa giúp cho cơ thể tiếp thu được các thức ăn và chất dinh dưỡng đưa từ ngoài cơ thể vào. Đây là một hệ thống phối hợp trong quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn. Nếu thiếu men tiêu hóa sẽ gây rối loạn tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, cơ thể không tiêu hóa và hấp thu được thức ăn, những chất dinh dưỡng như đường, đạm, mỡ bị các vi khuẩn trong ruột làm lên men và gây tiêu chảy kéo dài, gây phân sống, chuyên môn hay gọi là "hội chứng kém hấp thu”.
  3. Vì thế các bác sĩ thường chỉ định sử dụng men tiêu hóa khi hệ tiêu hóa hoặc một số cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, gây tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng phải trải qua cuộc phẫu thuật ruột, tụy hay dạ dày làm cho các men tiêu hóa bị thiếu hụt gây cản trở cho quá trình tiêu hóa. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều người nghe mách bảo rồi cho con dùng các chế phẩm được gọi là men tiêu hóa như Lacteolfort, Lactomin, Lactomed, Biobaby... với mong muốn con khỏe, ăn ngon, lên cân nhanh..., trong khi các thuốc này chỉ có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy do virus, giúp cân
  4. bằng về vi khuẩn do chứng loạn khuẩn vì dùng kháng sinh kéo dài. Thực chất chán ăn ở trẻ em là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây nên như trẻ bị bệnh, rối loạn cảm xúc và tâm lý, trẻ mọc răng hoặc viêm miệng... Các men tiêu hóa như Pepxin, Trypsôn... ít có tác dụng lên sự thèm ăn của trẻ. Thực ra đây là những chất làm đặc phân, giảm nhu động ruột và không có tác dụng làm tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thu, thậm chí còn cản trở sự hấp thu các kháng sinh nếu uống những thuốc này trước khi uống các kháng sinh. Khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hoặc giảm bài tiết các men tiêu hóa (trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, bị các bệnh bẩm sinh như xơ nang tuyến tụy, cắt tụy, viêm teo ruột kéo dài, suy gan, teo mật, cắt dạ dày, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật...), thường gây nên tình trạng thiếu các men tiêu hóa. Do đó bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng dễ tiêu, còn cần cung cấp thêm cho bệnh nhân các men tiêu hóa
  5. (men dạ dày: viên Pepxin, cao tụy: Paucriatin hoặc các viên phối hợp nhiều men như: Neopeptin, Paucriatin, Paucreolau, viên Pepxin). Những men này sẽ hỗ trợ thêm cho cơ thể trong quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Với trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, giảm bài tiết các tuyến tiêu hóa đặc biệt là tụy nên dùng thêm men Pepxin, Amylaze, Lipaza, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu dễ dàng và dùng theo đợt 7-10 ngày, không dùng kéo dài. Trong y học, mầm thóc, mạch nha là vị thuốc có nhiều men mantaja, thường được sử dụng khi cần hỗ trợ sự tiêu hóa chất tinh bột, làm bột đặc trở nên loãng và dễ hấp thu hơn. Các loại sinh phẩm như Biolactin, Antilio, Colisubtyl... thực chất là các vi khuẩn có ích được sử dụng để lập lại sự thăng bằng của vi khuẩn đường ruột khi có rối loạn vi khuẩn ruột, do dùng các kháng sinh quá mạnh, phổ rộng gây tiêu chảy kéo dài. Các loại sinh phẩm này tuy không phải là men tiêu hóa,
  6. nhưng cũng góp phần hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa ở ruột. Dù vậy cũng không nên lạm dụng và sử dụng kéo dài. Theo Ths Lê Thị Hải- Phụ trách Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng-Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi trẻ lười ăn, cần tìm các nguyên nhân thực thể để điều trị. Có thể là do trẻ bị rối loạn cảm xúc, trẻ mọc răng hoặc viêm lợi... Nếu thực sự là do vấn đề tiêu hóa, cần xem kỹ trẻ thiếu men gì để bổ sung cho phù hợp, giúp trẻ ăn nhiều hơn, nhưng cũng chỉ nên dùng 7- 10 ngày.
nguon tai.lieu . vn