Xem mẫu

thước u trung bình 2,75  1,15cm, nhỏ nhất 0,5cm, lớn
nhất 5cm.
Kết quả điều trị ung thư bàng quang nông với thời
gian mổ trung bình là 38  13,4 phút, thời gian nằm
viện trung bình 4,2  2,1 ngày. Phẫu thuật nội soi vừa
rút ngắn được thời gian điều trị và tương đối an toàn
trong điều trị, chỉ gặp 1/30 trường hợp chảy máu do
không cắt hết u, trường hợp này u lớn nằm ở vị trí góc
khuất của ổ bàng quang, 1/30 trường hợp chuyển mổ
dẫn lưu bàng quang do tổn thương niệu đạo sau khi
cắt u và 1/30 trường hợp thủng bàng quang phải
chuyển mổ mở.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ứng dụng nội soi chẩn đoán và
can thiệp trên 30 ca ung thư bàng quang nông cho
thấy:
Bệnh nhân nam nhiều hơn nữ, nhóm tuổi hay gặp
từ 50 – 70 tuổi, dấu hiệu lâm sàng điển hình là đái
máu.
Phát hiện bệnh chủ yếu dựa vào siêu âm và soi
bàng quang, với thể u nhú dạng có cuống và u đơn
độc chiếm đa số, kích thước u đa số < 3cm, vị trí hay
gặp nhất là ở 2 thành bên.
Thể mô bệnh học chủ yếu là ung thư tế bào
chuyển tiếp chiếm 96,7%.
Phẫu thuật nội soi cắt u qua niệu đạo là phương
pháp có thể triển khai có hiệu quả, thời gian mổ và thời
gian hậu phẫu ngắn và tương đối an toàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Đức (2007), “Chẩn đoán và điều trị
bệnh ung thư”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Phạm Duy Hiển
và cộng sự (2006), “Phòng và phát hiện sớm bệnh ung
thư”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Đỗ Xuân hợp (1997), “Giải phẫu bàng quang”, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội: 285 – 287.
4. Nguyễn Kỳ (1995), “U bàng quang”, Bệnh học tiết
niệu, Nhà xuất bản Y học: 423 – 443.
5. Đỗ Trường Thành (2004), “Kết quả điều trị phẫu
thuật ung thư bàng quang tại bệnh viện Việt Đức trong 3
năm (2000-2002)”, Y học thực hành số 491:466 – 469.
6. Trần Văn Thuấn (2007), “Sàng lọc phát hiện sớm
ung thư bàng quang”, Sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung
thư, Nhà xuất bản Y học: 103 – 106.
7. Cheng Chiwai, Peter Chen S.F, Chan L.W.et al
(2005), “Twelve year follow up of a randomized prooective
trial compaing bacillus Calmette-Guerin and epirubicin á
ad juvant therapy in superficial bladder cancer”,
Internationmal Jour of Uro, volume 12, issue 5: 449.
8. De Braud F. and Massimo Maffezzini (2012),
“Bladder cancer”, Critical reviews in Oncology
Hematology, volume 41, issue 1: 89 – 106.
9. Epstein J.I. (2003), “The new World Health
Organization/International Society of Urological Pathology
(WHO/ISUP) classification for Ta, T1 bladder tumour: is it
an improvement? “Critical reviews in
Oncology/Hematology, volume 47, issue 2: 83 – 89.

TRẺ EM DÂN TỘC MƯỜNG, TỈNH HÒA BÌNH, NĂM 2012
TRẦN THANH TÚ, PHẠM THỊ LAN LIÊN
Viện nghiên cứu sức khỏe Trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương
LÊ THỊ KIM ÁNH - Trường Đại học Y tế Công cộng
TÓM TẮT
Vẫn còn khoảng cách lớn về tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em dưới 5 tuổi giữa các vùng miền, khu vực, giữa
các nhóm dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số. Hòa
Bình là một trong những tỉnh tập trung cộng đồng
người dân tộc thiểu số và có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
cao so với cả nước. Nghiên cứu được thực hiện nhằm
xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên
quan ở trẻ em dân tộc Mường tại huyện Tân Lạc – tỉnh
Hòa Bình. Đối tượng nghiên cứu: 187 cặp bà mẹ - trẻ
em dưới 5 tuổi dân tộc Mường. Phương pháp nghiên
cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích, sử dụng bộ câu
hỏi để phỏng vấn bà mẹ, trẻ em được đo chiều cao,
cân nặng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ dân tộc
Mường bị suy dinh dưỡng các thể thiếu cân, thấp còi,
gầy còm lần lượt là 13,4%; 41,2% và 3,2%. Yếu tố
trình độ học vấn của mẹ, cân nặng sơ sinh của trẻ là
những yếu tố liên quan đến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dân tộc Mường (p 35
19
10,2
Trung bình tuổi (25,1)
Min-Max (16-42)
Nghề nghiệp của mẹ
Nông dân
179
95,7
Cán bộ CNVC
8
4,3
Trình độ học vấn của mẹ
Mù chữ
1
0,5
Tiểu học
21
11,2
THCS
110
58,8
PTTH
47
25,2
Cao đẳng và đại học
8
4,3
Số con trong gia đình
≤ 2 con
184
98,4
> 2 con
3
1,6
Số thành viên trong gia đình
< 6 người
106
56,7
≥ 6 người
81
43,3
Đặc điểm của trẻ
N
%
Nhóm tuổi
1-6 tháng
12
6,4
> 06 - 12 tháng
26
13,9
> 12 - 18 tháng
23
12,3
> 18 - 24 tháng
15
8,0
> 24 - 36 tháng
46
24,6
> 36 - 48 tháng
31
16,6

Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014

xét tỷ lệ SDD trong từng nhóm tuổi, thì tỷ lệ cũng khác
nhau ở các thể, điều này được thể hiện chi tiết tại
101
54
bảng 2 ở dưới.
86
46
Bảng 2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo các thể
SDD
SDD
SDD
26
13,9
Nhóm tuổi
n
CN/T
CC/T
CN/CC
161
86,1
(n,%)
(n,%)
(N,%)
≤ 12 tháng
38
5 (13,2)
6 (15,8)
3 (7,9)
120
64,2
> 12 - 24
38
3 (7,9)
17 (44,7)
1 (2,6)
67
35,8
tháng
> 24 - 36
46
6 (13,0) 24 (52,2)
1 (2,2)
tháng
75
40,1
> 36 - 48
31
7 (22,5) 17 (54,8)
0 (0)
20
10,7
tháng
92
49,2
> 48 - 60
34
4 (11,8) 13 (38,2)
1 (2,9)
Nghiên cứu chỉ ra tổng số có 83/187 (44,4%) trẻ bị
tháng
suy dinh dưỡng. Trong đó 22/187 (11,8%) trẻ SDD cả
Tổng cộng
187 25 (13,4) 77 (41,2)
6(3,2)
thể thiếu cân và thấp còi, 3 (1,6%) trẻ SDD cả thể thiếu
Ghi chú: Tỷ lệ % tính theo n từng nhóm tuổi
cân và gày còm. Số liệu từ bảng 1 cho thấy trong 3 thể
Do tỷ lệ SDD CN/CC của trẻ thấp 3,2% (6 trường
SDD thì SDD thể thấp còi (CC/T) chiếm tỷ lệ cao nhất hợp), do đó nghiên cứu chỉ phân tích xác định một số
(41,2%), tiếp đến là SDD thể thiếu cân (CN/T, 13,4%), yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng CN/T
chỉ có 3,2% trẻ bị SDD thể gầy còm (CN/CC). Khi xem và CC/T.
Bảng 3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ em
CN/T
CC/T
Tổng
Yếu tố
cộng Có SDD (n, %)
p, OR (95%CI)
Có SDD (n, %)
p, OR (95%CI)
Tình trạng kinh tế
187
25
77
0,6
0,6
Nghèo
75
9 (12,0)
29 (38,7)
0,8 (0,3 – 2,1)
0,8 (0,4 – 1,6)
Không nghèo
112
16 (14,3)
48 (42,9)
Học vấn của mẹ
187
25
77
< 0,001
0,2
Dưới THCS
26
10 (38,4)
14 (53,8)
6,1 (2,0 - 17,2)
1,8 (0,7- 4,6)
Từ THCS trở lên
161
15 (9,3)
63 (39,1)
Giới tính trẻ
187
25
77
0,8
0,7
Gái
86
11 (12,8)
34 (39,6)
0,9 (0,3 – 2,3)
1,1 (0,6 – 2,1)
Trai
101
14 (13,9)
43 (42,6)
Cân nặng sơ sinh
187
25
77
0,002
0,3
< 2500g
26
9 (34,6)
13 (50,0)
4,8 (1,6 -13,6)
1,5 (0,6 – 3,8)
≥2500g
161
16 (9,9)
64 (39,7)
Thời gian BSMHT
187
25
0,5
77
0,2
Dưới 6 tháng
55
7 (12,7)
0,9 (0,3 – 2,5)
19 (34,6)
0,7 (0,3 – 1,4)
Trong 6 tháng
132
18 (13,6)
58 (43,9)
Thời điểm bắt đầu ăn bổ
169
22
0,6
73
0,4
sung
79
9 (11,4)
0,7 (0,2 – 2,1)
37 (46,8)
1,2 (0,6 – 2,5)
6 tháng
90
13 (14,4)
36 (40,0)
4 – 6 tháng
NKĐHH 2 tuần qua
187
25
0,5

151
19 (12,6)
0,7 (0,3 – 2,3)
Không
36
6 (16,7)
Bị tiêu chảy trong 2 tuần qua 187
25
0,4

76
8(10,5)
0,6 (0,2 – 1,7)
Không
111
17 (15,3)
> 48 - 60 tháng
Giới
Nam
Nữ
Cân nặng sơ sinh
< 2500 gam
≥ 2500 gam
Sống cùng ông


Không
Tình trạng kinh tế
Nghèo
Cận nghèo
Trung bình trở lên

34

18,2

Kết quả bảng 3 cho thấy có mối liên quan giữa
trình độ học vấn của mẹ, cân nặng sơ sinh với tình
trạng SDD CN/T của trẻ em. Con của những bà mẹ có
trình độ học vấn dưới THCS có nguy cơ bị SDD CN/T
cao gấp 6 lần những đứa trẻ là con của các bà mẹ học
vấn từ THCS trở lên. Những trẻ có cân nặng sơ sinh
thấp (0,05).
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy SDD còn khá phổ
biến ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Mường (Hòa Bình).
Tỷ lệ SDD CC/T (41,2%) cao hơn nhiều so với SDD
CN/T (13,4%) và SDD CN/CC (3,2%), chứng tỏ tình
trạng SDD mạn tính đang phổ biến tại địa bàn nghiên
cứu và cũng phù hợp với xu thế chung của quốc gia.
Tỷ lệ SDD CC/T được coi là chỉ tiêu phản ánh sự phát
triển của xã hội, phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng
kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho trẻ bị thấp
còi và là chỉ số đánh giá hậu quả của sự đói nghèo.
Địa bàn nghiên cứu là những xã miền núi với tỷ lệ đói
nghèo của dân tộc thiểu số còn cao, hơn một nửa hộ
gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo, điều đó có
thể lý giải cho tỷ lệ SDD CC/T tại đây rất cao và cao
hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh Hòa Bình
(26,7%) cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc, như
Cao Bằng (34,0%), Bắc Cạn (30,8%), Thái Nguyên
(25,0), Tuyên Quang (27,2%)[8]. Tuy nhiên, số liệu của
các tỉnh này là số liệu chung của toàn thể các dân tộc
trong cộng đồng chung của một tỉnh, chưa có số liệu
chi tiết riêng biệt giữa các nhóm dân tộc thiểu số.
Tỷ lệ SDD thể thiếu cân (13,4%) và gày còm
(3,2%) của trẻ em dân tộc Mường tại Tân Lạc thấp
hơn so với toàn tỉnh Hòa Bình (19,5% và 6,4%) và một
số tỉnh phía Bắc như Lào Cai (22,1%, 5,4%), Điện
Biên (19,7%, 6,8%), Lai Châu (23,9%, 6,4%). Những
trẻ bị coi là SDD thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu
dinh dưỡng cấp tính, làm cho trẻ ngừng lên cân hoặc
tụt cân, trong khi chiều cao không thay đổi. Một số
nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa việc trẻ bị
mắc tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp tính với tình
trạng dinh dưỡng của trẻ [3, 9]. Trong khi đó, đối với
trẻ dân tộc Mường tại Tân Lạc lại chưa tìm thấy mối
liên quan này và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thiếu
cân và gày còm cũng thấp hơn, do đó có thể thấy
được vấn đề tiêu chảy cấp và viêm đường hô hấp cấp
tính ở đây không ảnh hưởng đến tình trạng dinh
dưỡng của trẻ tại thời điểm nghiên cứu.
Trẻ em dân tộc Mường có cân nặng sơ sinh thấp
có nguy cơ bị SDD CN/T cao hơn gần 5 lần so với trẻ
có cân nặng sơ sinh bình thường. Nhiều nghiên cứu
cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh và
tình trạng dinh dưỡng của trẻ [1, 3], giữa cân nặng,
chiều dài sơ sinh của trẻ với yếu tố thuộc về dinh
dưỡng của người mẹ [4]. Và đặc biệt là còn tồn tại
khoảng cách lớn từ kiến thức đến thực hành của các
bà mẹ nuôi trẻ nhỏ [10]. Trong nghiên cứu này cũng
đã chỉ ra trình độ học vấn của bà mẹ dân tộc Mường
đều có mối liên quan đến tỷ lệ trẻ em bị SDD CN/T,
những trẻ có bà mẹ có trình độ học vấn dưới THCS có
nguy cơ mắc SDD thể thiếu cân cao hơn khoảng 6 lần
so với nhóm có bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn.
Như vậy có thể kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho
trẻ em của các bà mẹ dân tộc Mường còn chưa được
tốt.
Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa thời gian cho trẻ bú sữa mẹ

120

hoàn toàn, thời gian cai sữa với tình trạng dinh
dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác
cho thấy các yếu tố thực hành dinh dưỡng không
hợp lý có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, làm
trẻ chậm lớn [2] phụ thuộc vào dân số, địa điểm, thời
gian, mùa vụ và thường kết hợp với những nguyên
nhân khác như bệnh nhiễm trùng và thiếu thực phẩm
[5]. Một số nghiên cứu ở các vùng miền núi, dân tộc
thiểu số khác như ở dân tộc Sán Chay (Thái Nguyên)
và dân tộc Tày (Hà Giang) đều cũng đã khẳng định
có sự ảnh hưởng của việc nuôi con bằng sữa mẹ với
tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em [6] [7] và việc cho trẻ bắt
đầu ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều là cho
trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Điển và Nguyễn Ngọc Sáng (2010).
"Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan
ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thị trấn Núi Đối - Kiến Thụy Hải
Phòng năm 2008", Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm,
6(2).
2. Lương Thị Thu Hà (2008). Nghiên cứu thực trạng
suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới
5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng, Đại học
Thái Nguyên.
3. Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Tín, Hoàng Thị Thanh
Thủy, Đặng Thị Phương Lan và các cộng sự (2010).
"Tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại bệnh viện trong các
năm 1997, 2001, 2003, 2006 và 2007", Tạp chí Dinh
dưỡng và thực phẩm, 6(1).
4. Lê Thị Hợp và Nguyễn Đỗ Huy (2012). "Một số
yếu tố liên quan đến cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh
tại 4 xã miền núi, tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Dinh dưỡng
và thực phẩm, 8(3).
5. Nguyễn Thị Vũ Thành (2005). Thực trạng và một
số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, tỉnh
Hà Tây năm 2005, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng,
Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Nguyễn Minh Tuấn (2010). Huy động nguồn lực
cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân
tộc Sán chay tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học,
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
7. Nguyễn Trần Tuấn (2003). Nghiên cứu thực trạng
dinh dưỡng, bệnh tật và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ
và trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học
Y khoa Thái Nguyên.
8. Viện Dinh dưỡng (2013). Số liệu thống kê về tình
trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999 - 2013), Hà
Nội.
9. Nguyễn Anh Vũ và Lê Thị Hương (2011). "Tình
trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em
dưới 5 tuổi tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên", Tạp chí
Dinh dưỡng và thực phẩm, 7(1).
10. D. 7Kumar, N. K. Goel, M. Kalia, H. M. Swami,
et al. (2008). "Gap between awareness and practices
regarding maternal and child health among women in
an urban slum community", Indian J Pediatr, 75(5), pp.
455-8.

Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014

nguon tai.lieu . vn