Xem mẫu

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 103-109
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0091

TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
– THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN
Nguyễn Thị Quang Đức

Khoa Lí luận Chính trị & Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong những năm gần đây, hiện tượng trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe
ngày càng trở nên phổ biến. Các vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em diễn ra hàng ngày,
hàng giờ. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập và phát triển, sự phân hóa giàu nghèo đã đẩy
nhanh tình trạng trẻ em phải bỏ học đi kiếm việc làm và bị bạo hành ở nơi làm việc. Trước
thực trạng đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như về mặt pháp lí, tuyên truyền phổ biến
pháp luật,. . . đặc biệt là giáo dục trong nhà trường nhằm bảo vệ quyền được gia đình, xã
hội tôn trọng, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Từ khóa: Trẻ em, quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, xâm hại tính mạng, xâm hại sức khỏe.

1.

Mở đầu

Tình trạng trẻ em bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe là vấn nạn xã hội diễn ra phổ biến,
gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho bản thân trẻ em, gia đình, xã hội. Hiện nay, nhiều công trình
khoa học đã tập trung nghiên cứu về đề tài trẻ em, trong đó có đề cập tới tình trạng trẻ em bị xâm
hại tới tính mạng, sức khỏe như quyền trẻ em trong Pháp luật Việt Nam [16], Pháp luật Việt Nam
về quyền trẻ em và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam [9]. . . Một số bài báo trên các tạp chí chuyên
ngành của các tác giả Đỗ Ngân Bình [11], Nguyễn Phương Lan [13], Ngô Thị Hường [12], Phạm
Thị Lan Phương [6], Đỗ Chí Hiếu [5],. . . cũng đã đề cập tới vấn đề này. Khi nghiên cứu vấn đề
trẻ em bị xâm hại dưới góc độ pháp lí, các tác giả thường tập trung khái thác các quy định pháp
luật hoặc đưa ra các giải pháp mang tính pháp lí kết hợp với các giải pháp tổ chức thực hiện pháp
luật và một số giải pháp khác. Tuy nhiên, trước tình trạng trẻ em bị xâm hại với các phương thức
ngày càng nguy hiểm và phổ biến hơn thì việc trang bị cho các em các kiến thức pháp luật để trước
tiên các em có thể tự bảo vệ mình là vô cùng cần thiết. Bài viết này tác giả tập trung đi sâu nghiên
cứu thực trạng trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe trong các môi trường sống như gia đình, nhà
trường, xã hội; từ đó kiến nghị một số giải pháp ngăn chặn, trong đó nhấn mạnh giáo dục pháp
luật về quyền trẻ em trong nhà trường. Trên cơ sở bản thân trẻ có hiểu biết cơ bản về quyền trẻ em
sẽ giúp hình thành các kỹ năng mềm giúp các em ứng phó, bảo vệ bản thân khi bị xâm hại về tính
mạng, sức khỏe.

Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016
Liên hệ: Nguyễn Thị Quang Đức, e-mail: nguyenthiquangduc0611@gmail.com

103

Nguyễn Thị Quang Đức

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Khái niệm trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” từ xưa đến nay, trẻ em luôn là biểu tượng của mầm
non, là tiềm năng của mọi xã hội. Trẻ em cũng chính là tương lai của nhân loại, là lớp người kế tục
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Khái niệm trẻ em đã được đề cập tới trong các văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia. Ngay
tại Điều 1 Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) đã khẳng định “Trẻ em được xác
định là người dưới 18 tuổi, trừ khi Luật pháp quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Ở Việt
Nam, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 quy định “Trẻ em quy định trong Luật này
là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi” (Điều 1); Luật Trẻ em vừa được thông qua ngày 05
tháng 4 năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017 đã tiếp tục khẳng định “Trẻ
em là người dưới 16 tuổi” (Điều 1). Như vậy có thể thấy, pháp luật quốc tế cho phép xác định độ
tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn. Do đó, kết
hợp quy định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, bài viết này tiếp cận khái niệm trẻ em dưới
góc độ “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Trẻ em là những người còn non nớt về cả thể lực lẫn trí lực nên chưa có khả năng tự chăm
sóc, bảo vệ. Do đó, trẻ em dễ dàng bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe bởi các hành vi khác nhau.
Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của
trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và
các hình thức gây tổn hại khác (Điều 5 LTE).
Xâm hại tính mạng là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc
vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác [10, tr.376]. Những
hành vi này đã tước đi tính mạng của trẻ em, xâm hại trực tiếp tới quyền sống được quy định tại
Điều 6 CRC và điều 12 LTE “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, bảo đảm tốt nhất các điều
kiện sống và phát triển”.
Xâm hại sức khỏe là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc
vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác [10, tr.413]. Hành vi
xâm hại sức khỏe của trẻ em có thể biểu hiện dưới dạng gây thương tích, đối xử tàn ác, ngược đãi,
hành hạ trẻ em,. . . Những hành vi này đã làm tổn thương tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần
của trẻ.
Từ những phân tích trên có thể hiểu, trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe là những người
dưới 16 tuổi, bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị đe dọa xâm hại về tính mạng, sức khỏe do hành vi trái
pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện, vi phạm các quyền cơ bản được tôn trọng
và bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của trẻ em.

2.2.

Thực trạng trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe ở nước ta hiện nay

Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là truyền thống từ ngàn đời nay của người dân đất Việt. Thế
nhưng trên thực tế việc trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe diễn ra ngày càng phổ biến. Theo
thống kê của cục Cảnh sát hình sự, Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công An, năm
2011 toàn quốc phát hiện 1.548 đối tượng xâm hại 1.397 trẻ em, trong đó, có 51 vụ sát hại trẻ em,
427 vụ hiếp dâm trẻ em, 128 vụ cố ý gây thương tích, xâm hại 140 em,. . . Ngoài ra, hàng năm có
khoảng 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục, hàng trăm trẻ em bị buôn bán; quá một nửa trẻ em bị bạo
lực tai gia đình và bạo lực học đường [2].
Tình trạng trẻ em bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe diễn ra phổ biến ở trong gia đình, nhà
104

Trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và một số giải pháp...

trường và xã hội. Cụ thể:
Trong gia đình, trẻ em có thể bị các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc hoặc có khả
năng gây tổn hại đến thể chất, tinh thần. Đối với hầu hết trẻ em, gia đình chính là nơi được yêu
thương nhưng trong một số gia đình Việt hiện nay tình trạng cha mẹ, ông bà,... hành hạ, ngược đãi,
đánh đập, lăng mạ, cô lập, chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của trẻ em, cưỡng bức lao động. . . đã và
vẫn thường xuyên xảy ra.
Không chỉ ở gia đình, trong trường học - nơi chắp cánh cho những ước mơ của trẻ em thì
thực trạng trẻ em phải chịu những hành vi xâm hại về tính mạng, sức khỏe xảy ra trong hoặc ngoài
nhà trường giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau đã và đang diễn ra. Tình trạng
không chỉ học sinh nam sử dụng vũ lực để nói chuyện, giải quyết vấn đề mà hiện tượng học sinh
nữ sử dụng bạo lực cũng trở nên phổ biến. Từ năm 2011 đến nay đã có nhiều vụ học sinh nữ đánh
nhau, lột quần áo, dùng điện thoại ghi hình rồi phát tán lên mạng internet như vụ việc nữ sinh đánh
nhau ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. . .
Không chỉ học sinh sử dụng bạo lực trong nhà trường, nhiều thầy, cô giáo cũng sử dụng
những hình phạt với học sinh không phù hợp đã trở thành hành vi xâm hại trẻ em. Tiêu biểu có thể
nhắc đến vụ việc tại Trường mẫu giáo Phương Anh. Hay như vụ việc xảy ra ngày 30/10/2015 Cô
giáo PTTT Trường Tiểu học Thuận Hòa (xã Hương Phong - Hương Trà) đã đánh 12 học sinh bầm
mông do viết sai chính tả [4],...
Ở ngoài xã hội, tình trạng xâm hại tính mạng, sức khỏe trẻ em diễn ra khắp mọi nươi, thể
hiện rõ nét qua các đối tượng như trẻ em phải bỏ học đi lao động sớm, trẻ em bị xâm hại tình dục,
trẻ em bị bỏ rơi,... Do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa, sự phân
hóa giàu nghèo dẫn đến nhiều trẻ em trong các gia đình nghèo bị thất học, bỏ học, rời xa gia đình
lao động giúp việc cho những gia đình khá giả hay phải làm việc lao động nặng nhọc trong điều
kiện độc hại, nguy hiểm thuộc các khu chế xuất, khu công nghiệp. Đối với đối tượng là lao động
trẻ em thì các ông chủ (người sử dụng lao động) trong quan hệ với lao động phần lớn là những
người gây ra tổn hại đối với các em. Các hành vi xâm hại sức khỏe trẻ em khi làm việc khá phong
phú với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể: lao động trẻ em thường phải làm việc trong nhiều giờ
liền, làm việc vào ban đêm; một số bé gái bị buộc hoặc bị lợi dụng làm các công việc dễ bị lạm
dụng về mặt thể chất, tâm lí hay tình dục (như làm việc trong các quán bar, nhà hàng, khách sạn
nhưng không có hợp đồng lao động hoặc trá hình dưới hình thức là người nhà, người quen,..). Điển
hình có thể kể đến vụ việc xảy ra đối với em Bình ở Huyện Vĩnh Tường, Huyện Vĩnh Phúc bị cặp
vợ chồng Chu Văn Đức - Trịnh Thị Hạnh Phương hành hạ 10 năm trời. Hay vụ việc cháu Hào Anh
sinh năm 1996 bị vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm– chủ trại tôm giống Minh Đức
ở Cà Mau hành hạ dã man trong thời gian dài [7]. Tình trạng trẻ em bị bỏ rơi bị đánh đập, hành hạ,
trẻ em bị xâm hại tình dục cũng xảy ra phổ biến.
Tất cả hành vi xâm hại tới tính mạng, sức khỏe của trẻ em đã để lại những hậu quả vô cùng
nặng nề không chỉ tước đi mạng sống của trẻ em, để lại những vết sẹo trên thể xác mà còn là những
vết sẹo lớn trong tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lí của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân
gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.
Những vụ việc đau lòng trên xảy ra một phần là do chính các em, bố mẹ và bản thân những
người xâm hại các em thiếu hiểu biết pháp luật. Cha mẹ, ông bà, thầy, cô, người sử dụng lao động
chưa nhận thức đúng về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con cháu, học
sinh, người lao động. Từ việc không hiểu đúng quyền và nghĩa vụ của mình nên họ đã có những
hành vi vượt quá dẫn đến trẻ em bị tổn hại về tinh thần và thể xác. Hơn nữa, chính người có hành
vi xâm hại cũng chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đúng về quyền trẻ em nên họ không ý
thức được rằng hành vi của mình đã vi phạm pháp luật, vi phạm tới quyền của trẻ em. Bên cạnh
105

Nguyễn Thị Quang Đức

đó, một số ít là do sự vô cảm, sự mất nhân tính của người cha, mẹ, người thầy, người bạn; do những
sự bất hòa giữa người với người đã dẫn đến tình trạng xâm hại sức khỏe, tính mạng trẻ em.

2.3.

Một số giải pháp ngăn chặn tình trạng trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức
khỏe ở Việt Nam hiện nay

Trước thực trạng trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe nghiêm trọng nói trên, tác giả đưa
ra một số giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, trong đó,
đặc biệt nhấn mạnh giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trong nhà trường. Cụ thể:

2.3.1. Thứ nhất, cần nâng cao hiệu quả Giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trong nhà
trường
Thực tế hiện nay hầu hết trẻ em Việt Nam không nhận thức được quyền của chính mình và
trong nhiều trường hợp các em không biết các quyền đó đang bị người khác xâm hại. Do đó, cần
tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trong nhà trường. Giải pháp
này giúp trẻ em nhận thức được các quyền cơ bản của mình, từ đó hình thành các kỹ năng mềm
giúp ứng phó, tự bảo vệ bản thân trước các hành vi xâm hại quyền trẻ em nói chung, xâm hại tính
mạng, sức khỏe nói riêng. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên –
những người sẽ trở thành thầy giáo, cô giáo ở các trường phổ thông. Chỉ khi hiểu biết pháp luật,
họ mới thực hiện đúng phạm vi quyền của mình và có thể cung cấp được đầy đủ, chính xác quyền
trẻ em tới trẻ em.
Giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trong nhà trường có thể tiến hành dưới các hình thức
sau đây:
Qua môn giáo dục công dân
Lớp

Địa chỉ tích hợp
Bài 13: Công dân nước Cộng Hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lớp 6

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Lớp 7

Bài 16: Quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe,
danh sự và nhân phẩm
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và
nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người
khác
Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Lớp 9

Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lí của công dân

Lớp 12

Bài 2: Thực hiện pháp luật
Bài 4: Quyền bình đẳng của công
dân trong một số lĩnh vực của đời
sống xã hội

106

Nội dung, phương thức tích hợp
- NDTH: Trẻ em có quyền có quốc tịch
- PTTH: Các đơn vị kiến thức trong bài
- NDTH: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của
trẻ em
- PTTH: Các đơn vị kiến thức trong bài
- NDTH: Trẻ em có quyền được tôn trọng và bảo vệ
tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
- PTTH: Các đơn vị kiến thức trong bài
- NDTH: Trẻ em có quyền được có tài sản, được thừa
kế và quyền hưởng các chế độ bảo hiểm
- PTTH: Các đơn vị kiến thức trong bài
- NDTH: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến và tham
gia các hoạt động xã hội
- PTTH: Các đơn vị kiến thức trong bài
- NDTH: Các hành vi vi phạm quyền trẻ em và trách
nhiệm pháp lí khi thực hiện các hành vi đó
- PTTH: Các đơn vị kiến thức trong bài
- NDTH: cách thức thực hiện quyền cơ bản của trẻ em
- PTTH: Các đơn vị kiến thức trong bài
- NDTH: quyền của trẻ em trong một số lĩnh vực như
hôn nhân gia đình, lao động,. . .
- PTTH: Các đơn vị kiến thức trong bài

Trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và một số giải pháp...

Ở khối các trường THCS, THPT, giáo dục quyền trẻ em được đưa vào giảng dạy ở môn
Giáo dục công dân. Cụ thể, Bộ Giáo dục và đào tạo đưa vào giảng dạy quyền trẻ em chủ yếu trong
hai bài:
- Bài 12, lớp 6: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
- Bài 13, lớp 7: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
Lượng kiến thức về quyền trẻ em được cung cấp cho học sinh qua hai bài này là chưa đủ.
Do đó, giáo viên có thể lồng ghép, tích hợp nội dung quyền trẻ em vào các bài khác của chương
trình Giáo dục công dân hiện hành, cụ thể như ở bảng trên
Qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo viên Giáo dục công dân phối hợp với Nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại
khóa về chủ đề quyền trẻ em. Nhà trường không nên chỉ dừng lại với việc đưa ra các tình huống,
các câu hỏi pháp luật về quyền trẻ em để học sinh giải quyết, thay vào đó hãy để các em được tự
mình trải nghiệm như đóng kịch, tự xây dựng tình huống,. . .
Nhà trường cũng có thể thường xuyên tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, kể chuyện, cuộc thi tìm
hiểu pháp luật về quyền trẻ em, qua đó trẻ em được tự mình khám phá, tìm hiểu mình có những
quyền gì, quyền đó được dừng lại ở mức độ nào. Khi hiểu được quyền và bổn phận của mình, trẻ
cũng có thể tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm hại về tính mạng, sức khỏe.
Nên chăng đưa nội dung giáo dục quyền trẻ em trở thành một học phần hoặc một nội
dung của học phần pháp luật đại cương của các cơ sở đào tạo “sư phạm” trong cả nước
Ở nước ta, ngoài việc giáo dục quyền trẻ em ở các trường phổ thông thì quyền trẻ em hầu
như mới chỉ được đưa vào giáo dục ở các cơ sở đào tạo chuyên luật. Ở các cơ sở đào tạo không
chuyên luật, vấn đề quyền trẻ em chỉ được khái quát bằng cách lồng ghép vào môn pháp luật đại
cương,. . . tuy nhiên nội dung chương trình quyền trẻ em được đưa vào còn hạn chế. Nếu như giáo
dục quyền trẻ em ở cấp độ phổ thông nhằm hình thành nhận thức và thái độ ứng xử đúng đắn cho
các công dân trong các vấn đề về quyền trẻ em thì mục tiêu của giáo dục quyền trẻ em ở cấp độ
đại học là để đào tạo các chuyên gia trên lĩnh vực này. Nội dung quyền trẻ em đã và đang được đưa
vào giảng dạy ở các trường phổ thông; tuy nhiên bản thân các sinh viên tốt nghiệp từ các trường
đại học, cao đẳng sư phạm trong cả nước sẽ là những người cô, người thầy tương lai lại không
có một phông nền kiến thức về quyền trẻ em sâu rộng, trong khi đó thực tế tình trạng xâm hại về
tính mạng, sức khỏe trẻ em đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Thiết nghĩ nên chăng đưa học phần
quyền trẻ em vào chương trình giảng dạy của sinh viên ngành Giáo dục công dân trong tương lai
hoặc đưa quyền trẻ em trở thành một nội dung của học phần pháp luật đại cương được giảng dạy
cho sinh viên toàn trường. Chỉ khi những người cô, người thầy am hiểu sâu rộng về quyền trẻ em
mới không vi phạm pháp luật một cách vô thức và có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ học sinh của
mình – bảo vệ trẻ em.
Thứ hai, cần nghiêm chỉnh thực thi pháp luật về quyền trẻ em và cam kết quốc tế
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập hiệp định TPP, bảo vệ quyền trẻ em có thể là cơ hội nhưng
cũng chính là thách thức đối với Việt Nam. TPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có
một phần nội dung quy định về lao động nhưng không đưa ra tiêu chuẩn riêng mà chỉ áp dụng theo
các tiêu chuẩn về lao động đã được nêu trong Tuyên bố năm 1998 về những nguyên tắc và quyền
cơ bản trong lao động của ILO, thể hiện trong 8 công ước cơ bản, bao gồm các nội dung: quyền tự
do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động; xóa bỏ lao động
cưỡng bức và lao động bắt buộc; cấm sử dụng lao động trẻ em; xóa bỏ các hình thức lao động trẻ
em tồi tệ nhất; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Việt Nam là
thành viên của ILO từ năm 1992 và đã gia nhập hiệp định TPP, như vậy Việt Nam có nghĩa vụ tôn
107

nguon tai.lieu . vn