Xem mẫu

  1. Tranh chân dung: Góc khuyết của hội họa hôm nay
  2. Nhiều ngàn năm trước, tranh chân dung đã có mặt trong các kim tự tháp cổ đại Ai Cập. Kể từ đó đến nay, tranh chân dung luôn tồn tại và phát triển song song với tất cả các nền mỹ thuật trên thế giới. Nhiều lúc, nhiều nơi nó còn mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ còn là thẩm mỹ thông thường. Trải qua nhiều thời đại với những biến thiên của lịch sử và khoa học, tranh chân dung cũng biến đổi cả về quan niệm lẫn kỹ thuật miêu tả. Song, có một vấn đề không đổi, đó là người hoạ sĩ luôn tìm cách nắm bắt, miêu tả nhân vật của mình một cách trung thực nhất.
  3. Em Thúy - tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn Vẽ tranh chân dung
  4. Một bức tranh chân dung treo trong nhà luôn tạo cho bạn cảm giác ấm cúng, đông vui và gần gũi. Nếu là những bức chân dung thành công về mặt nghệ thuật thì nó lại còn gây cho ta cảm xúc thú vị về màu sắc, đường nét, hình khối, thậm chí cả tính cách nhân vật. Tuy nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi hoạ sĩ phải có một tay nghề hoàn thiện, một bộ óc quan sát tỉnh táo và một cảm xúc là thứ rất ít khi gặp nhau giữa hoạ sĩ với người mẫu. Hầu hết các trường mỹ thuật ở ta đều dạy vẽ chân dung, nhưng chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu cấu trúc tạo hình. Muốn làm một bức chân dung cho đúng nghĩa, các hoạ sĩ còn phải học hành có khi đến hết đời vẫn chưa "tốt nghiệp". Do vậy, mặc dù hầu hết các hoạ sĩ đều từng vẽ chân dung nhưng tác phẩm tranh chân dung luôn là thứ hiếm hoi. Mặt khác, người có mặt trong các tranh chân dung hầu như
  5. cũng chưa bao giờ được "đào tạo" để hiểu và đặt ra những yêu cầu đủ tầm lịch sự. Tôi đã thấy nhiều bà, nhiều cô cậu nhà giàu thắc mắc với họa sĩ vì sao chiếc nhẫn hạt xoàn của mình trong tranh quá bé, hay đồ vật trong phòng quá ít và thiếu, nên vẽ thêm vào tranh một màn hình mỏng tinh thể lỏng và vài chậu bonsai đắt giá. Tất nhiên trong những trường hợp như vậy rất ít hoạ sĩ từ chối, chí ít cũng là để đỡ mất thêm thì giờ tranh luận. Bạn tôi nhận lời vẽ chân dung cho một cựu diễn viên điện ảnh nữ, cô này thường đóng vai những nhân vật xinh đẹp trong các bộ phim xưa chả ai biết tên. Đề tài thật hóc búa khi phải tái hiện lại khuôn mặt của hai mươi năm trước. Anh đã rất thành công và kiếm được nhiều tiền khi đem những tấm ảnh cũ của cô diễn viên nọ ra "tẩm bột rán lại". Đây là một trường hợp thành công hiếm hoi trong giới hoạ sĩ. Người mẫu đinh ninh đấy là mình làm cho người vẽ cũng
  6. "đinh ninh" đó là "tranh chân dung". Các hoạ sĩ đương đại vẽ và bày rất nhiều tranh chân dung trong các gallery, song nếu dạo qua một vòng ta có thể chia thành hai loại chính. Loại thứ nhất là chân dung phụ nữ, nôm na có thể gọi là "gái đẹp", loại thứ hai là chân dung tự hoạ. Gọi là chân dung "gái đẹp" bởi lẽ phần lớn các cô gái trong tranh đều tuân thủ một tỷ lệ cân đối đẹp đẽ đến như "bịa". Loại thứ hai, chân dung tự hoạ lại có phần "bầy nhầy" hơn. Đây là thể loại có thể bay bổng sáng tạo, không gây ra bất cứ một oán trách nào, nhưng lạ thay các hoạ sĩ tìm ra rất ít "gương mặt" của mình. Phần lớn chỉ nhân bản những "mặt" bán được! Hy vọng rằng đó không phải là mong muốn của họ!
  7. Chơi tranh chân dung
  8. Vẽ chân dung đã là một việc khó như vậy, nhưng chơi tranh chân dung cũng không dễ dàng gì. Khó khăn ở chỗ người chơi luôn mang một ý thức rằng, bức tranh và nhân vật trong tranh phải có một mối liên hệ quen biết nào đấy. Người Á Đông luôn có tâm lý e ngại "người lạ" trong nhà. Nhiều người đã đặt hàng các hoạ sĩ nổi tiếng vẽ chân dung cho mình hoặc người thân, nhưng kết quả thường không như mong muốn. Hoạ sĩ hiếm khi có cảm xúc để làm những công việc như vậy và người mẫu thì luôn nghĩ rằng, mình "đẹp" hơn những gì hoạ sĩ tưởng. Vì lẽ đó, có lẽ chơi tranh chân dung phải bắt đầu bằng việc tự trang bị những kiến thức của cả người vẽ và người chơi. Người vẽ phải hoàn thiện tay nghề và một thẩm mỹ không khoan nhượng. Người chơi phải biết "chơi" cái phần nghệ thuật bình đẳng giữa các bức tranh chứ không chỉ "giống" với nguyên mẫu.
  9. Hoạ sĩ lão thành Lưu Công Nhân có lần nói với tôi và những người bạn về một tấm lịch in ảnh các hoa hậu: "Các cậu thấy không? Người đẹp in ảnh lên lịch thì không ai biết đến người chụp, nhưng ai cũng nhận ra cô này, cô kia. Còn nếu là bức tranh chân dung thiếu nữ, người ta sẽ gọi là tranh của Van Gogh, Gauguin, Picasso, Lưu Công Nhân...". Có lẽ cũng đã đến lúc phải nhìn nhận lại thể loại mỹ thuật này cho tương xứng với sự phát triển của mỹ thuật nói chung. Nhiều năm qua, tranh chân dung vắng bóng trong các cuộc thi, giải thưởng mỹ thuật quốc gia nên vì lẽ đó cũng không được các hoạ sĩ quan tâm đầy đủ, mặc dù nhu cầu của công chúng với thể loại này luôn lớn. Vẽ và chơi tranh chân dung là một thú vui không mới mẻ, nhưng sẽ chẳng bao giờ là cũ.
nguon tai.lieu . vn