Xem mẫu

  1. TPR - Total Physical Response Bố mẹ thường có những “cuộc trò chuyện bằng cử chỉ” với con cái. Họ hướng dẫn và đứa trẻ sẽ làm theo. Ví dụ: bố/ mẹ nói “Look at mummy” (hãy nhìn vào mẹ) hoặc “Give me the ball” (Đưa cho bố/ mẹ quả bóng) và đứa trẻ làm theo. Những cuộc “trò chuyện” đặc biệt này sẽ diễn ra trong nhiều tháng trước khi đứa trẻ bắt đầu nói những tiếng đầu tiên. Tuy chưa biết nói nhưng trong thời gian đó, đứa bé đã có thể ghi nhớ cách bố mẹ sử dụng ngôn ngữ, âm thanh cũng như cấu trúc. Cuối cùng khi chúng có thể giải mã được tất cả những tín hiệu ngôn ngữ xung quanh, chúng sẽ tự mình nói ra những câu đó. Phương pháp dạy tiếng Anh TPR áp dụng nguyên lý tương tự trong các lớp học ngoại ngữ. Cách áp dụng Trong lớp học, giáo viên đóng vai trò của bố mẹ. Họ sẽ bắt đầu bằng việc nói một từ (jump) hoặc một cụm (look at the board) và minh hoạ lời nói bằng hành động tương ứng. Sau đó, giáo viên nhắc lại mệnh lệnh để học sinh thực hiện hành động tương ứng. Sau khi lặp đi lặp lại việc này để học sinh làm quen và ghi nhớ, bạn có thể yêu cầu học sinh nhắc lại cụm đó khi thực hiện động tác. Khi học sinh đã nắm vững từ hoặc câu đã học, hãy bảo chúng tự đưa ra yêu cầu để các bạn khác thực hiện. Hoạt động này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu học sinh đứng thành vòng tròn xung quanh giáo viên và di chuyển khi thực hiện động tác mà mệnh lệnh yêu cầu. Khi áp dụng phương pháp TPR, bạn có thể yêu cầu học sinh thực hiện hành động trước, sau đó cho học sinh luyện tập phát âm khẩu lệnh (đồng thanh và
  2. cá nhân) để chúng có cơ hội làm quen với âm thanh. Khi đã thành thục, bạn có thể yêu cầu học sinh tự ra lệnh để các bạn khác thực hiện hành động. Bạn cũng có thể tổ chức trò chơi theo phương pháp TPR. Học sinh đứng thành vòng tròn xung quanh giáo viên, bạn nói khẩu lệnh và người thực hiện việc này cuối cùng sẽ bị loại. Học sinh bị loại sẽ đứng sau lưng giáo viên và quan sát xem ai là người thực hiện hành động cuối cùng khi khẩu lệnh tiếp theo được đưa ra. Học sinh còn lại cuối cùng sẽ là người thắng cuộc. Bạn cũng có thể tiến hành trò chơi Simon says. Học sinh chỉ thực hiện hành động khi khẩu lệnh của bạn có cụm “Simon says…”. Ví dụ “Simon says slice some bread?” hay “Simon says chop onion” và học sinh sẽ làm đúng theo những gì được yêu cầu. Tuy nhiên, nếu giáo viên chỉ nói “Whisk an egg” học sinh sẽ không thực hiện hành động. Nếu em nào thực hiện hành động không phải do Simon nói, em đó sẽ bị loại và trở thành người phát hiện các em bị loại trong những lần tiếp theo. Thời điểm áp dụng: Bạn có thể dùng phương pháp TPR để dạy: Từ vựng liên quan đến hành động (smile, chop, headache, wriggle · .v.v…) Thì quá khứ,hiện tại, tương lai, tiếp diễn của động từ (Every · morning I clean my teeth, I make my bed, I eat breakfast .v.v…) Ngôn ngữ dùng trong lớp học (Open your books .v.v…) · Câu mệnh lệnh/ Hướng dẫn (Stand up, Close your eyes .v.v…) · Kể chuyện ·
  3. Việc áp dụng vào thời điểm nào là thích hợp hoàn toàn phụ thuộc vào trí tưởng tượng của giáo viên. Ưu điểm: Làm cho giờ học trở nên thú vị và sôi nổi. Nó thật sự có tác dụng  khuấy động không khí lớp học theo chiều hướng tích cực. Dễ nhớ đối với học sinh vì chúng có cơ hội thực hành những thứ vừa  được học. Phát huy thế mạnh của những học sinh ưa hoạt động trong lớp  Bạn có thể áp dụng phương pháp này trong cả lớp lớn và lớp nhỏ.  Việc lớp có bao nhiêu học sinh không thành vấn đề vì khi bạn sẵn sàng thực hiện hành động thì học sinh sẽ sẵn sàng làm theo. Phương pháp này rất hiệu quả đối với các lớp mà trình độ học sinh  không đồng đều. Hoạt động cơ học giúp chuyển tải ý nghĩa của ngữ liệu mới hiệu quả hơn và do đó họ sinh có thể hiểu và sử dụng những gì đã học trong thực tế. Bạn không mất nhiều thời gian để chuẩn bị miễn là bạn hiểu rõ mình  muốn cho học sinh luyện tập gì. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em và thiếu niên.  TPR liên quan tới quá trình học tập của cả bán cầu não trái và phải.  Nhược điểm:
  4. Những học sinh chưa quen với phương pháp này có thể cảm thấy bối  rối. Điều này có thể đúng với lần đầu tiên nhưng nếu giáo viên sẵn sàng thực hiện hành động thì học sinh cũng sẽ không ngại ngần làm theo. Chỉ phù hợp với những học sinh mới bắt đầu học tiếng Anh. Đối với  những học sinh ở trình độ cao hơn, nếu muốn sử dụng hiệu quả phương pháp này thì bạn phải đa dạng hoá hoạt động học tập và làm cho giờ giảng của mình thêm sinh động. Ví dụ: bạn có thể áp dụng TPR khi dạy những động từ khác nhau chỉ cách đi lại (stumble, stagger, tiptoe) cho sinh viên ở trình độ nâng cao . Bạn không thể dạy mọi thứ bằng phương pháp này và nếu lạm dụng  nó sẽ trở nên kém hiệu quả. Hãy kết hợp TPR với những phương pháp khác, bạn sẽ ngạc nhiên trước hiệu quả giảng dạy mà sự kết hợp đó mang lại cho những giờ lên lớp của mình
nguon tai.lieu . vn