Xem mẫu

Đề số 1: Cau 1: a. Đặc trưng giao tiếp - Tính chủ thể trong giao tiếp + Quá trình giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể. Các cá nhân trong giao tiếp là các cặp “chủ thể - đối tượng” luôn đổi chỗ cho nhau, chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau tạo thành “các chủ thể giao tiếp”. + Giao tiếp là quá trình mà con người ý thức đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi xúc với người khác. Ngay cả quá trình giao tiếp giữa mẹ và con, khi đứa trẻ chưa có ý thức thì người mẹ cũng ý thức được đầy đủ tình hình giao tiếp của mình. - Tính xã hội lịch sử + Giao tiếp là hiện tượng đặc thù của con người và chỉ được thực hiện trong xã hội loài người, là cách thể hiện mối quan hệ với một hay nhiều người khác trên cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị,…của xã hội. Phạm vi, phương thức của giao tiếp được quyết định bởi những chức năng xã hội của người tham gia vào giao tiếp, bởi vị trí của họ trong các mối quan hệ xã hội, bởi sự phụ thuộc của cộng đồng này vào cộng đồng khác. Giao tiếp mang tính đặc thù là vì trong quá trình giao tiếp con người sử dụng ngôn ngữ và qua đó có sự phát triển về tâm lý, ý thức. + Giao tiếp là quá trình năng động vì: Mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động giao tiếp thì sẽ bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc, tình cảm… với đối tượng giao tiếp, nhưng ở các thời điểm khác nhau thì sự bộc lộ đó sẽ khác nhau… - Giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của những người tham gia giao tiếp. Do vậy mà con người ngày càng hoàn thiện mình hơn theo đòi hỏi của nghề nghiệp, của các quan hệ xa hoi Đế sô 2: câu 1.A.Chức năng của giao tiếp 1. Chức năng thuần túy xã hội. Là chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu xã hội hay của một nhóm người, bao gồm: a.Chức năng thông tin, tổ chức. Trong hoạt chung, người này giao tiếp với người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả. Ví dụ, thủ trưởng truyền đạt mệnh lệnh cho nhân viên, nhân viên thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình cho thủ trưởng. b.Chức năng điều khiển. Chức năng này được thể hiện trong khía cạnh tác động lẫn nhau của giao tiếp. Trong giao tiếp người ta dung những phương pháp tác động lẫn nhau như: ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm…để điều khiển người khác. Chức ngăng này cực kỳ quan trọng trong hoạt động quản trị và kinh doanh. Bằng các hình thức giáo tiếp khác nhau như ra lệnh, thuyết phục, tạo dư luận, mà nhà quản trị hướng hoạt động của nhân viên vào thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp. Cũng thông qua các hình thức tác động lẫn nhau trong giao tiếp mà nhà kinh doanh có thể thỏa thuận được với các đối tác về những hợp đồng thương mại có lợi. c. Chức năng phối hợp hành động. Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên để cho một tổ chức hoat động một cách thống nhất, đồng bộ thì các bộ phận, các thành viên trong tổ chức cần phải giao tiếp với nhau để phối hợp hành động cho có hiệu quả. Trong khi kéo pháo các chiến sỹ “hò dô” là một ví dụ về chức phối hợp hành động. d. Chức năng động viên, kích thích. Chức năng này có liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con người. Trong quá trình giao tiếp con người không chỉ truyền thông tin cho nhau hay tác động điều khiển lẫn nhau mà còn tạo ra những cảm xúc kích thích hành động của họ. Trong hoạt động của mình nhà quản trị có khi dung những hình thức giao tiếp với nhân viên như khen ngợi, động viên, có những lời nói và việc làm thể hiện sự quan tâm đến gia đình họ, bản thân học sẽ làm cho cấp dưới cảm động, hài lòng từ đó kích thích học làm việc tốt hơn. 2.Chức năng tâm lý xã hội Là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu của từng thành viên của xã hội, bao gồm: a. Chức năng tạo mối quan hệ. Đối với con người, trạng thái cô đơn, cô lập, cô lập đối với những người xung quanh là một trong những trạng thái đáng sợ nhất. Giao tiếp giúp cho con người tạo ra những mối quan hệ với mọi người b. Chức năng cần bằng cảm xúc. Mỗi chúng ta đôi khi có những cảm xúc cần được bộc lộ. Sung sướng hay đau khổ, hy vọng hay thất vọng, niềm vui hay nỗi buồn đều muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình c. Chức năng phát triển nhân cách. Trong giao tiếp con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, tâm hồn của con người trở nên phong phú, tri thức sâu sắc, tình cảm và thế giới quan được hình thành, củng cố và phát triển. Thông qua giao tiếp những tiêu chuẩn đạo đức cũng nhu tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, tính vị tha, tính trung thực…không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành ở chúng ta. Cũng thông qua giao tiếp con người học hỏi được cách đánh giá hành vi và thái độ, nhận biết được chính mình để rồi hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của bản thân. 3. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách Thông qua giao tiếp con người tiếp thu, lĩnh hội chuẩn mực đạo đức xã hội để từ đó có những hành vi, ứng xử và hoạt động phù hợp với quy định của xã hội. Thông qua giao tiếp con người trao đổi thông tin, chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, tri thức… con người luôn đánh giá lẫn nhau từ đó có sự đối chiếu, so sánh với bản thân, dẫn đến việc điều chỉnh điều khiển hành vi cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, giúp nhân cách được hình thành và phát triển. b.Ý 2.rút ra bài học cho ban thân? câu 2: a. phân tích đặc điểm của giao tiếp điệu bộ , cử chỉ tư thế ? Được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói, trang phục hoặc tạo ra khoảng không nhất định khi tiếp xúc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giao tiếp tác động của từ ngữ chỉ chiếm từ 30 – 40%, phần còn lại là do cách diễn đạt bằng cơ thể, hoặc là giao tiếp không lời qua vẻ mặt, động tác, dáng điệu và các tín hiệu khác. Điệu bộ cử chỉ là một trong những phương tiện mà con người dùng để diễn tả tư tưởng, tính ý của mình. Mỗi ý tưởng ứng với một điệu bộ và ngược lại mỗi điệu bộ mô tả một ý tưởng. . - Điệu bộ, cử chỉ, tư thế: + Là động tác được hình thành trong những điều kiện nhất định để biểu đạt trạng thái bên trong của con người. Bao gồm vận động của đầu, tứ chi và tương quan vị trí các bộ phận đầu, cổ, thân, tứ chi với đối tượng giao tiếp. Có người vừa nói vừa chỉ, vừa nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc, vừa vuốt ve, âu yếm… Thường điệu bộ phụ hoạ theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Các cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu…), của bàn tay (vẫy, chào, khua tay…), của cánh tay… Vận động của chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp. Chuyển động của đầu có thể “đồng ý” hay “không đồng ý”, của bàn tay có thể là lời mời, sự tự chối, chống đối hay van xin… Cái lắc đầu thường thể hiện sự không đồng tình nhưng nếu lắc đầu đi kèm cái bĩu môi lại thể hiện sự coi thường. Cái gật đầu thường biểu hiện sự đồng tình nhưng nếu đi cùng vỗ tay là thể hiện sự tán đồng, khen ngợi Ngẩng đầu hất ra sau thể hiện sự kiêu hãnh. Đầu gục xuống: đang thất vọng, buồn phiền. + Dấu hiệu của cơ thể nói lên trạng thái nhất định: Thể hiện sự quan tâm, hứng thú với đối tượng giao tiếp: Nghiêng người hướng về phía đối tượng, gật đầu với những ý kiến của họ, có cái nhìn vui vẻ, tán thành. Thể hiện sự từ chối, nghi ngờ: Ngồi ngả về phía sau, hai tay bắt chéo trước ngực, lông mày nhíu. Thể hiện sự đáp lại tiêu cực: Hai bàn tay đút trong túi, nghịch bút hoặc kính, mắt lảng tránh, gãi đầu, hay nhìn đồng hồ. Phải quan sát tất cả các ngôn ngữ cơ thể con người trong mối liên hệ với nhau. Dưới ảnh hưởng củanền văn hoá khác nhau thì một điệu bộ, một động tác như nhau nhưng lại có ý nghĩa khác nhau: Ví dụ: Người Việt Nam mở to mắt là ngạc nhiên còn với người Nhật Bản mở to mắt lại là giận dữ. b.Liên hệ bản thân việc sử dụng hinh thức nay trong giao tiếp? Đề số 3: câu 1:a.Vai trò của giao tiếp - Nhờ có giao tiếp mà con người trở thành con người xã hội. Hay nói cách khác giao tiếp chính là điều kiện, là phương tiện để con người trở thành con người xã hội, là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người. Nhà Bác học người Đức Noibe: “Con người là nhu cầu quan trọng của con người, con người sẽ bị mất mát nhiều nếu họ không so sánh được mình với người khác, không thể trao đổi được với người khác về các ý nghĩ, không thể định hướng được với người khác. Căm thù người khác còn tốt hơn phải sống cô đơn”. Ví dụ: Năm 1820 Bác sĩ Xing người Ấn Độ phát hiện ra hai đứa trẻ ở hang sói, do sói nuôi: Kamala (9 tuổi) và Amala (7 tuổi). Hai đứa trẻ này không có quan hệ giao tiếp với con người nên không có bản tính người chỉ còn lại bản tính sinh vật: ăn bốc, ngủ dưới đất, hú tiếng chó sói…. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn