Xem mẫu

Bạn đang làm báo cáo thực tập về lĩnh vực xây dựng, bạn đang băn khoăn chưa biết cách trình bày nội dung và bố cục của một bài báo cáo thực tập xây dựng ra sao?...Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập của các bạn, trang TaiLieu.VN đã cập nhật bài "Tổng hợp các mẫu báo cáo thực tập xây dựng thông dụng" gửi đến các bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo. Sau đây là phần nội dung tóm tắt:


ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN
----

 


TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI, THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ
NAM CÔN SƠN 2


Cán bộ hướng dẫn 1 : Anh Lê Quốc Anh - Phó Ban QLDADV
Cán bộ hướng dẫn 2 : Chị Lê Thị Minh Huệ - Trưởng phòng XD

Sinh Viên thực hiện : Đinh Hữu Lực - Lớp 54cb2
                                           : Nguyễn Bá Trọng - Lớp 53cb2
                                         : Trần Đức Trung - Lớp 53cb2

Vũng Tàu,05 / 09 / 2013

 

LỜI MỞ ĐẦU
-----------  -----------

 Ngành công nghiệp dầu khí đang là một trong những ngành đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế của Việt Nam. Do nhu cầu mở rộng quy mô cũng như theo kịp các công nghệ chế tạo và khai thác mới trên thế giới mà nhu cầu về đào tạo con người được đặt lên hàng đầu. Viện Xây dựng công trình biển - ĐHXD là nơi đào tạo ra nhiều thế hệ kỹ sư xây dựng công trình biển góp phần vào sự phát triển chung của nghành. Viện là nơi đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xây dựng tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong đó có Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro.
Việc thực tập cán bộ kỹ thuật là hết sức cần thiết đối với các sinh viên sắp ra trường. Nó giúp sinh viên bước đầu tiếp xúc với môi trường làm việc thực tiễn, kiểm nghiệm lại kiến thức đã được học trong nhà trường và có cái nhìn tổng quan hơn về nghề nghiệp của mình sau này.Để đáp ứng yêu cầu đó, hàng năm Viện xây dựng công trình biển luôn gửi sinh viên của mình vào các doanh nghiệp trong ngành dầu khí để học hỏi kinh nghiệm thiết kế và thi công thực tế.
Được sự giúp đỡ của Ths. Dương Thanh Quỳnh và Ths. Mai Hồng Quân - Viện xây dựng công trình biển,chúng em đã được thực tập CBKT tại Phòng Xây dựng - Ban quản lý dự án dịch vụ Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro. Trong thời gian thực tập 01 tháng tại đây, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị,chúng em đã học hỏi được rất nhiều những kiến thức về thực tế quản lý, triển khai, thiết kế và thi công các công trình đường ống dẫn khí tại Việt Nam.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Chú Trần Trọng Sơn- Trưởng Ban QLDA, Anh Mai Đăng Tuấn- Phó trưởng Ban QLDA, Anh Lê Quốc Anh- Phó trưởng Ban QLDA, Anh Trần Tuấn An - Phó trưởng Ban QLDA, Chị Lê Thị Minh Huệ - Trưởng phòng Xây dựng, Anh Nguyễn Mạnh Hùng- Phó trưởng phòng Xây dựng cùng các anh chị trong phòng Xây dựng đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực tập tại Ban và tìm hiểu tài liệu để hoàn thành báo cáo thực tập của mình.

MỤC LỤC

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LIÊN DOANH VIỆT-NGA VIETSOV PETRO 6
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN DOANH VIỆT-NGA VIETSOVPETRO 6
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LD VIETSOV PETRO: 7
3. GIỚI THIỆU VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN DỊCH VỤ: 9
4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN DỊCH VỤ: 9
5. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN DỊCH VỤ: 9
5.1 Chức năng chính: 9
5.2 Nhiệm vụ chính: 9
5.3 Trách nhiệm: 10
5.4 Quyền hạn: 10
6. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN 12
6.1 Lập yêu cầu kỹ thuật cho gói thầu: 12
6.2 Lập hồ sơ yêu cầu: 12
6.3 Tiếp nhận xử lý hồ sơ đề xuất của nhà thầu (chấm thầu): 13
6.4 Đàm phán: 13
6.5 Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng: 14
6.6 Giám sát thực hiện hợp đồng: 14
6.7 Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng: 14
6.8 Bảo hành công trình: 14
II. DỰ ÁN ĐƯỜNG ỐNG NAM CÔN SƠN 2 15
1. GIỚI THIỆU CHUNG 15
2. MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN: 18
3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN 18
3.1 Quy trình thiết kế 18
Sơ đồ phân tích thiết kế đường ống 19
3.2 Tính toán lựa chọn tuyến ống: 20
3.3 Các trường hợp tải trọng tác dụng lên đường ống 20
3.4 Tính toán thủy lực cho đường ống 20
3.5 Tính toán áp suất: 21
3.6 Tính toán bề dày ống: 22
3.7 Tính toán độ bền đường ống 24
3.8 Tính toán ổn định đường ống biển 25
3.8.1 Kiểm tra mất ổn đinh cục bộ: 25
3.8.2 Kiểm tra mất ổn định lan truyền: 26
3.8.3 Tính toán lựa chọn chiều dày lớp bọc bê tông cho đường ống 26
3.9 Hệ thống bảo vệ chống ăn mòn 27
4. CÁC TIÊU CHUẨN QUY PHẠM CHÍNH 28
III. QUY TRÌNH THI CÔNG 33
III.1 QUY TRÌNH THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG NGOÀI BIỂN 33
1. Mô tả chung 33
1.1 Phần ống gần bờ 33
1.2 Phần ống biển 34
2. Quy trình thực hiện 36
2.1 Công tác chuẩn bị 36
2.2 Công tác khảo sát trước lắp đặt: 37
2.3 Công tác khảo sát sau lắp đặt 38
2.4 Công tác huy động trang thiết bị, vật tư đến hiện trường xây lắp 38
3. Công tác thi công đoạn ống gần bờ 38
3.1 Thi công đường tạm, bãi thi công, đóng cừ cho hào chôn ống, đào hào mở…………… 38
3.2 Công tác thi công kéo ống và hạ ống xuống hào 40
3.3 Công tác lấp hào 43
4. Công tác thi công phần ống ngoài khơi 43
4.1 Công tác thi công rải ống trên biển 43
4.2 Công tác thi công lắp đặt đầu chờ WYE 44
4.3 Công tác thi công đường ống giao cắt qua các tuyến ống hiện hữu và cáp viễn thông 44
4.4 Công tác xử lý nhịp treo 46
4.5 Công tác phóng pig, thử thuỷ lực và đẩy nước 47
4.6 Đấu nối đường ống với SSIV 48
III.2 QUY TRÌNH THI CÔNG PHẦN TRÊN BỜ 49
1. Phạm vi công việc 49
2. Đặc điểm địa hình tuyến ống trên bờ 49
3. Quy trình thi công 50
3.1 Thi công đường tạm 50
3.1.1 Định vị tuyến đường tạm: 50
3.1.2 Công tác dọn dẹp mặt bằng, bóc lớp hữu cơ 50
3.1.3 Thi công lớp cát nền đường 50
3.1.4 Thi công lớp cấp phối đá dăm (đá 0x4, dày 25 cm) 50
3.2 Thi công đường tránh 51
3.2.1 Công tác chuẩn bị 51
3.2.2 Trình tự thi công 51
3.2.3 Lắp đặt biển báo thi công 51
3.3 Thi công cống qua đường 51
3.3.1 Đào rãnh đặt ống, đổ bê tông lót 52
3.3.2 Lắp đặt ống cống BTCT 52
3.3.3 Kết nối cống với kênh mương hiện hữu 53
3.4 Công tác thi công đào hào và lấp hào chôn ống 53
3.4.1 Công tác chuẩn bị công trường 53
3.4.2 Phương án đào hào 56
3.4.3 Phương án lấp hào 57
3.5 Thi công lắp đặt tuyến ống 57
3.5.1 Yêu cầu chung 57
3.5.2 Trình tự thi công 57
3.5.3 Quy trình thi công 58
3.5.4 Công tác commissioning toàn tuyến. 64
3.6.1 Phạm vi công việc 64
3.6.2 Công tác an toàn trong thi công 64

 I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LIÊN DOANH VIỆT-NGA VIETSOV PETRO
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro
Sau chiến tranh nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh và cấm vận. Để nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Liên Bang Xô Viết giúp đỡ về nhiều mặt.Trong đó có lĩnh vực dầu khí.
Năm 1980, hiệp định giữa Việt Nam và Liên Xô về việc hợp tác tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam Việt Nam đã được ký kết. Đến năm 1981 hiệp định liên chính phủ thành lập Xí nghiệp Liên Doanh dầu khí Việt- Xô được ký kết với vốn pháp định là 1 tỷ 500 triệu USD. Ngay sau khi thành lập VSP đã tiến hành thăm dò và xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ tại bãi lắp ráp VSP hiện nay, vì vậy đã xác định được trữ lượng công nghiệp do đó đã nhanh chóng đưa các mỏ đi vào khai thác. Đầu tiên là đưa mỏ Bạch Hổ sau đó là các mỏ Đại Hùng và Rồng đi vào khai thác cho đến nay. VSP có sản lượng khai thác 3538 ngàn tấn/ngày cho tới nay đã khai thác được hơn 200 triệu tấn dầu thô, đưa trên 2,1 tỷ m3 khí vào bờ trong một năm, hiện đã đưa được 12,6 tỷ m3 khí vào bờ, gom từ khí đồng hành của các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông. Trong vòng 5 năm qua VSP đã đem lại thu nhập khoảng 2 tỷ USD/năm cho chính phủ Việt Nam chiếm từ 16 đến 19% tổng thu ngân sách nhà nước. Sau 31 năm hoạt động VSP đã trở thành một cơ sở công nghiệp dầu khí phát triền đa ngành với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đủ khả năng độc lập để thực hiện công tác thăm dò và khai thác dầu khí biển. Đây là bước phát triển cho sự nghiệp phát triển nghành dầu khí Việt Nam. Năm 2010 Xí nghiệp Liên doanh Việt - Xô đã được đổi tên thành Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (gọi là VIETSOVPETRO) trên cơ sở Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga ký ngày 27 tháng 12 năm 2010 cho đến nay.

.....
 

Mời các bạn xem tiếp các mẫu còn lại trong "Tổng hợp các mẫu báo cáo thực tập thông dụng". Các bạn có thể đọc trực tiếp trên website hoặc đăng nhập để tải về máy dùng làm tư liệu tham khảo khi cần thiết. Để biết thêm một số bài cáo thực tập khác, chúng tôi mời các bạn tham khảo: Báo cáo thực tập nghề nghiệp công trình "Nhà làm việc và các hạng mục xây dựng", Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành xây dựng.

 

nguon tai.lieu . vn