Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG THỊ HỒNG ANH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP NGUỒN ĐIỆN
PHÂN TÁN VÀO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Chuyên ngành: Mạng và Hệ thống điện
Mã số:

60.52.50

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU HIẾU

Phản biện 1: PGS.TS. ĐINH THÀNH VIỆT

Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN BÁCH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25
tháng 5 năm 2013.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại Học Đà Nẵng

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ điện năng gia tăng rất nhanh tuy
nhiên lượng cung ứng điện (chủ yếu là từ thuỷ điện và nhiệt điện)
không phát triển kịp. Điều này khiến cho hệ thống đang trong tình
trạng thiếu điện cung cấp cho phụ tải. Để cải thiện được việc này,
vấn đề đặt ra là phải phát triển hệ thống các nguồn năng lượng điện
khác trong khi các năng lượng hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt.
Việc sử dụng các nguồn điện tại chỗ (thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ, pin
mặt trời, gió ...) được huy động để chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ
thống nguồn cấp.
Thêm vào đó nguồn phân tán sẽ ngày càng được áp dụng
nhiều trong hệ thống lưới phân phối vì:
- Do thị trường có xu hướng mở cửa cho các nhà đầu tư tham
gia ở tất cả các dạng nguồn năng lượng sơ cấp.
- Nguồn năng lượng hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt trong
khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng tăng lên.
- Nhu cầu của phụ tải phát triển rất nhanh trong khi việc xây
dựng các nguồn phát truyền thống công suất lớn cần nhiều thời gian.
- Nhà cung cấp sử dụng nguồn phân tán để giảm áp lực về
đầu tư tái tạo lưới điện, giảm chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành.
- Khách hàng sử dụng nguồn phân tán để giảm bớt gánh
nặng công suất vào giờ cao điểm, giảm tổn hao trong mạng, cải thiện
chất lượng điện năng, tăng cường độ tin cậy và thân thiện với môi
trường.

2
Nguồn điện phân tán có thường có công suất nhỏ nên được
nối trực tiếp vào lưới phân phối. Với việc nguồn phân tán phát triển
ngày càng nhiều nên tích hợp nguồn vào hệ thống phân phối cần
được quan tâm. Tuy nhiên hiện nay, các lưới phân phối có dạng hình
tia (hoặc mạch kín vận hành hở) vì vậy sẽ có nhiều vấn đề khi nhiều
nguồn phân tán được kết nối vào lưới:
1. Quá điện áp tại các phụ tải
2. Thay đổi dòng công suất chạy trên các nhánh.
3. Bảo vệ rơle sẽ không đo lường đúng dòng điện sự cố trên
đường dây, dòng sự cố qua MBA
Ngoài ra, việc kết nối các nguồn phân tán phải thỏa mãn các
yêu cầu về kỹ thuật của Bộ Công Thương đặt ra.
Việc tích hợp tối đa nhiều nguồn phân tán vào hệ thống lưới
phân phối có nhiều ảnh hưởng đến lưới điện. Việc tận dụng tối đa
nguồn phân tán sẽ giúp giảm bớt áp lực về nguồn năng lượng của các
nhà máy điện hiện có. Tuy nhiên khi tích hợp nhiều nguồn phân tán
vào hệ thống sẽ xảy ra những hiện tượng như đã nêu trên.
Hiện nay, ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung,
nhiều thủy điện nhỏ đã và sẽ đưa vào vận hành. Để các nguồn năng
lượng này có thể tải tối đa lên lưới phân phối, EVN phải có những
thay đổi trong tái cấu trúc lưới (thay mới một vài đường dây=>giá
thành cao) hoặc hạ điện áp trên lưới phân phối (ảnh hưởng đến chất
lượng điện áp). Luận văn này tìm hiểu các phương pháp tối ưu về
mặt kinh tế và đảm bảo tất cả các yêu cầu về kỹ thuật để có thể kết
nối nhiều nguồn phân tán vào lưới điện phân phối.

3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống phân phối.
- Tìm hiểu các nguồn phân tán.
- Những ảnh hưởng khi kết nối nhiều nguồn phân tán vào
lưới điện.
- Những tiêu chuẩn để kết nối nguồn phân tán vào lưới điến
- Các phương án để kết nối tối ưu nguồn phân tán vào lưới
phân phối.
- Ứng dụng đối với một nhánh lưới phân phối Nam Trà My
(có nguồn phân tán).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đặt tên đề tài
Căn cứ vào lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, đề tài được đặt tên:
"NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP
NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN VÀO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI"
6. Bố cục luân văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về lưới điện phân phối và nguồn
phân tán

nguon tai.lieu . vn